5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2.2. Đối thoại và độc thoại nội tâm
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy,là sự thể hiện sinh động và chính xác những suy nghĩ, tính cách và đời sống tâm lí của con người. Ngôn ngữ trong tác phẩm lấy chất liệu từ ngôn ngữ đời sống, thông qua sự chọn lọc, sắp xếp của nhà văn trở thành phương tiện khám phá cuộc sống của con người. Do vậy, kỹ thuật xử lý ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng tring quá trình xây dựng nhân vật. Trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy ta thấy các tác giả rất tài tình trong việc lựa chọn và xử lí ngôn ngữ đặc biệt là trong việc xây dựng đối thoại và độc thoại nội tâm cho nhân vật.
Đối thoại được hiểu là “sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó, sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia [tr129,5]. Đối thoại thực chất là quá trình tương tác bằng ngôn ngữ giữa hai chủ
thể, quá trình đó cho phép nhà văn phát hiện, khám phá các nhân cách và quan hệ của nó. Thông qua đối thoại, thế giới nhân vật được khắc họa chân thực và sinh động, các nét tâm lý, tính cách nhân vật qua từng trang sách hiện lên tự nhiên như chính cuộc đời.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, nghệ thuật sử dụng đối thoại đã thực sự phát huy được hiệu quả. Nhà văn thường xây dựng những cuộc đối thoại “không đầu không cuối”, có nghĩa là trong câu hỏi, người trả lời dường như không muốn trả lời. Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư thường hay lảng tránh các cuộc đối thoại trực tiếp bằng những câu nói hay những chủ đề không ăn nhập:
“Má tôi châng hẩng:
-Vậy?
-Ừ, người đó quen sao tìm coi bộ cực dữ
-Quen, chà hồng biết nói sao đây, dài dòng lắm, vợ chồng tôi…”
(Dòng nhớ)
Chỉ nói được đến vậy là nhân vật quay vào dòng tâm trạng của mình. Các cuộc đấu tranh trong nhiều truyện ngắn chỉ là cái cớ, chỉ là một cách để nhân vật soi lại cuộc đời mình, mở ra thế giới tâm trạng đầy những nỗi niềm.
Đôi khi, trong sáng tác của chị có những cuộc đối thoại không có lời đáp:
Ông già dụi cái mặt già nua vào tóc anh, biểu:
- Chú em, tóc dài rồi, sao không chịu đi cắt đi, thanh niên để vậy coi bầy hầy lắm.
Phi không nói gì hết, lòng anh lặng đi, nghe nhói ran cả ngực mà không biết niềm nhớ nó đang cựa quậy chỗ nào. Lâu lắm rồi mới có người nhắc anh chuyện tóc tai.
Đối thoại có vai trò rất quan trọng trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Thông qua đối thoại, nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Ở đoạn đối thoại trên, tác giả nhằm thể hiện tính cách trầm, không thích đối thoại nhiều nhưng lại rất giàu tình cảm của Phi. Điều đó lí giải vì sao, chỉ một lời nhắc nhở về chuyện tóc dài không cắt của ông Sáu Đèo lại làm Phi nhớ đến thế, suốt cả cuộc đời không thể quên được.
Trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, đối thoại đã phát huy tác dụng của nó trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Nhà văn đã tận dụng tối đa hiệu quả của những đoạn đối thoại, thông qua đó, nhà văn muốn nhân vật tự nói về mình, tự bộc lộ về mình. Người dân tộc thiểu số thường hay kiệm lời, trước mọi vấn đề, họ thường không dài dòng bộc trực thể hiện suy nghĩ của mình. Nếu một cô gái miền ngược không ưng chàng trai mà bố mẹ chọn lựa cho mình, cô ấy sẽ trả lời:
“ – Bố mẹ mà cho thằng ấy vào nhà là con đâm dao vào bụng, chết luôn. Mẹ Kía run bần bật, bố Kía thì quát:
-Mày đâm tao trước rồi muốn làm gì thì làm.
Nói rồi, xô cửa xông vào. Nhưng Kía đang vén áo lên, chĩa mũi dao thẳng vào bụng:
-Bố vào là con đâm ngay.”
(Con dê bốn mắt)
Có thể nói, trước mọi vấn đề, đặc biệt là trong tình yêu, người dân tộc luôn bộc trực, thẳng thắn thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Thậm chí, nhiều khi họ rất quyết liệt. Điều ấy thể hiện rất rõ phần tính cách của họ.
