Kết cấu đảo lộn thời gian của sự kiện

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ 1986-2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy (Trang 35 - 43)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2.1. Kết cấu đảo lộn thời gian của sự kiện

Một trong những hình thức mới mẻ mà truyện ngắn Việt Nam thời kỳ sau 1986 đem lại và đạt được nhiều thành tựu trên phương diện kết cấu cốt truyện là sự đảo lộn thời gian của sự kiện – tức là nghệ thuật trần thuật không theo trình tự diễn tiến của cốt truyện tự nhiên theo thời gian tuyến tính (đi từ nhân tới quả). Đây là kết cấu trong đó cách tổ chức sắp xếp các chi tiết, sự kiện hoàn toàn không theo trật tự thời gian tuyến tính. Tức là, thời gian lịch sử và thời gian trần thuật không trùng khít. Việc tạo ra sự xáo trộn về thời gian của hệ thống sự kiện xảy ra trong truyện thực là do sự sắp xếp của nhà văn nhằm phục vụ ý đồ sáng tác. Một truyện ngắn thường bắt đầu từ sự xuất hiện của các nhân vật, phát triển thông qua các mối quan hệ, nảy sinh mâu thuẫn, đưa đến cao trào và kết thúc. Không theo trình tự ấy, kiểu kết cấu hồi cố đưa kết luận lên đầu tác phẩm, sau đó là quá trình tìm hiểu nguyên nhân. Hay nói khác là truyện ngắn có sự đan xen thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai. Truyện bắt đầu từ thời điểm hiện tại, trở về quá khứ rồi quay trở về thực tại…Như vậy, những vấn đề đưa ra không thuận chiều, buộc người đọc phải suy ngẫm, trăn trở và truyện như vậy mang đậm tư duy phân tích, khám phá. Với kiểu kết cấu này, người đọc có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thế giới tác phẩm, tự mình tìm hiểu chân lý cuộc sống, nhà văn tránh được lối kể chủ quan, áp đặt, định sẵn. Các truyện này thường bắt đầu ở phần giữa hoặc phần kết thúc của cốt truyện tự nhiên. Sự tái tạo trật tự nghệ thuật cho các sự kiện trong cốt truyện là một đặc trưng của tư duy truyện ngắn hiện đại.

Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều truyện có kiểu kết cấu này như: Tái sinh

của Phan Bội Châu, Trên lầm, dưới lỗi của Trần Quảng Nghiệp…Đặc biệt kết cấu phá vỡ tuyến tính thời gian xuất hiện nhiều ở các tác phẩm đăng trên Nam phong tạp chí như Nước đời lắm nỗi của Phạm Duy Tốn, Có gan làm giàu của Nguyễn Bá Học… Nguyễn Bá Học là nhà văn thường được đánh giá là có cách viết truyện cũ kỹ, với nhiều tác phẩm có kết cấu theo thi pháp trung đại. Nhưng ngay trong sáng tác của nhà văn này cũng đã có vài truyện có dấu hiệu hiện đại mà Có gan làm giàu

là một tác phẩm có sự cách tân trong kết cấu. Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Bá Học mô tả cuộc sống cần kiệm, hạnh phúc của một đôi vợ chồng nghèo. Cho đến một hôm chồng ốm, vợ mới biết bí mật của chồng. Người chồng thuật lại quá khứ và khát vọng vươn lên làm giàu của mình. Rõ ràng đây là kết cấu phá vỡ tuyến tính thời gian. Kết cấu như thế, tác giả muốn chuyển sự chú ý của người đọc từ sự kiện xảy ra bên ngoài sang nội tình bên trong, nhấn mạnh ý chí mãnh liệt của nhân vật...Sự

đảo lộn trật tự thời gian của các sự kiện có ý nghĩa không nhỏ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.

