Sự nghiệp

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 26)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Sự nghiệp

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã xuất hiện trên văn đàn văn học Việt Nam từ những năm 1950. Nhưng phải đến những năm đầu thế kỷ XXI, ông mới thực sự được biết đến là một nhà văn viết tiểu thuyết của nền văn học Việt Nam hiện đại, với một bộ ba tiểu thuyết văn hóa - lịch sử đồ sộ Hồ Quý Ly

(2000), Mẫu thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011).

Chính nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã bày tỏ về cuộc đời của mình: Ông rất thích công việc dịch sách, mặc dù có lần ông phải dịch chui lấy tiền của người khác, mà nói theo lời của nhà văn là cái “thời ấu trĩ”.

Tác phẩm được ông đưa ra trình làng, mở đầu cho sự nghiệp văn chương của Nguyễn Xuân Khánh là truyện ngắn Một đêm vào năm 1959, truyện ngắn được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 2/1959. Truyện ngắn Một đêm - đã nhận được giải nhì cuộc thi viết về đời sống bộ đội trong hòa bình của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Các truyện ngắn của Nguyễn Xuân Khánh viết từ năm 1959 - 1962 đã được tập hợp lại trong cuốn Rừng sâu.

Những tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh thời kỳ này viết ca ngợi cuộc sống, ca ngợi những con người anh hùng, chú ý đến cảnh ngộ riêng của từng cá nhân, những đấu tranh giằng xé trong tư tưởng của người lính… Tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh thời kỳ này tập trung vào hai chủ đề chính, đó là: Xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.

Những năm 1973, Nguyễn Xuân Khánh đã hoàn thành và cho ra đời

Miền hoang tưởng với bút danh Đào Nguyễn và tiếp sau đó khoảng 10 năm,

ông cho ra đời tiếp tiểu thuyết Trư cuồng. Miền hoang tưởngTrư cuồng

của Nguyễn Xuân Khánh đã cùng những tác phẩm của Trần Dần, Lê Đạt... lúc bấy giờ đều có chung một số phận. Phải đến thời kỳ đổi mới thì những tác phẩm này mới thực sự ra đời, nhưng lại bị phê phán nặng nề.

Đến những năm 1988 - 1990, Nguyễn Xuân Khánh đã tự chuyển hướng đi của mình sang: tìm về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Ông đã đọc lại lịch sử của dân tộc, viết những tác phẩm mang cảm hứng về văn hóa dân tộc Việt Nam và đã cho ra đời bộ ba tiểu thuyết về văn hóa, lịch sử: Hồ Quý Ly

(2000), Mẫu thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011).

Tiểu thuyết Hồ Quý Ly là một cái mốc đánh dấu việc Nguyễn Xuân Khánh trở lại với đời sống văn học, với giới văn học và đông đảo bạn đọc. Hồ

Quý Ly đã giành được sự thừa nhận rộng rãi, được đánh giá cao của độc giả.

Bằng chứng là ông đã được giải thưởng Cuộc thi tiểu thuyết 1998 - 2000 của Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều giải thưởng khác.

Hồ Quý Ly viết về những suy tư, băn khoăn sâu sắc về sự đổi mới của dân tộc ta, qua câu chuyện về giai đoạn sóng gió cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV, khi nhà nước Đại Việt đã thực hiện quá trình đổi mới để thoát khỏi khủng hoảng trong nước và chống giặc ngoại xâm. Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng thành công nhân vật Hồ Quý Ly cùng các kẻ sĩ trong triều đình nhà Hồ. Nguyễn Xuân Khánh đã đưa một luồng khí mới mẻ vào thể loại tiểu thuyết lịch sử, kéo câu chuyện thời quá khứ gắn kết với câu chuyện của thời hiện tại và nêu ra những đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước. Nhưng phải đến hai tiểu thuyết sau, Nguyễn Xuân Khánh mới hiện lên với đầy đủ bút lực của mình và thực sự là một nhà văn hóa, tư tưởng trong tư cách một nhà văn.

Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn (2006) cũng được đánh giá rất cao.

