1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý thuyết lãnh đạo phục vụ

35 1,6K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 311,36 KB

Nội dung

Lý thuyết lãnh đạo phục vụ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCMKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI: LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

Lớp: D01 Nhóm 1 GVHD: Lê Ngọc Thắng

Tp HCM, ngày 05 tháng 10 năm 2013

Trang 2

Danh sách thành viên nhóm 1

Trang 3

Mục lục

PHẦN 1 LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ 7

1.1 Lãnh đạo phục vụ là gì? 8

1.2 Đặc điểm của nhà lãnh đạo phục vụ: 9

1.3 Lãnh đạo phục vụ trong bối cảnh của phong cách lãnh đạo 12

1.4 Mô hình lãnh đạo phục vụ 13

PHẦN 2 ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ 15

2.1 Ưu điểm: 15

2.2 Nhược điểm: 19

PHẦN 3 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG VẬN DỤNG LÍ THUYẾT LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ VÀO CUỘC SỐNG VÀ MARKETING 22

3.1 Thuận lợi 22

3.1.1 Lãnh đạo phục vụ đóng góp vào sự phát triển của tổ chức 22

3.1.2 Lý thuyết lãnh đạo phục vụ đóng góp vào sự phát triển toàn diện của các nhân viên, nâng cao năng lực và phát triển con người trong tổ chức 23

3.1.3 Lý thuyết lãnh đạo phục vụ tạo điều kiện thuận lợi trong việc lãnh đạo tổ chức, kiềm chế việc lạm dụng quyền lực lan rộng 24

3.2 Khó khăn 26

Tiền đề sai 26

3.2.1 Lãnh đạo phục vụ gây ảnh hưởng tới sự quản lí nguồn nhân lực của công ty 26

3.2.2 Trở ngại của lãnh đạo phục vụ chính là ở cách tiếp cận có phần ôn hòa của nó không phù hợp với một môi trường cạnh tranh 27

3.2.3 Nhà lãnh đạo phục vụ làm giảm động cơ làm việc của nhân viên 28

3.2.4 Thiếu quyền uy 28

3.2.5 Tầm nhìn chiến lược của nhà lãnh đạo phục vụ bị hạn chế 29

3.2.6 Lãnh đạo phục vụ gây ra mâu thuẫn giữa mục tiêu, lợi ích của tổ chức và mục tiêu, lợi ích của cá nhân 30

3.2.7 Vai trò thuyết phục của nhà lãnh đạo không được chú trọng 31

PHẦN 4 KẾT LUẬN 33

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 5

Lời mở đầu

Ở mọi nơi xung quanh cuộc sống của chúng ta luôn xuất hiện vai trò của những

nhà lãnh đạo Từ xa xưa trong xã hội nguyên thủy sự lãnh đạo cũng đã tồn tại trong thếgiới loài người nhưng mới chỉ manh nha ở dạng sơ khai, theo thời gian khi xã hội đã trởnên có tổ chức hơn lãnh đạo dần được hình thành lên thành những tư tưởng và triết lý.Không chỉ có sự lãnh đạo trong thế giới loài người, nó xuất hiện ngay cả trong thế giờiloài vật điển hình như sự dẫn đầu nắm bắt phương hướng, hỗ trở những thành viên trong

đàn trong suốt hành trình bay của con cò đầu đàn, hay như sự lãnh đạo của sói đầu đàn

trong kế hoạch săn bắt con mồi, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cả đàn Nhậnthấy vai trò của nhà lãnh đạo trong mỗi tổ chức là vô cùng quan trong.Trên thế giới đã córất nhiều học giả tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích chuyên sâu và phát triển chúng lênthành các Thuyết về lãnh đạo đóng vai trò như những triết lý của một tổ chức Vào thập

kỷ những năm 70, Robert K Greenleaf dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết nhận địnhcủa một một nhà nghiên cứu, quản lý và phát triển giáo dục, đã lần đầu tiên đưa ra kháiniệm “ Nhà lãnh đạo phục vụ” trong một bài báo của ông với nhan đề “The servant as

