Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử trường THPT Lý Tự Trọng đặt trên địabàn xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định – học sinh của trường phầnlớn là con em gia đình nông dân, đ
Trang 1BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT ĐẠT HIỆU QUẢ
mục tiêu “Bồi dưỡng nhân tài” càng được Đảng và Nhà nước quan tâm lớn “Hiền tài
là nguyên khí quốc gia” Đất nước muốn phồn thịnh đòi hỏi phải có những nhân tố
thích kế để có hướng đi, có những người tài để giúp nước Hiện nay, chúng ta đangtrong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trongnhững yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ củacác nước trong khu vực và trên thế giới
Thực hiện mục tiêu đó, ngành giáo dục của chúng ta đang cố gắng hướng đến
sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh Ở các trường Trunghọc phổ thông (THPT) hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng caochất lượng đại trà, việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp bộ chínhquyền và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính làthực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra
Thực tế hiện nay ở các trường THPT công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó
có việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đã được chú trọng song vẫn còn nhữngbất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy còn yếu kém, chưatìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm Từnhững bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt được như ý muốn
Mặt khác, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đờisống xã hội Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi
đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần đầu tư phícông vô ích Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản,nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiềutrường
Trang 2Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử trường THPT Lý Tự Trọng đặt trên địabàn xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định – học sinh của trường phầnlớn là con em gia đình nông dân, đời sống kinh tế còn khó khăn, học sinh ít được tiếpcận với các vấn đề lịch sử, văn hóa chuyên sâu từ các kênh thông tin.
Băng khoăn trước thực trạng đó, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiếnthức và phương cách giảng dạy của bộ môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử chohọc sinh, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho đạt hiệu quả Nhiều nămliền trường tôi có học sinh giỏi lịch sử cấp tỉnh và cấp Quốc gia
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT đạt hiệu quả”
2 Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dụcphát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệptrồng người Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trògiỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai
Đề tài này là nhằm đưa ra một số kinh nghiệm, bí quyết ôn luyện học sinh giỏimôn lịch sử (chọn đối tượng học sinh, phương pháp ôn luyện, kết quả đạt được)
Góp phần tạo nguồn quan trọng cho đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử củatỉnh dự thi cấp Quốc gia đạt kết quả
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được xác định là một trong những nhiệm vụtrọng tâm, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục và vị thế, uy tín của giáo viên vànhà trường Đồng thời còn có ý nghĩa thiết thực trong việc bồi dưỡng tài năng tươnglai cho quê hương, đất nước
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được xây dựng từ việc tích lũy những kinh nghiệm ở các lớp bồi dưỡnghọc sinh giỏi môn Lịch sử trường THPT Lý Tự Trọng – huyện Hoài Nhơn - tỉnh BìnhĐịnh
II Phương pháp tiến hành
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựngnước và giữ nước Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà còn cókinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, về việc rút bài
Trang 3học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại Kiến thức lịch sử góp phầnxây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộcdựng nước và giữ nước Ngày nay, (theo cố Tổng Bí thư Đỗ Mười) “cùng với quátrình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thếchung của các dân tộc trên thế giới Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi, phát hiệnngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất caoquý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn vàtiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,văn minh”.
Chất lượng bộ môn Lịch sử được đánh giá không phải bằng việc ghi nhớ nhiều
sự kiện mà cần hiểu đúng lịch sử Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết:
“Lịch sử đâu phải là một chuổi sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi người giảng sử
đọc lại, người học sử học thuộc lòng” Điều quan trọng là qua học tập, “chúng ta thấy được cái gì qua các thời đại lịch sử, và từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì, bài học
gì, Mác, một nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin đã vũ trang cho chúng ta một phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu lịch sử, để rút ra những kết luận có ý nghĩa quan trọng thiết thực” Đây chính là cơ sở để những người quan tâm đến sử học
và những thầy cô giáo giảng dạy môn lịch sử cần nhận thức đúng, sâu sắc, ý nghĩa, vịtrí của bộ môn Lịch sử ở trường THPT và tìm ra những phương pháp để nâng cao chấtlượng bộ môn, thu hút được nhiều học sinh tham thích học lịch sử và học giỏi lịch sử
Mục tiêu bộ môn lịch sử ở trường THPT:
*Về kiến thức:
- Cung cấp kiến thức lịch sử ở chương trình nâng cao lớp 12 THPT, học sinhđược học sâu những sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới vàlịch sử dân tộc…
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử về kiến thức và kĩ năng, tạohứng thú say mê học tập, tìm hiểu lịch sử cho học sinh
- Tạo nguồn cho học sinh đi chuyên sâu một số chuyên ngành lịch sử ở bậc đạihọc, cao đẳng
* Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét,đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịchsử
Trang 4- Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh như làm việcsách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực hành.
- Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, v.v
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
*Thuận lợi:
- Trong hệ thống các môn học ở trường THPT trong đó có môn lịch sử cũng cóvai trò quan trọng, trong việc giáo dục giáo dưỡng học sinh, lòng yêu quê hương đấtnước, lòng tự hào dân tộc… là hành trang quan trọng, trước khi học sinh rời máiTrường trung học phổ thông, bước vào môi trường mới
- Được sự quan tâm của Sở GD- ĐT tỉnh Bình Định, Chi bộ, Ban giám hiệu vàcác đoàn thể trong trường THPT Lý Tự Trọng
- Thầy, cô giáo cùng bộ môn đều nhiệt tình tích cực, trong cải tiến phươngpháp, luôn học tập trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, thông qua hội thảo, thao giảng,
sử dụng công nghệ thông tin…góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử
- Một bộ phận học sinh yêu thích và quyết tâm học tập môn lịch sử như thi vàođội giỏi cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia và thi Đại học khối C
* Khó khăn:
- Quan niệm xã hội về vị trí môn lịch sử đường đi hẹp, lợi ích kinh tế thấp
- Quan niệm chưa đầy đủ của một số nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh
và cả giáo viên
- Học sinh chưa đầu tư quĩ thời gian thường xuyên cho việc học môn lịch sử
- Khối lượng kiến thức môn lịch sử ở một số bài còn dàn trải khá nặng, một sốgiáo viên còn bị động trong khai thác kiến thức, chưa mạnh dạn để học sinh tự tìmhiểu một phần kiến nào đó, trong bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Đề và đáp án môn lịch sử thi tốt nghiệp, đại học trong những năm vừa qua còncâu nệ quá nhiều câu chữ, kiến thức SGK, hạn chế việc phát huy tư duy lịch sử chohọc sinh
- Thông thường học sinh ít chịu đọc SGK và câu hỏi SGK trước, để có chủ địnhxây dựng và tiếp thu bài mới –dẫn đến tính hợp tác của học sinh không cao Kỹ năngthảo luận nhóm ở một số học sinh chưa cao - nhất là tính hợp tác
Trang 5- Thực trạng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay như trên nên giáoviên khó phát hiện và lựa chọn được đối tượng học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng.Hơn nữa dạy môn sử hiện nay ở trường phổ thông thiếu nhiều trang thiết bị như: tranhảnh, bản đồ… Mặt khác, việc dạy môn Lịch sử đôi khi bị giới hạn về thời gian tiếthọc/đơn vị bài nên khi chú trọng dạy cho học sinh hứng thú thì lại không hết chươngtrình so với quy định Chính vì vậy nhiều khi cũng phải dạy “chay” để đuổi kịp vớichương trình” Giáo viên không có hứng thú để đầu tư bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Để học sinh yêu thích môn Lịch sử, hứng thú học lịch sử và tham gia học lớpbồi dưỡng học sinh giỏi đi thi đạt hiệu quả, tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tưliệu, phát huy tác dụng của đồ dùng học tập,…
