Tăng cường hiệu quả trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh Trung học cơ sở

14 526 0
Tăng cường hiệu quả trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh Trung học cơ sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS SKKN TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THCS A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Chúng ta đã biết năm học 2012 – 2013 là năm học đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Trong những đổi mới căn bản đó thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là việc làm thiết thực. Vì thông quả kiểm tra ta mới có thể đánh giá được kết quả học tập của học sinh một cách chính xác. Phương châm đổi mới kiểm tra đánh giá trong việc lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc tiếp cận và lĩnh hội tri thức. Vậy làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh trong đổi mới kiểm tra đánh giá. Trong thực tế kiểm tra đánh giá hiện nay có rất nhiều phương pháp : kiểm tra viết trắc nghiệm, tự luận, kiểm tra gián tiếp, kiểm tra trực tiếp, kiểm ra thực hành, bài tập về nhà, theo dõi sổ ghi chép… tuy nhiên hình thức kiểm tra được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất là kiểm tra bằng bài thi dưới dạng trắc nghiệm và tự luận. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên muốn nắm bắt tình hình học tập của học sinh không có con đường nào khác hơn là kiểm tra đánh giá kết quả. Có như thế mới giúp giáo viên nhìn nhận lại quá trình giảng dạy của mình trên các phương diện : Một là khoanh vùng được đối tượng học sinh ở các cấp độ khác nhau trong thang đánh giá. Hai là căn cứ vào kết quả giáo viên có thể rút được kinh nghiệm giảng dạy như thế nào là phù hợp với từng lớp học, từng đối tượng học sinh, từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể Ba là thông qua quan sát và đánh giá kết quả của từng học sinh giáo viên có thể nắm bắt được tâm sinh lí của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng cá nhân, kể cả học sinh cá biệt ( cá biệt so với đại trà : cá biệt giỏi hay cá biệt yếu) Bốn là thông qua kết quả của việc kiểm tra đánh giá giáo viên đúc kết được bài học kinh nghiệm của bản thân phát huy mặt tốt, khắc phục hạn chế, để năm sau giảng dạy có hiệu quả cao hơn năm trước. Năm là rèn luyện cho học sinh thói quen học tập tích cực và cạnh tranh lành mạnh trong học tập để cùng nhau tiến bộ. Để góp phần vào việc tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá học sinh THCS nói chung bản thân thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng, qua dự giờ, tham khảo ý kiến đồng nghiệp xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề “ tăng cường hiệu quả trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh THCS”. Đề tài này được cá nhân tôi thực nghiệm trong 2 năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 – 2012 và cũng được đồng nghiệp và nhà trường áp dụng đem lại hiệu quả cao. Với đề tài này, tôi – chúng tôi mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, đặc biệt tăng cường tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : GV thực hiện : Cao Hoàng Quân trường THCS Tân Thuận 1 SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu bản thân phải thực hiện các nhiệm vụ: - Chuẩn kiến thức THCS - Dự giờ các đồng nghiệp, rút kinh nghiệm. Tiếp thu những đóng góp ý kiến của đồng nghiệp. - Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí lứa tuổi học sinh THCS - Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng - Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có những điều chỉnh và bổ sung hợp lí. