Ngôn ngữ mang tính triết luận

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 109)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ mang tính triết luận

Tác phẩm văn học là nơi ký thác, khẳng định quan điểm nhân sinh, lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn. Lấy đề tài lịch sử làm cảm hứng sáng tạo, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh không chỉ dừng lại ở việc minh họa lại bức tranh lịch sử dân tộc như các nhà viết sử đã làm. Nhà văn muốn mượn lịch sử làm phương tiện chuyển tải những quan điểm của mình về quá khứ và hiện tại, vì vậy mà trong hai tiểu thuyết chúng ta thấy ngôn ngữ mang màu sắc triết luận. Nó được thể hiện một cách tự nhiên qua lời đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật. Thông qua hình thức ngôn ngữ này, nhà văn đã tạo ra những khoảng trống để người đọc cùng suy ngẫm, lý giải các vấn đề.

Đội gạo lên chùa là tiểu thuyết mang màu sắc Phật giáo nên ngôn ngữ

thiện, sự vị tha, lòng bao dung, thương người… Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đều hướng đến điều đó và thể hiện qua những hành động việc làm hằng ngày của họ. Trong những cuộc trò chuyện, trao đổi, hay những đoạn độc thoại nội tâm của các nhân vật.. Trong những đoạn đối thoại của sư cụ với thầy giáo Hải, sư cụ đã không trả lời trực tiếp các câu hỏi của thầy giáo Hải mà trả lời bằng những câu chuyện, xen vào đó là những triết lý: “A di đà Phật! Đúng vậy. Những tà niệm luôn luôn khởi trong ta. Thắng chính bản thân là việc khó. Làm sao để vô niệm, đó là công phu của người hành đạo” [19, tr. 327]. Với những câu triết lý trên, người đọc như đang được cùng suy ngẫm với nhân vật trong tác phẩm.

Ngôn ngữ triết luận trong Đội gạo lên chùa được bộc lộ rõ ở nhân vật chú tiểu An, ở những đoạn độc thoại nội tâm: “Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về số phận của tôi. Thật đáng ngạc nhiên. Tôi đang là nhà sư, bỗng nhiên trở thành người lính. Ngạc nhiên ở chỗ người tu hành lấy đức từ bi làm cơ bản, thậm chí thương xót đến cả sinh mạng của con sâu cái kiến, còn người lính lấy sự tiêu diệt kẻ thù làm cơ bản, ai đứng trước mũi súng chống lại ta đều bị giết, bất kể kẻ đó thế nào. Sư thúc Vô Trần của tôi thì sao? Ông ấy là nhà sư đã trở thành chính ủy. Có khác chứ, tôi là người tự nguyện mãi mãi là sư, còn sư thúc là người tự nguyện là nhà sư trở thành người lính” [19, tr. 713].

An luôn sống trong những trăn trở, suy tư: “Thầy tôi bảo sống ở cuộc đời chính là đang làm một cuộc hành hương. Hành hương không chỉ là tìm đến một nơi chốn, mà là qua cuộc du hành ấy tìm thấy được cái sức mạnh linh thiêng ngay chính trong tâm hồn mình. Rốt cuộc đó là cuộc truy tìm cái bản lai diện mục của ta. Ý nghĩa của cuộc hành hương tốt đẹp ở chỗ nó làm biến đổi hẳn sự thức nhận thức tầm thường của thế gian, chuyển sự thức nhận ấy lên một tầm cao” [19, tr. 715].

