0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Giọng điệu thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH (Trang 123 -123 )

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Giọng điệu thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ

Nhân vật trong tác phẩm văn học là nơi nhà văn gửi gắm và truyền đến độc giả những thông điệp của mình. Chính vì vậy, nhà văn chính là người hiểu mọi suy tư, tình cảm của nhân vật.

Các nhân vật trong Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa hầu hết là người dân quê có cuộc sống vất vả và cuộc đời có nhiều bất trắc nên mỗi khi nói về họ, giọng điệu của tác giả chủ yếu là giọng thấu hiểu, cảm thông. Tác giả đã thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ với từng nhân vật của mình: Từ Phác đến anh Mường Rô, từ Nhụ đến cô Hoa, từ Bà cô tổ đến bà Pháo, từ Nguyệt đến Khoai, Rêu, Nấm… và đến cả những tên xâm lược.

Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa, với tổng số nhân vật lên tới

con số một trăm, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng nên, ông không ghét hay lên án, bày tỏ thái độ thù hằn với ai, ngay cả với những kẻ đi xâm lược. Với những kẻ đi xâm lược như anh em nhà Messmer trong Mẫu thượng ngàn, với cái nhìn cảm thông và chia sẻ, nhà văn đã khai thác ở họ dưới góc độ là những người đã đi xâm lược xong và đang thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa. Nhà văn nhìn thấy ở họ có nhiều nét đẹp như Pierre tự nhận

mình là: “Tôi là một nhà thám hiểm bất đắc dĩ, cũng là một nhà đo đạc, nhà họa sĩ bất đắc dĩ” [21, tr 185], trong Pierre không có ý thức của một nhà thuộc địa, nên khi đến Đông Dương anh đã đọc tất cả những gì liên quan tới Đông Dương, “đêm xuống anh lạc vào những giấc mơ về những vùng đất anh chưa bao giờ đặt chân tới…

Pierre tưởng tượng tới những cánh rừng già cao vút, bát ngát mà thâm u, bí hiểm. Trên đầu những cây cao thả xuống những nhành hoa phong lan muôn màu, muôn sắc. Chúng rắc phấn, chúng phun hương, làm cho khí trời ám hương, ám phấn. Khí trời loãng trở nên đặc quánh vật chất, cho ta một cảm giác ngầy ngậy, ngất ngây” [21, tr. 185]. Vậy Pierre là người họa sĩ tài hoa, yêu thiên nhiên. Còn người anh của Pierre, là Philippe là một người Pháp khôn khéo và vô cùng ngoan đạo, Philippe nói với Pierre: “Em ơi! Đất này chỉ dành cho các cố đạo” [21, tr. 204].

Cho đến những người phụ nữ trong hai tiểu thuyết đã phản bội chồng để đi với người khác, như bà ba Váy trong Mẫu thượng ngàn, nhà văn cũng dành cho họ sự thấu hiểu, cảm thông và sẻ chia sâu sắc. Theo lễ giáo phong kiến xưa, nhân vật bà ba Váy phải gọt đầu bôi vôi, thả trôi sông, nhưng khi miêu tả, nhà văn đã không hề dùng những từ ngữ mỉa mai bà ba Váy, trái lại, nhà văn hiểu cho tâm sự của bà ba Váy. Bà ba Váy làm vợ ông lý Cỏn không phải vì tình yêu mà do gán nợ, ở bên ông lý Cỏn, bà ba Váy làm tròn chữ nghĩa, mà bà không có hạnh phúc, còn khi ở bên người yêu – Phác, bà ba Váy được sống với hạnh phúc. Nguyễn Xuân Khánh đã miêu tả những cuộc gặp gỡ giữa bà ba Váy và Phác thật đẹp và xúc động, làm cho người đọc như hiểu và cảm thông cho bà ba Váy, chúng ta không thấy bà đáng ghét hay lên án bà, mà chỉ thấy ở đó tình yêu thương. Bà ba Váy đáng thương hơn là đáng trách.

Nhân vật cô Xim trong Đội gạo lên chùa, không phải nhân lúc chồng cô anh Hạ đi cải tạo mà cô bỏ theo Tư Đờn, họ đến với nhau bằng tình yêu

thương, sự chia sẻ thật sự. Ngay cả Hạ khi đi cải tạo về, anh không hề đòi lại vợ con, mà họ đã sống thuận theo một chữ “tình”. Nhà văn với sự thấu hiểu tâm trạng nhân vật và bằng giọng cảm thông, đã không hề lên án, hay chê trách gì Xim và người đọc cũng như đồng cảm như vậy với tác giả.

