Lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 35)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên

1.2.3. Lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa gạo lên chùa

Trong Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa, yếu tố văn hóa chiếm một vị trí lớn và quan trọng trong nội dung của tác phẩm. Sở dĩ nói được như vậy là vì những lý do sau: Một là: các nhân vật chính của tiểu thuyết không còn là những con người có thực trong lịch sử nữa, mà là những nhân vật hoàn toàn do nhà văn hư cấu. Hai là: viết về một thời kỳ có thật trong lịch sử dân tộc, nhưng các sự kiện lịch sử đã được miêu tả như là cái nền của hai cuốn tiểu thuyết.

Văn hóa và phong tục là trọng tâm của hai cuốn tiểu thuyết Mẫu

sâu vào đời sống là một hệ tư tưởng tôn giáo trong Mẫu thượng ngàn là đạo Mẫu, trong Đội gạo lên chùa là đạo Phật.

Đọc hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa, không chỉ đơn giản là đọc để nhìn nhận lại lịch sử chống thực dân xâm lược được miêu tả dưới ngòi bút của Nguyễn Xuân Khánh. Mà thực chất chúng ta còn đọc để cắt nghĩa và lý giải về sức sống mãnh liệt về khả năng sinh tồn của đất nước ta, của dân tộc ta khi phải trải qua những giai đoạn thách thức, khó khăn nhất của lịch sử.

Mẫu thượng ngàn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh viết về tín

ngưỡng thờ Mẫu - Đạo Mẫu. Đọc tác phẩm, chúng ta thấy Nguyễn Xuân Khánh viết bằng cả tấm lòng mình, với tâm thế của một người con đất Việt, với sự hiểu biết của một người trong cuộc. Chính điều đó đã làm cho những trang văn của Nguyễn Xuân Khánh khi miêu tả những cảnh hầu đồng của cô đồng Mùi, đến những nghi thức cúng tế lễ trong lễ hội làng Cổ Đình, rồi ngay cả tiếng đàn của Trịnh Huyền, tiếng hát của cô trinh nữ Mùi… mang đầy sự sống động, huyền bí, hấp dẫn của một sự thiêng liêng, cao quý. Nhưng điều mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh muốn đạt đến và ông đã đạt được trên hết những miêu tả cụ thể đó là cái hồn cốt văn hóa Việt: đó là tín ngưỡng thờ Mẫu, tính Mẫu. Tính Mẫu trong Mẫu thượng ngàn cụ thể qua các nhân vật nữ, nhưng nhân vật nữ là ngọn nguồn của sự sống, là sức mạnh vô hình đứng đằng sau mỗi người đàn ông nói riêng và những người khác nói chung. Nhưng chính họ cũng đang là mầm mống của sự hủy diệt, của cái chết. Trong Mẫu thượng ngàn, chúng ta thấy thím Pháo là một trong những nhân vật tiêu biểu và nổi bật của tính Mẫu và sự mâu thuẫn trong tính Mẫu. Thím Pháo là một nhân vật mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng của một sức sống văn hóa Việt. Chúng ta thấy sự giao lưu văn hóa Đông - Tây trong

Mẫu thượng ngàn, có nhiều trận chiến khác nhau, như trên trận chiến chăn gối thì thím Pháo đã làm cho đối phương kiệt sức.

Sợi chỉ “mẫu hệ” đã được Nguyễn Xuân Khánh chuyển tiếp từ Mẫu

thượng ngàn đến Đội gạo lên chùa. Nguyễn Xuân Khánh đã mượn bài thơ

của Trần Nhân Tông:

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.” (Cư trần vui đạo hãy tùy duyên, Đói cứ ăn no, mệt ngủ liền.

Báu sẵn trong nhà thôi khỏi kiếm, Vô tâm trước cảnh hỏi gì thiền.”

Có thể nói rằng: không thể phủ nhận Đội gạo lên chùa là một tác phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo - đời sống tâm linh của con người Việt.