- Chất lượng học tập bộ môn Lịch sử của học sinh ở các lớp tôi phụ trách giảngdạy và kết quả học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh và cấp Quốc gia hàng năm ở trườngTHPT Lý Tự Trọng – Bình Định ngày càng tăng là động lực để tôi cố công đầu tư choviệc nghiên cứu giảng dạy bộ môn lịch sử này
* Đánh giá cơ sở thực tiễn: Căn cứ vào chất lượng bộ môn và kết quả học sinh
giỏi môn lịch sử cấp tỉnh và cấp Quốc gia hàng năm, tôi thấy:
- Phần lớn lãnh đạo và giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của côngtác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử
- Song vẫn còn một số giáo viên dạy lịch sử chưa thực sự tâm huyết, chưa thực
sự đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nên khi chuyên môn phân công bồidưỡng không đạt hiệu quả
- Học sinh rất hứng thú học môn lịch sử khi giáo viên có sự đầu tư vào bài giảng
và biết phát huy tính tích cực của học sinh
Vì vậy, việc nghiên cứu và những đề xuất của đề tài là hiệu quả, thiết thực, phùhợp với yêu cầu và nhiệm vụ của ngành, của đồng nghiệp tâm huyết với bộ môn lịchsử
2.2 Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
2.2.1 Biện pháp nghiên cứu
Tôi tiến hành nghiên cứu các sách giáo trình lịch sử và những tư liệu có liênquan phục vụ cho việc giảng dạy môn lịch sử để biên soạn giáo trình bồi dưỡng chohọc sinh giỏi
Qua các kênh thông tin, qua chương trình dạy học, qua chương trình tập huấnthay sách, chương trình bồi dưỡng thương xuyên, qua cách ra đề học sinh giỏi những
Trang 6năm gần đây…, tôi nhận thấy sự chuyển biến rõ nét trong cấu tạo đề kiểm tra, đề thiđại học, cao đẳng – đặc biệt là đề thi học sinh giỏi
2.2.2 Thời gian tiến hành
Qua hơn 8 năm học (2003 – 2012) đảm nhận việc dạy bồi dưỡng cho đội tuyểnhọc sinh giỏi môn lịch sử của trường THPT Lý Tự Trọng – Bình Định tôi đúc kếtđược những kinh nghiệm, bí quyết ôn luyện học sinh giỏi môn lịch sử đạt hiệu quả(chọn đối tượng học sinh, phương pháp ôn luyện, …)
Trang 7B NỘI DUNG I.MỤC TIÊU
- Làm rõ lý luận và thực trạng trong công tác dạy - học và bồi dưỡng học sinhgiỏi môn Lịch sử ở trường THPT
- Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đạt hiệu quả ởtrường THPT Lý Tự Trọng – Bình Định
II Mô tả giải pháp mới của đề tài
2.1 Yêu cầu chung
2.1.1 Yêu cầu một học sinh giỏi
- Nhiều người thường nghĩ Lịch sử là môn học thuộc lòng nhưng thật ra muốnhọc giỏi thì phải đọc và hiểu sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử theo kiểu “mưa dầmthấm lâu” Nhưng quan trọng nhất, người học giỏi lịch sử phải biết hệ thống hóa cácnội dung lịch sử bằng những sơ đồ nhánh, biểu đồ thống kê tư duy theo từng sự kiện,mốc thời gian Từ đó, ta mới có thể dễ dàng ghi nhớ nội dung và dữ liệu của môn học.Bởi, môn lịch sử là một môn khoa học biện chứng
- Là học sinh giỏi Lịch sử không phải chỉ cần tính siêng học bài mà là phải cókhả năng lập luận, thông minh, trí nhớ tốt Đặc biệt là phải có niềm đam mê, yêu thích
