Khó khăn của nhóm các đơn vị có tiềm năng chuyển đổi

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 72)

Xét theo các điều kiện thuận lợi để chuyển đổi được nhận dạng ở trên thì Trung tâm NDE và Trung tâm CXHN, nếu được đáp ứng một số điều kiện bổ sung thì cũng sẽ chuyển đổi được, mặc dù hiện tại hai Đơn vị này chưa thực sự tự đảm bảo KPHĐTX, xin xem bảng 2.5 (Phụ lục 1), hình 2.6 và bảng 2.6 (Phụ lục 1), hình 2.7. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T tr ng , % 2006 2007 2008 2009 Năm Từ NSNN Từ SX, DV Tựđảm bảo KPHĐTX Hình 2.6: Biểu đồ tỷ trọng các nguồn kinh phí và khả năng tự đảm bảo KPHĐTX của Trung tâm NDE

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T tr ng , % 2007 2008 2009 Năm Từ NSNN Từ SX, DV Tựđảm bảo KPHĐTX Hình 2.7: Biểu đồ tỷ trọng các nguồn kinh phí và khả năng tự đảm bảo KPHĐTX của Trung tâm CXHN

Trung tâm CXHN được thành lập tháng 4.2007, được tách ra từ Viện KH&KTHN Hà Nội; Trung tâm NDE được thành lập tháng 8.2008, là tổ hợp của 3 Phòng có cùng chức năng R&D các kỹ thuật Đánh giá không hủy thể, được tách ra từ Viện KH&KTHN Hà Nội, Công ty Ứng dụng & Phát triển Công nghệ Hà Nội và Trung tâm HN Tp.HCM theo chủ trương của Cơ quan chủ quản:

“Để thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Viện khuyến khích việc thành lập các tổ chức sự nghiệp khoa học có thu có tư cách pháp nhân hoặc doanh nghiệp khoa học & công nghệ cho những bộ phận có đặc thù hoạt động độc lập để

tạo quyền tự chủ cao nhất cho các tập thể khoa học trong nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm khoa học của mình”

(Ý kiến của Viện trưởng Viện NLNT Việt Nam)

Hai Trung tâm này được lập ra như là các tổ chức ngoại biên của các “Viện mẹ”, hoạt động R&D hướng đến lợi nhuận, R&D làm nền tảng cho công nghệ hứa hẹn mang lại lợi nhuận trong tương lai gần, mang màu sắc của R&D trong doanh nghiệp.

- Khó khăn ca Trung tâm NDE

vụ, tư vấn, đào tạo trong lĩnh vực đánh giá chất lượng các công trình xây dựng, giao thông. Có thể nhận thấy Trung tâm sau khi hoàn tất các thủ tục hành chính và giải quyết các khó khăn thường thấy của một đơn vị mới được thành lập trên cơ sở sát nhập ba đơn vị thành viên, sẽ hội đủđiều kiện để chuyển đổi theo yêu cầu.

“Vấn đề của Trung tâm là làm thế nào để duy trì bền vững nguồn thu, trong bối cảnh dịch vụ NDE thông thường đang được xã hội hoá mạnh mẽ, đồng thời giữ được vai trò tiên phong trong R&D các kỹ thuật NDE tiền tiến ở Việt Nam”.

(Ý kiến của Giám đốc Trung tâm NDE)

- Khó khăn ca Trung tâm CXHN

Phương hướng R&D của Trung tâm CXHN gần như hoàn toàn tương đồng với Trung tâm NC&TKCNBX. Khó khăn của Trung tâm là “máy cái” - nguồn chiếu xạ chưa đủ công suất: giai đoạn 2005 - 2008, hoạt độ nguồn chiếu xạ của Trung tâm suy giảm chỉ còn khoảng 15.000Ci nên không thực hiện được dịch vụ; năm 2009, Trung tâm được nạp bổ sung hoạt độ nguồn chiếu xạ lên 100.000Ci và cung ứng dịch vụ trở lại. Chỉ với nguồn thu dịch vụ trong 3 tháng cuối năm [38],

theo đánh giá của chúng tôi, Trung tâm đã tự đảm bảo được 17,3% KPHĐTX của cả năm 2009. Chính vì vậy Trung tâm thuyết minh thực hiện Dự án đầu tư trang thiết bị cho mục tiêu chuyển đổi mà nội dung chính là nâng hoạt độ nguồn xạ từ 100.000Ci lên 300.000Ci, mà theo ý kiến của Giám đốc Trung tâm là Dự án “Tạo tiền đềđể thiết bị chiếu xạ của Trung tâm có đủ năng lực triển khai dịch vụ chiếu xạ đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực phía Bắc và miền Trung trong khử trùng, thanh trùng sản phẩm y tế, bảo quản thực phẩm và xử lý vật liệu có hiệu quả kinh tế nhằm thực hiện Nghị định 115” - tức là xin được thực hiện phương thức đầu tư trang thiết bị tới ngưỡng để chuyển đổi theo mô hình của Trung tâm NC&TKCNBX ở phía Nam.

