Chính sách cho các Viện R&D tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 28 - 33)

4. Phạm vi nghiên cứu

1.6. Chính sách cho các Viện R&D tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Hoạt động R&D có nhiều điểm khác biệt với các loại hình hoạt động KT-XH khác. Trong đó, có những đặc điểm dẫn đến sự khác biệt cơ bản trong quản lý loại

hình hoạt động đặc thù này.

Đặc điểm phải kể đến trước tiên đó là tính mới - quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình hướng tới những phát hiện mới, sáng tạo mới, những tri thức mới về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; đặc điểm thứ hai là tính rủi ro, quá trình rủi ro - quá trình khám phá bản chất sự vật, hiện tượng, quy luật và sáng tạo sự vật mới hoàn toàn có thể gặp thất bại, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến thất bại, như: giả thuyết khoa học, phương pháp nghiên cứu sai, phương tiện thực nghiệm kém chính xác, thiếu các thông tin cần thiết hoặc thông tin không đủ tin cậy, năng lực xử lý thông tin bị hạn chế, v.v…có những trường hợp kết quả nghiên cứu đã thành công, nhưng vẫn gặp rủi ro khi mở rộng quy mô áp dụng do chưa thực sự làm chủ được công nghệ, hoặc không áp dụng được vì một lý do xã hội nào đó; đặc điểm thứ ba là sản phẩm bất định - đặc trưng của sản phẩm không thể xác định được chính xác trong quá trình lập kế hoạch nghiên cứu, không biết trước được một cách chính xác phương pháp xác định bản chất sự vật, không xác định được chắc chắn đặc tính của sản phẩm làm ra; và đặc điểm thứ tư là tính phi

kinh tế - sản phẩm của R&D về cơ bản là tri thức và sản phẩm của chuỗi hoạt động R&D, ở tận khâu cuối cùng là sản xuất “Sêri 0”, vẫn là vật mang tri thức mà chưa có giá trị kinh tế. Tất nhiên ở đây cần tránh nhầm lẫn giữa sản xuất thử loạt đầu với sản xuất thật ở quy mô nhỏ. Tính phi kinh tế của hoạt động R&D còn thể hiện rõ rệt ở việc đầu tư thiết bị cho R&D; đặc điểm thứ năm là tính tr - một kết quả sau khi nghiên cứu thành công, không bao giờ có thể được áp dụng ngay vào sản xuất và đời sống, mà thường có một khoảng thời gian chờ nào đó.

Những đặc điểm nêu trên chi phối mạnh mẽđến chính sách quản lý các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực cho hoạt động R&D.

Nhân lc R&D - cần được đảm bảo tự do trong tư tưởng học thuật và dân chủ trong hoạt động, được linh hoạt cao về mặt thời gian, khái niệm quản lý nhân lực R&D theo giờ hành chính một cách cứng nhắc và chấm công lao động R&D dường như không thật sự có ý nghĩa.

Vt lc cho R&D - chủ yếu là thiết bị cho R&D, đòi hỏi phải luôn luôn ở trình độ công nghệ cao, trong khi đó tần suất sử dụng lại thường thấp, tốc độ hao mòn vô hình nhanh và tốc độ hao mòn vô hình có xu hướng ngày càng gia tăng theo đà phát triển của KH&CN, đòi hỏi phải đổi mới định kỳ, quan điểm “giữ tốt dùng bền”

trong nhiều trường hợp, dườngnhư là không còn thật phù hợp. Ngoài ra, vật lực cho R&D còn bao gồm nhà xưởng, phòng thí nghiệm và các điều kiện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác phục vụ cho việc bảo quản, duy trì trạng thái sẵn sàng đáp ứng và vận hành các thiết bị R&D.

Tài chính cho R&D - chủ yếu do tính mới, tính rủi ro và tính phi kinh tế chi phối. Về nguyên tắc, toàn bộ khâu “triển khai” theo UNESCO, vẫn thuộc phạm trù nghiên cứu và kinh phí cho hoạt động R&D được đầu tư từ NSNN và các quỹ tài trợ cấp vốn không hoàn lại, đồng thời được miễn mọi loại thuế.

Bảng 1.1 dưới đây trình bày cách tiếp cận phổ biến về chính sách tài chính cho một số hoạt động KH&CN, trong đó nhấn mạnh sự giống nhau về chính sách tài chính cho mọi loại hình hoạt động R&D, gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai; đồng thời nhấn mạnh sự khác biệt giữa chính sách tài chính đối với hoạt động R&D và chính sách tài chính đối với hoạt động phát triển công nghệ.

