Kết cấu chương hồi

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 79)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Kết cấu chương hồi

Kết cấu chương hồi là kiểu kết cấu cổ điển và chỉ có trong tiểu thuyết. Ở Trung Quốc kiểu kết cấu tiểu thuyết chương hồi rất phổ biến thời Minh – Thanh với hàng loạt tiểu thuyết nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung (120 hồi), Thủy hử của Thi Nại Am (70 hồi), Tây du kí của Ngô Thừa Ân (100 hồi)… ở Việt Nam, tiểu thuyết ra đời muộn, đến thế kỉ XVIII mới phát triển thể loại tự sự này theo kiểu kết cấu chương hồi như Hoàng Lê

nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Hoàng Lê nhất thống chí được đánh

giá là đỉnh cao của nghệ thuật tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam, chính là vì các tác giả của Ngô Gia đã xây dựng tác phẩm theo lối chương hồi, mặc dù được hoàn thành bởi một nhóm tác giả, nhưng sự tuân thủ mô hình của các hồi là thống nhất… Cho đến văn học đương đại, tiểu thuyết Việt Nam phát triển rực rỡ đạt nhiều thành tựu về cả nội dung và nghệ thuật, trong đó kết cấu của tiểu thuyết cũng có nhiều đổi mới nhưng kết cấu chương hồi vẫn là kiểu kết cấu được ưu tiên với hàng loạt tiểu thuyết như Sông Côn mùa lũ

của Nguyễn Mộng Giác (101 chương), Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh (9 chương)...

Qua khảo sát hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa,

Mẫu thượng ngàn

Chương Phần Số trang Tổng số trang Chương I: Người trở về 1, 2, 3 9 - 38 29 Chương II: Nhụ và Điều 1, 2, 3 41 - 72 31 Chương II: Đồn Điền

Mesmer

1, 2, 3 75 -112 37

Chương IV: Họ Vũ họ Đinh 1, 2, 3, 4, 5 115 - 172 57 Chương V: Pierre và Julien 1, 2, 3 175 - 216 41 Chương VI: Người Cổ Đình 1, 2, 3, 4, 5 219 - 264 45 Chương VII: Bà cô tổ 1, 2, 3 267 - 308 41 Chương VIII: Philippe

Mesmer

1, 2, 3, 4, 5, 6 311 - 388 77

Chương IX: Con chim cu cườm

1, 2, 3, 4 391 - 448 57

Chương X: Đối thoại 1, 2, 3, 4, 5 451 - 518 67 Chương XI: Bà ba Váy kể

chuyện

1, 2 521 - 554 33

Chương XII: Tai họa lớn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 556 - 630 73

Chương XIII: Ông Đùng, bà Đà

1, 2, 3, 4 633 - 674 41

Chương XIV: Hội kẻ Đình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8 677 - 770 93 Chương kết: 1,2 773 - 807 34

Đội gạo lên chùa

Chương I: Trôi sông

1: Lưu lạc 9 - 22 13 2: Chùa Sọ 23 - 41 18 3: Tây lai Berrard 42 - 71 29 4: Trường làng 72 - 86 14 5: Sưu Vô Trần 87 - 105 18 6: Tôi học võ 106 - 113 7 7: Nhà sư cách mạng 114 - 144 30 8: Bốt đình Sọ 145 - 180 35 9: Đại úy Thalan 181 - 201 20 10: Nhà gian phong nhì 202 - 214 12 11: Trận lúa vang 215 - 239 24 12: Thiền sư Vô Úy 240 - 265 25 13: Sư Khoan Độ 266 - 316 50 14: Sư cụ và thầy giáo Hải 317 - 333 16 15: Cô Nguyệt 334 - 371 37 16: Đại sư huynh 372 - 384 12 17: Đom đóm 385 - 422 37 18: Trôi song 423 - 438 15 Chương II:

Bão nổi can qua

1: Ngày mới 441 - 455 14 2: Mặt trời bừng sáng cánh

đồng quê

456 - 496 40

4: Trên sông Bồ Đề 553 - 574 21 5: Đã mang lấy nghiệp

vào than

575 - 620 45

Chương III: Về cõi nhân gian

1: Ngày giỗ tổ 623 - 639 16 2: Tân Binh 640 - 668 28 3: Chuẩn bị lên đường 669 - 712 43 4: Nhà sư bộ đội 713 - 734 21 5: Duyên nhà Phật 735 - 769 34 6: Tiếng chuông chùa 770 - 799 29 7: Hai đối thủ 800 - 821 21 8: Gặp gỡ 822 - 849 27 9: Về cõi nhân gian 850 - 866 16

Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy Nguyễn Xuân Khánh đã chia nhỏ từng phần, chương của cuốn tiểu thuyết của mình ra, giống như kiểu kết cấu chương hồi của tiểu thuyết truyền thống, nhà văn đã đặt tên cho các phần, chương rõ ràng.