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên”, được nhà văn chọn làm lời đề từ cho tác phẩm của mình và lặp đi lặp lại, thấp thoáng ẩn hiện trong tác phẩm - như một triết lý, một cách hành xử của các nhân vật trong tác phẩm. Từ các nhân vật chính như: An, sự cụ Vô Úy, nhà sư Vô Trần, nhà sư Khoan Độ… hay các nhân vật phụ như: Bố con ông Xuân, Xim, Tư Đờn, Hiếu, Rêu…

Chúng ta thấy chính lối ứng xử “tùy duyên” cộng với tinh thần sống cởi mở đã là một sức mạnh vô hình giúp cho ngôi chùa Sọ nhỏ bé vẫn cứ hiên ngang tồn tại, mặc dù phải trải qua những khó khăn từ thời phong kiến, đến khi Pháp xâm lược xây dựng chính quyền, đồn bốt, đến những năm cải cách

ruộng đất, rồi cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cho đến ngày đất nước ta hoàn toàn thống nhất.

Như đã nói, tính Mẫu được Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục trong Đội

gạo lên chùa. Ở đó, ta thấy những người đàn bà được hiện lên dưới ngòi bút

của nhà văn rất hồn hậu, với vẻ đẹp riêng, nhưng ai cũng sắc nét. Từ bà vãi Thầm, bà Nấm, bà Thêu, đến thế hệ trẻ như: Rêu, Mai, Thì, Xim, Hiếu, Nguyệt,… Ở mỗi một nhân vật nữ, ta lại thấy ở họ luôn luôn toát ra một nguồn năng lượng sống vô hình, luôn âm ỉ trong thẳm sâu đáy lòng họ. Chính điều này đã tạo ra sức hấp dẫn của hai cuốn tiểu thuyết viết về văn hóa, dưới ảnh hưởng của tôn giáo.

Chương 2

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KẾT CẤU

TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN ĐỘI GẠO LÊN CHÙA

CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Trung tâm của tác phẩm văn học là nhân vật. Nhân vật là nơi duy nhất tập trung, giải quyết mọi vấn đề trong tác phẩm. Chính vì thế khi bắt đầu sáng tác, điều đầu tiên mà nhà văn nghĩ đến là nhân vật. Qua nhân vật nhà văn gửi gắm, giãi bày những tư tưởng của mình, những tình cảm, những suy nghĩ, hay cách tiếp nhận cũng như cách giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Cùng với đó, thông qua nhân vật, nhà văn cũng thể hiện những tìm tòi, những sáng tạo nghệ thuật của mình. Có thể khẳng định rằng, khi nhân vật được hình thành thì tác phẩm của nhà văn cũng được hình thành. Nhân vật là nơi hội tụ ý đồ của tác giả. Với người đọc thì nhân vật là cây cầu kết nối với nhà văn và dẫn dắt người đọc đi vào thế giới riêng trong tác phẩm.

M. Gorky đã từng khuyên một nhà văn trẻ tuổi: “Anh hãy dũng cảm bỏ nghề viết đi. Đấy không phải là công việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh hoàn toàn có khả năng miêu tả con người cho sinh động mà đấy lại là điều chủ yếu”.

Những con người ấy không có gì khác chính là nhân vật trong tác phẩm văn học. Theo 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân chủ biên, thì nhân vật được định nghĩa là: “là hình tượng nghệ thuật về con người (…) là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho các đặc điểm của con người (…) nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ không đồng nhất với con người có thực” [12, tr. 249]. Con người được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau, ở ngoại hình, ở ngôn ngữ, ở

hoạt động, trạng thái cảm xúc, đôi khi chỉ là một nét cử chỉ rất rõ như một cái nhăn mặt, một tiếng ho khan… Tất cả đã được văn chương hóa và tạo nên những điển hình, những tính cách văn học, những dấu ấn của cái gọi là: “con đẻ của nhà văn”.

Văn học không thể thiếu nhân vật, đó là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại hình người, một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật là người dẫn lối, mở đường cho người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong thời kỳ lịch sử nhất định.