Sử học
- Học sinh giỏi Lịch sử không những phải hoàn thành các bài tập của giáo viêngiao mà còn phải chuẩn bị bài trước ở nhà (theo những câu gợi mở của giáo viên) Saukhi thảo luận nhóm và được giáo viên giảng giải thêm, học sinh mới hiểu sâu đượckiến thức
- Ngoài việc học tập ở lớp, học sinh phải tham khảo thêm nhiều sách vở do giáo
viên gợi ý hoặc tự tìm tòi Học sinh phải có sổ tay để ghi chép những nội dung quan
trọng Đây là tư liệu cần thiết, giúp học sinh dễ dàng tra cứu, không mất nhiều thờigian truy tìm, khi cần thiết
- Học sinh không những nắm được những kiến thức của giáo viên mà còn phảibiết độc lập suy nghĩ, tìm tòi, biết khái quát nội dung chương trình, hay thắc mắcnhững gì mình còn nhận thức mơ hồ
- Nhưng nắm vững lý thuyết chưa đủ mà học sinh còn phải rèn luyện kỹ năngphân tích đề; kỹ năng viết bài và trình bày bài làm Nhìn một bài làm hay, thì chữ đẹpbao giờ cũng dễ gây thiện cảm cho người đọc Đây là một công việc khó khăn, học
Trang 8sinh cần phải được luyện tập lâu dài, thông qua các bài viết hằng tháng (có sự sửachữa của giáo viên)
Ngoài ra, học sinh giỏi môn Lịch sử phải biết sử dụng triệt để các thao tác phântích, tổng hợp để đánh giá, nhận định về một sự kiện hay vấn đề lịch sử, biết chọn ranhững chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề bài.Hơn nữa, học sinh ấy phải biết trình bày một bài làm sử có hệ thống, logic,…
2.1.2 Cách chọn học sinh giỏi.
- Trường THPT Lý Tự Trọng lâu nay chọn học sinh giỏi theo quy trình: Tổchức thi tuyển chọn đội tuyển vào cuối mỗi năm học để bồi dưỡng trong thời gian hè.Vào đầu mỗi năm học mới tiếp tục tổ chức thi chọn lần hai và tăng cường bồi dưỡng
để tham gia dự thi các kì cấp tỉnh Việc chuyển chọn như vậy tôi thấy hiệu quả nhưngchỉ tốt với các môn tự nhiên, vì trường tôi học sinh hệ A đều học ban khoa học tựnhiên, nên đối với bộ môn lịch sử tôi thấy việc tuyển lựa rất khó, do học sinh cứ xemthường môn lịch sử cho đó là môn học phụ Nên giáo viên dạy môn lịch sử phải lựachọn đối tượng sau cùng Những em có năng khiếu đặc biệt thường thích ôn luyện cácmôn học tự nhiên Vì có kiến thức cơ bản, vững vàng các em cần nắm rõ các côngthức, quy tắc, định nghĩa, định lí rồi linh hoạt nhạy bén, áp dụng để làm bài Còn cácmôn học ít tiết như lịch sử, địa lí cần học bài dài và nhiều nên phần đông các em rấtchán
- Kết hợp với kết quả của các đợt thi học sinh giỏi, khi dạy trên lớp tôi thường
ra đề kiểm tra theo hướng mở hoặc đưa ra những câu hỏi, bài tập nhận thức để khuyếnkhích học sinh có sự đầu tư, sáng tạo khi trả lời trước tập thể lớp hay viết trong làmbài và thưởng điểm cho những học sinh biết cách làm bài đúng theo yêu cầu và cósáng tạo