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu bài này tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp, nhưng trong đó các phương pháp được vận dụng chủ yếu là : Điều tra, quan sát, thực nghiệm sư phạm, nghiên cứu tài liệu, tổng kết kinh nghiệm… với mục đích giúp giáo viên nắm bắt kết quả học tập của học sinh chính xác hơn và giúp học sinh chuyên tâm học bài hơn không ỷ lại dự dẫm vào người khác, từ đó rèn luyện được kĩ năng làm bài của học sinh. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC Trong qua trình dạy - học ở trường THCS nói chung việc kết quả học tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và thái độ học tập của học sinh, tuy nhiên khi đánh giá giáo viên giảng dạy chỉ đơn thuần dựa vào kết quả bài kiểm tra của học sinh bằng những con điểm cao hay thấp, mà chưa chú trọng đến việc con điểm đó có được là do học sinh tự thân vận động hay là còn có yếu tố khác. Theo tâm lí lứa tuổi của học sinh THCS rất hiếu động, thích khám phá nên tính khách quan trong kiểm tra đánh giá cũng phần nào bị ảnh hưởng rất nhiều do yếu tố đó. Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá không nhằm mục đích chống gian lận trong thi cử mà nhằm tạo thói quen và kĩ năng làm bài một cách độc lập và tự lập của học sinh trong việc củng cố và hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức đã học rèn luyện kĩ năng tư duy phân tích tổng hợp. Căn cứ vào nội dung của từng môn học nên khi tiến hành giáo viên cần phải chú ý mở rộng phạn vi kiến thức để bài kiểm tra được phong phú và đa dạng, nắm bắt được tình hình học tập đại trà của từng lớp để có phương án thích hợp. Mặt khác tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá còn là phương tiện rất quan trong giúp học sinh tự tin hơn với khả năng của mình, hài lòng với thành quả lao động của bản thân từ đó thức đẩy sự phấn đấu của bản thân tiến xa hơn trong con đường học vấn. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN : 1. Đối với giáo viên : Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá, xem con điểm của bài kiểm tra là kết quả cuối cùng mà không cần xem xét các yếu tố phục tác động đến. Mặt khác đối với các bài kiểm tra cuối học kì khi tiến hành kiểm tra thì có tình trạng giáo viên dạy môn này coi thi môn khác, điều này nảy sinh tiêu cực. Đối với giáo viên không nhiệt tình, không tâm huyết với nghề thì tình trạng lơ là trong coi thi dẫn đến kết quả thu được không khách quan dẫn đến đánh giá không khách quan là điều khó tránh khỏi. GV thực hiện : Cao Hoàng Quân trường THCS Tân Thuận 2 SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS Thêm một tình trạng nữa là chống bệnh thành tích của giáo viên để đảm bảo tính công bằng trong giảng dạy của nhà trường một số trường Ban giám hiệu phân công chấm thi chéo nhau giữa các môn. Đối với các môn tự nhiên có công thức đáp số hẵn hoi thì không nói, còn các môn học xã hội, đặc biệt như môn văn, barem không có phân định rõ ràng mà chỉ chấm ý thì tình trạng chấm chéo sẽ có sự thiên lệch về kết quả của học sinh. Vì cùng một bài văn, nếu giáo viên trực tiếp giảng dạy chấm khác hơn so với giáo viên khác. Bởi lẽ tính cách, tâm tư, lời lẽ của mỗi em là khác nhau giáo viên trực tiếp giảng dạy sẽ am hiểu sâu sắc hơn điều đó nên nó ảnh hưởng ít nhiều. Theo bản thân tôi nguyên nhân của