Nhân mang vẻ đẹp biểu trưng cho thiên tính nữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 67)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.2.Nhân mang vẻ đẹp biểu trưng cho thiên tính nữ

Trong tác phẩm của mình, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã dành cho các nhân vật nữ một vị trí, có thể nói ông đã tìm được sự cân bằng nam nữ. Với một số lượng các nhân vật lớn, các nhân vật nữ chiếm một tỷ lệ không nhỏ: như trong Mẫu thượng ngàn là 55/14 tổng số các nhân vật. Như vậy, con số trên cũng nói lên phần nào vai trò và ý nghĩa của các nhân vật nữ trong hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa. Mỗi một nhân vật nữ trong tiểu thuyết có một cuộc đời, số phận riêng, nhưng chính số phận của những người phụ nữ đó lại có liên quan, gắn kết đến số phận của một người đàn ông nào đó và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến người đàn ông đó. Như bà ba Váy trong Mẫu thượng ngàn người có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời của Phác, bà là người gắn kết hai dòng họ Đinh và Vũ. Trong Đội gạo lên chùa tiêu biểu là Nguyệt, Nguyệt có ảnh hưởng lớn đến Hải và An.

Người ta vẫn nói mỗi người khi sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, số phận riêng và không ai giống ai hết, nhưng trong Mẫu thượng ngàn ta lại

thấy có những người phụ nữ đẹp và có số phận trùng lặp với nhau. Có người bằng lòng với số phận của mình, có người ngược lại, luôn luôn tìm cách chạy trốn số phận. Còn trong Mẫu thượng ngàn ta thấy hầu hết các nhân vật nữ hiện lên đều có nét gì đó giống nhau. Không phải họ đều đẹp đẽ, đều tràn trề sinh lực, sống và yêu mãnh liệt mà ở họ ta thấy một sự ràng buộc về số phận, một sự trùng lặp mà chúng ta có thể hiểu là ngẫu nhiên, vô tình hay đã được an bài từ trước.

Chúng ta nhận thấy bà trưởng Kiên -> cô Thắm -> Nhụ -> bé Nhị, tất cả họ đều có những nét tài hoa đặc biệt. Cả bốn người đều mang trong mình tiếng hát trong trẻo truyền từ đời này sang đời khác, điều đặc biệt hơn là họ không ai dạy ai, dường như tiếng hát được truyền đi một cách hết sức tự nhiên và kỳ lạ và càng về sau thì tiếng hát ấy ngày lại ngày một hay hơn, đặc biệt là Nhụ - tiếng hát của Nhụ trong như nước suối, ngọt ngào và thậm chí còn hay hơn cả của người mẹ của cô trước đây. Như vậy trong họ đều có những nét tài hoa và sự lặp lại số phận.

Bên cạnh đó lại có một số nhân vật nữ xuất hiện với những số phận riêng biệt như: Bà Pháo, cô Hoa, bà ba Váy, bà Cả Cỏn… Họ đều là những người phụ nữ khát khao cuộc sống đời thực, khát khao quyền được làm đàn bà.

Bà Pháo tuy là Mõ, nhưng bà lại có một tầm lòng ngay thẳng, tốt bụng. Trong làng khi có người bị mắc bệnh tả mất, thì bà là người duy nhất trong làng dám làm lễ khâm liệm cho những người chết. Cô Hoa là con gái của bà Pháo, cô trẻ trung, xinh đẹp, có tâm hồn trong sáng và lương thiện. Ở cô Hoa mang đầy những nét tài hoa, nhưng cô lại mang tiếng là “con nhà mõ” nên bọn con trai trong làng dù thèm khát vẻ đẹp của cô, nhưng lại vẫn không thoát khỏi sự khinh rẻ cô. Niềm khát khao hạnh phúc của người đàn bà trong cô trỗi dậy, nhưng lại bị dập tắt ngay trong một niềm tủi phận.

