Ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa dân gian

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 104)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa dân gian

Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa là hai tiểu thuyết mang đậm

màu sắc văn hóa dân gian, là sự tái hiện văn hóa trong một thời kỳ lịch sử, vì vậy, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ của văn hóa dân gian là chủ yếu. Nhà văn đã tái hiện Đạo Mẫu trong Mẫu thượng ngàn và Đạo Phật trong Đội gạo lên

chùa bằng ngôn ngữ của văn hóa dân gian trong toàn bộ tác phẩm: Những câu hát dân gian, những ca dao tục ngữ, những câu hò vè,… mang tính chất ca ngợi hoặc châm điếm, đả kích. Như những câu sau:

Da ngà mắt phượng long lanh Hà huê tươi tốt, tóc xanh rườm rà

Nhụy hồng tuyết điểm màu da.” [21, tr. 24].

Người đâu đẹp lạ đẹp lùng.

Rõ ràng cô Chín đền Sòng giáng lâm” [21, tr. 807].

Kiếp giáng sinh vào nhà Lê Thị Cải họ Trần vận khí thiên hương Vốn sinh về cốt phi thường

Giá danh đòi một, hoa vương khôn bì…” [21, tr. 706].

Nhớ lời Mẫu gọi cô lên Một tin gắn bó hai tin hẹn hò Mẫu dặn cô điều nhỏ tiếng to

Hương thơm huê ngát thơm tho lạ lùng

Tấu cô thương lấy nghế cô cùng…” [21, tr. 528].

Ba cô đội gạo lên chùa

“Sư đương tụng niệm nam mô Thấy cô xách giỏ mò cua bên chùa Lòng sư luống những ngẩn ngơ

Bỏ cả kinh kệ, tìm cô hỏi chào” [19, tr. 499].

Khi đọc hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa,

chúng ta không còn bắt gặp kiểu ngôn ngữ cổ kính, quy phạm. Toàn bộ hai tác phẩm là ngôn ngữ tự nhiên như lời nói hàng ngày. Đặc biệt, chúng ta thấy một số cách nói của phương Tây được du nhập và được lớp trẻ thời đó sử dụng như: “Toa”, “Moa”,...

Nguyễn Xuân Khánh đã tái hiện lại bức tranh xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn. Đây là lúc Nho giáo đã ở vào thời kỳ cuối cùng, nhưng vẫn chưa tàn hẳn, Phật giáo vẫn còn chiếm được lòng tin của người Việt. Đồng thời Thiên chúa giáo bắt đầu được du nhập vào nước ta và đi vào đời sống tinh thần, ý thức của người dân.

Trước âm mưu đồng hóa về văn hóa người Việt bằng cách đưa đạo Thiên chúa giáo vào nước ta, nhân dân ta đã lựa chọn cách ứng xử mềm dẻo, đó là tiếp nhận ở đạo Thiên chúa giáo những gì tốt đẹp, nhưng vẫn thờ đạo riêng của mình: Đạo Mẫu, thờ Đất Mẹ thiêng liêng, thờ Phật.

Vào lúc giao thoa giữa các tôn giáo, ngôn ngữ có những điểm đặc biệt riêng, vừa có thứ ngôn ngữ Nho học, trong cách nói của cụ Đề Nghĩa, cụ cử Khiêm, cụ Đồ Tiết… Tiêu biểu như: Cụ Đề Nghĩa nói với các anh em nghĩa quân đã theo mình nổi dậy: “Trời đã chẳng giúp chúng ta. Đề Nghĩa này đã hết lòng tận trung với nước, nay đã sức cùng lực kiệt.

Con một lạy này, Nghĩa xin gửi tới anh em để tỏ lòng biết ơn những người bạn đã chung lưng đấu cật, sống chết có nhau, cùng trải qua những lúc nằm gai nếm mật.

Ta thẹn vì nỗi tài hèn nên đã để anh em lâm vào bước đường cùng. Nhưng ta chẳng muốn anh em đi vào chỗ diệt vong.

Hãy nuốt nước mắt. Hãy nuốt mối hận thù vong quốc vào tận đáy lòng. Hãy đi về nơi thôn ấp, hoặc vào trốn thâm sơn cùng cốc, rồi mai danh ẩn tích, mà đợt thời vùng dậy.

Nếu bản thân cũng sức tàn lực kiệt không làm gì nổi nữa, thì hãy dạy con, dạy cháu chớ bao giờ quên nỗi quốc sỉ này…” [21, tr.13].

Cụ cử Khiêm có nói với học trò của mình: “Người học trò phải giữ cho được tấm lòng son. Lòng son với vua, với triều đình. Lòng son với dân với nước. Đó là điều cốt tử của nhà Nho trong thời buổi này.

