Triếtlýlãnhđạophụcvụ (phần 1) Tìm hiểu xuất phát điểm cũng như việc áp dụng triếtlýlãnhđạophụcvụ trong các tổ chức ngày nay, tác giả Larry C. Spears đã đưa ra cái nhìn khá toàn diện về khái niệm này trong bài viết trên tạp chí Leader to Leader. Ý tưởng của Robert K Greenleaf về việc lãnhđạophụcvụ (servant-leadership) đã ra đời được bốn thập kỷ và đang tiếp tục tạo ra cuộc cách mạng thầm lặng ở nhiều môi trường làm việc trên thế giới. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp, các nhà quản lý có xu hướng xem con người như những công cụ, trong khi các tổ chức chỉ xem nhân viên của họ như những bánh răng trong một cỗ máy. Một vài thập kỷ trước, chúng ta đã chứng kiến một sự tiến bộ trong quan điểm về lãnh đạo. Ngày nay, trong các tổ chức phi lợi nhuận và lợi nhuận, chúng ta thấy các mô hình lãnhđạo truyền thống, chuyên quyền và thứ bậc đã chịu nhường cho một cách làm việc khác - dựa trên nhóm và cộng đồng, tìm kiếm sự liên quan của nhiều người trong quyết định, dựa trên hành vi có tính đạo đức và sự quan tâm, và cố gắng để hoàn thiện cá nhân trong khi vẫn cải thiện sự quan tâm và chất lượng của nhiều tổ chức. Cách tiếp cận với việc lãnhđạo và sự phụcvụ bắt đầu từ Greenleaf. Khái niệm lãnhđạophụcvụ lần đầu tiên được Greenleaf (1904–1990) sử dụng trong một bài báo có nhan đề: "Nhà lãnhđạo là người phục vụ". Từ đó, hơn một nửa triệu bản sao cuốn sách và bài báo của ông đã được bán trên toàn thế giới. Greenleaf dành hầu hết thời gian công việc trong cuộc đời của mình trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và giáo dục quản lý ở AT&T. Với nghề nghiệp hơn 40 năm ở AT&T, Greenleaf thích thú nghề nghiệp thứ hai - kéo dài trong 25 năm, trong suốt thời gian ông làm việc như một nhà tư vấn có ảnh hưởng với nhiều tổ chức lớn như Đại học Ohio, tổ chức Ford, tổ chức R. K. Mellon, Mead, Tổ chức nghiên cứu Quản lý Hoa Kỳ, Quỹ Lilly . Năm 1964, Greenleaf cũng thành lập Trung tâm Nguyên tắc ứng dụng, mà năm 1985 được đổi tên thành trung tâm Robert K. Greenleaf và hiện giờ đặt trụ sở ở Indianapolis. Chậm mà chắc, các bài viết về lãnhđạophụcvụ của Greenleaf có ấn tượng sâu sắc, lâu dài với các nhà lãnh đạo, các nhà giáo dục, và nhiều người quan tâm đến vấn đề lãnh đạo, quản lý, phụcvụ và sự phát triển cá nhân. Các tiêu chuẩn ứng dụng nhanh chóng được nâng lên thành ý tưởng, được chứng thực bởi các tác phẩm của Stephen Covey, Peter Senge, Max DePree, Margaret Wheatley, Ken Blanchard và nhiều người khác, những người gợi ý rằng có cách tốt hơn để lãnh đạo và quản lý các tổ chức của chúng ta. Các bài viết của Greenleaf về chủ để lãnhđạophụcvụ giúp cho phong trào này bắt đầu, và quan điểm của ông đã có tác động sâu sắc và ngày càng tăng lên nhiều người. Lãnhđạophụcvụ là gì? Ý tưởng nhà lãnhđạo như một người phụcvụ xuất phát một phần từ kinh nghiệm hơn nửa thập kỷ của Greenleaf trong công việc định hình cho các tổ chức. Tuy nhiên, suy nghĩ rõ ràng của Greenleaf bắt đầu từ những năm 1960, khi ông đọc tiểu thuyết của Hermann Hesse có tên gọi "Hành trình tới phương Đông" - cuộc hành trình thần thoại của một nhóm người dựa trên một