Bảng 1.1:Cách tiếp cận phổ biến về chính sách tài chính đối với một số loại hình hoạt động KH&CN Chính sách Loại hình hoạt động Đầu tư Thuế R - Nghiên cứu cơ bản - Nghiên cứu ứng dụng Ngân sách, quỹ tài trợ cấp vốn không hoàn lại Miễn thuế D Ngân sách, quỹ tài trợ cấp vốn không hoàn lại Miễn thuế Prototype

- Triển khai Pilot

Sản xuất “Sêri 0” Chịu thuế (có thể có ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp) Vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, vốn đầu tư mạo hiểm Phát triển công nghệ (Development of technology) Nguồn: tổng hợp từ[25]

Tuy vậy, hoạt động R&D cũng có nhiều mục đích và tương ứng, cũng có nhiều phương thức khác nhau để cấp kinh phí cho hoạt động này. Loại nghiên cứu vì lợi nhuận và hướng đến lợi nhuận, gắn liền với sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nghiên cứu công nghệ trong các doanh nghiệp, kinh phí nghiên cứu do doanh nghiệp tự trang trải. Loại nghiên cứu mà kết quả của chúng có thể làm nền tảng cho

phát triển công nghệ trong tương lai gần, Nhà nước có thể tài trợ một phần, phần còn lại do các doanh nghiệp đóng góp. Loại nghiên cứu một số lĩnh vực công nghệ

tiên phong, chưa mang lại lợi nhuận hấp dẫn ít nhất là trong tương lai gần, chưa được doanh nghiệp quan tâm, nhưng hứa hẹn nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và loại nghiên cứu vì lợi ích công, kinh phí nghiên cứu được Nhà nước cấp toàn bộ và không thu hồi, việc sử dụng ngân sách cho các hoạt động R&D loại này như là một phương thức Nhà nước ứng trước kinh phí để “mua” sản phẩm KH&CN cho xã hội sử dụng trong tương lai.

Dù được cấp vốn từ nguồn nào hoặc từ những nguồn nào, với tỷ trọng nào giữa các nguồn, thì vốn cho R&D cũng là vốn cấp không hoàn lại và theo cách tiếp cận phổ biến thì cần không có sự phân biệt trong sử dụng NSNN cho các loại hình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng hay triển khai, vì chúng đều có chung đặc điểm là tính phi kinh tế. Tiêu chí quan trọng nhất để xem xét một nhiệm vụ KH&CN có được NSNN tài trợ hay không và tài trợ với tỷ lệ nào là đề tài đó có nằm trong những chủđề nghiên cứu mà Nhà nước ưu tiên hay không và mức độưu tiên của Nhà nước cao hay thấp.

Như vậy, nguồn tài chính cho hoạt động R&D được cấp bởi nhiều nguồn: Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhà tài trợ trong nước và quốc tế, chính phủ hoặc phi chính phủ, v.v…dưới đây xin được gọi tắt là Nhà tài trợ, với các tỷ trọng khác nhau.

Các tổ chức R&D thuộc mọi hình thức sở hữu đều được quyền tự chủ về tài chính nói chung và tự chủ trong tìm kiếm các nguồn tài trợ nói riêng. Tất nhiên, các tổ chức cung cấp tài chính quyết định tài trợ cho các đề tài, chương trình R&D nào là hoàn toàn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng các sản phẩm R&D tương ứng của

Nhà tài trợđó.

Đối với các tổ chức R&D công lập, được Nhà nước lập ra vì những lý do khác nhau (để phục vụ những mục tiêu chiến lược phát triển đất nước, hoạt động trong những lĩnh vực quan trọng cần tập trung ưu tiên phát triển, những lĩnh vực mà lực lượng R&D tư nhân còn non yếu, không đáp ứng ý đồ sử dụng KH&CN của Nhà nước, những lĩnh vực mà khu vực tư nhân không muốn hoặc chưa muốn tham gia do thiếu cơ chế thị trường, không hoặc chưa mang lại lợi nhuận hấp dẫn, những lĩnh vực mà Nhà nước cần quản lý chặt chẽ kết quả nghiên cứu, v.v…) được Nhà nước