- Tôi tiến hành chọn những học sinh có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đềnhanh, đúng bản chất sự kiện, vấn đề lịch sử Trong bài viết, tôi đặc biệt chú ý nhữngbài học sinh trả lời đúng yêu cầu thể hiện nắm vững kiến thức, trình bày, lập luậnlogic, kết hợp chữ viết rõ ràng, nếu viết đẹp càng tốt
- Trong những năm gần đây, việc lựa chọn học sinh giỏi môn Lịch sử vào độituyển của trường, tôi không chờ đợi đến kết quả của các kì thi cấp trường vào cuốimỗi năm học, mà ngay khi dạy ở đầu năm lớp 10, hoặc qua các bài kiểm tra trong học
kì I ở lớp 10, 11 phát hiện học sinh có năng khiếu, có sự yêu thích học Lịch sử tôi trựctiếp gặp các em để tìm hiểu tâm lý, khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, giới thiệu các
Trang 9em tham gia vào đội tuyển để bồi dưỡng Phân tích cho các em niềm tự hào, hãnh diệnkhi đỗ đạt Đã là học sinh giỏi cấp tỉnh, đặc biệt cấp Quốc gia có giải thì đương nhiênbất cứ môn học nào cũng được hưởng chế độ ưu tiên ngang nhau và vinh quang nhưnhau
- Bên cạnh đó, tôi còn gặp các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm thăm hỏitình hình học tập của các em để chọn ra những học sinh có năng lực, có tố chất thôngminh và làm siêng Học sinh đó phải học khá các môn khác, nhất là môn Toán, Ngữvăn, vì môn lịch sử cũng cần ở học sinh khả năng phân tích, tư duy logic và kết hợpnhững kiến thức văn, thơ minh họa cho bài viết thêm sinh động, giảm sự khô khannhàm chán gây được thiện cảm cho người đọc
- Trong tiến trình lựa chọn học sinh giỏi, có nhiều lúc tôi cảm thấy tiếc và buồn
vì có những học sinh có năng lực, có sự đam mê nhưng sợ gia đình không cho thi đạihọc khối C Nhưng hiện nay các em đạt giải Quốc gia được tuyển thẳng Đại học, Caođẳng, điều này phần nào khuyến khích các em tự nguyện tiếp tục tham gia học bồidưỡng để dự thi (em Nguyễn Công Ly từ lớp 10 thi cấp tỉnh lớp 11 đạt giải, lớp 11 thicấp tỉnh lớp 12 đạt giải và lớp 12 đạt giải Quốc gia - năm 2012)
- Với cách lựa chọn như trên, trong 4 năm gần đây trường tôi có số lượng HSGmôn Lịch sử đạt giải cấp tỉnh khá cao: Năm học 2008 – 2009 – 2 giải tỉnh – 2 giảiQuốc gia, 2009 – 2010 – 3 giải (trong đó có 2 em HS lớp 10 đạt giải lớp 11), 2010 –
2011 – 3 giải (có 1 em HS lớp 10 đạt giải lớp 11 và 1 em lớp 11 đạt giải lớp 12), 2011– 2012 – 4 giải tỉnh – 1 giải Quốc gia (trong đó có 1 em HS lớp 10 đạt giải lớp 11)
(xem thêm ở phần phụ lục 1)
Vậy vấn đề đặt ra là cần phải phát hiện những học sinh có khả năng giỏi Lịch sử
từ lúc nào? Nên tổ chức bồi dưỡng từ lớp nào? Trên thực tế, có nhiều trường khichuẩn bị thi học sinh giỏi cấp tỉnh mới tập trung học sinh để ôn luyện, nhưng theo tôiviệc phát hiện và chọn học sinh giỏi phải làm sớm – đầu mỗi năm học mới; tổ chứcbồi dưỡng phải thường xuyên, không nhất thiết phải thi để vào các lớp bồi dưỡng mà ởcác tiết học, các môn học các em cần phải quan tâm, được uốn nắn và phát hiện