Như vậy, từ phạm vi mẫu khảo sát của Đề tài, có thể rút ra nhận xét sơ bộ: hình thức chuyển đổi đang đề cập tới là thích hợp với các đơn vị hoạt động KH&CN có các đặc điểm sau:

• Dịch vụ KH&CN;

• Được hình thành gần như là tổ chức spin - off, có mầm mống dịch vụ từ “Viện mẹ”;

• R&D thuộc các Bộ “sản xuất - kinh doanh” có đối tượng phục vụ, thị trường cụ thể, được cấp vốn trực tiếp từ sản xuất.

Các loại hình hoạt động KH&CN kể trên không quá khó khăn trong đáp ứng tiêu chí tựđảm bảo KPHĐTX.

Những thuận lợi của các Đơn vị R&D chuyển đổi được theo tiêu chí tự đảm bảo KPHĐTX là những thuận lợi mà các đơn vị R&D còn lại của Viện NLNT Việt Nam chưa có hoặc không có và trong nhiều trường hợp, không hẳn là do hoạt động kém hiệu quả.

d) Khó khăn ca nhóm các đơn v chưa chuyn đổi được theo quy định - Trung tâm HN Tp.HCM

Tuy cũng mang tên gọi Trung tâm, nhưng Trung tâm HN Tp.HCM có những đặc điểm hoạt động KH&CN gần với nhóm các Viện trực thuộc Viện NLNT Việt Nam - nghĩa là một tổ chức R&D chuyên ngành rộng: 1) Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, nông nghiệp, địa chất - thuỷ văn; 2) Nghiên cứu về ATBX và phóng xạ môi trường; 3) Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong khoa học vật liệu.

Hướng dịch vụ chủ yếu của Trung tâm hiện nay là dịch vụ ATBX, phân tích phóng xạ trong các mẫu vật, bảo dưỡng thiết bị điện tử hạt nhân trong y tế và công nghiệp.

+ Khó khăn trong tựđảm bảo KPHĐTX

Bảng 2.7 (Phụ lục 1), hình 2.8 là kết quả thống kê, tổng hợp các nguồn kinh phí: các nguồn thu cấu thành kinh phí SNKH do NSNN cấp, các nguồn thu từ hoạt động SX, DV do tổ chức tự tìm kiếm và đánh giá khả năng tự đảm bảo KPHĐTX của Trung tâm HN Tp.HCM.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T tr ng , % 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Từ NSNN Từ SX, DV Tựđảm bảo KPHĐTX Hình 2.8: Biểu đồ tỷ trọng các nguồn kinh phí và khả năng tự đảm bảo KPHĐTX của Trung tâm HN Tp.HCM + Khó khăn do chưa đủ các nguồn lực thực tế

Trung tâm HN Tp.HCM đặt vấn đề chuyển đổi được với các giả thiết là có dự án Tăng cường trang thiết bị là A, hàng năm được NSNN cấp kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu là B, hoạt động SX, DV mang lại nguồn thu dự kiến là C, v.v...

[39], nghĩa là để có ouput đủ KPHĐTX thì các input phải được đảm bảo như trên. Khó khăn đối với Đơn vị này là chưa hoặc không thể có được cam kết về các input, đặc biệt là “cam kết” về nguồn thu từ SX, DV.

- Vin CNXH

chuyên ngành rộng

Là Viện R&D về nguyên, nhiên, vật liệu hạt nhân, nghiên cứu quản lý và xử lý các chất thải phóng xạ sinh ra trong hoạt động khai thác và chế biến quặng phóng xạ, đáp ứng các chủ đề KH&CN có liên quan trong Chiến lược và Kế hoạch tổng thểứng dụng NLNT vì mục đích hoà bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khó khăn trong tựđảm bảo KPHĐTX

Kết quả thống kê, tổng hợp các nguồn kinh phí: các nguồn thu cấu thành kinh phí SNKH do NSNN cấp, các nguồn thu từ hoạt động SX, DV tự tìm kiếm và đánh giá khả năng tựđảm bảo KPHĐTX của Viện CNXH, được trình bày trong bảng 2.8 (Phụ lục 1) và hình 2.9.