các tình trang trên là : Chưa có sự liên kết giữa các giáo viên, giáo viên chưa thật sự quan tâm đến vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá, Cách thức phương pháp thực hiện việc kiểm tra đánh giá chưa đồng bộ giữa các môn học. Việc chống bệnh thành tích của giáo viên, đảm bảo tính công bằng trong giảng dạy vô hình chung đã làm cho kết quả kiểm tra đánh giá của học sinh mất thăng bằng. 2. Đối với học sinh Học sinh ý thức học tập chưa cao, các em chưa thực sự cố gắng trong các tiết học, đa phần các em chưa xác định được rõ ràng mục tiêu học tập cụ thể, còn học đối phó. Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân nhận thấy học sinh đa phần là khi có lịch kiểm tra, thi cử thì mới chúi mũi vào học, còn bình thường ít khi chịu học. Như vậy sẽ gây tình trạng học cùng một lúc lượng kiến thức lớn sẽ khó tiếp thu hết được. Học để trang bị tri thức cho bản thân hướng đến tương lai tươi sáng, chứ không phải học để giành lấy con điểm cao mà trái lại đầu óc trống rỗng. Một số em có tâm lí “an phận thủ thường”. Học làm sao có được điểm 5 là được chứ không cần cố gắng nỗ lực hơn nữa. Một số em khác lại có tư tưởng trông vào “phao”, sách học tốt, sách giải. Các bài tập thầy giao hay bài tập về nhà có sẵn trong sách giáo khoa không cần phải vắt óc ra làm mà chép bài của bạn hay chép sách giải. Lợi dụng sự dễ giải của những thầy cô coi thi, kiểm tra hay ngồi cạnh những bạn học tốt chỉ ra sức coppy là được. Còn một điều đáng quan tâm nữa là phụ huynh trên địa bàn đa phần là nông dân nên họ không coi trọng lắm việc học của con em mình. Tư tưởng “ học cho lắm cũng về nhà cày ruộng” đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Đặc biệt là những gia đình có con một hay con gái. Hay những gia đình có của ăn của để, họ suy nghĩ không cần phải học cho cao vì đất đai rộng. Điều đó được chứng minh thông qua những lần khảo sát học sinh trong trường. Đa số em khi được hỏi “ tại sao em không học nữa?” các em nữ trả lời rằng : “ em muốn học nhưng cha mẹ kêu nghỉ và nói rằng con gái học chi cho nhiều cũng lấy chồng”. Còn các bạn nam thì bảo là “ nhà không có ai, em là con một nên ở nhà phụ giúp cha mẹ”…. Gia đình có tác động vô cùng lớn đối với tâm lí muốn học hay không của học sinh. III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 1. Một số nguyên tắc khi tiến hành tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS - Xác định phạm vi, mục đích của việc làm. - Có sự chỉ đạo của BGH thực hiện thống nhất giữa các giáo viên trong trường GV thực hiện : Cao Hoàng Quân trường THCS Tân Thuận 3 SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS - Giáo viên tổ chức và biên soạn đề kiểm tra căn cứ vào “chuẩn kiến thức kĩ năng”. Các đề dù chẵn hay lẻ phải đảm bảo tính ngang bằng về mặt kiến thức để đảm bảo tính công bằng, khách quan. - Giáo viên coi thi hay kiểm tra chéo giữ các môn phải tận tình xem như đó là môn của mình giảng dạy. - Giáo viên ra đề phải có barem điểm cụ thể rõ ràng. Nếu là các môn xã hội cần phải trao đổi với giáo viên chấm chéo. 2. Vai trò, ý nghĩa của việc tăng cường hiệu quả trong công tác kiểm tra đánh giá: Trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá thì việc tăng cường hiệu quả này có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng: - Giúp các em ý thức tốt về mục đích, nhiệm vụ học tập của mình để từ đó đưa ra phương pháp học phù hợp. - Rèn luyện kĩ năng tự làm bài, tự bản thân nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu mình đề ra. - Tạo cho học sinh sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện trong quá trình làm bài để có cơ hội hoàn thiện bản thân. - Cảm thấy tự tin hơn với khả năng của mình, đánh giá đúng được vị trí của bản thân. Hài lòng với thành quả lao động trí óc của mình. - Tạo cho học sinh thói quen cạnh tranh lành mạnh lẫn nhau trong lớp, thúc đẫy nhau cùng tiến bộ, cùng phát triển. 