Kết cấu mở (Kiểu kết thúc để ngỏ)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ 1986-2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy (Trang 47 - 53)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2.3. Kết cấu mở (Kiểu kết thúc để ngỏ)

Truyện ngắn thông thường, đặc biệt là truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh thường được kết cấu theo hai phần rõ rệt: phản ánh hiện thực bằng những chất liệu sống động và một đoạn kết theo định hướng của tác giả; thông thường đó là cái hiện thực được biết trước. Theo dõi tiến trình câu chuyện, độc giả hoàn toàn đoán biết được nó sẽ diễn biến theo chiều hướng nào. Mục đích cao nhất của truyện là khơi gợi niềm tin vào lí tưởng, kết cấu có khả năng tổ chức, sắp xếp các chi tiết, sự kiện theo một mô típ đã định sẵn.

Hình thức kết cấu của truyện ngắn hôm nay phần lớn vượt ra khỏi kết cấu của truyện ngắn truyền thống…có kết cấu tự do hơn…Kết thúc truyện ngắn hôm nay là kiểu kết thúc để ngỏ” [63]. Truyện ngắn nào cũng có một kết thúc, chỉ có điều ở mỗi truyện nó lại xuất hiện dưới những dáng vẻ khác nhau: “Thật ra, kết thúc tác phẩm là chỗ bộc lộ rất rõ mâu thuẫn giữa yêu cầu thể loại (tác phẩm nào cũng phải kết thúc) và thực tế đời sống mà tác phẩm lấy làm chất liệu (đời sống vốn liên tục không bao giờ kết thúc”[6]. Kết cấu mở là hướng tìm tòi để kết hợp hài hòa hơn những mặt mâu thuẫn ấy, phù hợp với quan niệm: nơi tác phẩm kết thúc là nơi cuộc sống chưa dừng lại, vẫn còn tiếp diễn thậm chí chỉ mới thực sự bắt đầu. Được coi là một nốt nhấn của truyện ngắn đương đại, với độ mở rất lớn, kết cấu mở tạo ra khả năng đồng sáng tạo cho độc giả.

Kết cấu mở là cách thức tổ chức chi tiết, sự kiện trong thế phát triển “chưa hoàn thành” của hiện thực; tác phẩm đã kết thúc nhưng vẫn còn những dư âm và khoảng để ngỏ trong lòng người đọc. Truyện ngắn có thể không có kết thúc hoặc kết thúc chưa đưa ra một kết luận thỏa đáng sau cùng. Ở những truyện ngắn theo kết cấu mở, nhà văn có vai trò đặt vấn đề, gợi mở những cách tiếp cận, đánh giá…độc giả trở thành người đồng sáng tạo với tác giả, mỗi câu chuyện sẽ đi trọn hành trình của nó trong nhận thức, tư tưởng của bạn đọc. Để tạo nên những khoảng trống cho tác phẩm, nhà văn thường tạo ra những chi tiết bất ngờ vào cuối truyện mà không đưa ra lời giải thích thỏa đáng. Tất nhiên, đó không phải là sự gợi mở tùy tiện trong ý thức của độc giả, kết cấu mở phải tạo ra được những định hướng tích cực, bởi: “Sau mỗi kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng”[Tr98,34]. Truyện ngắn đôi khi không có kết thúc, đặc biệt là những truyện ngắn có cấu trúc lỏng, truyện theo dòng tâm trạng. Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ kết thúc đầy nghiệt ngã: một người mẹ hết lòng yêu thương con bị tai nạn chết, còn cô con gái mười sáu tuổi đang say mê bên một người đàn ông đã có vợ. Tác giả không nói gì nhiều, không bình luận gì thêm, chỉ ngắn gọn trong vài

dòng chữ: “Cô gái vội đặt tách cà phê xuống, nhưng người đàn ông cũng vừa tợp xong tách cà phê của mình và choàng tay ôm lấy cô gái. Cô nhắm nghiền mắt, say lịm đi, không kịp nhìn lên màn hình. Phải chăng đó là điều may mắn cuối cùng của cô trước khi bước vào... hậu thiên đường?”. Đây là một kết thúc đầy cay đắng với số phận con người đồng thời nó còn là một sự bắt đầu đầy khủng khiếp. Những con chữ như dửng dưng vô tình mà cứa vào lòng người đọc biết bao xót xa khôn nguôi. “Hậu thiên đường” ấy là gì? Phải chăng sẽ là nỗi đau của người con gái khi biết tin mẹ đã mất khi đi tìm mình? Phải chăng sẽ là tiếp tục những tháng ngày u mê bên người đàn ông mặc chiếc áo màu gạch, nhếch nhác, bẩn thỉu, hôi hám, hai đứa con nhỏ và lấy cả tiền của cô bé khờ khạo chỉ để …mua bánh xà phòng?. Tác giả không nói thêm nữa, để cho độc giả tự suy nghĩ, chiêm nghiệm.