Sang các giai đoạn sau này, kết cấu phá vỡ, đảo lộn thời gian và trật tự tuyến tính của truyện ngắn trở nên rất phổ biến trong sáng tác. Khi xây dựng hình tượng Chì Phèo, điển hình cho người nông dân Việt Nam trong xã hội thực dân nửa phong kiến, Nam Cao đã lựa chọn một lối kết cấu riêng khác với truyền thồng, đó là sự đảo lộn trật tự thời gian tuyến tính. Truyện được bắt đầu bằng hiện tại (Chí Phèo say rượu và chửi bới), rồi lặn ngược về quá khứ bằng mốc thời gian xa xưa “Một anh đi thả ống lươn…” (Sự sinh thành của Chí Phèo) rồi lại quay trở lại với hiện thực (chi tiết bát cháo hành của Thị Nở). Xen trong mạch truyện lớn về cuộc đời của Chí Phèo lại là những mạch truyện nhỏ bị xáo trộn (suy nghĩ của Bá Kiến về những “hiện tượng” Chí Phèo của làng). Như vậy, cùng viết về người nông dân như Ngô Tất Tố, nhưng nếu nhà văn của lều chõng sử dụng kết cấu tuyến tính, đưa liên tiếp những sự kiện, chi tiết lên trang giấy “dồn dập như tiếng trống giục sưu, thúc thuế” để nhằm mô tả một không khí bức bối đến ngột ngạt của thời đại đang bóp nghẹt số phận con người thì Nam Cao lại sử dụng kết cấu đảo lộn trật tự thời gian tuyến tính nhằm làm rõ hơn hoàn cảnh bi đát của số phận con người. Đọc tác phẩm của Ngô Tất Tố, ta thấy người nông dân bị dồn ép đến đường cùng, có nguy cơ chết đói thì đọc tác phẩm của Nam Cao, ta thấy cái nguy cơ chết về mặt thể xác không đáng báo động bằng sự hủy diệt về mặt tâm hồn. Việc nhảy cóc từ lớp kịch này sang lớp kịch khác không theo trật tự trong tác phẩm của Nam Cao mà không có sự chuẩn bị trước về mặt tâm lý nhằm một dụng ý nghệ thuật rõ ràng để cảnh báo về tình trạng tha hóa của người nông dân. Một xã hội như thế thì những người nông dân hiền lành chân chất như Chí Phèo rồi một ngày không xa sẽ biến thành con quỷ dữ là điều không thể tránh khỏi. Nguy hiểm hơn, hiện tượng ấy sẽ trở thành một quy luật có tính chất nhân quả phổ biến.

Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới xuất hiện nhiều cây bút có tên tuổi với những cách tân táo bạo đặc biệt là trên lĩnh vực kết cấu truyện ngắn. Việc đảo lộn trật tự thời gian tuyến tính của tác phẩm được sử dụng rộng rãi nhằm tạo ra những giá trị nghệ thuật riêng biệt cho tác phẩm.

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã tận dụng triệt để khả năng này để sáng tạo nên những tác phẩm có sức ám ảnh lớn trong lòng độc giả. Nguyễn Thị Thu Huệ đã có rất nhiều cố gắng trong việc lựa chọn một kết cấu phù hợp nhằm thể hiện tốt nhất nội dung tư tưởng của tác phẩm. Đại đa số truyện ngắn của chị là kết cấu đơn tuyến với nhân vật chính đóng vai trò trung tâm đứng ra kể lại cuộc đời mình hay những sự kiện, hiện tượng của đời sống. Nhưng trong nhiều tác phẩm, Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng kết cấu đảo lộn trật tự tuyến tính để làm tăng dụng ý nghệ thuật.

Những truyện ngắn của chị thường có rất nhiều đoạn hồi tưởng, có sự xáo trộn về mặt thời gian. Điều này chứng tỏ, tác giả đã có ý thức đổi mới trong ý đồ nghệ thuật tạo nên sự đa dạng cho truyện ngắn của mình.

Bảy ngày trong đời là câu chuyện điển hình với mạch kết cấu được xáo trộn không theo trật tự tuyến tính. Truyện kể về tình yêu của Lụa – một cô thôn nữ ngây thơ, dịu dàng có một tình yêu trắng trong, tuyệt đối với Sáng, một người lính. Truyện bắt đầu bằng mối tình của họ bên bờ biển, những dư vị ngọt ngào hòa lẫn với dự cảm không hay về tương lai xa xôi về tình yêu của một người lính. Xen trong những lời hứa hẹn yêu đương về cuộc sống vợ chồng của Sáng, ta thấy cả quá khứ chiến tranh dội về với những bom rơi đạn lạc, với những lần bị thương, trầy xước. Rồi Lụa mang thai và sinh con sau lần chia tay với Sáng mà không biết anh đi đâu về đâu. Trong kí ức về tình yêu đầu đời đẹp đẽ là không ít lần Lụa phải hứng chịu sự dằn vặt, đau khổ của cha mẹ, của hàng xóm láng giềng, nhưng hơn hết vẫn là nỗi khổ tâm về tình yêu lính tráng. Đã rất nhiều lần cô muốn tìm đến căn nhà của anh chiến sỹ mù, bạn của Sáng, để tìm cho ra sự thật, để đứa con gái bé nhỏ của mình có cha. Nhưng danh dự đã ghìm bước chân cô lại ngay trước ngưỡng cửa, bởi cô biết: “Đàn ông, cái sự quên nhớ của họ đều có ý thức. Họ đã không muốn cái gì thì đừng có cố mà giữ, đâu phải cứ có ba đầu sáu tay phồng mang trợn mép lên là giữ được? Anh không đến, có nghĩa là anh không muốn. Vậy Lụa tìm đến để làm gì?”. Rồi cuối cùng, Lụa và con gái cũng gặp được Sáng để nhận ra một sự thật là Sáng không bỏ mẹ con cô để đi tìm hạnh phúc riêng cho mình, anh đang phải chống chọi kiên cường với bệnh tật, di chứng ác liệt của thời chiến tranh. Tình yêu chân thành và cao thượng của người lính đã cho chúng ta nhiều bài học nhân sinh sâu sắc về con người và cuộc sống.