3. Khái quát hình thức tổ chức tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá bằng các dạng đề kiểm tra: a. Một số hình thức kiểm tra, đánh giá : Đối với việc tăng cường hiệu quả trong công tác kiểm tra đánh giá học sinh THCS đối với bản thân mỗi giáo viên sẽ đưa ra được nhiều các kiểm tra phong phú và đạt kết quả cao. Tuy nhiên phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm tôi xin nêu ra đây một số hình thức kiểm tra đánh giá * Ra đề kiểm tra dưới dạng đề chẵn, lẻ: Đây là cách ra đề thi hoặc kiểm tra trong cùng một lớp học, tại một thời điểm nhưng có 2 đề ( một chẵn, một lẻ) có sức tương đương nhau. Với dạng này sẽ tránh được tình trạng học sinh coppy bài nhau hay trao đổi thông tin trong cùng một bàn học. Vì trong một tiết kiểm tra hay thi, phần trắc nghiệm một chút lơ là của giáo viên coi thi học sinh chỉ cần trao đổi thông tin hay nhìn nhau, trong vòng hơn một phút đồng hồ là có thể chép được tất cả các đáp án. Ở dạng này có thể chi thành hai phân dạng nhỏ Một là : Hai đề hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên phần tự luận ta giữ nguyên còn phần trắc nghiệm ta xáo trộn thứ tự các đáp án. Hai là : Hai đề giống nhau về tự luận tuy nhiên trắc nghiệm khác nhau nhưng ở mức tương đương về mặt kiến thức. * Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh Với việc làm này giúp giáo viên đánh giá được trình độ nhận thức của học sinh đối với bài học. Khả năng làm bài như thế nào, mức độ tới đâu? Bài làm này có phải do chính học sinh tự làm hay chép của bạn, hay sử dụng sách giải. Trong thực tế hiện nay những sách học tốt hay sách giải được bán rộng rãi nên việc học sinh sử dụng một cuốn GV thực hiện : Cao Hoàng Quân trường THCS Tân Thuận 4 SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS sách giải là một điều dễ dàng. Bản thân các loại sách đó là không xấu, tuy nhiên học sinh lạm dụng nó là một điều tai hại cho kiến thức của mình. Như đã nói với kinh nghiệm giảng dạy của từng giáo viên, để phát hiện được các việc này không phải là một vấn đề khó. Khi kiểm tra vỡ bài tập chỉ cần hỏi học sinh đó một hay hai câu thì sẽ biết được chân tướng sự việc. * Kiểm tra sổ ghi chép của học sinh: Bất kỳ môn học nào cũng cần phải thực hiện việc làm này. Vì nó giúp giáo viên đánh giá được tinh thần, thái độ, năng lực của học sinh đối với môn học. Từ các ghi chép có khoa học hay không? ( đánh giá cách trình bày) giữ gìn sổ cẩn thận như thế nào, chữ viết ra sao? ( tính tình, thái độ đối với môn học). Vì theo hướng đổi mới dạy và học lấy học sinh làm trung tâm thì nội dung bài học học sinh không cần phải ghi nhất nhất theo từng lời, từng chữ của thầy mà chỉ cần ghi ý, nội dung của bài theo lời của mình để đảm bảo tính dễ nhớ. * Kiểm tra khả năng thực hành của học sinh Phương pháp này chỉ áp dụng hạn chế ở một số môn có bài thực hành. Nó giúp cho giáo viên nắm bắt được khả năng áp dụng tri thức vào thực tiễn của học sinh có hiệu quả hay không đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh. Trên thực