Mẫu thượng ngàn ra đời sau Hồ Quý Ly, khẳng định những đóng góp của

Nguyễn Xuân Khánh về đề tài văn hóa, lịch sử. Tác giả đã từng tâm sự với bạn đọc về sự ra đời của tác phẩm: Năm 1959, khi dự trại sáng tác của Quân đội, tôi đã viết cuốn Làng nghèo, lẽ ra là vào năm 1962 - 1963 đã có thể ra đời, nhưng cái làng lớn ở miền Bắc lúc đó còn rất nghèo. Làng nghèo không thể in được, nhưng ý thức viết về một cái gì đó thật sâu sắc về văn hóa làng Việt manh nha trong tâm thức tôi vẫn giữ nguyên, thậm chí từ lúc bé, đến

Làng nghèo càng sâu sắc hơn. Bản thảo Làng nghèo bị thất lạc, may nắm còn

lại một bản do anh Lê Bầu (bạn của tác giả) giữ lại được. Tôi mở rộng thành cuốn tiểu thuyết mới và đẩy lùi lịch sử trở về thời Pháp thuộc bắt đầu xâm chiếm nước ta - giai đoạn giao lưu văn hóa Đông - Tây cưỡng chế bằng bạo lực. Chính giai đoạn lịch sử này bộc lộ chất Việt Nam hơn cả.

Nếu như cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2001), được viết đi viết lại trong hai mươi năm, thì Mẫu thượng ngàn được viết trong năm năm. Năm đầu tác giả xây dựng xong cốt truyện, dày 500 trang, sau đó tác giả đã “luyện công

luyện khí” để có cảm xúc thăng hoa trong quá trình viết, tác giả đã sửa đi sửa lại và bồi thêm cho tác phẩm của mình 500 trang nữa. Năm cuối cùng, khi hoàn thành đứa con tinh thần của mình, tác giả đã đưa cho bạn bè, nhà xuất bản đọc, rồi nhà văn đã cắt gọt cho ra đời một tác phẩm hoàn hảo như hiện nay.

Mẫu thượng ngàn, nhà văn đã sử dụng đạo Mẫu để soi rọi toàn bộ

tác phẩm. Mẫu thượng ngàn đã được Nguyễn Xuân Khánh sử dụng bối cảnh là giai đoạn giao thời, khi mà sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông - Tây ở Việt Nam đang diễn ra. Qua việc khám phá, nhìn nhận quá khứ dân tộc Nguyễn Xuân Khánh đã để các nhân vật trong tiểu thuyết được bao bọc bởi niềm tin hồn nhiên vào một thế giới đa thần giáo, phát xuất bởi chỗ được tiếp xúc thường xuyên với sự phồn thực, phồn sinh của mảnh đất nhiệt đới. Có lẽ, Nguyễn Xuân Khánh muốn đi sâu vào nguồn cội của sức sống Việt Nam, căn nguyên để người dân Việt Nam vượt lên mọi ách thống trị trong suốt mấy ngàn năm chứ không đơn thuần ở thời Pháp thuộc.

Mẫu thượng ngàn là một tác phẩm viết về đề tài nông thôn Việt Nam

trong đó nhà văn chú trọng đến những phong tục lâu đời, mang đậm hồn quê, đất Việt. Tác phẩm thể hiện những nội dung cơ bản sau:

Mẫu thượng ngàn là cuốn tiểu thuyết viết về văn hóa, phong tục Việt

được thể hiện qua cuộc sống và những người dân ở một vùng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong hoàn cảnh Pháp xâm lược Việt Nam, Đạo Phật suy tàn, Đạo Khổng bị gạt bỏ, Đạo Thiên Chúa lan rộng. Chính lúc đó, người dân Việt lại trở về Đạo Mẫu - một tôn giáo có ngàn đời nay của nhân dân Việt Nam ta.

Tác phẩm cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội cuối thế kỷ XIX, gắn với việc Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, việc xây dựng nhà thờ Lớn, cuộc chiến của người Pháp với quân cờ Đen.

Tác phẩm cũng là câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ. Đó là tình yêu vừa bao dung, vừa mãnh liệt của người phụ nữ với bao nỗi đắng cay, đầy chất phồn thực, hài và bi hòa trộn với chất mộng mơ và cao thượng.

Từ một Làng nghèo - tác phẩm tiền thân của Mẫu thượng ngàn, viết về cuộc kháng chiến chống Pháp, thì đến Mẫu thượng ngàn, tác giả lại mở rộng ra, viết về nét văn hóa Việt, văn hóa Làng, tác giả chọn Đạo Mẫu làm luồng tư tưởng ngầm nhưng vững chắc, chảy xuyên suốt trong cuốn tiểu thuyết. Một tình thương yêu mẹ vô bờ bến của Nguyễn Xuân Khánh là một lý do đơn giản nhất cho việc chọn tư tưởng này, nhưng không dừng lại ở đó, mà nhà văn còn đem đến cho người đọc một cái nhìn rộng lớn, bao quát nhiều hơn nhiều. Nhà văn đã ý thức được ngòi bút của mình cần và nên viết những gì trong thời gian đó.

