Theo sơ đồ tổ chức ở hình 2.2, Viện NLNT Việt Nam có 8 đơn vị R&D trực thuộc, trong đó có 3 Viện là Viện NCHN, Viện KH&KTHN, Viện CNXH và 5 Trung tâm là Trung tâm NC&TKCNBX còn gọi là VINAGAMMA, Trung tâm ƯDKTHNCN, Trung tâm NDE, Trung tâm CXHN và Trung tâm HN Tp.HCM, cả 8 đơn vị này và toàn Viện NLNT Việt Nam đều phải chuyển đổi tổ chức và hoạt động theo các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 của Nghị định 115, nghĩa là chuyển đổi theo hình thức tổ chức KH&CN tự trang trải toàn bộ KPHĐTX. Tuy vậy, đến nay sau một số lần xây dựng Đề án thực hiện Nghị định 115 trên cơ sở Đề án của 8 đơn vị trực thuộc, Viện NLNT Việt Nam vẫn chưa thể chuyển đổi được theo quy định.
Kết quả thống kê, tổng hợp các nguồn kinh phí: các nguồn thu cấu thành kinh phí sự nghiệp khoa học (SNKH) do NSNN cấp, các nguồn thu từ hoạt động sản xuất, dịch vụ (SX, DV) tự tìm kiếm và đánh giá khả năng tựđảm bảo KPHĐTX của Viện NLNT Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2009, được trình bày trong bảng 2.2 (Phụ lục 1) và hình 2.3. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T ỷ tr ọ ng, % 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Từ NSNN Từ SX, DV Tựđảm bảo KPHĐTX Hình 2.3: Biểu đồ tỷ trọng các nguồn kinh phí và khả năng tự đảm bảo KPHĐTX của Viện NLNT Việt Nam
Từ bảng 2.2 (Phụ lục 1) và hình 2.3, chúng ta có thể rút ra nhận xét rằng mặc dù với tỷ trọng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học và sản xuất do Viện tự tìm kiếm khá cao và so sánh được với các nguồn kinh phí do NSNN cấp (trung bình, trong phạm vi thời gian khảo sát, tỷ trọng giữa hai nguồn này là 51,3% : 48,6%), thì sau khi cân đối thu - chi, Viện NLNT Việt Nam cũng chỉ tự đảm bảo được tối đa là 64,5% vào năm 2002 và trung bình là 38,9% KPHĐTX. Bên cạnh đó, khả năng tự đảm bảo KPHĐTX của Viện không ổn định theo năm và 3 năm trở lại đây có xu hướng bão hoà.
- Khó khăn trong áp dụng hình thức chuyển đổi quy định tại khoản 1
Điều 4
Khó khăn được nhận thấy rõ nhất, khiến Viện NLNT Việt Nam chưa thể chuyển đổi được theo quy định tại khoản 1 Điều 4 là do Viện có nhiều đơn vị R&D trực thuộc, với các loại hình hoạt động KH&CN khác nhau, lộ trình chuyển đổi khác nhau nên khó khăn trong việc áp dụng cùng một hình thức chuyển đổi.
Đi vào nghiên cứu 8 đơn vị R&D trực thuộc, chúng ta thấy bức tranh xử lý chuyển đổi rất khác nhau:
+ Hai đơn vị R&D trực thuộc là Trung tâm NC&TKCNBX và Trung tâm ƯDKTHNCN đã chuyển đổi, lần lượt từ 01.01.2007 và 01.10.2007 và trên thực tế đã tựđảm bảo được toàn bộ KPHĐTX;
+ Một đơn vị R&D trực thuộc là Trung tâm NDE, dự kiến chuyển đổi từ quý IV, năm 2010 với đánh giá là có khả năng tựđảm bảo được 100% KPHĐTX;
+ Một đơn vị R&D trực thuộc là Trung tâm CXHN, xin chuyển đổi sau khi thực hiện “Dự án đầu tư trang thiết bị cho mục tiêu chuyển đổi Trung tâm CXHN hoạt động theo NĐ 115, 2009 - 2013” từ nguồn kinh phí Nhà nước;
+ Một đơn vị R&D trực thuộc là Trung tâm HN Tp.HCM, đã có Quyết định phê duyệt Đề án chuyển đổi từ 09.1.2009 và thực hiện chuyển đổi từ 01.01.2010, nhưng năm 2010, KPHĐTX vẫn do NSNN cấp với mức bằng năm 2009;
+ Viện KH&KTHN và Viện CNXH xây dựng đề án Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động để tiếp tục được NSNN bảo đảm KPHĐTX theo nhiệm vụ được giao, như tổ chức nghiên cứu khoa học hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý Nhà nước, quy định tại khoản 3 Điều 4;
+ Viện NCHN xây dựng đề án Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt
động và tự trang trải một phần kinh phí.
