Tổng quan về Viện NLNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 54 - 57)

4. Phạm vi nghiên cứu

2.3.1. Tổng quan về Viện NLNT Việt Nam

Viện NLNT Việt Nam đã có lịch sử phát triển trên 30 năm với các mốc lịch sử chính như sau: Ngày 26.4.1976 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 64-CP thành lập Viện Nghiên cứu Hạt nhân (Đà Lạt), trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước; Ngày 23.02.1979 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 59-CP thành lập Viện Nghiên cứu Hạt nhân trên cơ sở tổ chức của Viện Nghiên cứu Hạt nhân (Đà Lạt) và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ; Ngày 11.6.1984 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 87-HĐBT đổi tên Viện Nghiên cứu Hạt nhân được thành lập theo Nghị định số 59-CP của Hội đồng Chính phủ, thành Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Ngày 13.9.1993 Chính phủ ra Nghị định số 59-CP chuyển Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia về trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và đổi tên thành Viện NLNT Việt Nam. Như vậy, từ khi thành lập đến nay, Viện đã trải qua 3 giai đoạn chính: giai đoạn 4.1976 đến 2.1979, Viện trực thuộc Ủy Ban

Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước; giai đoạn 2.1979 đến 9.1993, Viện trực thuộc Chính phủ và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn này Viện được hưởng quy chế một Viện công nghệ ưu tiên của Quốc gia; giai đoạn 9.1993 đến nay, Viện trực thuộc Bộ KH&CN.

Viện NLNT Việt Nam là một tổ chức sự nghiệp khoa học có chức năng

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hạt nhân & NLNT, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về NLNT và tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho Cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân (ATBX&HN).

Viện NLNT Việt Nam có các nhiệm vụ chủ yếu như sau: (1) Nghiên cứu xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành NLNT Việt Nam, tham gia nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp quy về NLNT trình Bộ trưởng Bộ KH&CN hoặc để Bộ trưởng Bộ KH&CN trình Chính phủ phê duyệt; tham gia thực hiện các chính sách hạt nhân đã được Chính phủ phê duyệt;

(2) Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật hạt nhân, công nghệ lò phản ứng (LPƯ) và nhiên liệu, vật liệu hạt nhân, nghiên cứu phát triển về an toàn bức xạ (ATBX) và an toàn hạt nhân (ATHN), nghiên cứu công nghệ xử lý và quản lý chất thải phóng xạ, đảm bảo ATBX cho con người và môi trường; (3) Thực hiện các hoạt động phát triển công nghệ, sản xuất và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực NLNT và các ngành có liên quan phục vụ phát triển KT-XH; (4) Phối hợp thực hiện công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực NLNT theo sự phân công của Bộ KH&CN và quy định của Nhà nước; tham gia thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến NLNT mà Việt Nam đã ký kết tham gia; (5) Hỗ trợ kỹ thuật cho Cơ quan quản lý Nhà nước về ATBX và ATHN trong việc thẩm định, đánh giá ATBX&HN, thực hiện quan trắc phóng xạ môi trường, kiểm chuẩn các thiết bị hạt nhân và đo liều bức xạ, thực hiện dịch vụđo liều bức xạ, phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho xử lý các sự cố và tai nạn bức xạ và hạt nhân; (6) Tham gia quy hoạch, đào tạo và huấn luyện cán bộ ngành NLNT theo quy định của Nhà nước.

Về tổ chức, bộ máy, Viện NLNT Việt Nam có hai hội đồng tư vấn và 12 đầu mối trực thuộc, được phân thành 4 khối: Khối các tổ chức tư vấn, Khối các đơn vị chức năng, Khối các đơn vị R&D và Khối doanh nghiệp, được mô tả chi tiết trên

Về nhân lực, tính đến ngày 31/12/2009, toàn Viện có 704 cán bộ, nhân viên, trong đó có khoảng 60 giáo sư và phó giáo sư, tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, 86 thạc sỹ và 358 người có trình độ đại học, còn lại là các nhân viên kỹ thuật, cán bộ làm công tác quản lý, đảm bảo, hậu cần.

Hơn 30 năm qua, Viện NLNTVN đã có những bước trưởng thành về nhiều mặt từ xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến nghiên cứu, triển khai ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển KT-XH của đất nước, thúc đẩy chương trình phát triển ĐHN, tạo ra sự chấp nhận của xã hội và sựủng hộ của quốc tế cho chương trình phát triển NLNT của đất nước.

CÁC ĐƠN VỊ CHỨC

NĂNG CÁC CỨU VÀ TRIĐƠN VỊ NGHIÊN ỂN KHAI (R&D) KHỐI DOANH NGHIỆP VĂN PHÒNG BAN KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHOA HỌC BAN HỢP TÁC QUỐC TẾ KHỐI R&D VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN

KHỐI R&D KỸ THUẬT HẠT NHÂN VÀ ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ VIỆN NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN VIỆN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT HẠT NHÂN VIỆN CÔNG NGHỆ XẠ HIẾM TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KTHN TRONG CÔNG NGHIỆP TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP. HCM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÔNG

NGHỆ BỨC XẠ

TRUNG TÂM CHIẾU XẠ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ KHÔNG HỦY THỂ CÔNG TY ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM TỔ CHỨC TƯ VẤN - HỘI ĐỒNG KH-CN & ĐT - HỘI ĐỒNG AN TOÀN Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Viện NLNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)