đòi hỏi tinh thần. Sau khi đọc câu chuyện này, Greenleaf kết luận rằng ý nghĩa trọng tâm của nó là các nhà lãnhđạo vĩ đại trải qua kinh nghiệm đầu tiên như một người phụcvụ những người khác, và thực tế đơn giản này là trọng tâm của sự vĩ đại của nhà lãnh đạo. Sự lãnhđạo đích thực đến từ nhũng người mà động cơ cơ bản là khao khát giúp đỡ những người khác. Trong các tác phẩm của mình, Greenleaf bàn về nhu cầu cho cách tiếp cận tốt hơn với việc lãnh đạo, một trong số đó là phụcvụ những người khác - bao gồm nhân viên, khách hàng, và cộng đồng - như là ưu tiên số 1. Lãnhđạophụcvụ nhấn mạnh vào việc phụcvụ những người khác ngày một tăng, cách tiếp cận toàn diện với công việc, thúc đẩy nhận thức của công đồng và chia sẻ quyền lực trong việc ra quyết định. Từ servant (người phục vụ, người đầy tớ) và leader (người lãnh đạo) thường được nghĩ là các từ đối lập. Khi hai sự đối lập này ghép lại với nhau trong một cách có ý nghĩa, sẽ sinh ra nghịch lý. Vì thế từ "người phục vụ" và "người lãnh đạo" được ghép lại với nhau để mang lại ý tưởng có tính nghịch lý: lãnhđạophục vụ. Ai là nhà lãnhđạophục vụ? Greenleaf nói rằng nhà lãnhđạo trước tiên phải là người phục vụ. Trong cuốn: "Nhà lãnhđạo là người phục vụ", ông viết: "Bắt đầu với cảm xúc tự nhiên rằng một người muốn được phục vụ, trước tiên phải phục vụ. Sau đó lựa chọn có nhận thức sẽ mang người đó đến với khát khao lãnh đạo. Sự khác biệt tự bộc lộ trong sự quan tâm của người phụcvụ - trước tiên là đảm bảo rằng những nhu cầu được ưu tiên cao nhất của mọi người đang được phục vụ". Bài kiểm tra tốt nhất là: Có phải những người này phụcvụ sự phát triển của những cá nhân, có phải họ, trong lúc được phục vụ, trở nên mạnh khoẻ hơn, khôn ngoan hơn, tự do hơn, tự trị hơn so, chắc chắn để trở thành những người phụcvụ hơn? Và ảnh hưởng tới những đặc quyền trong xã hội là gì? Liệu họ sẽ có lợi hay ít nhất họ sẽ không bị túng quẫn?. Về cốt lõi, lãnhđạophụcvụ là một cách tiếp cận lâu dài, biến đổi với cuộc sống và công việc - trong sự hiện diện, trong cách tồn tại - mà có tiềm năng tạo ra sự thay đổi tích cực trong toàn xã hội. Larry C. Spears Leader to leader Nguyệt Ánh (dịch) (Còn nữa) Triếtlýlãnhđạophụcvụ (phần 2) Nhà lãnhđạophụcvụ sẽ có những đặc điểm gì? Triếtlý này ảnh hưởng đến các tổ chức ngày nay như thế nào? Tác giả Larry C. Spears đã giải đáp những thắc mắc ấy trong phần 2 bài viết trên tạp chí Leader to Leader. Đặc điểm của nhà lãnhđạophụcvụ Sau nhiều năm nghiên cứu kỹ lưỡng các tác phẩm của Greenleaf tôi đã tóm lại các đặc điểm sau đây với sự phát triển của nhà lãnhđạophục vụ: 1. Lắng nghe: Theo truyền thống, các nhà lãnhđạo được đánh giá cao vì kỹ năng truyền thông và ra quyết định. Trong khi đây là những kỹ năng quan trọng cho nhà lãnhđạophụcvụ thì họ cần được củng cố bằng việc cam kết sâu sắc với việc lắng nghe những người khác một cách chăm chú. Nhà lãnhđạophụcvụ tìm cách xác định sự sẵn sàng của nhóm và giúp làm rõ sự sẵn sàng đó. Ông ta/bà ta tìm cách lắng nghe có lĩnh hội những điều được nói ra. Lắng nghe, cùng với đáp lại, là cần thiết đối với sự phát triển của nhà lãnhđạophục vụ. 2. Cảm thông: Nhà lãnhđạophụcvụ cố gắng để hiểu và cảm thông với những người khác. Mọi người cần được chấp nhân và thừa nhận vì tinh thần đặc biệt và quý giá của họ. Nhà lãnhđạophụcvụ thừa nhận những ý định tốt đẹp của đồng nghiệp và không phản đối họ ở tư cách con người. 