Bà ba Váy một người phụ nữ Việt, sở dĩ gọi là bà ba Váy vì bà là vợ thứ ba của ông lý Cỏn. Bà là người vợ gạt nợ, do cha mẹ nợ thóc ông lý Cỏn, không trả được nên đã mang bà gán nợ cho ông lý, đây là nỗi đau day dứt theo bà suốt cả cuộc đời. “Bà ba Váy là người hồn nhiên”, bà “trắng một cách lạ lùng, trắng như cục bột”, [21, tr. 140] “khuôn mặt tròn vành vạnh, vai cũng tròn, những bàn tay thì bụ bẫm như tay trẻ con. Đôi mông đít mẩy, hứa hẹn sẽ rất to và tròn” [21, tr. 140]. Ông lý Cỏn thích bởi bà “còn trẻ măng và xinh xinh”, “ông tìm thấy sự săn chắc, sự hừng hực ngút ngàn của tuổi trẻ mà ông không tài nào tìm thấy ở hai bà vợ kia” [21, tr. 140].

Bà ba Váy không yêu thương gì ông lý, bà sống vì cái nghĩa nhưng bà vẫn hầu hạ ông chu đáo, trọn vẹn chữ tình với ông, sinh cho ông tới sáu đứa con, làm lụng quần quật đúng nghĩa một nông dân chứ không phải vợ ông lý. Do bà là vợ lẽ, bà phải chịu nhiều đắng cay, tủi cực, bị hai bà vợ trước bắt nạt cũng không bà không oán than gì, ngay cả khi ông lý ghen tuông có đánh bà, bà cắn răng chịu đựng. Bà sống là người có tình có nghĩa, biết trước sau. Đó là khi gia đình nhà lý Cỏn gặp khó khăn, bà cả Cỏn chết, ông lý lên cơn điên dại, lúc tỉnh lúc mê, có nhiều khi tưởng chừng không qua khỏi được. Nhưng bà ba Váy đã chăm sóc tận tình không kể ngày đêm, nên không phụ lòng bà, ông lý đã dần dần khỏe trở lại. Nhà văn đã cho chúng ta thấy bà ba Váy ngoài việc đã làm trọn đạo với chồng còn có ý nghĩa đã tái sinh ông một lần nữa.

Cho đến khi gặp lại anh Phác, tên họ đã thay đổi, hình dạng có biến hóa đi ít nhiều, nhưng tình yêu trong bà đã sống dậy mãnh liệt bởi đã từ lâu bà khát khao hạnh phúc và sống trong gia đình lý Cỏn bà ba Váy đã không biết hạnh phúc là gì nữa. Bà ba Váy đang đứng giữa ngã ba đường, một bên là Phác người tình, một bên là chồng, như cho dù ở cương vị nào bà cũng đã làm tốt nghĩa vụ, vai trò đó hết mình. Bà ba Váy cũng như bao người phụ nữ Việt khác, sau phút tình yêu đưa họ lên mây, ngay lập tức bà ba Váy đã trở về với

thiên chức của người vợ, người mẹ. Ở góc độ nào đó, vẫn có thể xem bà như một biểu trưng của lòng chung thủy trong tình yêu.

Bà cả Cỏn, một người phụ nữ tuy không có nhan sắc gì, nhưng lại yêu chồng hết mình và cũng luôn khao khát có được tình yêu. Hay là ngay cả đến cô Ngơ - người bị mang tiếng là điên dại cũng hiện lên với vẻ đẹp của sự đầy đặn, tràn đầy sức sống và cô cũng là người luôn khao khát có được tình yêu. Thế nhưng cuộc đời của cô Ngơ lại phải chịu bao ngang trái, tai tiếng, nhất là khi cô lại đang sống trong một ngôi làng lắm hủ tục và tín ngưỡng.