Tác phẩm Mẫu thượng ngàn gửi đến bạn đọc một thông điệp: “Hãy giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc từ ngàn xưa để lại”. Qua đây ta cũng nhận thấy một vấn đề về văn hóa của dân tộc - nguy cơ đồng hóa hay giao thoa văn hóa. Tác phẩm cũng đề ra hai khuynh hướng: tôn vinh hay giải thiêng văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (2011) ra đời, cũng đã nhận được sự chú ý của đông đảo độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình văn học. Có thể khẳng định rằng, nếu như đạo Mẫu là sợi chỉ đỏ tư tưởng xuyên suốt tiểu thuyết

Mẫu thượng ngàn thì đạo Phật cũng giữ một vai trò như thế trong Đội gạo

lên chùa.

Nguyễn Xuân Khánh đã khéo léo muợn câu ca dao đa nghĩa trong văn học dân gian Việt Nam:

Ba cô đội gạo lên chùa, Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.”

Nguyễn Xuân Khánh đã đưa người đọc nhập cuộc vào cuộc phiêu lưu kỳ lạ, vượt quãng thời gian khó khăn, gian nan nhưng anh hùng của dân tộc ta, đó là: kháng chiến chống Pháp và cải cách ruộng đất, đi xa hơn đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi đất nước được hoàn toàn thống nhất. Qua câu chuyện kể của chú tiểu An và cô Nguyệt - người chị gái đẹp nết đẹp người, người đọc biết được những số phận của người dân làng Sọ và cuộc sống của những con người làng Sọ, vừa bình dị vừa lạ lùng, vừa bí hiểm vừa thanh khiết, thân thuộc trong ngôi chùa làng Sọ.

Đi tiếp công cuộc tìm về với cội nguồn của lịch sử và văn hóa dân tộc ở

Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục tìm và đưa ra những kiến giải

về sức sống của dân tộc Việt Nam. Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa không đưa ra kiến giải về dân tộc qua những con người, những nhân vật mà ông gửi gắm như trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, cũng không kiến giải về dân tộc qua thời kỳ thử lửa khốc liệt của nó như ở trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, mà xuất phát từ chính lịch sử dựng xây dân tộc Việt Nam suốt thời hiện đại.

Qua Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh cho người đọc biết đến

một ngôi chùa ở làng Sọ, nằm ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua hai cuộc chiến tranh, những con người, những nhân vật đi cùng lịch sử của làng Sọ là những con người theo đạo Phật, chỉ quen với ao quê, ruộng vườn, chân lấm tay bùn. Họ sống thuần phác nếu không có trận càn. Phía sau trận càn là những số phận phiêu diêu, những số phận của vị sư Vô Úy, của trò An, mà đến cuối nhân vật mới nhận ra.

Đội gạo lên chùa được nhà văn chia làm ba phần: Phần một với nhan

của nhân dân ta. Phần hai với tựa đề Bão nổi can qua: ông viết về thời kỳ hòa bình lập lại ở miền Bắc. Và phần thứ ba với tựa đề Về cõi nhân gian: nhà văn viết về thời kỳ cả nước ta trong cuộc kháng chống Mỹ và ngay sau khi thống nhất đất nước. Sự kiện trung tâm là xoay quanh về cuộc sống và số phận của những người gắn với ngôi chùa Sọ vùng chân Tam Đảo. Phần một và phần hai, Nguyễn Xuân Khánh đang tiếp tục triển khai quan điểm đối thoại văn hóa đã được nhà văn đưa ra từ trong Mẫu thượng ngàn, ở những giai đoạn tiếp sau của quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Nguyễn Xuân Khánh đang nuôi dưỡng cho ý tưởng về một mạch nguồn Phật giáo trong tâm hồn của mỗi con người. Những dụng ý sâu xa đó của nhà văn là nhằm mục đích, được nhà văn triển khai ở phần ba, Nguyễn Xuân Khánh đã chỉ ra cho chúng ta thấy vai trò của Phật giáo qua nhận định: “Phật giáo là một lối sống”. Nguyễn Xuân Khánh nhìn Phật giáo du nhập vào Việt Nam không giữ được cái tính nguyên sơ của nó, mà đã nhanh chóng hòa đồng vào đời sống tâm linh của người Việt ta và được duy trì trong nền văn hóa Việt. Đây như là một tư tưởng Phật giáo Việt Nam, một tư tưởng đã được thế tục hóa để bao chứa những phẩm chất dung dị, khoan hòa, hữu ái.