tế có những học sinh khi học rất tốt làm bài trên giấy rất hay nhưng khi thực hành thì còn lúng túng, thiếu chính xác… đó là do học sinh ấy thiếu kinh nghiệm thực hành. * Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm quan sát đánh giá học sinh Đây là một phương pháp vừa giúp giáo viên có thể quan sát đánh giá học sinh vừa hỗ trợ các phương pháp đã nêu ở trên. Trên thực tế hoạt động 15’ đầu giờ mỗi buổi học, những ai đã từng làm công tác chủ nhiệm sẽ thấy được phần đa những em có học lực trung bình, hay không chịu học thì khoảng thời gian này các em chuyên mượn sổ bài tập của các bạn học sinh khá giỏi chép bài để đối phó với giáo viên bộ môn mà không cần hỏi bạn bài này làm như thế nào, cũng không cần hiểu được bài này ra sao. Dần dần tạo thói ỷ lại và thụ động của học sinh. b. Các bước tổ chức tiến hành kiểm tra đánh giá: Tùy theo từng hình thức kiểm tra đánh giá mà ta có các bước thực hiện khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên tựu chung lại có những bước cụ thể sau : 1. Xác định nội dung và yêu cầu khi kiểm tra đánh giá 2. Lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá 3. Sự chuẩn bị của giáo viên 4. Tiến hành kiểm tra đánh giá Trong những năm học qua tôi đã thiết kế và mạnh dạn áp dụng các hình thức nâng cao hiệu quả trong kiểm tra đánh giá thực nghiệm ở trường. kết quả đạt được là khả quan. Do giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm nên tôi chỉ đưa ra một số hình thức nâng cao hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS. 4. Các hình thức nâng cao hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS. * Ra đề kiểm tra dưới dạng đề chẵn, lẻ Có thể áp dụng trong tất cả các tiết kiểm tra 15’, kiểm tra một tiết, thậm chí kiểm tra học kì đối với tất cả các môn học. Ví dụ : Khi kiểm tra HKII môn Lịch sử lớp 8 ta có thể ra 2 đề như sau : GV thực hiện : Cao Hoàng Quân trường THCS Tân Thuận 5 SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS * ĐỀ 01 A.Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đầu câu đáp án đúng trong các câu từ 14 ,(1,0 điểm ,mỗi ý đúng 0,25 điểm) Câu 1: Tại sao các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản? a. Vì: Nhật đã trở thành cường quốc trên thế giới. b. Vì: Nhật trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở châu Á c. Vì: sau cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa Nhật Bản giàu mạnh lên và thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây. d. Nhật Bản gần Việt Nam Câu 2: Ý nào nói đúng về nội dung Hiệp ước Hác-măng? a. Triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc kỳ và Trung kỳ. b. Việt Nam trở thành xứ bảo hộ của Pháp. c. Pháp trả 3 tỉnh miền Tây Nam bộ cho triều đình Huế. d. Nhà Nguyễn thừa nhân quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam Câu 3: Đến cuối Thế Kỷ XIX –đầu thế kỷ XX ở xã hội Việt Nam có: a. 2 giai cấp và 1 tầng lớp. b. 1 giai cấp và 3 tầng lớp. c. 4 giai cấp và 3 tầng lớp d. 3 giai cấp và 2 tầng lớp. Câu 4: Sau khi chiếm được toàn bộ lãnh thổ ,thực dân Pháp đã chia Việt Nam thành : a. 2 Kì b. 3 Kì c. 4 Kì d. 5 Kì Câu 5: Điền các từ thích hợp vào (……….) để hoàn chỉnh nội dung câu sau : (1,0 điểm,mỗi ý đúng 0,25 điểm) Giữa năm ……….(1), tại cảng …………………(2), ……………………(3), xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin .Một tàu buôn của Pháp ,cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm ,qua nhiều nước ở …………………………….(4). Câu 6: Nối ý cột A phù hợp với ý cột B.