0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua diện mạo, tạo ra nhân vật lưỡng

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH (Trang 41 -41 )

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua diện mạo, tạo ra nhân vật lưỡng

lưỡng diện.

Ông cha ta có câu “nhìn mặt mà bắt hình dong”, Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng cách khắc họa truyền thống nhưng lại mang nét riêng của mình, để tạo nên kiểu nhân vật lưỡng diện về hình thức và cuộc đời.

Trong Mẫu thượng ngàn chúng ta thấy một Đinh Công Phác - Trịnh Huyền. Một Đinh Công Phác - người có công đi đầu trong cuộc kháng chiến của dân tộc ta, Phác phải chịu nhiều hy sinh, mất mát của bản thân cá nhân mình cho ngày độc lập của dân tộc. Một Trịnh Huyền - nghệ sỹ tài hoa với tài

năng thiên bẩm, đang cố gắng lưu truyền và giữ gìn nền văn hóa dân tộc, mạch ngầm đang chảy trong mỗi con người Việt. Hai tính cách, hai con người với hai chức năng khác nhau đó, lại đang tồn tại thống nhất trong một cá thể.

Đinh Công Phác - Trịnh Huyền với hai nửa khuôn mặt trái ngược nhau: một nửa mặt xấu xí đến ngay cả vợ anh cũng không dám nhìn thẳng vào, một nửa mặt bình thường và đẹp đẽ. Hai nửa khuôn mặt của Phác là ẩn dụ của hai nửa cuộc đời anh. Do tham gia khởi nghĩa của cụ Đề Nghĩa mà khuôn mặt của anh đã bị cháy xém đi một nửa. Phải chạy trốn quân Pháp mà anh đã xuống vùng Nam Sơn đổi tên thành Trịnh Huyền, lấy vợ và ở lại đó. Sau chừng hơn mười năm anh trở về làng cũ, với hai con người: Một anh Đinh Công Phác - con trai cụ Đồ Tiết, đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa của cụ Đề Nghĩa, thổi sáo giỏi, đẹp trai, yêu bà Váy - Con người này biểu trưng cho nửa khuôn mặt đẹp. Một anh Trịnh Huyền, cháu cụ Đồ Tiết ở vùng Sơn Nam đến, biết thổi kén, kéo đàn nguyệt, hát - là biểu trưng cho khuôn mặt xấu xí. Sự đối lặp này còn thể hiện trong cả hành động, trước đây Đinh Công Phác là người nho sỹ, nay anh thành kẻ xướng ca vô loài.

Việc phải sống hai cuộc đời làm Phác luôn trăn trở, không chỉ lo lắng mà còn là sự đau đớn trong lòng. Đứng trước gia tộc dòng họ mà không dám nhận, thấy người yêu xưa mà đành đau lòng quay mặt đi. Nhưng với cái tên Trịnh Huyền là vỏ bọc tốt cho anh hoạt động cách mạng nhiệt tình và năng nổ sau này. Cuộc đời của anh là sự huy sinh cho gia đình, cho dân làng Cổ Đình, cho dân tộc. Anh đã hy sinh vì dân tộc, nhưng chính con anh (Xuân) sau này đã trả mối thù cho cha mình.

Phác được coi là một trong những người đi đầu mở đường cho công cuộc chống Pháp của dân tộc ta. Nhưng trong anh còn mang một con người khác, một con người tài hoa, lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc đó là Đạo Mẫu.

Trong Đội gạo lên chùa, ta được thấy tài hoa của Nguyễn Xuân Khánh khi ông viết về sư bác Khoan Độ. Một mặt, Độ là người con thờ ơ với chính cha ruột của mình, nhưng một mặt lại là người sống có tình nghĩa với mẹ con Khoai. Mang hình dáng bên ngoài khác lạ, kỳ dị, ngoại cỡ, nhưng lại một lòng thành tâm hướng Phật, thề suốt đời bảo vệ Phật pháp.

Với cách khắc họa nhân vật qua diện mạo, Sư Khoan Độ hiện lên với một vẻ bề ngoài đáng sợ, hung dữ, nhưng bản chất bên trong là người sống có tình cảm, biết trước, biết sau, biết thương người nghèo khó. Sư Khoan Độ “một con thú hoang” [19, tr. 275], chính cha ruột đã cắt gân chân của Khoan Độ, mong anh thay đổi.

Bằng tình yêu thương Khoai đã làm Khoan Độ thay đổi - một con người mới trong Độ khác hẳn với vẻ bề ngoài hung dữ, thô lỗ, cục cằn, chỉ biết đi ăn trộm, ăn cắp, nay đã khác xưa, Độ đã biết lao động, biết yêu thương, biết quý trọng cuộc sống.