leader” và mau chóng đạt được sự đón nhận của nhiều nhà nhiên cứu trên thế giới, được

phát triển áp dụng vào trong thực tiễn ở nhiều tổ chức cho đến nay

Vậy để hiểu rõ Lý thuyết lãnh đạo phục vụ là gì, nó đóng vai trò như thế nào, ảnh

hưởng như thế nào trong phong phong cách của nhà lãnh đạo trong việc dẫn dắt mọi

thành viên của tổ chức, kích thích phát triển cá nhân, đạt được những mục tiêu của tổchức Trong bài viết dưới đây được thông qua phương pháp nghiên cứu thu thập, phântích, xử lý thông tin từ các bài báo, bài viết trên mạng Internet đã tìm hiểu, tập trung phân

tích, đánh giá khả năng áp dụng của lý thuyết lãnh đạo phục vụ vào thực tiễn có những

thuận lợi, khó khăn như thế nào

Trang 6

Trong bài tiểu luận được nghiên cứu về cơ sở hình thành, những đặc điểm và khả

năng áp dụng vào thực tế của triết lý lãnh đạo phục vụ Bài viết gồm 3 phần quan trọng

sau:

Phần 1: Lý thuyết lãnh đạo phục vụ

Phần 2: Ưu nhược điểm của lý thuyết lãnh đạo phục vụ

Phần 3: Phân tích khả năng vận dụng lý thuyết lãnh đạo phục vụ vào cuộc sống vàmarketing

Trang 7

PHẦN 1 LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

“… The great leader is seen as servant fist…” – Robert K Greenleaf

Robert K Greenleaf (1904-1990) là người lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Servantleadership” trong một bài báo có nhan đề “The servant as leader” Với kinh nghiệp nghềnghiệp hơn nửa thập kỷ của Greenleaf trong lĩnh vưc nghiên cứu, quản lý, phát triển vàgiáo dục của mình, ông đã cảm thấy nghi ngờ về phong cách lãnh đạo chuyên quyền tậptrung vào quyền lực quá cứng nhắc trong các tổ chức ở Mỹ đang tăng lên Tuy nhiên suynghĩ rõ ràng của Greenleaf bắt đầu thực sự từ những năm 1960, khi ông đọc cuốn tiểuthuyết của Hermann Hesse có tên gọi “Journey to the East” – Hành trình đi tới phương

Đông – cuốn tiểu thuyết giả tưởng kể lại cuộc hành trình kỳ bí của một nhóm ngườihướng tới phương Đông để tìm kiếm những chân lý “Ultimate truth” Leo, nhân vật chính

của câu chuyện, đi theo đoàn với tư cách một người phục vụ (servant), nhưng đồng thờicũng chính anh là người đã gây hứng khởi cho cả đoàn bằng tinh thần lạc quan với lời cagiọng hát Sự hiện diện của anh Leo trong đoàn thật khác thường.Mọi việc đều tốt đẹp

cho đến khi Leo biến mất.Sau đó, đoàn người dần phân tán, bỏ cuộc, và cuộc hành trình

trở nên dang dở.Người trưởng đoàn sau nhiều năm đi đây đó đã tìm gặp lại Leo và được

anh đưa về viếng Hội Kín (“the League”) đã bảo trợ cho cuộc hành trình khi trước Chínhnơi đây, ông mới khám phá ra rằng Leo, người mà trước đây ông nghĩ chỉ là người phục

vụ trung thành, chính thật là người đứng đầu của hội, linh hồn hướng dẫn, là một ngườilãnh đạo tài ba

Sau khi đọc xong câu chuyện, Greenleaf đã rút ra kết luận rằng ý nghĩa trọng tâm

để trở thành những nhà lãnh đạo vị đại trước tiên hết họ phải là người phục vụ nhữngngười khác.Sự lãnh đạo đích thực đến từ những người mà động cơ cơ bản là khát khaogiúp đỡ những người khác Trong các tác phẩm của mình, Greenleaf bàn về nhu cầu cho

cách tiếp cận tốt hơn với việc lãnh đạo, một trong số đó là phục vụ những người khác baogồm nhân viên, khách hàng và cộng đồng – như là ưu tiên số 1 Lãnh đạo phục vụ nhấn