Với những đoạn bộc lộ nội tâm, các nhân vật sẽ bày tỏ suy nghĩ thực của mình về cuộc đời con người, như An đã ngộ ra những điều sư cụ dạy: “Người tu Phật phải hiểu rằng muốn tìm được con đường Phật đạo, ta không được dựa vào bất cứ ai. Ta phải dựa vào chính bản thân mình. Cho nên phải cần đến sự cô độc. Muốn thấy Niết bàn phải biết đi một mình.” [19, tr. 772]. Hay như: “Kiếp người chẳng qua là như những con đom đóm. Vầng trăng kia là ánh sáng của Phật, tỏa chiếu khắp nhân gian. Kiếp nhân sinh là con đom đóm. Chẳng ai thắp mà những con đom đóm vẫn sáng. Nghĩa là con người vốn có ánh sáng trong mình. Trong đêm đen, con đom đóm cố hết sức để tự phát sáng. Ánh sáng ấy nhỏ nhoi lắm, yếu ớt lắm. Nhưng dù sao cũng là ánh sáng.” [19, tr. 866].

Ở mỗi một nhân vật, nhà văn lại có cách thể hiện ngôn ngữ mang tính triết luận riêng. Trong Mẫu thượng ngàn, nhà văn đã thể hiện ngôn ngữ ấy qua nhân vật cụ tiên chỉ trong việc răn dạy dân làng về lý lẽ, cách sống: “làng mình có lịch, có lề. Những chuyện đồn đại nhảm nhí như vậy từ nay phải dẹp. Phải giữ lấy lễ nghĩa, trên dưới, phép tắc, nếu không thì làng ta loạn mất.” [21, tr. 129]

Cụ Đồ Tiết khi nói chuyện với ông quản Boong về đánh cờ, đã thể hiện ngầm ẩn triết lý làm người ở đời trong đó: “Chả trách ông bị thua là phải. Ông học phép đánh cờ của hào lý. Còn tôi, tôi học đánh cờ từ sách. Hào lý thôn quê chỉ có một cách đánh cờ, bởi vì suốt đời học chỉ ru rú trong làng. Họ là vua quan ở trong làng. Còn sách của tôi thì ghi lại cách đánh cờ của nghìn làng, vạn làng. Ông thua là phải rồi”. [21, tr. 158]

Các cụ tú, cụ đồ - là những nhà Nho cuối thời - tự nhận ra: “Cánh nhà nho chúng ta hết thời rồi. Bây giờ là thời của các ông làm cho tây và các ông chánh, ông lý” [21, tr. 171], đó là ngôn ngữ triết lý về thời cuộc.

Khi nhân vật Pierre nói: “Tôi là một nhà thám hiểm bất đắc dĩ, có lúc tưởng mình là nhà văn nhưng cũng là loại nhà văn bất đắc dĩ, rồi còn là nhà họa sỹ bất đắc dĩ. Bởi vì những sở thích của tôi thay đổi luôn, học nhiều thứ song chẳng thứ nào đến đầu đến đũa. Làm chuyện gì cũng do sự đùn đẩy của số phận, ngẫu nhiên mà làm, rồi lại ngẫu nhiên mà bỏ.” [21, tr. 175], là ông ta đang triết lý về số phận con người trong cuộc sống.

Ngay như ngôn ngữ của ông Lềnh, khi tranh luận với nhà dân tộc học René người Pháp cũng mang tính triết lý về cuộc sống, về số phận con người: “tôi cũng chả hiểu người xứ này muốn trở thành người chúng tô i hay người các ông, song tôi chỉ muốn bàn tới tại sao người chúng tôi lại muốn trở thành người xứ này. Điều phải bàn là tại sao người ta có thể muốn từ cao xuống thấp. Có thể nguyên nhân là người đàn bà chăng? Người đàn bà là Mẫu, là Mẹ - Người đàn bà là đất xứ sở. Người đàn bà là văn hiến. Mà người đàn bà xứ này có hai điểm để cho nhiều người đàn ông muốn lập sự nghiệp yêu thích, đó là sự đằm thắm và sự gánh vác cam chịu… và những đứa con của họ mới tuyệt vời làm sao. Những người bạn của tôi lấy vợ An Nam đều nói:Chúng tôi có thể hoàn toàn yên tâm nhắm mắt vì những đứa con họ đã sinh cho chúng tôi.” [21, tr. 806]

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)