Ta có thể logic hóa mạch kể của truyện theo sơ đồ sau: *Mạch truyện theo trật tự thời gian tuyến tính:

Sự kiện 1: Sánh bị thương hồi chiến tranh (1)

Sựu kiện 2: Tình cảnh của Sánh hồi chiến tranh: trở thành người vô sản (2) Sự kiện 3: Sánh rời quân ngũ trở về quê, mất nhà (3)

Sự kiện 4: Sánh gặp và yêu Lụa, hai người có sáu ngày bên nhau, Sánh quyết định giấu Lụa về sự ra đi của mình. (4)

Sự kiện 5: Sánh và Lụa hẹn hò (trước hôm Sánh đi một ngày) (5)

Sự kiện 6: Lụa có thai, Sánh đi từ hôm hẹn chưa về. Bố mẹ Lụa nói chuyện về cái thai của Lụa (6)

Sự kiện 7 Sánh và Lụa nói chuyện về việc sinh con(7)

Sự kiện 8: Lụa nhớ lại những câu chuyện hai người hay nói với nhau, Sánh hứa cưới Lụa làm vợ. (8)

Sự kiện 9: Bố mẹ Lụa tra hỏi Lụa(9)

Sự kiện 10: Cái thai trong bụng Lụa lớn dần nhưng Lụa vẫn quyết định không đi tìm Sánh mặc cho bố mẹ mắng chửi (10)

Sự kiện 11: Lụa sinh con gái, đặt tên là Khánh (11) Sự kiện 12: Lụa tìm gặp bạn Sánh. (12)

Sự kiện 13: Bạn Sánh đưa mẹ con Lụa đi gặp Sánh (13) *Mạch kết cấu của truyện:

`

Như vậy, theo kết cấu của truyện, ta thấy rõ ràng các chi tiết, sự kiện đã bị đảo lộn trật tự theo sơ đồ sau:

(2) (3) (4) (8) (1) (5) (10) (6) (7) (9) (11) (12) (13).

Trong mạch kết cấu của truyện, xen lẫn vào sự gặp gỡ, chia tay rồi gặp gỡ của các nhân vật là những dòng hồi ức, những sắc thái tâm lí, những sự kiện cuộc đời được tác giả khéo léo đưa vào nhằm dụng ý giải thích và hợp lý hóa kết thúc truyện. Ví dụ, trong cuộc hẹn hò với Lụa, không phải vô cớ khi Sánh nhớ lại những chi tiết về cuộc chiến tranh trong quá khứ, về sự hi sinh của đồng đội: “Hình như anh đã nghe thấy bài hát này ở một cánh rừng trụi lá, bên một con suối nhỏ, trong vắt. Tiếng chim tu hú xa xa. Thằng bé cùng đơn vị vừa huýt sáo vừa bắt kịp mìn. Rồi nó thổi lửa. Anh chợt thấy người rã ra. Anh biết là mình cũng đuối sức rồi. Mặt trời chói gắt trên cao. Anh nằm trong võng, chiếc chăn trùm qua mặt. Anh ngắm nghía những giọt nắng nhí nhách rơi qua lỗ thủng của tăng. Bỗng tiếng mìn nổ. Anh cảm thấy đấy là tiếng mìn nổ trên cạn chứ không “bục” một cái như ở dưới nước trong những lần anh đi đánh cá. Tiếng nổ đanh, khô khốc. Anh vùng dậy, tụt ra khỏi võng và chạy về phía ấy. Thằng bé đang quằn quại dưới đất, hai bàn tay nát máu. Rồi đêm xuống.,”. Chi tiết này nhằm giải thích cho hình ảnh của Sánh ở phần cuối truyện “Sánh của cô đang đến gần. Hai chân lệt sệt như không muốn nhấc lên khỏi mặt đường. Anh nhìn Lụa. Vô hồn. Hình như anh không nhận ra cô.

Chi tiết Sánh nhớ lại hoàn cảnh của mình sau chiến tranh: “Anh chợt nhớ ra tình cảnh của mình. Lá thư của cô út theo đuổi anh suốt chặng đường hành quân. Hôm qua, thằng Thản cùng quê đã nằm lại trên khoảnh đất cao cao góc rừng. Một mảnh đạn bay qua và ở lại trong thái dương đã mang đi cuộc sống của nó. Bố anh

Sự kiện 2 Sự kiện3 Sự kiện 4 Sự kiện 8 Sự kiện 1 Sự kiện 6

Sự kiện 7

Sự kiện 9 Sự kiện 10 Sự kiện 5

mất được hai năm thì bây giờ đến mẹ. Cô em theo chồng về quê sinh sống. Căn nhà ngói cũ kỹ bán rồi vì anh đi chưa hẹn ngày về. Đại khái bỗng nhiên bây giờ anh trở thành người vô sản.” giải thích cho sự ra đi không lời giải thích của anh đối với Lụa.