Nguyễn Xuân Khánh đã tuân thủ các quy tắc của kết cấu chương hồi truyền thống, nhưng đồng thời ông cũng đã sáng tạo nên những nét mới trong kiểu kết cấu chương hồi, nhằm đem lại cho hai cuốn tiểu thuyết sự hấp dẫn từ hình thức. Trước tiên, đó là kết cấu chương hồi theo kiểu đa tuyến, trong khi tiểu thuyết chương hồi truyền thống là đơn tuyến thì Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng cho tác phẩm của mình kết cấu đa tuyến, để các tuyến nhân vật song song. Đối tượng được thể hiện không tuân theo trình tự thời gian mà tất cả bị đảo lộn, tạo nên thế đa tuyến trong kết cấu. Số chương trong hai tiểu thuyết

nằm ở mức trung bình, phù hợp với nội dung phản ánh: Tiểu thuyết Mẫu

thượng ngàn gồm 15 chương.

Và độ dài của mỗi chương là khác nhau. Có những chương dài: như trong

Đội gạo lên chùa: phần 1: Lưu lạc của chương I: chỉ dài có 13 trang, nhưng

phần 3: Giếng thơm, của chương II: lại kéo dài 55 trang. Độ dài của các chương không đồng đều là do nội dung của mỗi chương phản ánh. Chẳng hạn như chương I tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn mang tính giới thiệu, chưa đi vào nội dung chính và cụ thể của tác phẩm nên ngắn, những chương dài đến gần 100 trang thường là những chương nếu không mang nội dung chủ đạo thì cũng là những trang viết về nhân vật chính và cuộc đời của họ.

Thông thường tiểu thuyết truyền thống kết cấu theo kiểu chương hồi chỉ có có chương và số chương. Chúng ta thấy trong tiểu thuyết của mình Nguyễn Xuân Khánh ngoài chương và số chương còn có đề mục của mỗi chương, nói về vấn đề gì? Nói về ai? Trong Mẫu Thượng Ngàn có tên chương, chương II tên chương là “Nhụ và Điều” (từ trang 39 đến 72) thì nội dung của chương cũng tập trung nói về hai nhân vật này từ hình dáng, tính cách… Ngoài ra còn đề cập đến các vấn đề khác như thú nuôi ong lấy mật của cụ Đồ Tiết, việc đi rừng của Phác nhưng đều hướng đến làm nổi rõ nhân vật được đề cập. Chương VIII có tên là “Philippe Messmer” (từ trang 309 đến 388), nói về nhân vật Philippe Messmer, người anh cả trong ba anh em nhà Messmer, bao quát gần như toàn bộ cuộc đời anh ta từ khi mới chỉ là một thanh niên xung vào đội quân viễn chinh Pháp xâm lược Việt Nam đến khi trở thành một người đàn ông trưởng, ở lại Việt Nam tiếp tục công cuộc chinh phục xứ sở này bằng cách lập một đồn điền ở làng Cổ Đình, lấy vợ người Việt là cô đồng Mùi nhưng sau đó đột tử không rõ nguyên nhân. Trong Đội gạo lên chùa nhà văn viết riêng phần thứ 5 của chương I để viết về nhà sư Vô Trần, phần thứ 12, nói về: Thiền sư Vô Úy, phần thứ 13: Sư Khoan Đội, phần 15: Cô Nguyệt…

Qua khảo sát tác phẩm chúng ta thấy nhà văn đã sử dụng kết cấu chương hồi trong hai tiểu thuyết của mình, nhằm giúp tác giả dễ dàng tập trung nói về những vấn đề quan trọng mà không làm nội dung tác phẩm bị gián đoạn. Vẫn đảm bảo được tính liền mạch trong cốt truyện và truyền tải được đầy đủ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)