Độ đã được cảm hóa dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật, trên núi Yên Tử chính là nơi trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam. Độ được nhà văn Nguyễn Xuân Khánh miêu tả rất tỉ mỉ về hình dáng: có đôi “mắt xếch trắng dã”, “tay dài như vượn”, nặng tới tám mươi kilogam, đặc biệt là tự mình chặt một ngón tay,… Nhìn bề ngoài vậy thôi, nhưng bên trong lại là một tín đồ của Đạo Phật, một người thề một đời này dốc lòng bảo vệ cho ngôi chùa, cho những người thân luôn bên Khoan Độ. Một người chiến đấu hy sinh vì dân tộc, không sợ, nề hà gian khổ, dù cái chết cận kề. Nhà sư Khoan Độ mà dưới con mắt của thực dân Pháp là: “giết người không ghê tay” ấy lại là một con người hiền lành, biết yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho những người thân yêu. Một con người đã phát ngôn: “Còn ta, ta vẫn chỉ có một tâm nguyện, muốn là người canh giữ cho chùa của chúng ta

được bình yên”. Và “thân xác của con nhờ có phép lạ của Phật nên còn sống. Con có duyên may mới gặp được thầy. Con muốn sám hối những việc mình đã làm. Con xin có lời nguyền sẽ suốt đời đem tấm thân này để bảo vệ Phật pháp. Để chứng cho lời nguyền đó, con xin đốt một ngón tay để cúng Phật” [19, tr. 321]. Nếu như Trịnh Huyền - Phác trong Mẫu thượng ngàn luôn lưu giữ nét giá trị văn hóa của Đạo Mẫu, thì Độ trong Đội gạo lên chùa được viết dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và đang lưu giữ giá trị văn hóa của Đạo Phật trong thời kỳ giao lưu văn hóa Đông - Tây. Hành động giết người của Sư bác Khoan Độ là hành động giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc - Một chiến sỹ cách mạng, một nhà sư.

Bên cạnh nhân vật trung tâm, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh không quên bỏ qua nhân vật phụ, dù nhỏ bé nhưng cũng được nhà văn chăm chút cẩn thận. Tiêu biểu trong số hệ thống nhân vật đa dạng đó là bố con nhà ông Xuân và anh Hạ trong Đội gạo lên chùa. Ở mỗi làng quê đều có những nhân vật đặc biệt của riêng mình” [19, tr. 752], ở ngôi làng Sọ bé nhỏ ấy “Ngoài cụ Khố ra, làng còn có một gia đình quái nhân thứ hai” [19, tr. 753]. Ông bố, “cao một mét tám, chân tay vạm vỡ” [19, tr. 753], nhưng đứa con ông mới thật đặc biệt, khác người: chỉ được bố nhá cho ngô sống, gạo sống mà chẳng hề gì. Ngược lại “Hạ lớn nhanh như thổi”, “loại người to lớn ngoại khổ” [19, tr. 754], “cao to lực lưỡng” [19, tr. 764], “đôi lông mày sâu róm” [19, tr. 762],… Một con người đáng sợ với vẻ bề ngoài, có thể xông đánh nhau với Tư Đờn ngay khi nghe mọi người nói: Tư Đờn đã lấy vợ của anh khi anh đi tù. Nhưng không, cũng giống như cha mình, người được sư cụ nói “ông có nhiều chuyện có duyên với nhà Phật lắm” [19, tr. 769] đã không tố cáo gia đình ông trưởng bạ, mà còn coi trọng ơn nghĩa của ông trưởng bạ. Hạ đã sống cả hai con người, một con người với vẻ bề ngoài hung ác, dữ tợn, nhưng bên trong lại chan chứa tình yêu thương cô Xim và cái Mua. Và sau này là mẹ con

Nguyệt. Hạ đã quyết không làm việc xấu, lấy những pho tượng Phật trong chùa Sọ để bán lấy tiền - một con người tưởng rằng không sợ ai, không từ thủ đoạn nào để kiếm tiền, nhưng anh đã không làm theo lời Hùng, phần con người lương thiện trong anh đã chiến thắng vẻ bề ngoài của anh.

Mỗi một nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh đều có cái vẻ ngoài riêng biệt, không lẫn vào đâu được. Nhưng đồng thời nhà văn đã dùng vẻ bề ngoài đó để thể hiện con người lưỡng diện của từng nhân vật. Đó chính là tài năng của Nguyễn Xuân Khánh khi sử dụng thành công nghệ thuật khắc họa nhân vật qua diện mạo, tạo ra nhân vật lưỡng diện.