Trong ngôn ngữ đối thoại, Đỗ Bích Thúy đã để cho người dân tộc vùng cao bộc lộ rõ nét tính cách, lối tư duy và thậm chí cả ngôn ngữ hàng ngày của mỗi tộc người. Đây là lời thoại của dân làng thi nghe tin về thằng Thào Mí Chà ở Lũng Pục bỏ nhà đi mới về:
“- Tìm thấy nó ở đâu thế? Người già nhao nhao, mắt vằn lên vì tức giận - Ây dà, nó uống rượu ở nhà một đứa gái góa bên Cao Mã Pờ
- Cái gì? Uống rượu ở nhà một đứa gái góa à? Trời đất ơi, gầu Mông ơi là gầu Mông sao lại chui vào váy một đứa gái góa thế hở?”
Không chỉ tài tình trong việc xây dựng đối thoại, các nhà văn nữ còn khéo léo trong việc thể hiện nội tâm nhân vật thông qua những lời độc thoại. Vậy độc thoại là gì? “Độc thoại là lời của nhân vật, lời trực tiếp, lời có thể nói với mình hay người khác nhưng nó độc lập với các lời đối đáp” [14]. Nhân vật có thể đối thoại với chính bản thân (độc thoại nội tâm) hay độc thoại với người khác trong tâm tưởng. Độc thoại nội tâm là “Một biện pháp bộc lộ những suy nghĩ thầm kín bởi vì trong ý nghĩ của con người tỏ ra tự do hơn trong lời nói” [31]. Sử dụng độc thoại để đi sâu khám phá thế giới nội tâm của nhân vật là cách dùng khá phổ biến trong văn học. Có thể nói, độc thoại nội tâm không phải là một thủ pháp nghệ thuật mới. Có nguồn gốc từ kịch, độc thoại đã đi vào tiểu thuyết một cách tự nhiên và được phát triển
hiện trực tiếp, chính xác, tâm tư, suy nghĩ của con người, độc thoại nội tâm thường xuất hiện khi nhân vật trải qua những mâu thuẫn, những bi kịch giằng xé và bế tắc. Truyện của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu được viết theo mạch chảy của tâm trạng nên độc thoại đóng một vai trò quan trọng. Qua đó, ta có thể biết được ước mơ, hạnh phúc thầm kín của các nhân vật: “Điệp tính sau này không còn diễn được Đào con, Điệp về nhà lấy chồng nằm võng hát ru con ngủ” (Chuyện của Điệp), hay ước mơ nhỏ bé của Huệ: “Nói vậy nhưng lòng Huệ ấm ran,nó mơ tới một mái nhà sớm chiều khói tỏa” (Huệ lấy chồng), hay là cả những nỗi niềm không thành tiếng: “Tôi không nói gì hết vì sợ rớt nước mắt trên đỉnh đầu trống huơ của má (Ngổn ngang). Ở một tầm cao hơn, các nhà văn đã khéo léo đẩy độc thoại nội tâm vào lời kể chuyện. Vì thế, xuất hiện sự mờ nhòe giữa độc thoại của nhân vật và giọng điệu trần thuật. Sự kết hợp này khiến cho lời kể chuyện trở nên hấp dẫn, giọng điệu, tính cách nhân vật được biểu hiện một cách tự nhiên hơn. Ở những dạng thức tự sự cổ điển, với sự thống trị của người trần thuật thì ngôn từ người kể chuyện mang chức năng phân biệt với ngôn từ nhân vật. Tuy nhiên, trong tự sự hiện đại, sự phân biệt này không phải bao giờ cũng rành rọt, đặc biệt khi có nhiều tiếng nói, nhiều ý thức xen vào những giọng kể có bề ngoài thuộc về tác giả nhưng nội dung lại thuộc về nhân vật. Giới nghiên cứu phương Tây đã nhân ra hiện tượng pha trộn này trong nền văn học của họ.Theo nhà nghiên cứuTamara Motuliola, độc thoại nội tâm bao gồm “Lời nói không phát ra thành lời của nhân vật, lời nửa trực tiếp nơi tác giả nhân danh mình nhưng lại nắm bắt từ ngữ và ngữ điệu của nhân vật, là lời độc thoại nội tâm – trong đó tiếng nói nhân vật dường như không được tách ra thành hai tiếng nói tranh cãi nhau, và hàng loạt những lời suy luận chặt chẽ, có ý nghĩa mù mờ, hỗn loạn”. Như vậy, độc thoại nội tâm bao gồm những lời nửa trực tiếp, những câu văn mà ta không phân biệt được đấy là lời của nhân vật hay của tác giả. Trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư, các nhân vật đều tự tạo cho mình một thế giới như vậy.Ở đó, họ tự vật lộn với những suy nghĩ miên man. Có hai cách mà họ thường lựa chọn: Đó là tự độc thoại, tự nói chuyện với mình hoặc là lảng tránh những cuộc đối thoại trực tiếp bằng những câu nói bâng quơ hay những chủ đề không ăn nhập với tâm trạng: “Không ai biết mù cũng biết thương nhớ, biết ngóng chờ (trong nỗi tuyệt vọng) rằng cái mùa mưa này liệu có mỏi chân mà quay trở lại hay không? “ (Nửa mùa).