Cô Mùi - cô đồng Mùi, đã qua ba đời chồng, với vẻ đẹp khác lạ. Nhưng tất cả những người chồng của cô Mùi đều bỏ cô mà đi, khi chưa cho cô thấy được hạnh phúc là gì. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã dành một giọng điệu cảm thông, thương cảm và xót xa cho số phận của cô Mùi. Đã bốn mươi tuổi mà cô vẫn đẹp, đẹp một vẻ đẹp mà những người đàn ông luôn thèm khát và ước ao được ở bên cô, nhưng do cô Mùi đã mang tiếng sát phu, họ lại lo cho tính mạng của mình, họ đã không dám lấy cô. Cô Mùi cũng có những khao khát yêu và được yêu, được hưởng hạnh phúc gia đình như bao người đàn bà bình thường khác.

Bà Nấm, Nguyệt, Khoai… trong Đội gạo lên chùa cũng vậy, họ là những người phụ nữ Việt bình dị, luôn khát khao yêu và được yêu.

Nhân vật trong Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa hầu hết là người dân quê một nắng hai sương, vất vả khốn khó và cuộc đời có nhiều bất trắc nên mỗi khi nói về họ, giọng điệu của tác giả chủ yếu là giọng thấu hiểu, cảm thông.

Kết luận

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã xuất hiện và góp mặt vào nền văn học Việt Nam. Đến nay khi ở tuổi “thất thập cổ lai hy” ông mới thật sự làm đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu ngỡ ngàng khi liên tiếp cho ra đời ba cuốn tiểu thuyết đồ sộ Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa. Trong vòng hơn mười năm, ông giành về cho mình hầu hết các giải văn học danh giá như giải Thăng Long năm 2002, giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2006, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2003 và giải Sách Việt Nam năm 2007, giải thưởng Hội nhà văn năm 2011. Những sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh không nhiều, nhưng đã cho chúng ta thấy tâm huyết của nhà văn và khẳng định được tài năng của ông.

Đến nay, chúng ta có thể khẳng định rằng cùng với Hồ Quý Ly, Mẫu

thượng ngànĐội gạo lên chùa là những tác phẩm mang đậm bản sắc

văn hóa Việt và thực sự có giá trị, làm giàu cho vốn sách văn học còn đang khan hiếm của văn học đương đại Việt Nam.

Đội gạo lên chùa là mạch nối bằng bạc từ trong Mẫu thượng ngàn

hay Hồ Quý Ly đã được nhà văn sử dụng khá nhiều thủ pháp mới mẻ, nhưng

nhìn chung vẫn là theo lối truyền thống. Thiết nghĩ, cái mới quan trọng nhất là mới về tư tưởng, phần tư tưởng phóng khoáng và có ý nghĩa thời cuộc.

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa đa dạng và phong phú. Trong đó, thế giới nhân vật được tác giả dụng công xây dựng và cũng là điểm thành công của tác giả về mặt nghệ thuật. Số lượng nhân vật khá đồ sộ, nhưng không ai giống ai, mỗi người một vẻ. Nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết không chỉ đồ sộ về số lượng mà còn đa dạng về kiểu loại, mang tính biểu trưng và khái quát. Các nhân vật đã được tác giả xây dựng có sự phù hợp cả về ngoại hình và tính cách. Đặc biệt là ngoại hình, là

những người đàn bà, họ hiện lên với vẻ đẹp đậm chất đàn bà. Những nhân vật nữ hiện lên thiên tính nữ của phụ nữ Việt và đồng thời, những người phụ nữ là nguồn sống và là sự sống của những người đàn ông yêu thương của họ. Trong xây dựng nhân vật, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã đi vào thế giới nội tâm đầy biến động và phức tạp của từng nhân vật. Đồng thời với việc khai thác nội tâm, tác giả thường đẩy nhân vật của mình vào các tình huống xung đột tâm lý để nhân vật bộc lộ mình một cách rõ nhất.

Kết cấu của tác phẩm Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa là kiểu kết cấu chương hồi cổ điển. Bên cạnh kết cấu chương hồi, tác giả còn sử dụng kết cấu đối lập và cấu chuyện lồng trong chuyện. Trong đó kết cấu đối lập tạo nên thế đứng trong tác phẩm, nhờ sự đối lập, các tuyến nhân vật trong hai tác phẩm hiện lên rõ hơn.

Điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu trong Mẫu thượng ngànĐội gạo

lên chùa cũng là những điểm đặc sắc. Tuy viết về lịch sử và văn hóa nhưng

giọng điệu trong hai cuốn tiểu thuyết không khô khan, đơn điệu. Bởi lẽ tác giả đã lồng vào nhau nhiều giọng điệu, tạo cho hai tác phẩm nhiều cung bậc cảm xúc. Nguyễn Xuân Khánh sử dụng điểm nhìn đa chiều, có lúc tác giả trần thuật ở ngôi thứ ba, có lúc nhà văn để cho cả nhân vật xưng “tôi”. Điểm nhìn liên tục dịch chuyển qua các nhân vật khác nhau để soi chiếu về một nhân vật hoặc sự kiện, tạo cho người đọc có được cái nhìn toàn diện hơn về mỗi nhân vật.