2.1.1.2. Nhân vật với những mâu thuẫn xung đột nội tâm giằng xé, những cuộc chiến lý trí bên trong.

Việc xây dựng nhân vật qua các tình huống mâu thuẫn, xung đột tâm lý là một trong những thủ pháp riêng mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng để xây dựng nhân vật của mình. Tác giả đã cho chúng ta thấy các nhân vật của mình, khi ông để cho từng nhân vật vào trong các tình huống mâu thuẫn, xung đột tâm lý khác nhau tùy vào khả năng, bản chất và tính cách của nhân vật ấy cũng như tùy thuộc vào việc nhà văn muốn nhân vật của mình xuất hiện là người như thế nào.

Đó là một Đinh Công Phác - Trịnh Huyền: trong anh có hai con người luôn luôn tồn tại, luôn luôn làm anh phải đấu tranh. Khi Đinh Công Phác trở về làng quê cũ, nơi anh đã sinh ra, với những gì thân yêu và quen thuộc nhất, nhưng anh đã trở về với cái tên mới, ẩn sau đó là con người cũ, không dám nhận họ hàng, không dám nhận con, nhận người yêu cũ. Trong sự đấu tranh giằng xé ấy, cái con người biết hy sinh bản thân cho dân tộc đã chiến thắng, anh thầm lặng sống trong con người thứ hai - con người trách nhiệm vì dân tộc.

Phác đang cố ẩn giấu thân phận thật của mình, anh không không dám nhận con ruột, không thể đến với tình yêu và nhận tình cảm của người yêu cũ. Ngày trở về và những ngày sống ở chính nơi anh quen thuộc, với bao kỷ niệm, nhưng trong lòng anh lúc nào cũng luôn chứa nỗi đau, sự trăn trở, sự rằn vặt cho tình cảm của mình. Đã có lúc ta tưởng như cái tình yêu của con người cá nhân trong anh đã chiến thắng, ta thấy như con người ấy đang lại được yêu, sống vì chính mình, sống chỉ tình yêu. Nhưng không, con người mang trách nhiệm và bổn phận với gia đình, với chính ngay làng quê thân yêu của mình, làng Cổ Đình, bổn phận với quê hương đất nước trong anh đã trỗi lên và chiến thắng con người cá nhân. Để rồi, con người Trịnh Huyền ẩn đi và con người Phác lên ngôi, Trịnh Huyền lại là một con người âm thầm làm cách mạng, phục vụ, tin và chiến đấu cho cách mạng, sống phần con người lạnh lùng, thay thế cho con người đang khát khao yêu đương cháy bỏng.

Qua những mẫu thuẫn xung đột nội tâm giằng xé trong con người Phác, chúng ta thấy trong anh luôn đòi hỏi một cuộc sống cá nhân, cho tình yêu cháy bỏng. Nhưng con người cá nhân ấy đã bị phẩm chất một người cách mạng chiến thắng. Chính lý tưởng cao cả hy sinh cho dân tộc, cho non sông đất nước trong anh đã bừng sáng và làm cho con người cá nhân trong anh càng đẹp hơn.

Trong Mẫu thượng ngàn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện những mâu thuẫn xung đột nội tâm giằng xé ở Phác - một con người nhà Nho còn xót lại, một chiến sỹ cách mạng, một con người tài hoa. Đội gạo lên chùa,

nhà văn đã có cách thể hiện mới lạ hơn ở Hải - một thầy giáo, một trí thức. Một anh Hải - thầy giáo làng, mặc dù đã được học ở trường của người Pháp, đã tiếp thu cái mới mẻ, cái tiến bộ, cái văn hóa, văn minh để dạy lại cho những học sinh trường làng. Hải đã nghỉ dạy lên huyện làm thông ngôn cho

Pháp, hành động này của thầy giáo Hải rất kỳ lạ đối với mọi người, nhưng đó lại là sự hy sinh thầm lặng mà ít ai biết được. Anh sống bằng hai con người, một con người thật đang hy sinh thầm lặng và một con người thứ hai làm tay sai cho Pháp. Anh hy sinh thầm lặng tình yêu của mình với Nguyệt, bị người làng nhìn với con mắt khác, nhưng trong anh con người của sự hy sinh đang chiến thắng.

Thầy giáo Hải đã xâm nhập vào hàng ngũ của địch, bề ngoài là để cho hai họ Bùi và họ Nguyễn có thế cân bằng, để họ Bùi nhà anh cũng được vẻ vang như ý muốn của các cụ trong làng lúc bấy giờ. “Ông trưởng bạ họ Bùi đưa ra lý lẽ: Chú nghĩ xem, họ Bùi ta đang lúc thất thế. Về phía chính phủ ta đã có bác Trí làm phó chủ tịch tỉnh. Nhưng Việt Minh chỉ có đêm mới về. Họ Bùi hơn trăm suất đinh, lại là người làm nông, phải bám lấy đồng ruộng mới có cái ăn. Đồn trưởng, lý trưởng tất cả trong tay họ Nguyễn. Vậy ai là người che trở cho dân họ Bùi đây” [ 19, tr. 163].