Trang 8

mạnh vào việc phục vụ những người khác ngày một tăng, cách tiếp cận toàn diện vớicông việc, thúc đẩy nhận tức của cộng đồng và chia sẽ quyền lực trong việc ra quyết

định

Tính đến nay, ý tưởng của Robert K Greenleaf về lãnh đạo phục vụ đã ra đời hơn

bốn thập kỷ và đang tiếp tục tạo ra cuôc cách mạng thầm lặng ở nhiều môi trường làmviệc trên thế giới Ngày nay trong các tổ chức, chúng ta dễ dàng nhận thấy các mô hìnhlãnh đạo truyền thống, chuyên quyền đã chịu lùi bước nhường cho một cách làm việckhác – dựa trên nhóm và cộng đồng, tìm kiếm sự liên quan của nhiều người, bình đẳngtrong biểu quyết để đưa ra quyết định

Từ servant (người phục vụ, người đầy tớ) và leader (người lãnh đạo) thường đượcnghĩ là các t ừ đối lập.Khi hai sự đối lập này ghép lại với nhau trong một cách có ý nghĩa,

sẽ sinh ra nghịch lý.Vì thế từ “người phục vụ và "người lãnh đạo" được ghép lại với nhau

để mang lại ý tưởng có tính nghịch lý: lãnh đạo phục vụ

1.1 Lãnh đạo phục vụ là gì?

Lãnh đạo phục vụ - Servant Leadership: Theo quan điểm của Greenleaf thì nhà

lãnh đạo trước hết là người phục tùng, họ luôn vượt qua các lợi ích của bản thân để đáp

ứng mong muốn của những người khác bằng cách giúp họ phát triển tính chuyên nghiệp

và cảm xúc Trong tác phẩm “The servant as leader”, Greenleaf viết “ Nhà lãnh đạo phục

vụ trước tiên phải là người phục vụ, bắt đầu với cảm xúc đầu tiên rằng một người muốn

được phục vụ Sau đó lựa chọn có nhận thức sẽ mang người đó đến với khát khao lãnhđạo” Do đó, các nhà lãnh đạo phục vụ luôn nghĩ về trách nhiệm đạo lý với những người

khác, coi lãnh đạo như cơ hội gánh vác trọng trách chứ không dẫn dắt từ trên cao Lãnh

đạo phục vụ dựa trên bốn thành tố như sau:

Giúp đỡ người khác phát hiện tiềm năng: Lãnh đạo phục vụ có vai trò giúp cấp

dưới phát hiện điểm mạnh tiềm ẩn để tạo ra sự khác biệt Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo

Trang 9

có được sự đồng cảm với hoàn cảnh của người khác.Nhà lãnh đạo phục vụ không ngần

ngại bày tỏ cả những điểm yếu của mình

Xây dựng và duy trì niềm tin của cấp dưới: Lãnh đạo phục vụ có được niềm tin

của cấp dưới bằng sự trung thực và đúng đắn trong lời nói Họ không có gì phải che dấu,

và họ sẵn lòng từ bỏ quyền hành, tiền thưởng, sự ghi nhận hay quyền kiểm soát

Phục vụ nhu cầu của người khác hơn bản thân: Đặc tính của lãnh đạo phục vụ

là mong muốn giúp đỡ, hơn là đạt được quyền hành và kiểm soát người khác Họ làmnhững gì tốt cho người khác, và quyết định vì tương lai của người khác hơn là của mình

Lắng nghe hiệu quả: Lãnh đạo phục vụ không áp đặt ý chí của họ lên những

người khác, mà chuyên chú lắng nghe những vấn đề người khác đang gặp phải, rồi hướng

nỗ lực hành động của mọi người theo cách tốt nhất Lãnh đạo phục vụ luôn bày tỏ sự tin

tưởng và cam kết với người khác hơn các kiểu lãnh đạo khác

1.2 Đặc điểm của nhà lãnh đạo phục vụ:

Sau nhiều năm nghiên cứu kỹ lưỡng các tác phẩm của Greenleaf về lãnh đạo phục

vụ, tác giả Larry C.Spears – CEO của trung tâm lãnh đạo phục vụ Robert K.Greenleaf

đồng thời là biên tập viên của tờ báo phát hành theo quý của trung tâm Greenleaf có nhan

đề “Nhà lãnh đạo phục vụ” và hàng loạt bài báo về “Tiếng nói của việc lãnh đạo phục

vụ”- đã đưa ra cái nhìn khái quát về lãnh đạo phục vụ qua 10 đặc điểm chính sau trên tạpchí Leader to Leader

Lắng nghe: Các nhà lãnh đạo thực thụ là những nhà lãnh đạo được đánh giá cao vì

kỹ năng giao tiếp và ra quyết định Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọngnâng cao khả năng giao tiếp hiệu quả giữa nhà lãnh đạo với nhân viên, đồng thời thông

quá đó bày tỏ sự tôn trọng với người khác giúp nhà lãnh đạo nắm chìa khóa xây dựng các

mối quan hệ một cách có ý nghĩa Kỹ năng lắng nghe của nhà lãnh đạo tốt tạo điều kiện

để họ hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên của mình hơn từ đó điều chỉnh khả

Trang 10

năng tương tác với nhân viên một cách có hiệu quả nhất.Lắng nghe có lĩnh hội, cùng với

sự đáp lại, là cần thiết đối với sự phát triển của nhà lãnh đạo phục vụ

Cảm thông: Trong môi trường làm việc khắc nhiệt, những nhà lãnh đạo chỉ biết

làm việc theo lý trí và những con số thực tế dễ dàng cảm thấy bị cô lập trong một môi

trường đề cao mối quan hệ giữa người với người như ngày nay Người lãnh đạo biết cảmthông là người luôn giao tiếp một cách cởi mở, họ sẵn sàng trò chuyện với người khác,

lắng nghe, cùng chia sẻ suy nghĩ và c ảm xúc của mình với nhân viên Nhà lãnh đạo sẽkhuyến khích các nhóm và nhân viên của mình tích cực trao đổi, tạo ra môi trường làmviệc năng động và hiệu quả.Nhà lãnh đạo biết cảm thông sẽ là người giải quyết vấn đề,truyền đạt mọi thông điệp một cách có hiệu quả hơn và tất nhiên sẽ được nhân viên kínhtrọng hơn

Hàn gắn: Một trong những điểm mạnh của nhà lãnh đạo phục vụ là khả năng hàn

gắn các mối quan hệ của chính mình với người khác

Nhận thức:Nhận thức chung, và đặc biệt là tự nhận thức, sẽ làm cho vai trò của

nhà lãnh đạo phục vụ được khẳng định Có sự hiểu biết sâu rộng giúp nhà lãnh đạo có cáinhìn toàn diện trong việc ra quyết định

Thuyết phục: Nhà lãnh đạo phục vụ là người luôn tìm cách để thuyết phục người

khác làm việc có hiệu quả hơn là tìm sự phục tùng từ họ

Khả năng thuyết phục là một trong những yếu tố giúp phân biệt giữa sự chuyênquyền truyền thống trong lãnh đạo với lãnh đạo phục vụ.Đồng thời dễ dàng gây hiệu quảcao trong việc xây dựng sự đồng lòng trong nhóm

Tạo nên nhận thức:Một số nhà lãnh đạo phục vụ tìm cách nuôi dưỡng khả năng

để“mơ những ước mơ vĩ đại” Khả năng nhìn một vấn đề (hoặc một tổ chức) từ một tầm

nhìn nhận thức, nghĩa là người đó phải nghĩ vượt lên những thực tế hàng ngày

Trang 11

Với nhiều nhà quản lý, đây là một đặc điểm mà đòi hỏi nguyên tắc và thực hành.Nhà lãnh đạo phục vụ cũng đư ợc kêu gọi để tìm kiếm sự cân bằng giữa suy nghĩ có nhậnthức và các cách tiếp cận trọng tâm hàng ngày.