3. Hàn gắn: Một trong những điểm mạnh lớn của việc lãnhđạophụcvụ là tiềm năng hàn gắn chính mình và những người khác. Nhiều người bị tổn thương rất nhiều từ các chấn động cảm xúc. Dù đây là một phần tất yếu của con người, nhà lãnhđạophụcvụ nhận ra rằng họ có cơ hội để hàn gắn với những người mà họ liên hệ. Trong cuốn "Nhà lãnhđạo như người phục vụ", Greenleaf viết rằng: "Điều gì đó sẽ được truyền đạt tới những người được phụcvụ và lãnhđạo nếu như sự tiềm tàng trong sự thoả thuận giữa nhà lãnhđạophụcvụ và người được phụcvụ là hiểu rằng họ tìm kiếm sự toàn diện". 4. Nhận thức: Nhận thức chung, và đặc biệt là tự nhận thức, sẽ làm cho nhà lãnhđạophụcvụ được tăng cường. Nhận thức cũng nhằm vào một trong các vấn đề hiểu biết liên quan đến đạo đức và giá trị. 5. Thuyết phục: Đặc điểm khác của nhà lãnhđạophụcvụ là sự gắn kết cơ bản với sự thuyết phục hơn là với quyền lực vị trí trong việc đưa ra quyết định trong tổ chức. Nhà lãnhđạophụcvụ tìm cách để thuyết phục người đó hơn là tìm sự sự phục tùng. Thành phần đặc biệt này mang lại một trong những cách phân biệt rõ ràng nhất giữa sự chuyên quyền truyền thống và sự lãnhđạophục vụ. Những nhà lãnhđạophụcvụ rất hiệu quả trong việc xây dựng sự đồng lòng trong nhóm. 6. Tạo nên nhận thức: Một số nhà lãnhđạophụcvụ tìm cách nuôi dưỡng khả năng để "mơ những ước mơ vĩ đại". Khả năng nhìn một vấn đề (hoặc một tổ chức) từ một tầm nhìn nhận thức nghĩa là người đó phải nghĩ vượt lên những thực tế hàng ngày. Với nhiều nhà quản lý đây là một đặc điểm mà đòi hỏi nguyên tắc và thực hành. Nhà lãnhđạophụcvụ cũng được kêu gọi để tìm kiếm sự cân bằng giữa suy nghĩ có nhận thức và các cách tiếp cận trọng tâm hàng ngày. 7. Nhìn xa trông rộng: Nhìn xa trông rộng là một đặc điểm mà khuyến khích nhà lãnhđạophụcvụ hiểu các bài học từ quá khứ, thực tế của hiện tại và hậu quả chắc chắn của một quyết định cho tương lai. Nó cũng có nguồn gốc sâu sắc trong tư duy trực giác. Nhìn xa trông rộng duy trì một lĩnh vực lớn chưa khám phá trong nghiên cứu lãnh đạo, như một điều đáng để lưu ý. 8. Giữ cương vị quản lý: Peter Block đã xác định giữ cương vị quản lý là "nắm giữ điều gì đó trong sự tin cậy của những người khác". Quan điểm của Robert Greenleaf cho rằng, cương vị quản lýphụcvụ - giống như cương vị quản lý, đầu tiên đảm bảo sự cam kết với việc phụcvụ nhu cầu của những người khác. Nó cũng nhấn mạnh việc sử dụng sự cởi mở và sự thuyết phục hơn là sự kiểm soát. 9. Cam kết với việc phát triển con người: Các nhà lãnhđạophụcvụ tin rằng con người có một giá trị bên trong vượt lên trên những đóng góp hữu hình của những nhân viên bình thường. Kết quả là, nhà lãnhđạophụcvụ cam kết sâu sắc với sự phát triển của mỗi cá nhân trong bộ phận. Nhà lãnhđạophụcvụ thừa nhận trách nhiệm để làm mọi thứ có thể để nuôi dưỡng sự phát triển của nhân viên. 10. Xây dựng cộng