Sử dụng một hệ thống kết cấu đảo lộn về mặt thời gian, không theo trật tự tuyến tính, nhà văn muốn dồn sức nặng vào phần kết của câu chuyện. Sự ra đi của Sánh mang theo bao hồ nghi, để lại một người đàn bà đau khổ và một đứa con thơ dại không biết mặt cha. Toàn bộ câu chuyện là những câu hỏi, những nỗi niềm thắc mắc lớn: Cha của đứa trẻ là ai? (Thắc mắc của cha mẹ Lụa), Sánh đi đâu? Tại sao Sánh lại ra đi mà không có lí do? (Thắc mắc của Lụa), Sánh là người tốt hay người xấu? và Người bạn mù của Sánh xuất hiện trong tác phẩm có ý nghĩa như thế nào? (Thắc mắc của độc giả). Nguyễn Thị Thu Huệ muốn dành tặng cho người đọc sự hồi hộp để theo dõi diễn tiến của câu chuyện từ đầu tới cuối. Để rồi, khi mọi lời giải đáp được vỡ òa ra ở cuối truyện, người đọc mới nhận ra biết bao điều về tình nghĩa thủy chung của tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa những người đồng chí, đồng đội, và hơn hết là tình đồng loại bao la giữa con người với con người. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, ta mới nhận ra rằng: hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc ở ngay trong mỗi con người chúng ta, chỉ có điều, ta phải biết giữ gìn, phải có lòng tin, thì hạnh phúc ấy sẽ đến với ta thật trọn vẹn. Kết cấu đảo lộn thời gian của sự kiện, xáo trộn trật tự chi tiết nhằm lí giải sâu sắc hiện thực chứ không chỉ dừng lại tái hiện cuộc sống.

Truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư cũng đựoc kết cấu theo cách đảo lộn thời gian của sự kiện. Truyện ngắn này được coi là một hiện tượng của năm 2005. Tác phẩm mang khuôn khổ truyện ngắn nhưng có tầm vóc của một tiểu thuyết ở sự chồng chéo những vấn đề nhức nhối của hiện thực, những chiêm nghiệm về tình yêu và lòng thù hận, cái đói nghèo và phẩm giá của con người. Truyện mênh mang tình yêu con người giữa một cuộc sống còn quá đỗi khắc nghiệt, chua xót và cay đắng. Chính vì đan cài nhiều mạch truyện trong một tác phẩm nên cốt truyện Cánh đồng bất tận được tổ chức theo cấu trúc lỏng. Hệ thống sự kiện bị phân rã, chắp nối theo chuỗi ký ức đứt đoạn của nhân vật “Tôi”.

Xem xét kết cấu của Cánh đồng bất tận, chúng ta có thể so sánh với lối kết cấu của Trăm năm cô đơn, cuốn tiểu thuyết của Gabriel García Márquez. Như người đọc cảm nhận được ngay từ trang thứ nhất, bắt đầu với một đội hành quyết, rồi một chuyến hành trình hồi khứ rất dài, thời gian trong thế giới quan hiện thực thần kỳ không phải bao giờ cũng trôi về phía trước. Quá khứ xa xăm thì có mặt ngay trong từng khoảnh khắc hiện tại, và tương lai thì đã xảy ra rồi. Những sự thay

đổi lớn lao trong trình tự thời gian của dòng tự sự phản ánh một thực tại hầu như nằm bên ngoài thời gian. Điều này giải thích sự hiện hữu của những hồn ma, những điều linh thị, và cái cảm giác rằng thời gian là một sự tái điệp vĩ đại chứ chẳng phải là một tiến trình đi tới. Trong tiểu thuyết của García Márquez, một số sự kiện nào đó cứ tiếp tục quay trở lại với tiêu điểm của hiện tại, ngay cả cho dù thời gian cứ dần dà trôi xuyên qua ba thế hệ.

Trước hết, Cánh đồng bất tận được kết cấu theo trật tự tái điệp thời gian: Tái điệp thời gian là sự trở đi trở lại của thời gian, các tổ hợp chập đôi của thời gian hiện tại - quá khứ, quá khứ - hiện tại, quá khứ - quá khứ của quá khứ/quá khứ hoàn thành cứ dằng díu vào nhau. Thủ pháp đó tạo nên cảm nhận (thực chất là

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ 1986-2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)