Nhìn xa trông rộng: khả năng nhìn xa trông rộng giúp nhà lãnh đạo có cái nhìn

cận thận, suy xét mọi hậu quả lâu dài trong quyết định của mình Khả năng đó khuyếnkhích nhà lãnh đạo phục vụ hiểu đúc kết những kinh nghiệm đáng quý từ các bài họctrong quá khứ, hiện tại.Nó cũng có nguồn gốc sâu sắc trong tư duy trực giác.Nhìn xatrông rộng duy trì một lĩnh vực lớn chưa khám phá trong nghiên cứu lãnh đạo, như một

điều đáng để lưu ý

Giữ cương vị quản lý: Peter Block đã xác định giữ cương vị quản lý là “nắm giữ

điều gì đó trong sự tin cậy của những người khác” Quan điểm của Robert Greenleaf cho

rằng, cương vị quản lý phục vụ - giống như cương vị quản lý, đầu tiên đảm bảo sự camkết với việc phục vụ nhu cầu của những người khác.Nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọngcủa sự cởi mở và sự thuyết phục hơn là sự kiểm soát

Cam kết với việc phát triển con người:Các nhà lãnh đạo phục vụ tin rằng con

người có một giá trị bên trong vượt lên trên những đóng góp hữu hình của những nhân

viên bình thường Kết quả là, nhà lãnh đạo phục vụ cam kết sâu sắc với sự phát triển củamỗi cá nhân trong bộ phận.Nhà lãnh đạo phục vụ thừa nhận trách nhiệm để làm mọi thứ

có thể để nuôi dưỡng sự phát triển của nhân viên

Xây dựng cộng đồng: Nhận thức này khiến nhà lãnh đạo phục vụ tìm cách xác

định một số cách thức cho việc xây dựng cộng đồng giữa những người làm việc trong tổ

chức

Việc lãnh đạo phục vụ gợi ý rằng, cộng đồng thực sự có thể được tạo ra giữanhững người làm việc trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác Greenleaf nói: “Tất cảnhững điều cần thiết để tái thiết cộng đồng như một hình dạng cuộc sống cho nhiều

người là do các nhà lãnh đạo phục vụ chỉ đường, không bằng các phong trào hàng loạt,

Trang 12

mà bằng việc mỗi nhà lãnh đạo phục vụ chứng tỏ khả năng không giới hạn với cộng đồng

cụ thể có liên quan đến tổ chức”

10 đặc điểm trên của nhà lãnh đạo phục vụ không hẳn là đã toàn diện, nhưng

chúng phục vụ để truyền đạt sức mạnh và sự cam kết, làm cho mọi người luôn cởi mở vớilời mời và thử thách của nó

Sự quan tâm đến ý nghĩa và khả năng vẫn dụng của thuyết lãnh đạo phục vụ đãkhông ngừng được phát triển Minh chứng cho điều này là hàng trăm cuốn sách, bài báo,

và bài viết về chủ đề này đã được phát hành Nhiều công ty đã được vinh danh trong danh

sách “The 100 Best Companies to Work For - 100 công ty tốt nhất để làm việc” hàngnăm trên tạp chí Foturne, đã áp dụng thuyết lãnh đạo phục vụ vào nền văn hóa của công

ty Và hơn thế nữa nhiều tổ chức và cá nhân đã tìm cách áp dụng thuyết này vào thực

tiễn

Đặc điểm của nhà lãnh đạo phục vụ xuất phát từ trong bản chất tự nhiên của mỗi

cá nhân, và theo khuynh hướng tự nhiên chúng có thể được khám phá và phát huy thông

qua học tập và thực hành Lãnh đạo phục vụ mang niềm hy vọng lớn hướng đến một

tương lai tốt hơn, tươi sáng hơn trong mỗi tổ chức

1.3 Lãnh đạo phục vụ trong bối cảnh của phong cách lãnh đạo.

Việc phân chia phổ biến nhất của những phong cách lãnh đạo là sự tách biệt giữaphong cách lãnh đạo độc đoán, dân chủ và tự do Phong cách lãnh độc đoán yêu cầu giaoviệc và giám sát thực hiện và xác địnhkết quả rõ ràng Trách nhiệm ra quyết định thuộc

về các giám đốc điều hành Trái ngược với độc tài, thực hiện một phong cách lãnh đạo có

sự tham gia liên quan đến nhân viên trong việc ra quyết định.Nhiều nhiệm vụ quan trọngđược giao.Mức ảnh hưởng và trách nhiệm của người lao động gia tăng Phong cách lãnhđạotự dolà không đáng kể trong thực tế