Nhưng trong Hải đang diễn ra một cuộc đấu tranh tâm lý, lên làm thông ngôn sẽ bị nhân dân nhìn nhận và phản dân tộc, sẽ bị người yêu xa lánh, cuộc sống hạnh phúc sắp tới sẽ thế nào? Nhưng con người cá nhân trong Hải đã tạm thời ẩn đi, để cho con người biết hy sinh, sống vì nhân dân chiến thắng.

Làm thông ngôn cho Pháp, nhưng thực chất là để giúp cách mạng lấy thông tin, “như ta đã biết, Hải bí mật hoạt động cho kháng chiến” [19, tr. 405]. Nhưng mấy ai đã hiểu được nỗi lòng của thầy giáo Hải, ngay cả Nguyệt người yêu, vợ sắp cưới lúc đầu cũng đã không hiểu và khuyên anh hãy từ bỏ việc làm đó, để ra vùng kháng chiến với Nguyệt.

Hải được học tiếng Pháp, được tiếp thu với văn hóa phương Tây, nhưng anh luôn có những khối mâu thuẫn lớn, mà ở đây chính dưới ánh sáng từ bi

của đạo Phật đã đưa anh thoát khỏi tất cả và đến cõi Niết bàn. Chính những lần đến chùa đàm đạo với sự cụ đã giúp anh ngộ ra. Sư cụ cũng đã thừa nhận “Thầy giáo Hải là người Tây học, đọc sách nhiều. Những vấn đề thầy hỏi do đó rất bất ngờ và sâu thẳm.” [19, tr. 232]. Chính những lời dạy của Đức Phật được sư cụ giảng giải cho thầy giáo Hải, đã ở trong tim anh, giúp anh vượt qua sự tra tấn dã man của quân địch. Hải biết, không khai chúng cũng sẽ giết và khai ra chúng cũng giết. Mà cách mạng và chiến thắng lại đang rất cần đến sự im lặng của anh, vì vậy mà anh im lặng và “cầu nguyện như một Phật tử, mặc dù anh chưa bao giờ là Phật tử “A di đà Phật! A di đà Phật!” [19, tr. 416]. Đó phải chăng là nhu cầu tâm linh của con người ở những lúc họ gần kề cái chết, hay Hải đã là Phật tử ở một tiền kiếp nào đó chăng, mà “chủng tử của nó vẫn ngủ yên trong vô thức của anh đến tuột cùng này mới thức dậy” [19, tr. 416]. Những lúc bị tra tấn hành hạ, Hải không nhụt trí, trong lòng anh một lòng hướng Phật và vẫn luôn nghĩ về Nguyệt. Cho đến khi chết anh vẫn cố “dướn cổ lên mắt sáng quắc như có điện, nói với mọi người đến xem, lúc này đông như kiến cỏ: Đả đảo giặc Pháp dã man. Đồng bào hãy trả thù cho tôi” [19, tr. 421].

Hải ngẩng cao đầu nhận cái chết, trong anh có đức Phật, có Nguyệt, có nhân dân. Anh đã hy sinh cuộc đời mình cho cách mạng. Sự hy sinh thầm lặng tình yêu cá nhân của Hải cho cách mạng, cho ngày chiến thắng sau này nhân dân làng Sọ còn nhớ mãi. Qua xung đột, phẩm chất cách mạng trong thầy giáo Hải đã được bộc lộ rõ nét và mạnh mẽ, đó cũng là cách tôi luyện bản lĩnh và ý chí cho anh.

An, nhân vật chính của Đội gạo lên chùa, nhân vật với nhiều thăng trầm trong cuộc sống, gặp phải không ít những khó khăn. Trong An luôn là những cuộc đấu tranh tâm lý. Dưới ngòi bút của nhà văn, ông đã để cho các

nhân vật của mình tự bộc lộ theo đúng tính cách, cá tính riêng. Vì thế mà những mâu thuẫn tâm lý được hé lộ càng rõ nét.

An được nhà văn xây dựng một nhân vật với nhiều mẫu thuẫn nội tâm. Khi được ở lại chùa, được ngày đêm luyện võ, học kinh kệ, hầu sự phụ. Sự trưởng thành trong An càng lớn dần lên. Mặc dù chỉ là một chú bé thôi, những

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH (Trang 41 -41 )

×