Mục tiêu, mục đích của Nghị định

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 39 - 40)

4. Phạm vi nghiên cứu

2.1.2. Mục tiêu, mục đích của Nghị định

Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập là để nhằm mục đích “Tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của tổ chức KH&CN và thủ trưởng tổ chức KH&CN; tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá các hoạt động KH&CN; tạo điều kiện tập trung đầu tư có trọng điểm cho các tổ chức KH&CN; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN, góp phần tăng cường tiềm lực KH&CN của đất nước”.

Bên cạnh mục tiêu và các mục đích công bố nêu trên, cũng như bất cứ một chính sách nào, về mặt lý thuyết, Nghị định 115 cũng hàm chứa những mục tiêu/mục đích ngầm định.

Cơ chế bao cấp tồn tại trong một thời gian dài và bao cấp tràn lan theo cùng một cách thức như nhau cho mọi tổ chức, mọi loại hình hoạt động KH&CN đã tạo ra sức ỳ của tổ chức và cán bộ KH&CN. Tâm lý tạm bằng lòng với đồng lương công chức trong đơn vị sự nghiệp và tìm thêm các khoản thu nhập ngoài lương,đã phần nào tác động tiêu cực đến tính chủ động, năng động của một bộ phận cán bộ và tổ chức KH&CN. Do đó phải khuyến khích và nếu cần thì phải thúc ép cán bộ

KH&CN vượt qua sức ỳ và thay đổi tác phong làm khoa học hiện hữu, đồng thời để thực hiện được cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phải đề cao vai trò của Thủ

trưởng tổ chức KH&CN.

Vấn đề gắn nghiên cứu khoa học & phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và xã hội hoá các hoạt động KH&CN, mà cốt lõi là xã hội hoá nguồn vốn đầu tư cho KH&CN là những vấn đề nan giải ở nước ta. Đa số các tổ chức KH&CN công lập quen nghiên cứu bằng vốn NSNN, kết quả nghiên cứu nộp lại cho Nhà nước, mà nhiều khi Nhà nước không thể tìm ra được địa chỉ ứng dụng. Số các đề tài được nghiên cứu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và bằng vốn của doanh nghiệp rất ít. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệđầu tư cho KH&CN từ NSNN so với khu vực ngoài Nhà nước là 5:1, còn thông thường ở nhiều nước khác, tỷ lệ này ngược lại, là từ 1:3 đến 1:5 [29]. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN bằng quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), theo đó doanh nghiệp được trích 10% lợi nhuận trước thuếđể đầu

tư cho phát triển KH&CN, cũng cần phải có các biện pháp thúc đẩy các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học tìm đến doanh nghiệp, để thực hiện các đề tài, dự án

đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, bằng vốn của doanh nghiệp, không thể chỉ

quẩn quanh mãi trong nguồn vốn Nhà nước.

Cũng cần kiên quyết sáp nhập, giải thể các tổ chức KH&CN không minh chứng được năng lực tự chủ theo tiêu chí tựđảm bảo toàn bộ KPHĐTX trong một khoảng thời hạn nhất định và đưa ra khỏi biên chế sự nghiệp của Nhà nước những cán bộ KH&CN mà năng lực và trình độ chuyên môn không đáp ứng khi sắp xếp, điều chỉnh lại tổ chức và nhân lực, để thực hiện chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế mới. Nhà nước sẽ tập trung ngân sách, trong đó có phần ngân sách tiết kiệm được từ chi thường xuyên theo cơ chế cũ, để đầu tư có trọng điểm cho các tổ chức KH&CN trụ vững lại được trong cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)