“Nhưng mà chờ tới từng nào lận. Ai mà biết
Nguyễn Ngọc Tư hay khép lại truyện bằng những câu hỏi, không phải của nhà văn, cũng không phải của nhân vật:
“Nhưng nói để làm gì ta?” (Huệ lấy chồng)
“Biển người mênh mông vậy” (Biển người mênh mông)
“Tuyệt không đáng gì à?” (Thương quá rau răm)
Ngòi bút phân tích tâm lý nhẹ nhàng của Nguyễn Ngọc Tư nhẹ nhàng không muốn lách sâu vào tận cùng để khiến nhân vật phải giật mình. Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa xung đột nội tâm nhân vật chỉ bằng một cái cười nhạt, một ánh mắt và những giọt nước mắt là đủ để cảm thấy cả cõi lòng đang giằng xé đầy mâu thuẫn không thể giải quyết, cũng không thể nói nên lời: “Thi cười gượng gạo rồi cắn môi quay đi”.
Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư không chỉ nói chuyện với mình mà còn nói chuyện với đói tượng khác nhưng chỉ có một mình mình nghe thấy (hiện tượng đối thoại gián tiếp): “Má kêu ngủ. Rồi má làm như ngủ. Điệp biết ngủ là xoải chân như thả, má thức mà trân mình khổ vậy làm chi má (Chuyện của Điệp). Cũng có lúc nhân vật không kìm nén, muốn nói hết những suy nghĩ của mình, nhưng vì một lí do nào đấy, họ không thể cất lên: “Tốt sao? Người ta bỏ chị để cưới tôi mà tốt à? Má tôi ngồi lặng im tự hỏi” (Dòng nhớ) hay “Nó muốn chạy vô nhà Thi, gặp anh mà nói cho anh hay, rằng nó đã hết thương Thi rồi, rằng nó quên anh, quên thiệt (Huệ lấy chồng), có lúc nhân vật phải trả lời chính những câu hỏi mà họ đặt ra “Rồi dì tự hỏi, nếu mình là anh ấy mình có giận không? Giận. Bởi hết thảy đều làm cho người đàn bà đó nhớ một mái ấm đã bị tước đoạt của mình” (Chiều vắng). Thông qua độc thoại nội tâm, Nguyễn Ngọc Tư đã đi sâu khám phá mọi ngõ ngách trong thế giới nội tâm của các nhân vật để thực sự thấu hiểu và cảm thông.
Trong dạng truyện kể ngôi thứ nhất, ngôn ngữ là độc thoại nội tâm đóng vai trò quan trọng trong cách thức diễn đạt giúp độc giả khám phá mạch ngầm của văn bản. Độc thoại nội tâm góp phần cơi nới khuôn khổ truyện ngắn, đi sâu vào bản thể người với những hồi cố tự bạch, dòng ý thức, giúp con người bộc lộ chính mình ở khía cạnh con người vô thức, con người tâm linh. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm là cách nhà văn nữ thể hiện sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc của mình về những nỗi đau, bất hạnh trong tình yêu, cuộc sống. Nếu như kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện hiện diện trong tác phẩm với tư cách là một nhân vật thì dạng kể chuyện
ngôi thứ ba, người kể chuyện vắng mặt trong câu chuyện. Người kể chuyện – tác giả ở vị trí ngoài để chứng kiến và biết mọi thứ về thế giới và nhân vật của câu chuyện. Cô gái trong Giai nhân của Nguyễn Thị Thu Huệ được miêu tả theo quá trình của diễn biến tâm trạng. Nhân vật nữ trong tác phẩm tự đối diện với chính mình và cảm nhận được những nghịch lý đang diễn ra, tự lý giải những mâu thuẫn đang giằng xé trong tâm hồn mình. Mặc dù là sự kể lại của người khác về các nhân vật này song người đọc vẫn thấy được dòng ý thức và sự độc thoại của chính các nhân vật với bản thân họ.