Cũng theo M. Gorky, “nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà độc giả, họ chỉ trông thấy và nghe thấy những con người do tác giả trình bày trước độc giả”. Đừng trước một tiểu thuyết, truyện ngắn hay một bài thơ trữ tình, cái mà độc giải quan tâm, và đặt câu hỏi trước nhất là ở đó có những ai, ai là nhân vật chính và kết thúc truyện, nhân vật đó có số phận như thế nào? Nhân vật là người phát ngôn, là trung tâm của mọi xung đột, mâu thuẫn, mọi hành động trong truyện. Có những nhân vật trở thành những hình tượng vĩnh cửu, là cái bóng của người sáng tạo ra nó. Chẳng hạn, nói đến phép thắng lợi tinh thần, người ta nói đến AQ, và khi nói đến AQ, người ta nhớ đến Lỗ Tấn. Hay khi nhắc Chí Phèo, người ta nghĩ ngay đến Nam Cao, gọi Kiều, ai cũng tưởng ngay đến cụ Nguyễn Du…

Vậy nhân vật chính là công cụ, là phương thức quan trọng nhất để nhà văn thể hiện tư tưởng, phong cách, khuynh hướng của mình thông qua một tác phẩm văn học.

Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh là

hai tác phẩm có dung lượng khá lớn, đồ sộ về quy mô. Bối cảnh xã hội được khắc họa là không gian xã hội rộng lớn, nếu như Mẫu thượng ngàn viết về

không gian xã hội làng quê của một vùng trung du Bắc Bộ thì Đội gạo lên chùa lại viết về một niềm quê đồng bằng. Cả hai tác phẩm cùng viết về một thời kỳ lịch sử của Việt Nam, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp bắt đầu mở rộng công cuộc xâm lược trên toàn lãnh thổ nước ta. Nhằm truyền tải được nội dung và không gian rộng lớn đó, nhà văn đã sử dụng trong tác phẩm của mình một số lượng nhân vật đồ sộ.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã có cách đi riêng của mình trong việc sáng tạo nên hệ thống nhân vật. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm của nhà văn đều có cá tính riêng độc đáo, nhằm truyền tải tư tưởng tình cảm của ông. Chính vì vậy mà hệ thống nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh trong Mẫu

thượng ngànĐội gạo lên chùa có sự đang dạng, phong phú.

2.1.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật độc đáo trong Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh

Mỗi một nhà văn có cách riêng để cho nhân vật của mình bộc lộ và điều đó thể hiện tài năng của nhà văn. Ở Nguyễn Xuân Khánh, chúng ta thấy ông có cách riêng của mình, khi ông vẫn giữ được cách truyền thống nhưng vẫn mang đến cái riêng biệt trong cách thể hiện của một nhà văn.

2.1.1.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua diện mạo, tạo ra nhân vật lưỡng diện. lưỡng diện.

Ông cha ta có câu “nhìn mặt mà bắt hình dong”, Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng cách khắc họa truyền thống nhưng lại mang nét riêng của mình, để tạo nên kiểu nhân vật lưỡng diện về hình thức và cuộc đời.

Trong Mẫu thượng ngàn chúng ta thấy một Đinh Công Phác - Trịnh Huyền. Một Đinh Công Phác - người có công đi đầu trong cuộc kháng chiến của dân tộc ta, Phác phải chịu nhiều hy sinh, mất mát của bản thân cá nhân mình cho ngày độc lập của dân tộc. Một Trịnh Huyền - nghệ sỹ tài hoa với tài

năng thiên bẩm, đang cố gắng lưu truyền và giữ gìn nền văn hóa dân tộc, mạch ngầm đang chảy trong mỗi con người Việt. Hai tính cách, hai con người với hai chức năng khác nhau đó, lại đang tồn tại thống nhất trong một cá thể.

Đinh Công Phác - Trịnh Huyền với hai nửa khuôn mặt trái ngược nhau: một nửa mặt xấu xí đến ngay cả vợ anh cũng không dám nhìn thẳng vào, một nửa mặt bình thường và đẹp đẽ. Hai nửa khuôn mặt của Phác là ẩn dụ của hai nửa cuộc đời anh. Do tham gia khởi nghĩa của cụ Đề Nghĩa mà khuôn mặt của anh đã bị cháy xém đi một nửa. Phải chạy trốn quân Pháp mà anh đã xuống vùng Nam Sơn đổi tên thành Trịnh Huyền, lấy vợ và ở lại đó. Sau chừng hơn mười năm anh trở về làng cũ, với hai con người: Một anh Đinh Công Phác - con trai cụ Đồ Tiết, đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa của cụ Đề Nghĩa, thổi sáo giỏi, đẹp trai, yêu bà Váy - Con người này biểu trưng cho nửa khuôn mặt đẹp. Một anh Trịnh Huyền, cháu cụ Đồ Tiết ở vùng Sơn Nam đến, biết thổi kén, kéo đàn nguyệt, hát - là biểu trưng cho khuôn mặt xấu xí. Sự đối lặp này còn thể hiện trong cả hành động, trước đây Đinh Công Phác là người nho sỹ, nay anh thành kẻ xướng ca vô loài.