Nổi bật nhất trong số nhân vật nữ trong Mẫu thượng ngàn là những người phụ nữ hầu cận Mẫu. Là những người phụ nữ là hiện thân của Mẫu. Đầu tiên là bà Cô Tổ, sau khi cô Mùi, tiếp sau nữa là Nhụ, đứa con gái bé nhỏ của Nhụ dường như được chọn tiếp theo.

Ba người phụ nữ người trần mắt thịt với những số phận kỳ lạ, riêng biệt đều gặp nhau ở chốn linh thiêng đền Mẫu. Bà Cô Tổ, bà tên thật là Vũ Thị Ngát, lúc 18 tuổi bà lấy ông Phùng Khiêm, lúc đó thì xã hội đang bị thực dân Pháp đô hộ. Một lần bà Ngát dự một cuộc hành quyết những người công giáo man rợ và ghê tởm, bà nhìn thấy thì nôn nao, buồn nôn, buồn chồn, sau rồi lại ốm mất một tháng. Sau những bất hạnh trong cuộc đời chồng chất: chồng mất, lấy chồng khác, rồi con chết. Sau những biến cố, bà cử Khiêm lên núi Mẫu Sơn ở, tu bổ đền, ở trên đấy chăm sóc đền Mẫu sớm tối. Mọi người gọi bà là Bà Cô Tổ.

Cô Mùi lúc còn trẻ là người con gái xinh đẹp trong làng, cô lấy chồng là ông Tẻo, rồi ông Tẻo qua đời. Cô lấy tiếp hai đời chồng nữa nhưng họ cũng không sống được lâu và cả làng cho cô là tướng sát phu, vì cô có gò má cao, ai cũng khinh bỉ cô. Cô là con người vốn thích hầu bóng nên cô quyết định lên đền Mẫu ở và chăm sóc, hầu cận người.

Nhụ là con riêng của cô Thắm - một trinh nữ trong trắng tinh khiết, đã gặp bao vất vả, éo le trong cuộc sống. Nhụ không biết mặt cha, mồ côi mẹ sớm, chồng cô là Điều nhưng sự trong trắng của người con gái lại bị Julien cướp mất… song tất cả đó không làm kém được vẻ đẹp hồn nhiên, thanh khiết của người con gái của Nhụ.

Cả ba con người trên đều có một nét chung đó là bổn phận về cạnh và hầu cận Mẫu, sứ mạng, số phận của ba người đàn bà này đã được sắp đặt bởi duyên trời. Họ cũng có những bất hạnh trong cuộc sống trần tục, họ thoát lên trong thế giới thần thánh. Họ bao bọc, yêu thương trong niềm tin của đất mẹ. Họ là người, con người trần nối liền sợi dây giữa Mẫu và người trần tục. Họ được ban sức mạnh để cứu giúp con người thế tục. Tấm lòng của họ bao la như tấm lòng của Thánh Mẫu, muốn dang tay ôm trọn nỗi đau của con người.

Những nữ thần linh như: Bà Chúa Thiên Thai, Bà Chúa Thác Bời, Cô Bé Suối, Cô Chín Thượng Ngàn hình ảnh Mẫu… đều mang thân phận của những người phụ nữ. Những nhân vật có sức mạnh kỳ lạ, đó đều mang trong mình sứ mệnh của sự hàm ơn, làm phúc với tấm lòng từ bi nhân ái. Họ đến với cuộc sống của con người thông qua những người hầu cận như bà Cô Tổ, Cô Mùi với những sức mạnh siêu phàm.

Những người phụ nữ trong Mẫu thượng ngàn được coi là hiện thân của Mẫu. Bà Cô Tổ: với những lần lên đồng đầy uy quyền, đem lại sự bình yên cho dân làng. Bằng thần thánh, phép lạ, bà đã có thể giúp bà cả Cỏ sinh quý tử. Cô Mùi - người có bàn tay chữa bệnh kỳ lạ, bàn tay của cô do Thánh ban cho. Bàn tay ấy rất uy quyền, nhưng bàn tay ấy rất mát, nó có thể xoa vào chỗ đau nào là chỗ ấy khỏi, rồi cách chữa trị bằng những bài thuốc đơn giản cũng vô cùng hiệu quả.