Qua nghiên cứu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn

Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, chúng ta có được cái nhìn toàn

diện hơn về nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh, đồng thời cũng thấy được những nét văn hóa Việt đang được lưu giữ và phát huy.

Tài liệu tham khảo

Sách lý luận phê bình, tác phẩm và tư liệu bài viết trên báo.

1. Trần Thị An (2007), Sức ám ảnh tín ngưỡng dân gian, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 6) tr. 27-47.

2. Lại Nguyên Ân (2004), 105 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Bộ chính trị(2002), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Trần Lê Bảo (2009), Giải mã văn hoá trong tác phẩm văn học (Dẫn chứng từ nền văn học Trung Quốc), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (số 2), tr. 68-78.

5. Nguyễn Văn Chinh (2007) Nơi bắt đầu Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Báo Tiền phong cuối tuần (số 11).

6. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Dân (1990), Lý luận văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Duy (2002), Văn hóa học Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

9. Nguyễn Tuấn Đắc (2001), Truyện kể bằng tuype và môtip, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Hà Minh Đức chủ biên (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Trần Khắc Phi chủ biên(2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Hạnh (2007), Văn hóa như là nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương, Tạp chí Văn học, (số 1), tr. 10-18.

14. Đào Duy Hiệp (2006), “Cấu trúc cái kỳ ảo trong truyện ngắn Maupassant (phần 2) người kể chuyện và tiêu cự hóa”, Tạp chí nghiên cứu văn học (số 9) tr. 6.

15. Võ Thị Hảo (2003), Giàn thiêu, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.

16. Dương Thị Huyền, Nguyên lý tính Mẫu trong truyền thống văn học Việt Nam, www.vietvan.vn, 24/11/2009.

17. Đoàn Mạnh Hùng (2003) Cái sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết, sử thi 1945 - 1975, Tạp chí Văn học (số 2)

18. Bùi Thị Huyền (2004), Một số môtip kỳ ảo trong văn xuôi đổi mới, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

19. Nguyễn Xuân Khánh (2011), Đội gạo lên chùa, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. 20. Nguyễn Xuân Khánh (2000), Hồ Quý Ly, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.

21. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu thượng ngàn, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. 22. Đinh Gia Khánh, Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

23. Vũ Ngọc Khánh chủ biên (2001), Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

24. Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, Lê Khắc Hòa (1997) Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Minh Lan (1998), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

27. Hồ Liên (2008), Một hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

28. Đặng văn Lung (2004) Văn hóa thánh mẫu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

29. Nguyễn Cao Luyện (1997), Từ những mái nhà tranh cổ truyền, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

30. Nguyễn Đăng Mạnh (2006) Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục Hà Nội

31. Vũ Huy Mềm (2006), Tìm lại làng Việt xưa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

32. Phạm Xuân Nguyên, Mẫu thượng ngàn và nỗ lực văn chương Nguyễn Xuân Khánh.http:// www. thuvien.ebook.com

33. Đỗ Hải Ninh (2009), Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (số 2), tr. 48-57. 34. Hoàng Phê chủ biên (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà

Nẵng.

35. Phùng Văn Phú (1998), Chủ nghĩa yêu nước đặc trưng cơ bản văn hóa dân tộc Việt Nam, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (số 9).

36. Nguyễn Ngọc Quang chủ biên (2001), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Vũ Ngọc Phan (2004) Nhà văn hiện đại, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.

38. Hà Văn Tấn (1997), Theo dấu các văn hóa cổ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

39. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

40. Ngô Đức Thịnh (1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

41. Đỗ Lai Thuý (2002), Phân tâm học và văn hoá tâm linh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

42. Anh Trúc (tuyển chọn) (2001), Tuyển tập Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

43. Hữu Sơn - Trần Đình Sử - Huyền Trang - Trần Ngọc Vương - Trần Nho Thìn - Đoàn Thị Thu Vân (1997), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

44. Trần Đình Sử chủ biên (2004), Tự sự học vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

45. Chu Minh Vũ, Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: đề cập đến nhục cảm không có gì là xấu, www.vietbao.vn,21/07/2006.

46. Trần Quốc Vượng chủ biên (2009), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

47. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2007), Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (số 1).

48. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

49. Gustave Le Bon (2006), Tâm lý học đám đông (Nguyễn Xuân Khánh dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội.

50. Jear Chevalier, A. Gheebrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đã Nẵng, Đà Nẵng.

51. S.Freud, C. G. Jung, G. Bachelard, G. Tucci, V. Dundes (nhiều người dịch), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Nxb Vănh hóa thông tin, Hà Nội.

52. Manfred Jahn (2005), Trần thuật học (Nguyễn Thị Như Trang dịch, Phạm Gia Lâm Hiệu đính), Hà Nội.

53. E. M. Meletinsky (2004), Thi Pháp của huyền thoại (Trần Nho Thìn, Song Mộc dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH (Trang 123 -123 )

×