2.1.3 Yêu cầu một bài lịch sử đạt hiệu quả.
- Phải biết suy luận Bài làm môn lịch sử cần đi thẳng vào vấn đề, không viếtdong dài, dẫn đến lạc đề Hãy đọc kỹ đề bài, hiểu rõ câu hỏi và thiết kế những kiếnthức đã học theo ý đồ của câu hỏi, đừng bắt câu hỏi phải đi theo kiến thức có sẵn của
Trang 10mình Học sinh phải biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh,giải thích theo yêu cầu của đề bài
- Không được phép làm bài theo kiểu nhớ mang máng Môn Sử là một môntuyệt đối kỵ với các khái niệm mù mờ Ví dụ không được nhớ nhầm “Mặt trận dân tộcthống nhất” thành “Mặt trận thống nhất dân tộc” Không được viết lẫn lộn giữa nhữngchữ “đấu tranh”, "“chiến đấu”, “khởi nghĩa”…
- Một bài sử hay là bài viết của học sinh đó biết thổi hồn vào những con số, phảitái hiện được sự kiện, hiện trượng, vấn đề lịch sử
2.2 Xây dựng chương trình giảng dạy
Ôn luyện học sinh giỏi không giống như tiết dạy ở lớp học bình thường Vì ởlớp ta dạy cho học sinh phù hợp với ba đối tượng (khá giỏi, trung bình và yếu kém).Song dạy cho học sinh giỏi là ta dạy để đưa các em đi thi Đối tượng dự thi đều ngangtầm nhau về mặt học lực, nhận thức Vì vậy, việc xây dựng nội dung chương trình làhết sức cần thiết Đây là công việc quan trọng đầu tiên sau khi thành lập đội tuyển Tôixây dựng chương trình – kế hoạch bồi dưỡng theo tiến trình phát triển của lịch sử gồm
a) Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X
b) Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
c) Lịch sử Việt Nam từ1858-1918
d) Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000
* Giai đoạn Việt Nam từ (1919-1930)
* Giai đoạn Việt Nam từ (1930-1945)
* Giai đoạn Việt Nam từ (1945-1954)
* Giai đoạn Việt Nam từ (1954-1975)
* Giai đoạn Việt Nam từ (1975-2000)
* Soạn hệ thống câu hỏi và bài tập lịch sử (chú trọng bài tập nâng cao) để luyện
tập cho mỗi phần dạy (xem thêm ở phần phụ lục 2)
Trang 11Ngoài ra, tôi tập trung biên soạn các chuyên đề nâng cao trong chương trình để
bổ sung kiến thức cho học sinh khi bồi dưỡng như: Chuyên đề Cách mạng tư sản,chuyên đề về phong trào công nhân; chuyên đề về Nguyễn Ái Quốc, chuyên đề Đảngcộng sản Việt Nam,
2.3 Tiến hành bồi dưỡng
2.3.1 Cung cấp kiến thức
Phân phối chương trình và yêu cầu kiến thức trong chương trình lịch sử ởtrường THPT chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, nên bài giảng trong SGK đều nhằmmục đích cung cấp kiến thức cơ bản về tiến trình lịch sử thế giới và Việt Nam theodiện rộng, chưa đi vào chiều sâu Đối với HSG yêu cầu phải hiểu biết sâu sắc và toàndiện Các em phải nắm chắc bản chất các sự kiện, hiện tượng lịch sử, các vấn đề lịchsử,… để có đủ tự tin, có sự sáng tạo khi giải quyết bất kì đề thi nào
Một việc quan trọng để cung cấp kiến thức cho học sinh là chọn và giới thiệunhững tài liệu đảm bảo chất lượng cho các em Thị trường sách hiện nay khá phongphú, hay dở đan xen, nhưng quỹ thời gian của học sinh thì có hạn, nên tôi chọn và muahoặc phô tô cho học sinh các sách như: Sách giáo khoa của Ban khoa học xã hội(chương trình cũ), Sách lịch sử Nâng cao (chương trình mới), sách giáo trình,…
Trong chương trình bồi dưỡng, tôi kết hợp dạy kỹ hệ thống kiến thức cơ bảntheo chuẩn kiến thức, kỹ năng bằng việc lựa chọn những sự kiện, những vấn đề lịch sửtrọng tâm cho các em rồi tiến hành mở rộng kiến thức bằng các chuyên đề nâng cao
Các chuyên đề của tôi viết không giống như một tiểu luận hay luận văn lịch sử
mà đi sâu làm rõ được hoàn cảnh lịch sử, nội dung bản chất của các vấn đề lịch sử, cácgiai đoạn lịch sử; mối quan hệ giữa quá khứ - hiện tại - tương lai Đảm bảo cho họcsinh đạt được mức độ về kiến thức lo-gíc là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phântích, đánh giá và sáng tạo, chứ không phải nhồi nhét kiến thức cho học sinh Một sốChuyên đề tôi viết để phục vụ cho việc bồi dưỡng HSG:
- Phần lịch sử thế giới:
+ Văn hóa cổ đại
+ Phát kiến địa lí
+ Cách mạng tư sản (thời cận đại)
+ Phong trào công nhân (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
+ Chủ nghĩa đế quốc
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trang 12+ Cách mạng tháng Mười Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô,…
- Phần lịch sử Việt Nam:
+ Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc
+ Phong trào Cần Vương
+ Phong trào yêu nước trước khi có Đảng
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam
+ Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với cách mạng Việt Nam
+ Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Vai trò của Hậu phương trong cách mạng Việt Nam (1945 - 1975),…
+ Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam (từ năm 1945 đến nay)Những kiến thức từ các chuyên đề là công cụ giúp học sinh giải quyết tốt cácloại đề thi Tôi tiến hành dạy từng chuyên đề phù hợp với khả năng và chương trìnhcủa từng khối lớp cho học sinh bồi dưỡng
Sau khi dạy xong một chuyên đề, một bài lịch sử, tôi yêu cầu học sinh phảidành một khoảng thời gian để suy nghĩ, nhìn nhận vẫn đề đó, đặc biệt là ý nghĩa của
sự kiện đó với giai đoạn trước và sau nó Ví dụ: như khi học về Cần Vương thì hãy đốichiếu nó với phong trào chống Pháp trong những năm 1858 - 1884 hay phong trào dânchủ tư sản đầu thế kỷ XX hay như khi học về cuộc vận động dân chủ 1936-1939 thìphải tìm hiểu xem nó giống và khác gì so với phong trào 1930-1931 hay về sau là vớicuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945 Làm như vậy sẽ giúp học sinh nhớđược kiến thức và nếu gặp các dạng bài hệ thống, so sánh học sinh làm bài đạt hiệuquả cao hơn
Theo tôi, để một học sinh được tham gia dự thi HSG môn Lịch sử các cấp họcsinh đó phải nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn Lịch sử – Kiến thức cơ bản ở đâykhông chỉ là những sự kiện đơn lẻ mà phải bao gồm hệ thống những hiểu biết cần thiết
về những sự kiện, niên đại, nhân vật, địa danh, các nguyên lý, quy luật, những kết luậnkhái quát, phương pháp, kỹ năng Vì vậy, khi nắm vững kiến thức học sinh mới có khảnăng ứng phó được với các loại câu hỏi, bài tập
2.3.2 Rèn luyện kỹ năng
2.3.2.1 Kỹ năng tìm hiểu tài liệu
Nội dung chương trình lịch sử quá rộng, tôi không đủ thời gian để dạy từng bàitrong SGK, nên việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu trước bài trong SGK là rất quantrọng Sách giáo khoa lịch sử THPT được biên soạn – trình bày theo bài, theo tiến
Trang 13trình thời gian Tôi đã hướng dẫn học sinh nắm được mục đích – yêu cầu, những sựkiện quan trọng và trọng tâm kiến thức của từng bài học lịch sử từ lớp 10 đến lớp 12.Trên cơ sở đó các em về nhà tìm hiểu kỹ sách giáo khoa và trả lời những câu hỏi trongSGK yêu cầu Với cách làm trên khi ôn luyện cho học sinh tôi chỉ tập trung phân tíchchuyên sâu những nội dung lịch sử.
Để tìm hiểu tài liệu đạt hiệu quả học sinh cần phải:
1.Nắm đề: Đề ở đây là tên đề bài, tên tiểu mục Nhiều học sinh học thuộc nội
dung nhưng lại không nhớ tên tiểu mục, khi làm bài có thể “râu ông nọ cắm cằm bàkia”, nghĩa là lạc đề
Vậy trước khi học tiểu mục nào, nên nắm chắc tên tiểu mục ấy Chuyển tiểumục ấy thành câu hỏi Ví dụ như “Ba tổ chức Đảng cộng sản nối tiếp nhau ra đời năm1929” Tự đặt ra câu hỏi như: “Ba tổ chức cộng sản ấy tên là gì? Tại sao ra đời? Baogiờ? Ở đâu? Có ý nghĩa gì?” Như vậy kích thích hứng thú học tập, hiểu sâu, nhớ lâu
Đó là chủ động trong học tập
2.Nắm khung: Khung là dàn ý của cả bài hoặc của từng phần Trước khi học cả
bài hay từng phần nên nắm chắc cái dàn ý của nó Dàn ý thường theo giai đoạn hoặctheo sự kiện, bao gồm: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa Nắm khung giúp nhớ
có hệ thống và nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp
3.Nắm chốt: Lịch sử bao giờ cũng gắn liền sự kiện – địa danh – nhân vật lịch sử.
