Thiếu quyền uy

Một phần của tài liệu Lý thuyết lãnh đạo phục vụ (Trang 28)

Lãnh đạo phục vụ thực sự có thể làm giảm quyền lực của người lãnh đạo đối với các nhân viên. Theo nhận xét của Johnson,C.E (2001): “Lãnh đạo phục vụ quá lý tưởng và chất phác. Trong một văn hóa tiêu dùng cá nhân, nhiều người sẽlợi dụng lòng tốt của các nhà lãnhđạo phục vụvà tận dụng điều đó như một điểm yếu”.Khi nhân viên phục vụ

nhận thấy nhà lãnhđạo đáp ứng nhu cầu của họmột cách tuyệt đối, họsẽkhông xem nhà lãnhđạo phục vụlà một người có uy quyền gì nữa, cũng chỉ là người phục vụnhân viên thôi.Vì vậy nếu nhà lãnhđạo phục vụmuốn thúc đẩy nhân viên làm việc thì cũng thực sự khó khăn.

Trong nền kinh tế hội nhập nhanh như hiện nay, rất nhiều các doanh nghiệp

thường xuyên phải đối mặt với các khủng hoảng trầm trọng. Trong những tình huống cấp

bách như vậy, các nhà lãnh đạo phải có những quyết định đúng đắn và kịp thời để đưa

doanh nghiệp bước ra chỗ lún đó. Trường hợp này uy quyền của nhà lãnh đạo phải rất cao mới có khả năng chỉ đạo và đôn thúc nhân viên đi theo hướng mà họ đã vạch sẵn.

Khi nhắc đến uy quyền trong lãnh đạo thì vị CEO của Apple, Steve Jobs, là một minh chứng điển hình.Với uy quyền cao trong vị trí của mình, ôngđã nhiều lần giúp công ty Apple đứng vững trước khủng hoảng của nền kinh tế. Ông đã có những chiến lược

marketing quảng bá sản phẩm một cách kịp thời và đúng đắn để đưa doanh nghiệp thoát khỏi sự khủng hoảng và vẫn giữ được doanh thu cao ngất ngưởng. Liệu rằng nếu như vị

CEO này, Steve Jobs, áp dụng phong cách lãnhđạo phục vụthì các nhân viên của ông có phục tùng và doanh nghiệp có đứng vững được như bây giờ.

Còn tại Việt Nam hiện nay thì sao? Ta thấy mặc dù chế độ nam quyền nữ quyền không còn phân biệt nhiều như những năm trước đây nhưng cụm từ “nữ lãnh đạo” vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều doanh nghiệp. Họ nghĩ rằng: “Nữ giới là người thường xuyên bị cảm xúc chi phối nên khả năng đưa ra quyết đoán trong công việc không cao bằng nam giới. Lãnhđạo phục vụphù hợp với nữ giới cho nên quy kết lại lãnhđạo phục vụ không phù hợp với vị trí lãnh đạo”. Nhìn chung mặc dù là tuyên bố nam nữ bình quyền nhưng có vẻ như là không phải thế. Người dân Việt Nam vốn xem trọng nam giới bởi cái quyền uy mà họ đem lại cao hơn nữ giới, nhất là trong vị trí lãnh đạo cần phải là

người có quyền lực.Có thể thấy rất khó có thể thay đổi nhận thức của một người huống chi là cảmột đất nước mà nhận thức của họvốn đãđư ợc duy trì qua nhiều thếkỉ.Sẽcần một khoảng thời gian khá dài để lãnh đạo phục vụ có thể được chấp nhận và xuất hiện phổbiến trong phong cách lãnhđạo của các CEO Việt Nam.

Một phần của tài liệu Lý thuyết lãnh đạo phục vụ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)