(1,0 điểm,mỗi ý đúng 0,25 điểm) Cột A Cột B 1.Nguyễn Thiện Thuật a.Khởi nghĩa Ba Đình 2.Phạm Bành b.Khởi nghĩa Bãi Sậy 3.Phan Đình Phùng c.Khởi nghĩa Yên Thế 4.Hoàng Hoa Thám d.Khởi nghĩa Hương Khê 5.Phan Chu Trinh B. Tự luận: (7 điểm) Câu 1:1,5 điểm Tại sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước giáp Tuất? nêu nội dung và nhận xét hiệp ước đó. GV thực hiện : Cao Hoàng Quân trường THCS Tân Thuận 6 SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS Câu 2: 2,5 điểm Trình bày những tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ I của thực dân Pháp (1897-1914) đối với xã hội Việt Nam. Em có nhận xét gì về tác động đó? Câu 3: 3 điểm Lập bảng thống kê các sự kiện về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1858- 1883). *. ĐỀ 02: A.Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đầu câu đấp án đúng trong các câu từ 14 ,(1,0 điểm ,mỗi ý đúng 0,25 điểm) Câu 1: Ý nào nói đúng về nội dung Hiệp ước Hác-măng? a. Việt Nam trở thành xứ bảo hộ của Pháp. b. Triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc kỳ và Trung kỳ. c. Pháp trả 3 tỉnh miền Tây Nam bộ cho triều đình Huế. d. Nhà Nguyễn thừa nhân quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam Câu 2: Tại sao các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản? a. Vì: Nhật đã trở thành cường quốc trên thế giới. b. Vì: Nhật trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở châu Á c. Nhật Bản gần Việt Nam d. Vì: sau cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa Nhật Bản giàu mạnh lên và thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây. Câu 3: Sau khi chiếm được toàn bộ lãnh thổ ,thực dân Pháp đã chia Việt Nam thành : a. 2 Kì b. 3 Kì c. 4 Kì d. 5 Kì Câu 4: Đến cuối Thế Kỷ XIX –đầu thế kỷ XX ở xã hội Việt Nam có: a. 2 giai cấp và 1 tầng lớp. b. 1 giai cấp và 3 tầng lớp. c. 3 giai cấp và 2 tầng lớp. d. 4 giai cấp và 3 tầng lớp Câu 5: Điền các từ thích hợp vào (……….) để hoàn chỉnh nội dung câu sau : (1,0 điểm,mỗi ý đúng 0,25 điểm) Giữa năm ……….(1), tại cảng …………………(2), ……………………(3), xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin .Một tàu buôn của Pháp ,cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm ,qua nhiều nước ở …………………………….(4). Câu 6: Nối ý cột A phù hợp với ý cột B.(1,0 điểm,mỗi ý đúng 0,25 điểm) Cột A Nối Cột B 1. Phan Đình Phùng a.Khởi nghĩa Ba Đình 2. Nguyễn Thiện Thuật b.Khởi nghĩa Bãi Sậy 3. Hoàng Hoa Thám c.Khởi nghĩa Yên Thế 4. Phạm Bành d.Khởi nghĩa Hương Khê 5.Phan Chu Trinh B. Tự luận: (7 điểm) Câu 1:1,5 điểm GV thực hiện : Cao Hoàng Quân trường THCS Tân Thuận 7 SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS Tại sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước giáp Tuất? nêu nội dung và nhận xét hiệp ước đó. Câu 2: 2,5 điểm Trình bày những tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ I của thực dân Pháp (1897-1914) đối với xã hội Việt Nam. Em có nhận xét gì về tác động đó? Câu 3: 3 điểm Lập bảng thống kê các sự kiện về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1858- 1883). **.