Việc phải sống hai cuộc đời làm Phác luôn trăn trở, không chỉ lo lắng mà còn là sự đau đớn trong lòng. Đứng trước gia tộc dòng họ mà không dám nhận, thấy người yêu xưa mà đành đau lòng quay mặt đi. Nhưng với cái tên Trịnh Huyền là vỏ bọc tốt cho anh hoạt động cách mạng nhiệt tình và năng nổ sau này. Cuộc đời của anh là sự huy sinh cho gia đình, cho dân làng Cổ Đình, cho dân tộc. Anh đã hy sinh vì dân tộc, nhưng chính con anh (Xuân) sau này đã trả mối thù cho cha mình.

Phác được coi là một trong những người đi đầu mở đường cho công cuộc chống Pháp của dân tộc ta. Nhưng trong anh còn mang một con người khác, một con người tài hoa, lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc đó là Đạo Mẫu.

Trong Đội gạo lên chùa, ta được thấy tài hoa của Nguyễn Xuân Khánh khi ông viết về sư bác Khoan Độ. Một mặt, Độ là người con thờ ơ với chính cha ruột của mình, nhưng một mặt lại là người sống có tình nghĩa với mẹ con Khoai. Mang hình dáng bên ngoài khác lạ, kỳ dị, ngoại cỡ, nhưng lại một lòng thành tâm hướng Phật, thề suốt đời bảo vệ Phật pháp.

Với cách khắc họa nhân vật qua diện mạo, Sư Khoan Độ hiện lên với một vẻ bề ngoài đáng sợ, hung dữ, nhưng bản chất bên trong là người sống có tình cảm, biết trước, biết sau, biết thương người nghèo khó. Sư Khoan Độ “một con thú hoang” [19, tr. 275], chính cha ruột đã cắt gân chân của Khoan Độ, mong anh thay đổi.

Bằng tình yêu thương Khoai đã làm Khoan Độ thay đổi - một con người mới trong Độ khác hẳn với vẻ bề ngoài hung dữ, thô lỗ, cục cằn, chỉ biết đi ăn trộm, ăn cắp, nay đã khác xưa, Độ đã biết lao động, biết yêu thương, biết quý trọng cuộc sống.

Độ đã được cảm hóa dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật, trên núi Yên Tử chính là nơi trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam. Độ được nhà văn Nguyễn Xuân Khánh miêu tả rất tỉ mỉ về hình dáng: có đôi “mắt xếch trắng dã”, “tay dài như vượn”, nặng tới tám mươi kilogam, đặc biệt là tự mình chặt một ngón tay,… Nhìn bề ngoài vậy thôi, nhưng bên trong lại là một tín đồ của Đạo Phật, một người thề một đời này dốc lòng bảo vệ cho ngôi chùa, cho những người thân luôn bên Khoan Độ. Một người chiến đấu hy sinh vì dân tộc, không sợ, nề hà gian khổ, dù cái chết cận kề. Nhà sư Khoan Độ mà dưới con mắt của thực dân Pháp là: “giết người không ghê tay” ấy lại là một con người hiền lành, biết yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho những người thân yêu. Một con người đã phát ngôn: “Còn ta, ta vẫn chỉ có một tâm nguyện, muốn là người canh giữ cho chùa của chúng ta

được bình yên”. Và “thân xác của con nhờ có phép lạ của Phật nên còn sống. Con có duyên may mới gặp được thầy. Con muốn sám hối những việc mình đã làm. Con xin có lời nguyền sẽ suốt đời đem tấm thân này để bảo vệ Phật pháp. Để chứng cho lời nguyền đó, con xin đốt một ngón tay để cúng Phật” [19, tr. 321]. Nếu như Trịnh Huyền - Phác trong Mẫu thượng ngàn luôn lưu

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)