Sức mạnh của những người phụ nữ này là sức mạnh của thần linh, sức mạnh kỳ ảo, tạo cho con người những bản lĩnh thần kỳ, để cứu giúp chúng sinh. Đó là sức mạnh kỳ lạ của đức Mẹ, của Thánh Mẫu linh thiêng. Sức mạnh đó làm thay đổi cách nhìn của con người bình thường đối với họ. Ví như cô Mùi, trước đây ai cũng chửi cô là tướng sát chồng, nhưng sau khi cô Mùi lên hầu ở đền Mẫu, hầu cận Mẫu tận tụy, lên đồng cùng với bà Cô Tổ, chữa bệnh giúp mọi người, thì trong mắt mọi người giờ đây lại coi cô là ân nhân, là một vị thánh. Vậy nên sức mạnh kỳ diệu đã làm nên những con người kỳ diệu, đã biến từ một cô Mùi nhu mì, hầu như cam chịu, cô biến thành một cô Mùi lẫm liệt đầy uy quyền.

Vẻ đẹp hình ảnh bà Mùi lên đồng: “bà Mùi ngồi đồng trên chiếc chiếu cạp điều. Người hầu dâng trùm khăn đỏ lên đầu bà. Mới đầu bà đồng chỉ lắc lư, rồi cái đầu xoay tròn. Trong tiếng đàn vê tít ở bậc cao. Đèn nến lung linh. Hương khói mù mịt. Con người đã nhập vào một thế giới khác hẳn. “Bà Mùi chợt lắc dài, hất chiếc khăn đỏ tung ra. Bà đang hầu giá cô Chín” [21, tr. 424]. Trong lễ hội làng Cổ Đình, vào ngày mười ba bà Mùi liên tục lên đồng, hầu các giá đồng: Giá Mẫu, giá Quan lớn tuần Chanh, giá Bà Chúa Thác Bờ, dù ở bất cứ giá đồng nào bà Mùi cũng biến thành một con người khác hẳn.

Nếu lúc hầu giá Mẫu bà Mùi chứa đựng vẻ tôn nghiêm, oai linh, uy nghi, trang trọng của Mẫu. Lúc hầu giá Quan lớn tuần Chanh, bà Mùi tỏ ra là đắc ý trong giá Quan Lớn, mắt bà long lanh khác thường. Người đàn bà truân chuyên đã biến đâu mất, hình như con người ẩn giấu trong bà đột ngột xuất hiện làm kẻ bàng quang phải ngỡ ngàng, còn người trong cuộc thì ngây ngất. Bao nhiêu sự tủi nhục, yếu đuối, cam chịu lúc này chợt bay đâu hết, để nhường chỗ cho cái lẫm liệt, cái kiên cường, cái mạnh mẽ tràn vào thay thế.

Hình ảnh kỳ lạ của Mẫu xuất hiện, mẫu xuất hiện thông qua việc hầu giá đồng của Cô Mùi. Mẫu xuống trần gian với một sức mạnh kỳ lạ: nó làm

cho nỗi lòng của kẻ đang khổ sở được xoa dịu, giúp cho kẻ bệnh tật tăng thêm sức kháng cự, biến kẻ ác đang có dã tâm trở nên hiền hòa, ngay cả những người bình thường lương thiện cũng được hưởng phúc, đã tốt lành lại càng tốt lành hơn.

Cuộc lên đồng mở cửa đền làm cho cô Mùi lâng lâng siêu thoát, các cô hầu đồng thì say đắm, những con nhang đệ tử thì ngất ngây. Tất cả đều trở nên tinh khiết. Chính cái tinh khiết ấy đã cứu giúp những con người nhỏ bé. Sức mạnh kỳ lạ của những thần thánh ấy, tượng trưng cho sức mạnh của người phụ nữ. Sức mạnh thông qua các vị thần linh, nó trở nên kỳ ảo hơn, mang yếu tố tín ngưỡng dân gian đậm nét, đó là sức mạnh của Mẹ đất, sức mạnh của hồn đất Việt.