đồng: Nhận thức này khiến nhà lãnhđạophụcvụ tìm cách xác định một số phương tiện cho việc xây dựng cộng đồng giữa những người làm việc trong tổ chức. Việc lãnhđạophụcvụ gợi ý rằng cộng đồng thực sự có thể được tạo ra giữa những người làm việc trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác. Greenleaf nói: "Tất cả những điều cần thiết để tái thiết cộng đồng như một hình dạng cuộc sống cho nhiều người là cho các nhà lãnhđạophụcvụ chỉ đường, không bằng các phong trào hàng loạt, mà bằng việc mỗi nhà lãnhđạophụcvụ chứng tỏ khả năng không giới hạn với cộng đồng cụ thể có liên quan đến tổ chức". 10 đặc điểm này của việc lãnhđạophụcvụ không hẳn là đã toàn diện, nhưng chúng phụcvụ để truyền đạt sức mạnh và sự cam kết, làm cho mọi người luôn cởi mở với lời mời và thử thách của nó. Ảnh hưởng ngày càng tăng của việc lãnhđạophụcvụ Nhiều cá nhân và tổ chức đã thừa nhận việc lãnhđạophụcvụ như là một triếtlý hướng dẫn. Với các cá nhân, nó gợi ý một phương tiện với sự phát triển cá nhân - tinh thần, nghề nghiệp, cảm xúc và trí tuệ. Một thế mạnh đặc biệt của việc lãnhđạophụcvụ là nó khuyến khích mọi người tìm kiếm các cơ hội một cách chủ động để vừa phục vụ, vừa lãnhđạo những người khác, sau đó, thiết lập các tiềm năng cho việc nâng chất lượng của cuộc sống trong toàn bộ xã hội. Con số các công ty đã thừa nhận việc lãnhđạophụcvụ như là một phần của triếtlý tổ chức hoặc như nền tảng cho các tuyên bố nhiệm vụ của họ đang tăng lên trong đó có TDIndustries - một công ty đứng trong tốp 10 trong số 100 công ty tốt nhất do tạp chí Fortune bình chọn ở Mỹ. Người sáng lập tổ chức này là Jack Lowe Sr Ông đã dựa trên cuốn sách "Nhà lãnhđạo như người phục vụ" trong những năm đầu thập kỷ 70 và bắt đầu phân phát các bản sao của nó cho nhân viên của mình. Họ được kêu gọi đọc các bài luận và sau đó tập hợp trong một nhóm nhỏ để thảo luận ý nghĩa của nó. Niềm tin rằng các nhà quản lý nên phụcvụ nhân viên của họ trở thành giá trị quan trọng cho TD Industries. 30 năm sau, Jack Lowe Jr tiếp tục sử dụng lãnhđạophụcvụ như một triếtlý hướng dẫn. Thậm chí ngày nay, bất kỳ người nào ở TDIndustries, thậm chí chỉ giám sát một người cũng phải tham gia lớp đào tạo trong cương vị quản lýphục vụ. Thêm vào đó, tất cả nhân viên mới tiếp tục nhận bản sao của cuốn sách "Nhà lãnhđạo như người phục vụ" và TDIndustries đã phát triển các đơn vị đào tạo nhằm khuyến khích sự hiểu biết và thực hành việc lãnhđạophục vụ. Lãnhđạophụcvụ đã ảnh hưởng tới nhiều người viết, nhà tư tưởng và nhà lãnh đạo. Max DePree, cựu Chủ tịch của Công ty Herman Miller và là tác giả của "Lãnh đạo là một nghệ thuật" (Leadership Is an Art) và "Câu chuyện lãnh đạo" (Leadership Jazz) đã nói: "Việc lãnhđạophụcvụ cần phải được cảm thấy, được hiểu, được tin và thực hành". Còn Peter Senge, tác giả của cuốn "Nguyên tắc thứ năm" (The fifth discipline) cho rằng, ông nói với mọi người "đừng mất công đọc bất kỳ cuốn sách nào cho đến khi bạn đọc cuốn sách của Robert Greenleaf trước tiên. Tôi tin rằng đó là tuyên bố phổ biến và hữu ích nhất về việc lãnhđạo mà tôi từng trải qua". Việc lãnhđạophụcvụ cũng được sử