2.2.3.Nghệ thuật miêu tả tâm lý
L.Tônxtôi bàn về việc miêu tả nhân vật như sau: “Hãy sống cuộc sống của các nhân vật được mô tả và tự các nhân vật sẽ làm những gì mà họ cần phải làm do tính cách của họ”[tr134.24]. Mỗi kiểu nhân vật đòi hỏi những cách thức riêng trong nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật. M. Bakhtin cho rằng: “Mỗi kiểu nhân vật có tính quy luật của mình, có lôgic của mình nằm trong khuôn khổ ý chí tác giả nhưng tác giả không thể vi phạm một cách tùy tiện. Một khi đã lựa chọn nhân vật và lựa chọn trung tâm miêu tả nhân vật, tác giả bị ràng buộc bởi lôgíc nội tại của cái được lựa chọn, cái lôgic mà tác giả phải khám phá trong quá trình miêu tả. Lôgíc của tự ý thức chấp nhận những phương thức nghệ thuật nhất định để khám phá và miêu tả nó. Miêu tả tâm lý là thủ pháp nghệ thuật quan trọng, không thể thiếu trong quá trình xây dựng tính cách nhân vật. Tìm hiểu về con người phải chú trọng đúng mức cả hai mặt tự nhiên và xã hội, ở phương diện hành động và góc độ tâm lý, tư tưởng. Theo nghĩa rộng nhất, tâm lý gần như đồng nghĩa với thế giới tâm thần của con người, cái làm cho con người khác con vật, cái giúp con người tạo dựng nên nền văn hóa, văn minh…tâm lý con người vẫn còn là điều bí ẩn chưa dò hết được.
Truyện ngắn thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá thế giới bí ẩn của tâm hồn của con người đặc biệt về mặt tâm lý. Nhà văn bên cạnh việc miêu tả hành động còn đi sâu tái hiện những trạng thái và quá trình tâm lý vốn rất đa dạng, phức tạp trong thế giới nội tâm nhân vật. Tâm lý nhân vật không chỉ là phương tiện để nhà văn trình bày, khái quát một vấn đề, một nội dung xã hội nào đo mà thực sự trở thành đối tượng, mục đích của sáng tác văn học. Do vậy, một yêu cầu thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật là “phải chú ý nhiều đến tâm lý nhân vật, cố len lỏi vào thế giới bên trong của nhân vật ấy, xem nó nói năng, nghĩ ngợi, hành động, cử chỉ thế nào cho đúng (Bùi Hiển).Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn trước 1975 là con người cộng đồng mang lí tưởng cách mạng. Phương diện cơ bản tạo nên hình tượng con người thời đại là hành động anh hùng; nhân vật chịu sự chi phối của lôgíc bên ngoài, những tình huống thử thách mang tính xã hội chứ không phải theo lôgíc nội
tại, theo quy luật tâm lý cá nhân. Do vậy, nhân vật trước 1975 là những con người có cùng kiểu tâm lý, nhân vật là những cá nhân khác nhau của cùng một “tinh thần thời đại”. Có thể thấy ở nhân vật này, nhân vật kia những biểu hiện riêng về tâm lý, tính cách, song về cơ bản, nhân vật được xây dựng bằng những hành động, tâm lý có tính cộng đồng. Vì thế, có thể khái quát được công thức tâm lý từ nhiều nhân vật thời kỳ này, đó là tâm lý tự hào, tâmlý say mê lý tưởng, tâm lý lạc quan hướng tới tương lai…Do chú trọng mặt hành động bên ngoài nên đời sống tâm lý bên trong chỉ được gọi tên chứ không được miêu tả hoặc chỉ được ghi nhận trên một số nét chính chứ không được tái hiện, khám phá ở những quá trình và diễn biến tâm lý.
Thời kỳ văn học sau đổi mới xuất hiện kiểu truyện ngắn dòng tâm trạng. Truyện ngắn dòng tâm trạng là kiểu truyện ngắn khá phổ biến trong văn học giai đoạn đổi mới. Các nhà văn nữ đã sử dụng đắc lực hình thức này trong đó việc phân tích tâm lý nhân vật trở thành phương tiện chủ yếu để xây dựng cốt truyện và cuộc sống, được biểu đạt qua thế giới tâm hồn, tâm trạng của nhân vật. Một loạt các truyện ngắn được viết theo hình thức này như: Cầu thang, biển ấm, Một nửa cuộc đời, Mùa đông ấm áp…của Nguyễn Thị Thu Huệ, Dòng nhớ, Cánh đồng bất tận, Nước