Những người phụ nữ có sức mạnh siêu phàm như bà Cô Tổ, cô Mùi là sức mạnh của thần thánh, sức mạnh của tín ngưỡng dân gian của Đất Mẹ hay nói rộng hơn là sức mạnh của hồn Việt.

Trong Đội gạo lên chùa, ta lại gặp những người phụ nữ có vẻ đẹp dịu dàng, mà kín đáo, nhưng quyết liệt của: Nguyệt, Khoai, Rêu…

Những người phụ nữ Việt mang vẻ đẹp dịu dàng, như Nguyệt được nhà văn miêu tả, “Người con gái đẹp nhờ mái tóc, con mắt, làn da và dáng vóc. Chẳng biết may hay rủi, tất cả bốn điều đó Nguyệt đều có. Tóc thì mượt và đen láy. Mắt thì thăm thẳm sáng dịu dàng, da thì ngọc ngà mịn màng, lúc nào cũng như thoa phấn. Vóc dáng thì dong dỏng, cân đối. Nhìn cô ta đầy tràn nhựa sống cân đối” [19, tr. 334]. Có câu: “Hồng nhan thì bạc mệnh”, đúng với Nguyệt, đáng ra cô sẽ có được cuộc sống bình thường hạnh phúc, nhưng Nguyệt có số phận thật nhiều vất vả và tủi cực, cha mẹ mất, thoát khỏi bọn Tây, bị cụ Lý đáng tuổi ông mình ép lấy là vợ. Vì vậy phải bỏ làng đi, may mắn nương nhờ cửa Phật, cô phải dấu vẻ đẹp của mình. Được thầy giáo Hải

trong làng Sọ hỏi làm vợ, nhưng cuộc đời không chiều lòng người, đúng như lời bà vãi Thầm đã tiên đoán, cơn giông tố của đã nổi lên. Rồi đau lòng hơn thầy giáo Hải đã hy sinh, với dân làng Nguyệt đã là vợ của liệt sỹ. Cuộc đời đã đền bù cho Nguyệt người chồng thứ hai, là anh Hạ, cuối cùng thì hạnh phúc cũng đã mỉn cười với cô.

Hay vẻ đẹp giản dị của Khoai đã có sức mạnh ghê gớm làm thay đổi một con người từ hung dữ, trở nên hiền lành, biết yêu thương và chia sẻ. Như bao người phụ nữ Việt khác Khoai đẹp giản dị lắm: “tóc cô ta đen mượt ở sau lưng, mặt tròn trịa hồng hào, đôi chân từ cái quần lửng phô ra trắng như ngón cần” [19, tr. 285]. Chỉ vậy thôi mà đã có sức cảm hóa một con người tưởng chừng như không bao giờ thay đổi được của Khoan Độ.

Rêu có vẻ đẹp lạ lùng, khác thường, Rêu được thừa hưởng sắc đẹp từ người mẹ của mình là bà Thêu, “bà Thêu rất đẹp. Tóc đen nhánh. Da trắng. Mắt bồ câu long lanh. Người bà cân đối thon thả” [19, tr. 497], cái Rêu là bản sao của bà Thêu, người ta nói bà Thêu đẹp đặc biệt, nhưng Rêu còn đặc biệt hơn. Rêu giống mẹ “cũng da trắng môi hồng, cũng mắt đen như mun, cũng đôi mắt đen long lanh” [19, tr. 498]. Nhưng vẫn có một cái riêng biệt khác với bà Thêu, đó là “đôi mắt của bà Thêu long lanh, nhưng mà buồn. Còn đôi mắt

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 67)