Với bộ ba tiểu thuyết văn hóa, lịch sử gồm: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng

ngànĐội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh đã đưa ra những trăn trở về

sự đổi mới bút pháp trong cách viết, cách nhìn nhận cuộc sống, nhằm đi sâu vào những đổi mới về mặt tư tưởng. Tư tưởng của tiểu thuyết là mục đích và đóng góp chính yếu của Nguyễn Xuân Khánh trong tư cách tiểu thuyết gia, làm nên một bước ngoặt về quan niệm nghệ thuật, là trở về với lối tự sự truyền thống, trong khi rất nhiều nhà văn Việt Nam khác lại đi trên con đường đổi mới nghệ thuật tự sự. Nguyễn Xuân Khánh đã thành công trong vai trò của một nhà văn, một trí thức luôn quan tâm tới các vấn đề của văn hóa, quốc gia, dân tộc.

Bộ ba tiểu thuyết viết về đề tài văn hóa, lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh là: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa đã cho người đọc thấy quan niệm về tiểu thuyết lịch sử có sự co giãn và phụ thuộc vào quan điểm riêng của mỗi người. Chỉ là sự khiêng cưỡng, khuôn đúc, nếu ta làm ra một cái khuôn và áp tất cả các tác phẩm vào đó. Với sự đổi mới trong quan niệm về lịch sử đã được chuyển vào hình tượng các nhân vật trong tác phẩm, cùng với đó là những cách tân về mặt nghệ thuật, Nguyễn Xuân Khánh đã làm nên những thành công của tiểu thuyết Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa.

Chúng ta thấy Nguyễn Xuân Khánh rất thành công trong việc tái tạo lại không khí lịch sử, bức tranh của thời kỳ lịch sử đã qua. Đồng thời một đóng góp không nhỏ của Nguyễn Xuân Khánh là ở cách nhìn, một tư duy mới mẻ về lịch sử, lịch sử đã qua không hoàn toàn đã khép lại mà có thể mở ra những chân trời mới cho chúng ta khám phá, nó phù hợp với tư duy của con người hiện đại, luôn luôn hoài nghi những giá trị tưởng như đã được xác định.

Bên cạnh việc đi vào khai thác các dữ kiện của sử liệu, Nguyễn Xuân Khánh đã rất chú ý quan tâm đến khám phá lịch sử hiện hữu đó bằng sự thấu hiểu, sẻ chia, cảm thông cho từng số phận. Hệ thống các nhân vật của ông là những con người cá nhân mang đầy đủ tính cách đa dạng, nó lý giải cho động cơ sâu xa của các hành động có tính lịch sử của nhân vật. Phải chăng Nguyễn Xuân Khánh cho rằng: Lịch sử đã in dấu đậm nét trên cuộc đời và số phận con người. Ở Hồ Quý Ly, giai đoạn lịch sử giao thời đầy mâu thuẫn hiện lên qua cuộc đời ông vua già Trần Nghệ Tông, đổi mới để tiến bộ và chấp nhận rủi ro hay thủ cựu với lề lối của tổ tông dù tình trạng đất nước đã trở nên mục ruỗng. Trong Mẫu thượng ngàn, quá trình xâm lược và công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp có thể được hình dung qua chuyện đời, chuyện tình của anh em nhà Messmer. Những thăng trầm trong quá trình làm giàu ở thuộc địa, các cấp độ của sự chiếm đoạt tình yêu và kết

thúc nhiều nghiệt ngã, đó là cái chết của Philippe, chứng hoang tưởng của Julien, đứa bé ra đời từ đêm hội. Điều đó cho thấy tương lai của chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam.

Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh khoác lên mình hai bộ áo: Một bộ áo chính trị của con người đời thực, một bộ áo của con người trong cuộc sống thường ngày.

Từ việc chọn thời điểm lịch sử không phải là quá khứ hào hùng hay thái bình thịnh trị mà là một giai đoạn rất phức tạp, dẫn đến hệ quả là các

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)