Từ bảng 2.8(Phụ lục 1) và hình 2.9, chúng ta có thể rút ra nhận xét rằng mặc dù với tỷ trọng nguồn thu từ các hoạt động SX, DV do Viện tự tìm kiếm khá cao và trong phạm vi thời gian khảo sát, đã luôn luôn cao hơn các nguồn kinh phí do NSNN cấp (trung bình, tỷ trọng giữa hai nguồn này là 67,5% : 32,5%), thì sau khi cân đối thu - chi, Viện CNXH cũng chỉ tự đảm bảo trung bình được 18,4% KPHĐTX; năm 2009, khả năng tự đảm bảo KPHĐTX của Viện có sự tăng trưởng đột biến, đạt tới 49,3%, được giải thích là do tác động tổ hợp của 3 yếu tố: doanh thu tăng, giảm chi phí trực tiếp trong SX, DV và được giảm thuế.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T tr ng , % 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Từ NSNN Từ SX, DV Tựđảm bảo KPHĐTX Hình 2.9: Biểu đồ tỷ trọng các nguồn kinh phí và khả năng tự đảm bảo KPHĐTX của Viện CNXH

+ Khó khăn do nhiều chủ đề nghiên cứu được thực hiện vì lợi ích công và không phải mọi kết quả R&D đều có thể thương mại hoá

Mô hình tổ chức và hoạt động của Viện CNXH bao gồm 2 phòng chức năng và 7 đơn vị R&D, có thể chia làm 2 khối: 1) Khối R&D công nghệ trong lĩnh vực nguyên - nhiên - vật liệu hạt nhân & xây dựng các chiến lược, chính sách có liên quan; và 2) Khối triển khai, SX, DV.

- Khối 1: Khối R&D công nghệ trong lĩnh vực nguyên - nhiên - vật liệu hạt nhân và xây dựng các chiến lược, chính sách có liên quan.

Khối này đóng vai trò chủ lực trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược, chiếm khoảng 90% nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của Viện, được cơ cấu trong 6 đơn vị

Ch đề nghiên cu 1: Nghiên cứu xử lý và chế biến tài nguyên quặng phóng xạ.

+ Các nghiên cứu về chính sách: Nghiên cứu các chính sách quản lý, khai thác, chế biến, sử dụng, xuất nhập khẩu các tài nguyên phóng xạ và sản phẩm chế biến từ chúng.

+ Các hướng nghiên cứu về công nghệ: Nghiên cứu công nghệ tuyển, xử lý chế biến quặng urani, quặng chứa nguyên tố phóng xạ; đánh giá giá trị kinh tế - kỹ thuật của việc khai thác và sử dụng quặng urani Việt Nam.

Chđề nghiên cu 2: Nhiên liệu hạt nhân

+ Các nghiên cứu về chính sách: Nghiên cứu chính sách an ninh nhiên liệu cho ĐHN, chính sách về chu trình nhiên liệu và quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

+ Các hướng nghiên cứu về công nghệ: Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ lên nhiên liệu hạt nhân; nghiên cứu áp dụng các quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng và bảo quản các loại nhiên liệu, v.v…

Chđề nghiên cu 3: Công nghệ vật liệu

Nghiên cứu công nghệ chế tạo các vật liệu phục vụ ngành NLNT để thay thế nhập khẩu (Zr, Ti, Cd, Hf, Nb, Cr, v.v…); các vật liệu Đất hiếm.

Chđề nghiên cu 4: Xử lý chất thải phóng xạ và bảo vệ môi trường

+ Các nghiên cứu về chính sách: Tham gia tư vấn, xây dựng các hướng dẫn, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quản lý chất thải phóng xạ.

+ Các hướng nghiên cứu về công nghệ: Công nghệ xử lý các dạng chất thải từ hoạt động của các cơ sở chế biến quặng phóng xạ và nhà máy ĐHN; các kỹ thuật phục hồi môi trường sau khai thác, chế biến quặng phóng xạ.

Ch đề nghiên cu 5: Các nghiên cứu cơ bản định hướng về Hoá học hạt nhân, làm nền tảng cho 4 chủđề nghiên cứu công nghệ nêu trên

Nghiên cứu xây dựng quy phạm, tiêu chuẩn, quy trình phân tích, kiểm tra, đánh giá thành phần hóa học, tính năng cơ - lý - hóa, chất lượng của mẫu quặng xạ - hiếm, vật liệu hạt nhân, vật liệu lò phản ứng, nhiên liệu hạt nhân.

Thực hiện phân tích nội bộđể kiểm tra chất lượng các sản phẩm của Viện.