Trang 13

Lãnh đạo phục vụ có thể có nhiều khả năng liên quan đến phong cách lãnh đạo có

sự tham gia.Phong cách lãnh đạo độc tài không phù hợp với các nguyên tắc hướngdẫn.Ưu tiên cao nhất của một nhà lãnh đạo phục vụ là để khuyến khích, hỗ trợ và chophép cấp dưới phát triển đầy đủ tiềm năng và khả năng của mình.Điều này dẫn đến việcbắt buộc ủy thác trách nhiệm và tham gia vào việc ra quyết định.Tuy nhiên, đó là câu hỏiliệu một phong cách lãnh đạo có thể được khai b áo là phổ quát và áp dụng phổ biến.Cách tiếp cận lãnh đạo lãnh đạo đi xa hơn hành vi của nhân viên liên quan và được cholàsự suy nghĩ lại về mối quan hệ thứ bậc giữa lãnh đạo và cấp dưới Điều này không cónghĩa là lý tưởng của một phong cách trong mọi t ình huống có sự tham gia là để đượcthực thi, nhưng trọng tâm của trách nhiệm lãnh đạo là thúc đẩy hiệu suất và sự hài lòngcủa nhân viên

1.4 Mô hình lãnh đạo phục vụ.

Hầu hết các nhà nghiên cứu nhìn thấy lãnh đạo phục vụ như một triết lý cơ bảncủa lãnh đạo, thể hiện qua các đặc điểm và thực tế cụ thể Các khái niệm cơ bản được tìmthấy trong ba bài tiểu luận quan trọng đầu tiên của Greenleaf, “Nhà lãnh đạo như ngườiphục vụ” – The servant as leader, “The institution as servant”, và “Người phục vụ làngười đáng tin” – Trustees as servants

Mười đặc trưng của các nhà lãnh đạo phục vụ trong các tác phẩm của Greenleaf:Lắng nghe, Đồng cảm, Hàn gắn, Nâng cao nhận thức, Thuyết phục, Tạo nên nhận thức ,Tầm nhìn xa, Quản lý, Cam kết sự phát triển của con người, và Xây dựng cộng đồng Cácchuyên gia lãnh đạo như Bolman, Deal, Covey, Fullan, Sergiovanni, và Heifitz cũngtham khảo các đặc điểm như các thành phần thiết yếu của lãnh đạo hiệu quả

Trung tâm lãnh đạo phục vụ tại Viện Mục Vụ ở Georgia xác định lãnh đạo phục

vụ như một cuộc hành trình suốt đời, bao gồm khám phá ra chính bản thân mình, mongmuốn phục vụ người khác, và cam kết dẫn dắt Nhà lãnh đạo phục vụ liên tục phấn đấu

Trang 14

để được đáng tin cậy, tự nhận thức, khiêm tốn, chu đáo, tầm nhìn chiến lược, nâng cao vịthế, quan hệ, có thẩm quyền,người quản lý tốt, và xây dựng cộng đồng.