Đọc những truyện ngắn có kết thúc mở, ta nhận thấy tác giả chủ tâm không muốn mình là người biết trước, là người dẫn dắt truyện mà muốn đồng sáng tạo với độc giả. Nói khác đi, tự bản thân mỗi độc giả đã là một nghệ sỹ. Trong Cầu thang, tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ đã thả lỏng kết thúc để người đọc tự nhận thức và khám phá. Truyện xoanh quanh cái nhìn của nhân vật Trân, một cán bộ nữ trẻ về thế giới đàn ông nói riêng và cuộc sống nói chung. Những người đàn ông ấy gắn liền với những bậc thang, một không gian chật chội mà Trân thường đi qua. Người đàn ông thứ nhất là Anh. Đường đi lên nhà anh Trân phải trải qua 68 bậc thang gỗ với cầu thang hẹp: “Để đếm được 68 bậc cầu thang. Trân phải đi qua một ngõ dài hun hút. Đầu ngõ là một hàng phợ Họ bán chui bán lủi phải giấu mỗi nơi một thứ. Bánh phở thì treo lủng lẳng ở giữa ngõ, cuối ngõ thì có hai chậu bát lình xình nước và những chiếc bát nổi cùng hành, ớt và váng mỡ. Và đặc biệt, chỗ tin tưởng nhất dù đông người qua lại, có một con chó Nhật đen vì bẩn, một con mèo mắt long sòng sọc hay ngồi thì họ để gạ. Những con gà công nghiệp béo căng nứt toác cả da, dòng nước mỡ ứa ra, chảy rỉ rỉ xuống bậu cửa nối sang bậc cầu thang thứ sáu. Bao giờ đến anh, Trân cũng gặp những con gà béo căng phao câu chổng lên trời với những cái cổ rụt. Hai cánh nó sải ngang ra vẻ thách đố. Cạnh đấy là chú mèo ngồi ngay ngắn, liêm khiết vô cùng”. Hình ảnh của 68 bậc thang mà ngày nào Trân cùng phải leo đó để lại cho cô một nỗi băn khoăn lớn “cái gì chờ cô ở cuối những bậc thang đó”.

Người đàn ông thứ hai là anh chàng cùng phòng Trân. Anh chàng này gắn liền với bảy tầng cầu thang mà cô phải đi lên hàng ngày. Người đàn ông ấy cho cô những khám phá riêng về cuộc đời. Tiếp xúc với anh ta, Trân nhận ra được mình có những cảm xúc rất riêng của đàn bà. Và trong lần phạm tội ấy, Trân lại nghĩ đến những chiếc cầu thang: “Cô nhìn ra xa. Và nghe tiếng chân xuống cầu thang nhỏ dần.

Lại những bậc cầu thang. Chỉ lên hay xuống quanh quẩn trong một ngày, rồi một tháng, một năm và một đời người. Leo lên thì khó. Càng cao càng khó. Mà xuống thì nhanh quá.

Người đàn ông thứ ba là anh chàng lao vào người Trân lúc cô đang đi từ cầu thang xuống: “Không, tôi có một tập phong bì. Trong đó có năm mươi nghìn. Cứ tối nào tôi đi em út, tôi phải thả một cái để đem về còn đưa cho mụ béo, bảo là đi họp được tiền".

Truyện kết thúc vẫn bằng dư âm lạnh lùng, khô khốc của những chiếc bậc thang:

Sáu sáu Sáu bảy

Và sáu mươi tám

Sáu mươi tám là hết một hành trình leo đến bậc thang cuối cùng của nhà anh nhưng truyện rõ ràng không kết thúc ở đấy. Tác giả vẫn để ngỏ, và người đọc hiểu rằng, cuộc đời này giống như một bài toán không bao giờ có đáp số cuối cùng…

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

M.Gorki cho rằng: “Ngôn ngữ là cái áo của mọi tư tưởng. Nhân vật là hình thù con người mặc cái áo ấy”. Nhân vật đóng vai trò trung tâm, không thể thiếu đối với bất cứ một tác phẩm văn học nào bởi đó là linh hồn, sức sống của tác phẩm, là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng, chủ đề của mình: “Truyện ngắn sống bằng nhân vật, những chi tiết có ý nghĩa khi góp phần tạo nên nhân vật”.