- Khối 2: Khối Triển khai, SX, DV

Khối này lấy Trung tâm Triển khai Công nghệ làm nòng cốt, quản lý 10,1% nhân lực R&D và khoảng 10% tài sản của Viện, có nhiệm vụ hỗ trợ Khối nghiên cứu khoa học trong áp dụng và triển khai các kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm, tiến hành các hoạt động sản xuất thử nghiệm, sản xuất quy mô nhỏ và chuyển giao công nghệ khi có điều kiện.

Chúng ta có thể nhận thấy cả 6 chủ đề nghiên cứu của Viện CNXH đều thuộc về nghiên cứu chính sách công, nghiên cứu tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm và nghiên cứu công nghệ phục vụ các mục tiêu chiến lược của Nhà nước và hiện tại gần như chỉ duy nhất các cơ quan Nhà nước là “end-users” trực tiếp các sản phẩm KH&CN này.

+ Khó khăn trong điều phối nội bộ nguồn thu từ SX, DV

Thống kê các hoạt động SX, DV trong phạm vi thời gian khảo sát và phân tích, ta thấy bức tranh về số lượng, tính chất và tỷ trọng đóng góp của từng hướng vào tổng doanh thu của Viện CNXH như sau:

Viện có tổng số 5 hướng SX, DV, trong đó có 1 hướng là Dịch vụ phân tích,

đóng góp tối đa 4,2% vào tổng doanh thu, được tiến hành ở Khối 1 - là Khối thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có tính chất sứ mệnh của Viện.

Bốn hướng SX, DV còn lại là: 1) Sản xuất các sản phẩm kẽm, đóng góp 89,2% - 93,0%; 2) Sản xuất chất ổn định nhiệt trong gia công nhựa và bột sơn khuôn đúc, đóng góp 2,0% - 3,0%; 3) Sản xuất hợp kim Zr và hợp kim các loại khác, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đóng góp 1,6% - 3,1%; 4) Dịch vụ, thiết bị môi trường, đóng góp 2,1% - 3,9% và

tổng đóng góp của 4 hướng này là hơn 95,8% vào tổng doanh thu; cả 4 hướng đều là phi nguyên - nhiên - vật liệu hạt nhân, được thực hiện ở Khối 2 và có thể xem đó là các sản phẩm tri thức công nghệ ngoại biên của Viện.

Thật khó có thểđiều phối để lấy lợi nhuận từ khối triển khai, SX, DV các sản phẩm phi hạt nhân với khoảng 10% nhân lực và tài sản “để nuôi” bộ máy quản lý chung và khối R&D về hạt nhân với khoảng 90% nhân lực và tài sản của Viện.

+ Khó khăn do phương thức xử lý chuyển đổi mà Viện tựđề xuất - được xem là “phi tiêu chuẩn”

Phương hướng xử lý chuyển đổi do Đơn vị tựđề xuất:

“Đề nghị cấp trên phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt

động, Viện tiếp tục được cấp 100% KPHĐTX (chưa tính kinh phí nhiệm vụ

KH&CN) trên cơ sở thống kê 3 năm gần đây và tình hình hoạt động thực tế, đểđảm bảo cho hoạt động thực hiện Nhiệm vụ cấp trên giao. Từ nay đến năm 2011, Khối Triển khai SX, DV sẽ được quan tâm tạo đủ điều kiện để tách ra thành lập Doanh nghiệp khoa học công nghệ (sẽ có Đề án riêng)”.

(Ý kiến của Viện trưởng Viện CNXH)

Phương thức xử lý chuyển đổi mà Viện CNXH đề nghị ởđây chính là phương hướng tách bộ phận Triển khai công nghệ để thành lập đơn vị tự trang trải KPHĐTX, tiến đến hình thức một doanh nghiệp spin-off. Có điều cần lưu ý ở đây là Doanh nghiệp sẽ trực thuộc Viện CNXH, mà không phải trực thuộc Viện NLNT Việt Nam, như cách xử lý chuyển đổi được đề cập ởtiểu mục c, Mục 2.3.2.

- Vin KH&KTHN

Là một Viện R&D chuyên ngành rộng về kỹ thuật hạt nhân phục vụ các ngành kinh tế quốc dân, tham gia nghiên cứu tiếp nhận và phát triển công nghệĐHN trong

Chiến lược và Kế hoạch tổng thểứng dụng NLNT vì mục đích hoà bình. + Khó khăn trong tựđảm bảo KPHĐTX

Kết quả thống kê, tổng hợp các nguồn kinh phí: các nguồn thu cấu thành kinh phí SNKH do NSNN cấp, các nguồn thu từ hoạt động SX, DV tự tìm kiếm và đánh giá khả năng tự đảm bảo KPHĐTX của Viện KH&KTHN, được trình bày trong

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T tr ng, % 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 72)