Nên “chốt” là thời điểm gắn với một sự kiện quan trọng hoặc tương đối quan trọng Ởlịch sử lớp 12 yêu cầu học sinh phải nhớ cả ngày, tháng, năm Nếu chỉ là tương đốiquan trọng, có thể chỉ cần nhớ tháng và năm, thậm chí chỉ nhớ năm, cũng tạm được.Nên tìm các mối quan hệ giữa các chốt về thời gian và sự kiện thì dễ nhớ và nhớ lâu
4.Thuật ngữ: Cần phải nhớ đúng những thuật ngữ lịch sử, không được nhầm lẫn
giữa một số thuật ngữ “đấu tranh”, “chiến đấu”, “khởi nghĩa”,…vì mỗi chữ có mộtnghĩa khác nhau
2.3.2.2 Kỹ năng phân tích đề
Về các Đề thi HSG thường có mấy loại sau đây:
- Loại đề hệ thống kiến thức lịch sử, nhằm nêu một số kiến thức cơ bản nhất
để qua đó phác họa bức tranh chung về một thời kỳ, một sự kiện lịch sử Song đâykhông phải là liệt kê kiến thức đơn thuần mà yêu cầu học sinh biết lựa chọn một số sựkiện chủ yếu, tiêu biểu, được hệ thống hóa để làm toát lên một chủ đề nhất định Vídụ: Lập bảng kê các các nước tham gia khối ASEAN theo nội dung sau:
Trang 14STT Tên nước Thủ đô Ngày giành độc lập Nét nổi bật trong tình
hình hiện nay
Khi lập bảng hệ thống hóa kiến thức, học sinh phải đọc kỹ đề, hiểu rõ vấn đềđược đặt ra để lựa chọn những kiến thức phù hợp Lập bảng hệ thống hóa kiến thứccần phải chia ra các cột, nội dung mỗi cột là một đề mục các cột hợp thành hệ thống,giải quyết chủ đề được đặt ra Một số học sinh không được hướng dẫn kỹ thường viếtthành bài tự luận
- Loại đề thi tự luận: Có nhiều dạng yêu cầu theo mẫu tự luận
Ví dụ 1: Vì sao Hội nghị BCH TW Đảng (11/1939) chủ trương chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược? Trình bày nội dung và ý nghĩa của Hội nghị này
Ví dụ 2: Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950? Chiến dịch này có
bước tiến gì so với chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947?
Ví dụ 3: Nêu ý nghĩa quốc tế của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Cách
mạng tháng Mười Nga thành công đã tác động đến cách mạng Việt Nam như thế nào?
Các loại đề thi như trên không chỉ yêu cầu học sinh phải nhận biết chính xác sựkiện, nhận thức đúng bản chất lịch sử mà còn đòi hỏi học sinh thể hiện khả năng lậpluận, trình bày, diễn đạt tốt
Ngoài ra còn có loại đề thi có câu hỏi đặt ra để lý giải một vấn đề đã được xácđịnh, hoặc bình luận, chứng minh câu nói nổi tiếng của một nhân vật lịch sử bằngnhững quan điểm, bằng các sự kiện
Ví dụ 1: Vì sao Lênin nói cách mạng tư sản Pháp (1789) là “Cuộc đại cách
Loại đề nhận thức lịch sử: Là đề theo một chủ đề hay vấn đề lịch sử nhất định
được đặt dưới dạng câu hỏi yêu cầu cần giải đáp Loại đề này thường có nội dung khó,yêu cầu học sinh phải suy nghĩ nhiều, hiểu biết kiến thức lịch sử chính xác, hệ thống;