cung cấp đủ tài chính để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có tính chất sứ mệnh, mà vì sứ mệnh đó, tổ chức R&D được Nhà nước lập ra. Trao quyền tự chủ cho tổ chức R&D công lập có nghĩa Nhà nước vẫn là chủ thể sở hữu (nắm quyền chiếm giữ và quyền định đoạt), nhưng từng tổ chức R&D cụ thểđược giao quyền quản lý và sử dụng, được chính thức thừa nhận là chủ thể sử dụng. Và vì thế, tổ chức R&D được

quyền tự chủ trong lựa chọn, xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học,

nhưng phải tuân theo nguyên tắc: ưu tiên phục vụ các mục tiêu của Nhà nước, ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được Nhà nước giao, ngoài ra được hoàn toàn tự chủ trong việc đáp ứng các nhu cầu KH&CN của doanh nghiệp, xã hội và đi kèm theo đó là quyền tự chủ về tổ chức và nhân lực trực thuộc - tức là tự chủ nguồn nhân lực và cách thức tổ chức nguồn nhân lực đó để thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Đó là ba mặt chủ yếu của quyền tự chủ.

Như vậy, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D công lập có những khuôn khổ nhất định. Có sự khác nhau về tự chủ trong các hoạt động thuộc khuôn khổ Nhà nước - nhiệm vụ Nhà nước giao, kinh phí Nhà nước cấp, sản phẩm giao nộp lại Nhà nước sử dụng và tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động ngoài khuôn khổ nhiệm vụ Nhà nước, chỉ chịu sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước về KH&CN. Bảng 1.2 dưới đây trình bày cách tiếp cận phổ biến về phân loại nhiệm vụ KH&CN theo mức độ tự chủ của tổ chức R&D công lập.

Bảng 1.2: Cách tiếp cận phổ biến về phân loại nhiệm vụ KH&CN theo mức độ tự chủ của tổ chức R&D công lập Mức độ tự chủ của tổ chức R&D công lập Loại nhiệm vụ Loại nhiệm vụ thứ nhất: - Nhà nước giao cụ thể và trực tiếp. - Tổ chức lĩnh hội và thực hiện (thường là những vấn đề cấp bách, đối tượng nghiên cứu đã được xác định rõ ràng, ví dụ trong quốc phòng, phòng chống thiên tai, phát triển KT-XH, v.v…) Tự chủ có mức độ Mức độ tự chủ cao hơn loại nhiệm vụ thứ nhất Loại nhiệm vụ thứ hai: - Các chủ đề nghiên cứu trong chức năng hoạt động của tổ chức (chức năng do Nhà nước quy định trong Điều lệ

của tổ chức).

- Nhà nước giao trực tiếp nhưng chỉ định hướng, tổ chức phải tựđề xuất và cụ thể hóa để Nhà nước xét duyệt đưa vào kế hoạch tài trợ.

Loại nhiệm vụ thứ ba:

- Nhiệm vụ nghiên cứu mà các cơ quan Nhà nước đưa ra tuyển chọn, đấu thầu.

Hoàn toàn tự chủ

- Nhiệm vụ mà tổ chức ký kết thực hiện với bên ngoài. Nguồn: tổng hợp từ[22]

Việc phân loại nhiệm vụ KH&CN theo mức độ tự chủ nêu trên là cơ sở quan trọng để các tổ chức R&D công lập chủđộng, năng động trong thực hiện các quyền tự chủ cụ thể: tự chủ trong đề xuất, xây dựng và thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tài chính, tự chủ về nhân lực và tổ chức với tư cách là chủ thể sử dụng trước Nhà nước - là chủ thể sở hữu, cũng như tự chủ trong đáp ứng nhu cầu KH&CN của doanh nghiệp và xã hội.

Tin lc cho R&D - thông tin vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của R&D, các chuẩn mực trong hoạt động KH&CN: tính cộng đồng - communalism, tính phổ biến - universalism, tính không thiên kiến/không vị lợi - dissinterestedness, tính độc đáo - originality, tính hoài nghi - skepticism (gọi tắt là chuẩn mực CUDOS), do nhà xã hội học người Mỹ là Robert K. Merton, nêu ra năm 1942 và được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng khoa học thế giới, hơn đâu hết phải được thể hiện ở quản lý thông tin cho R&D.

Một phần của tài liệu Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R & D của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách niệm và giải pháp khắc phục (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)