Khi viết một tác phẩm, yếu tố hàng đầu luôn được nhà văn quan tâm đó là thế giới nhân vật. Nó trở thành một trong những yếu tố thuộc về nội dung cũng như hình thức của tác phẩm. Bởi lẽ, để thể hiện nội dung hay gửi gắm một triết lí, tư tưởng thì không thể thiếu phương tiện truyền tải, trong đó có nhân vật. Nhân vật là cái loa phát ngôn cho mọi tư tưởng của thời đại. Trong lịch sử văn học thế giới,một nhà văn thành công cũng như một tác phẩm có giá trị, sức sống thường là khi khắc họa được một chân dung văn học ấn tượng và mang đậm dấu ấn cá tính: AQ (AQ

chính truyện – Lỗ Tấn), Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao), ….Có những trường

hợp, chỉ cần nhắc đến tên nhân vật, độc giả đã hình dung ngay diện mạo của nhà văn cũng như tác phẩm của họ. Điều đó là minh chứng cho ta thấy vai trò vô cùng quan trọng của nhân vật trong tác phẩm văn học.

Truyện ngắn với những đặc điểm riêng của thể loại thường đi sâu khai thác một khía cạnh của nhân vật, một trạng thái, một tình huống mà ở đó làm nổi sắc nhất vấn đề mà nhà văn muốn truyền tải. Còn tiểu thuyết với dung lượng lớn hơn, dài hơi hơn nên cho phép theo dõi, tìm hiểu và mô tả tỉ mỉ những bước thăng trầm của số phận nhiều nhân vật, mảnh đời khác nhau. Đó là một trong những phương diện khác nhau cơ bản nhất của nhân vật truyện ngắn và nhân vật của tiểu thuyết. Thử hình dung, nếu coi tiểu thuyết là bức tranh mô tả về cả cuộc đời thì truyện ngắn như là một lớp cắt ngang, chớp lấy khoảnh khắc sáng nhất để tập trung mô tả. Chỉ cần vài chi tiết tiêu biểu, những tình huống đặc sắc nhưng diện mạo của nhân vật hiện lên vô cùng sắc nét. Nếu như trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã khắc họa tỉ mỉ cuộc đời và chân dung của nhân vật chính qua đó làm nổi bật lên tính cách của nhân vật này, đó là sự xảo trá, vô học, vô đạo đức thì tính cách của Chí Phèo cũng được khắc họa đầy đủ, rõ nét chỉ trong dung lượng của một truyện ngắn cô đọng và hàm súc.

Tuy nhiên, truyện ngắn cũng có những trường hợp khác. Đó là những truyện ngắn mang hơi hướng tiểu thuyết. Những nhân vật cũng được khắc họa khá rõ nét và đầy đủ: AQ trong AQ chính truyện của Lỗ Tấn, nhân vật Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp….Đây là đặc điểm tạo cho truyện ngắn có tầm cao hơn

về tư tưởng nội dung. Nó không còn là một thể loại nhỏ nữa mà có sức nặng ngang hàng tiểu thuyết.

Văn học không thể thiếu một nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực[10]. Điều đó khẳng định vai trò không thể thiếu được của nhân vật. Nhân vật là một công cụ hữu hiệu dẫn dắt người đọc vào thế giới riêng của mỗi câu chuyện, tạo nên nét hấp dẫn đối với độc giả.

Nhân vật văn học là con đẻ tinh thần của người nghệ sỹ, mặt khác, nó là sản phẩm tinh thần của thời đại. Xây dựng nhân vật trong một tác phẩm văn học chính là việc miêu tả con người của nhà văn. Văn học không thể thiếu nhân vật bởi đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhân vật dẫn dắt người đọc vào thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. B.Bréch nhân xét rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý dồ tác giả” [25]. Đó là phương diện quyết định phần lớn cốt truyện vừa lựa chọn chi tiết, vừa phương diện ngôn ngữ và thậm chí cả kết cấu nữa.