dụng trong các chương trình đào tạo chính thức và không chính thức. Nó là nội dung trong các khoá học lãnh đạo và quản lý trong trường học cũng như trong các chương trình đào tạo tổ chức. Rất nhiều khoá học về lãnh đạo và quản lý đưa thêm phần lãnhđạophụcvụ trong chương trình giảng dạy. Một số trường còn gợi ý các khoá học dành riêng cho việc lãnhđạophục vụ. Trong thế giới của các chương trình giáo dục và đào tạo tổ chức, nhiều nhà tư vấn lãnh đạo và quản lý sử dụng các vật liệulãnhđạophụcvụ như một phần công việc liên tục của họ với tổ chức. Thông qua việc đào tạo và giáo dục nội bộ, các tổ chức đang phát hiện rằng việc lãnhđạophụcvụ có thể thực sự được cải thiện cách tổ chức được phát triển và tiến hành, trong khi vẫn có được lợi nhuận. Một phong trào đang phát triển Sự thích thú và thực hành triếtlýlãnhđạophụcvụ ngày nay đang ở mức cao. Hàng trăm bài báo về việc lãnhđạophụcvụ đã xuất hiện trên nhiều tờ báo, tạp chí trong hơn một thập kỷ qua. Nhiều cuốn sách về các chủ đề lãnhđạo chung đã được xuất bản mà đề cập việc lãnhđạophụcvụ như là một cách thực hiện nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự toàn diện cũng như sự độc lập của các bộ phận. Cuộc sống đầy những nghịch lý tò mò và có ý nghĩa. Việc lãnhđạophụcvụ là một trong những nghịch lý mà đã giành được tuy chậm chạp nhưng chắc chắn trong hàng trăm ngàn người gia nhập trong hơn 35 năm qua. Hạt giống đã được gieo trồng đã bắt đầu nảy mầm trong nhiều tổ chức, cũng như trong trái tim của nhiều người. Lãnhđạophụcvụ đang mang lại một cơ cấu mà từ đó nhiều ngàn cá nhân, cả nổi tiếng và không được biết tới đang cải thiện cách chúng ta đối xử với những người làm việc trong tổ chức. Lãnhđạophụcvụ thực sự mang lại hy vọng và sự hướng dẫn cho một kỷ nguyên phát triển con người và cho việc tạo ra các tổ chức tốt hơn, biết quan tâm hơn. * Robert K. Greenleaf (1904-1990) sinh ra ở Terre Haute, bang Indiana. Hoa Kỳ năm 1904. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng Carleton ở Minnesota, ông làm việc cho AT&T. Trong 40 năm đó, ông nghiên cứu lĩnh vực quản lý, phát triển và giáo dục. Ông cảm thấy sự nghi ngờ về phong cách lãnhđạo chuyên quyền tập trung vào quyền lực quá cứng nhắc trong các tổ chức ở Mỹ đang tăng lên, và cách tiếp cận này hiện nay không còn hiệu quả nữa. Năm 1964, ông đã nghỉ hưu sớm để thành lập Trung tâm Nguyên tắc ứng dụng. Larry C. Spears là CEO của Trung tâm Lãnhđạophụcvụ Robert K. Greenleaf từ năm 1990. Ông đã biên tập hoặc đồng biên tập 9 cuốn sách về việc lãnhđạophục vụ, bao gồm: "Thực hành việc lãnhđạophục vụ: Thành công thông qua sự tin cậy, lòng can đảm và sự tha thứ" . Ông cũng là biên tập viên của tờ báo ra theo quý của trung tâm Greenleaf có nhan đề "Người lãnhđạophục vụ" và hàng loạt bài báo về "Tiếng nói của việc lãnhđạophục vụ". Robert K. Greenleaf . Triết lý lãnh đạo phục vụ (phần 1) Tìm hiểu xuất phát điểm cũng như việc áp dụng triết lý lãnh đạo phục vụ trong các tổ chức ngày. vụ. Ai là nhà lãnh đạo phục vụ? Greenleaf nói rằng nhà lãnh đạo trước tiên phải là người phục vụ. Trong cuốn: "Nhà lãnh đạo là người phục vụ& quot;, ông