Có thể phân 8 đơn vị R&D trực thuộc Viện NLNT Việt Nam thành 3 nhóm, xin đặt tên như sau: 1) Nhóm đã chuyển đổi được theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 gồm Trung tâm NC&TKCNBX, Trung tâm ƯDKTHNCN; 2) Nhóm có tiềm năng chuyển đổi theo quy định gồm Trung tâm NDE, Trung tâm CXHN; và 3) Nhóm chưa thể chuyển đổi được theo quy định gồm Trung tâm HN Tp.HCM, Viện CNXH, Viện KH&KTHN, Viện NCHN.
Chi tiết về khó khăn của 8 đơn vị, chia thành 3 nhóm xin được làm rõ ở phần sau.
- Khó khăn trong điều phối nội bộ nguồn thu từ SX, DV
Viện NLNT Việt Nam cũng như các đơn vị R&D trực thuộc thực sự khó khăn trong việc điều phối nội bộ nguồn thu từ hoạt động SX, DV.
Theo quy định: các đơn vị được tách thành tổ chức tự trang trải kinh phí như Trung tâm NC&TKCNBX, Trung tâm ƯDKTHNCN và các đơn vị R&D trực thuộc khác khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế quy định tại Nghị định 115, thì sau khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, có trách nhiệm trích nộp một phần từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi cho Viện NLNT Việt Nam,để Viện NLNT Việt Nam chi phí cho công tác quản lý, điều tiết các hoạt động chung và đầu tư phát triển, mức trích nộp tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động của các đơn vị được tách ra và do thủ trưởng tổ chức nghiên cứu khoa học quyết định theo Quy chế chi tiêu nội bộ. Trên
thực tế, thật không dễ thực hiện việc này, vì thực chất đây là “cuộc đàm phán để phân phối lại lợi ích” giữa Ban lãnh đạo Viện NLNT Việt Nam và Ban lãnh đạo các đơn vị trực thuộc. Ví dụ, sau nhiều lần bàn bạc, Viện NLNT Việt Nam và Trung tâm NC&TKCNBX mới đi đến thống nhất được là Trung tâm trích nộp cho Viện 30% lãi sau thuế[40]và theo đánh giá của chúng tôi, với mức đóng góp này, thì vào năm có tổng doanh thu từ hoạt động SX, DV cao nhất từ trước tới nay, Trung tâm NC&TKCNBX cũng chỉ hỗ trợ Viện NLNT Việt Nam tự chủ thêm được 5,1% chi thường xuyên và như vậy, khả năng tự chủ tối đa 64,5% và trung bình 38,9% KPHĐTX của toàn Viện NLNT Việt Nam cũng chỉ tồn tại một cách hình thức và các đơn vị trực thuộc cũng không thể hỗ trợ được cho nhau trong đảm bảo KPHĐTX, thông qua sự điều phối của Viện NLNT Việt Nam. Thậm chí, Viện
NLNT Việt Nam còn thực sự khó khăn trong việc điều phối nội bộ để có đủ KHHĐTX cho Khối chức năng gồm Văn phòng, Ban Kế hoạch & Quản lý Khoa học và Ban Hợp tác Quốc tế.