Kent Keith, tác giả của“Tình huống lãnh đạo phục vụ ”, nói rằng lãnh đạo phục vụ

là đạo đức, thực tế, và có ý nghĩa Ông xác định bảy nhân tố chính của các nhà lãnh đạophục vụ: tự nhận thức, lắng nghe, thay đổi các “kim tự tháp”, phát triển các đồng nghiệpcủa mình, huấn luyện không phải kiểm soát, giải thoát năng lượng và trí tuệ của ngườikhác và tầm nhìn xa

James Sipe và Don Frick, trong cuốn sách của họ “Bảy trụ cột của Kỹ năng lãnhđạo phục vụ”, nhà lãnh đạo phục vụ , các nhà lãnh đạo cá nhân của tính cách, đưa conngười lên đầu tiên, có kỹ năng truyền thông, là cộng sự tốt, sử dụng tầm nhìn xa, lànhững hệ thống tư tưởng, và thực hiện thẩ m quyền đạo đức

Không giống như các phương pháp tiếp cận lãnh đạo với một phong cách phân cấp

từ trên xuống, lãnh đạo phục vụ thay vì nhấn mạnh sự hợp tác, tin tưởng, sự đồng cảm, vàviệc sử dụng đạo đức của quyền lực Tại trung tâm, các cá nhân là một người phục vụ đầutiên, đưa ra quyết định có ý thức để dẫn dắt phục vụ tốt hơn những người khác, không đểtăng sức mạnh riêng củ a họ.Mục tiêu là để nâng cao sự phát triển của các cá nhân trong

tổ chức và nâng cao tinh thần đồng đội và sự tham gia của cá nhân Một thử nghiệm hành

vi kinh tế gần đây cho thấy những lợi ích nhóm lãnh đạo phục vụ Đội bóng của các cầuthủ phối hợp hành động của họ tốt hơn với một nhà lãnh đạo phục vụ dẫn đến kết quả cảithiện cho những người đitheo (nhưng không cho chính các nhà lãnh đạo)

Trang 15

PHẦN 2 ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA LÝ THUYẾT

LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

2.1 Ưu điểm:

Phong cách lãnh đạo phục vụ nghĩa là việc phục vụ tổ chức phải được ưu tiên hàng

đầu rồi mới tới các nguyên tắc của lãnh đạo.Các nhà lãnh đạo trở thành một người quản

lý cho tổ chức khác với những người làm chính trị.Khi làm chính trị, luật pháp có thể dễdàng bỏ qua vai trò lãnh đạo phục vụ.Nhưng phong cách lãnh đạo phục vụ có nhiều ưu

điểm không thể bỏ qua Nổi trội có những ưu điểm sau:

Linh hoạt: Không có một nhà lãnh đạo nào có thể làm việc có hiệu

quả trong môi trường làm việc đa văn hóa bằng việc chỉ áp dụng một phong cáchlãnh đạo

Đa dạng: Cách tiếp cận của lãnh đạo phục vụ có thể có hiệu quả

trong một môi trường làm việc khác nhau Nếu như phong cách độc đoán của lãnh

đạo có thể gây ra sự tha hóa trong nhân viên, hình thức dân chủ của lãnh đạo đôi

khi có thể gây ra quan điểm không rõ ràng hoặc bị biến dạng để phù hợp với nhucầu của các nhóm đối lập thì phong cách lãnh đạo phục vụ phục vụ từng thànhviên của nhóm Điều này cho phép cá nhân hóa cách thức quản lý mỗi thành viêncủa tổ chức và có thể giúp duy trì sự gắn kết trong tổ chức

Lòng trung thành: Trong các hình thức khác của phong cách lãnh

đạo, nhu cầu và tầm nhìn của tổ chức được đặt lên trên hết so với nhu cầu của

nhân viên.Với lãnh đạo phục vụ, nhu cầu của nhân viên lại là quan trọng hàng đầu

Điều này khiến cho nhân viên thấy được vai trò quan trọng của bản thân, được sựquan tâm giúp đỡ từ phía người lãnh đạo  hình thành nên lòng trung thành mạnh

mẽ với tổ chức và sẽ hết lòng vì tổ chức

Trang 16

Sự tham gia của các nhân viên: Không giống như một phong cách

lãnh đạo dân chủ nơi mà các quyết định được dựa theo quy tắc đa số, trong lãnh

đạo phục vụ, tất cả các ý kiến, quan điểm đều có những đóng góp nhất định trong

việc ra quyết định Bằng cách này, nhân viên có thể tham gia đóng góp ý kiến vàoviệc ra các quyết định cho tổ chức