Từ năm 1975 đến nay, văn xuôi khởi sắc và có những “tín hiệu mới” (Bích Thu) và đặc biệt thành công ở thể loại truyện ngắn: “Tư duy trừu tượng thâm nhập vào những thể loại nhỏ và vừa này tạo cho chúng một sức chứa lớn hơn nhiều so với bản thân chúng và mở rộng khả năng thể loại đến độ đáng ngạc nhiên…truyện ngắn lên ngôi trở thành mũi nhọn của văn xuôi hiện nay. Sự hàm xúc cô đọng, sự khai thác theo chiều sâu số phận và nội tâm con người, tính tập trung và chủ đề và triết lý, những gợi mở, đối thoại tạo cho truyện ngắn một chất liệu mới vượt ra ngoài cái khung chật hẹp của thể loại [4].

Cùng với sự phát triển của văn học là sự thay đổi về diện mạo cũng như tính cách của nhân vật. Trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945, xuất hiện trong các tác phẩm hầu hết đều là những người nông dân đau khổ dưới đáy xã hội, bị chế độ thực dân nửa phong kiến bóp nghẹt cả quyền sống và quyền làm người như anh Pha (Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan), Chị Dậu (Tắt đèn – Ngô Tất Tố), Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao)…Các nhà văn đi sâu mô tả thân phận, cảnh ngộ, cuộc đời đầy đắng cay, tủi cực của những con người nhỏ bé nhằm tố cáo hiện thực đã chà đạp lên nhân cách, lòng tự trọng của họ. Những mảnh đời, con người hiện lên chân thực, ẩn đằng sau là nỗi lòng đau xót, là niềm cảm thông sâu sắc của các tác giả.

Đến văn học kháng chiến, nhân vật trung tâm là người lính. Điều này do hoàn cảnh lịch sử quy định. Văn học kháng chiến với tư duy sử thi, tập trung ca ngợi

cuộc kháng chiến hào hùng mà vĩ đại của dân tộc nên nhân vật trung tâm là những con người trực tiếp cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương. Khi lòng yêu nước trở thành hệ quy chiếu để nhìn nhận, đánh giá phẩm chất con người thì nhân vật trong tác phẩm cũng được tác giả thể hiện chủ yếu trên phương diện ấy. Người lính hội tụ trong mình đầy đủ những phẩm chất cao cả, anh hùng, phù hợp với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học thời kỳ này: từ những người lính trong

Một lần tới thủ đô của Trần Đăng, đến Mảnh trăng cuối rừng, Dấu chân người

lính của Nguyễn Minh Châu, hay Rừng Xà nu của Nguyên Ngọc…..Tất cả đều có chung hình tượng nhân vật trung tâm là anh bộ đội cụ Hồ

Chiến tranh kết thúc, đất nước hòa bình, văn học thời kì này thường đi sâu vào từng thân phận cá nhân, những cuộc đời riêng của mỗi con người. Chủ đề thế sự - đời tư ngày càng được nhiều nhà văn quan tâm khai thác. Nếu như trước kia, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, tình yêu riêng tư cá nhân, những nỗi đau khổ phải giấu kín, tất cả phải dồn nén tâm lực cho cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại thì ngày nay, tất cả được nhà văn đi sâu khám phá và được thể hiện trên trang viết:

Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh), Bước qua lời nguyền ( Tạ Duy Anh), Người

còn sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo)…Các nhà văn trẻ, trong đó có các cây bút nữ luôn áp sát hiện thực cuộc sống, thể hiện những số phận, tâm trạng của con người đời thường giữa cuộc sống hiện tại. Nhân vật thời kỳ này đa dạng, phong phú, bao gồm tất cả các mảng của cuộc sống hiện thực mà nhà văn quan tâm và muốn khám phá. Không bị giới hạn bởi những khuôn mẫu chật hẹp, các nhà văn có cơ hội được bứt phá, sáng tạo và vươn lên. Con người đời thường trở thành trung tâm của đời sống văn học. Số phận, bi kịch cá nhân được đẩy sâu đến tận cùng và nỗi cô đơn, niềm day dứt của con người trước cuộc sống xô bồ, những giá trị đạo đức đang dần bị băng hoại….Tất cả đều được tập trung thể hiện trong truyện ngắn đương đại.

Bước vào giai đoạn 1986 – 2006, quan niệm về con người trong văn chương đã thực sự thay đổi: “Đặc điểm nổi bật nhất là con người đang được nhìn nhận, xem

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ 1986-2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)