Rồi:

Việc có thị có phi. Muốn xét đoán việc, phải lấy tấm lòng son với xã tắc làm chuẩn mực. Cái gì trái với điều ấy thì không làm.

Rồi:

Ngòi bút có chính có tà. Đại để muốn chẳng tà thì cũng phải lấy tấm lòng son ra mà xem xét.” [21, tr. 285].

Thông thường, chúng ta nhận thấy ở những người theo đạo Thiên chúa, lời nói của họ luôn hướng đến Chúa như tìm đến và được tiếp một sức mạnh vô hình. Trong Mẫu thượng ngàn những người dân nước ta lúc bấy giờ đang thờ Đạo Mẫu, vì vậy mà chúng ta thấy có một lớp ngôn ngữ riêng cho cả tác phẩm. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, người đi trước truyền lại cho người đi sau những câu chuyện về Mẫu, về các câu hát chầu văn và nó như đã được ngấm vào máu của mỗi người, cứ thế mà hát.

Cùng một lúc nhân dân vừa du nhập tôn giáo mới, vừa giữ được tôn giáo riêng cho dân tộc mình, đây là cách hành xử khéo léo của nhân dân ta trong khi thực dân Pháp đang có dã tâm đặt ách đô hộ ở nước ta. Ngôn ngữ chủ yếu của nhân dân trong toàn bộ tác phẩm là “ngôn ngữ khuyến thiện”. Bà cô tổ có nói: “Đạo nào cũng thế cả thôi. Đạo Giêsu cũng như đạo Mẫu. Tất cả đều chỉ là khuyến thiện. Người theo đạo Gia tô chăm chú sửa mình sao cho ngày càng gần chúa hơn. Còn chúng ta thì làm sao cho mình hòa với Mẫu”. [21, tr. 696].

Và đến cả ngay những người đi đồng hóa, đã bị đồng hóa ngược trở lại, Cha Colombert là một con người như thế. Cha Colombert được coi là: “ông hiểu người nước ta lắm. Cụ là Tây mà thuộc cả Truyện Kiều” [21, tr. 301]. Và cụ hiểu rõ Đạo: “Đạo thánh hiền cũng có những điều giống như đạo của Chúa. Ví dụ đạo Khổng dạy con người nhân nghĩa, còn đạo Thiên chúa thì lấy tình thương yêu con người làm căn bản…” [21, tr. 302].

Mỗi tác phẩm thể hiện một màu sắc tôn giáo riêng của nhà văn, đứng ở các góc nhìn đa chiều khi nói về cảm hứng và nghệ thuật của Đội gạo lên chùa, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng cho biết: “Cảm hứng tôn giáo là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Tác phẩm đã làm rõ vai trò của Phật giáo trong những khoảng thời gian khó khăn của hai cuộc chiến tranh. Đạo Phật giống như một ngôi nhà cho những số phận đau thương, mất mát, nơi giúp họ vượt qua mọi nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống”. Chính vì vậy mà ngôn ngữ trong Đội gạo lên chùa chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật giáo khá rõ nét. Không chỉ sư cụ, người theo đạo Phật, mà cả Hải - thầy giáo, người được học trường Tây, tiếp xúc sớm nhất với nền văn hóa phương Tây, cũng chịu ảnh hưởng của đạo Phật.

Những lời nói hàng ngày của sư cụ khi dạy đạo cho An: “Người tu Phật là bất ly thế gian, nhưng luôn phải giữ bốn điều cao thượng của đức Thế

Tôn.” [19, tr. 107]. Hay như thầy Hải, một người Tây học có nói: “Thiên chúa giáo nói đến Thiên đàng. Phật giáo nói đến Niết bàn, miền cực lạc. Phải chăng các tôn giáo đều khuyên con người tu hành ở kiếp này, tu nhân tích đức ở kiếp này, rồi chờ cho đến kiếp sau khi chết, ta mới được hưởng thành quả của sự tu hành.” [19, tr. 323].

Lớp ngôn ngữ tôn giáo đã cho ta thấy bức tranh văn hóa nhiều màu sắc của nhân dân Việt Nam ta trong buổi giao thời và điều quan trọng hơn là hệ thống ngôn ngữ này còn cho thấy cách ứng xử thông minh của người Việt trước nguy cơ bị đồng hóa về văn hóa, để có thể giữ vững nền văn hóa trường tồn của dân tộc.

Như vậy, lớp ngôn ngữ cổ kính có vai trò rất quan trọng trong các tiểu thuyết lịch sử, lớp ngôn ngữ này mang lại hơi thở thời đại cho các tiểu thuyết lịch sử, thuyết phục người đọc bằng những chứng cứ cụ thể, chi tiết, đồng thời nó còn là phương tiện khám phá đời sống bên trong tâm hồn con người.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)