Hạn chế được việc lạm dụng quyền lực trong lãnh đạo tổ chức:

Tính ưu việt của nó vượt trội hơn hẳn phong cách lãnh đạo độc đoán đó là ngăn

chặn và làm giảm tất cả các loại vấn đề liên quan trực tiếp đến lãnh đạo chỉ huy vàkiểm soát (theo Farling, Stone, & Winston,1999; Laub, 2003; Page & Wong,2000; Russell & Stone, 2002; Sendjaya & Sarros, 2002)

Năng suất: Theo giáo sư tâm lý học Paul TP Wong của Tyndale

thuộc trường đại học Toronto thì các nhà lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo phục

vụ có xu hướng nhận được rất nhiều sự tôn trọng và tin tưởng từ nhân viên của họ

Điều đó thúc đẩy một ý thức trách nhiệm làm việc cao, nhân viên hài lòng với

công việc và tổ chức của họ, năng suất làm việc tăng lên

Dựa trên việc phân tích lý thuyết, các nghiên cứu giả thiết và nghiên cứu thực tiễn,

có đủ bằng chứng cho chúng ta thấy lý thuyết lãnh đạo phục vụ hội tụ đầy đủ các điều

kiện tốt nhất của một phong cách lãnh đạo trong mọi tình huống vì những lí do sau:

1 Thoát khỏi sự ích kỉ, như là sự tính toán cá nhân và sự thăng tiến củachính bản thân mỗi con người Các nhà lãnh đạo loại S có thể hướng toàn bộ sựquan tâm của họ vào việc phát triển nhân viên và xây dựng tổ chức

2 Các nhà lãnh đạo kiểu S có cái nhìn tích cực về người lao động vànhững cá nhân có khả năng phát triển và hoàn toàn có thể trở thành những nhàlãnh đạo tiềm năng nếu họ được hỗ trợ và chăm sóc tốt về công việc và môi trườnglàm việc

Trang 17

3 Quan tâm tới nhu cầu cá nhân và có sự thông cảm về tính cách khácbiệt của mỗi cá nhân Những nhà lãnh đạo kiểu S có thể mang lại những điều tốtnhất cho các nhân viên trong tổ chức.

4 Là nhà lãnh đạo tình huống, các nhà lãnh đạo phục vụ nhận ra trong

trường hợp vắng mặt quyền lực của họ lại tạo điều kiện cho sự tự quản lý và đạt

hiệu quả trong công việc

5 Là người quản lý tốt Các nhà lãnh đạo loại S sẽ làm bất cứ điều gì

cần thiết và phù hợp để tối đa hóa hiệu quả lãnh đạo trong mọi tình huống

6 Đặt công nhân làm trung tâm và định hướng phát triển, các nhà lãnhđạo Loại S có thể biến người lao động bình thường trở thành các nhà lãnh đạotương lai bằng cách phát triển thế mạnh của họ

7 Lãnh đạo phục vụ như là một loại thuốc giải độc cho vấn đề thamnhũng và lạm dụng quyền lực

8 Lãnh đạo phục vụ giúp giảm tình trạng mệt mỏi và xây dựng một tổchức lao động lành mạnh

9 Lãnh đạo phục vụ tập trung vào nuôi dưỡng các nguồn lực nội tạitrong tổ chức thông qua việc truyền cảm hứng làm việc để nhân viên tin vào sựphát triển của mình, có hướng đi và phát triển chung với mục đích của tổ chức

10 Lãnh đạo phục vụ thích hợp nhất cho các thế hệ tiếp theo của nhânviên, những người đang rất hoài nghi về chính quyền và nhu cầu xác thực từ cácông chủ của họ

11 Lãnh đạo phục vụ có vẻ phù hợp nhất cho người lao động tri

thức,độc lập và sáng tạo

12 Lãnh đạo phục vụ công nhận lãnh đạo là một quá trình hoạt độngnhóm, mà không cần phải tập trung vào một hoặc hai cá nhân Do đó, lãnh đạophục vụ dựa trên việc xây dựng nhóm

Ngày đăng: 04/04/2015, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w