ĐÁP ÁN ĐỀ 01 Câu 1 2 3 4 A X B X C X D X Câu 5: (1)1911, (2) Nhà Rồng (Sài Gòn), (3) Nguyễn Tất Thành, (4) Châu Phi ,châu Mĩ và châu Âu . Câu 6 : 1- b; 2 – a; 3- d; 4 – c. B.Tự luận:7 điểm Câu 1: 1.5đ Vì triều đình nhà Nguyễn Bạc nhược chỉ nghĩ đến lợi ích của dòng tộc mà không nghĩa đến vận mệnh của đất nước. sợ nếu cùng nhân dân đấu tranh không thắng lợi sẽ dẫn đến hậu quả tai hại, với vai trò là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh nhưng triều Nguyễn có cái nhìn quá thiển cận. Nội dung: Pháp rút khỏi Bắc kì theo đó triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp. Hiệp ước giáp Tuất đã làm mất đi một phần chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại cuat Việt Nam. Câu 2: 2,5 điểm Những chuyển biến của xã hội Việt Nam a. các vùng nông thôn 1đ -Giai cấp phong kiến ngày càng đông : + Đa số là tay saicủa Pháp + Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước -Giai cấp nông dân: Cực khổ : +bị bần cùng hoá +bị mất ruộng đất phân hoá  tá điền, tha phương, trở thành công nhân  Căm ghét Pháp và tay sai b. Đô thị phát triển sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới 1đ -Đô thị ngày càng nhiều -Tầng lớp Tư sản ra đời ít,yếu,bị chèn ép,có tính hai mặt -Tầng lớp tiểu tư sản cuộc sống bắp bênh,có ý thức dan tộc tích cực tham gia phong trào yêu nước -Giai cấp công nhân ngày càng đông,lao động tập trung,có ý thức cách mạng cao c. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 0.5đ GV thực hiện : Cao Hoàng Quân trường THCS Tân Thuận 8 SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS -Trong lúc xã hội Việt Nam phân hoá giai cấp sâu sắcthì luồng tư tưởng dan chủ TS tràn vào VN các nhà yêu nước đón nhận ra đi tìm đường cứu nước mới Câu 3: 3 điểm Thời gian (1,5 đ) Qúa trình Pháp xâm lược Việt Nam (1,5 đ ) 1/9/1858 Pháp đánh vào Đà Nẵng. 2/1859 Pháp kéo vào Gia Định . 2/1862 Pháp chiếm Gia Định ,Định Tường ,Biên Hòa . 6/1867 Pháp chiếm 3 : Vĩnh Long ,An Giang,Hà Tiên. 20/11/1873 Pháp đánh Bắc Kì lần thứ I . 1882 Pháp đánh Bắc Kì lần thứ II. 18/8/1883 Pháp đánh Huế ,buộc triều đình kí điề ước Hắc Măng ,Pa-tơ-nốt công nhận sự bảo hộ của Pháp. **.ĐÁP ÁN ĐỀ 02: Câu 1 2 3 4 A B X X C X D X Câu 5: (1)1911, (2) Nhà Rồng (Sài Gòn), (3) Nguyễn Tất Thành, (4) Châu Phi ,châu Mĩ và châu Âu . Câu 6 : 1- d; 2 – b; 3- c; 4 – a. B.Tự luận:7 điểm ( giống đáp án đề chẵn)  Cách thức tiến hành : Khi chuẩn bị đề xong ta lên lớp đánh số thứ tự (01,02) theo tuần hoàn sao cho thỏa mãn điều kiện hai học sinh cùng bàn không chung đề, tương tự hai học sinh cùng dãy giữa bàn trên và bàn dưới không chung đề. Như vậy học sinh khó có thể trao đổi hay coppy bài nhau. Kết hợp với quá trình theo dõi giám sát nghiêm túc của giáo viên dần dần sẽ tạo được hiệu quả tích cực cho học sinh. Để có được điểm tốt không cách nào bằng việc “tự thân vận động” Lưu Ý: Ở dạng này ta có thể ra đề mà phần trắc nghiệm của hai đề khác nhau nhưng cần phải có sự ngang sức giữa chúng. Bên cạnh đó khi chấm bài cần lưu ý ghi những ưu khuyết của học sinh để có nhận xét đúng, sát và kịp thời tạo tác dụng tích cực sau này. Tác dụng : Hình thành thói quen tự học. * Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh Hoạt động này có thể áp dụng đối với tất cả các môn học và ở tất cả các lớp của bậc học THCS.  Các thức tiến hành : Trong quá trình giảng dạy, giáo viên quản lí phần tự học ở nhà của học sinh bằng những bài tập có sãn trong SGK hay giáo đưa ra cho học sinh về nhà làm. Trong khi kiểm tra bài cũ, ngoài việc đặt câu hỏi kiểm tra lí thuyết. Giáo viên cần yêu cầu học sinh nộp sổ bài tập để mình kiểm tra, hoặc yêu cầu học sinh làm một bài tập. Trong quá trình đó giáo viên đặt những câu hỏi nghiệp vụ để xác định mức độ tiếp thu bài của học sinh đó để có hướng giáo dục về sau thật hoàn thiện. GV thực hiện : Cao Hoàng Quân trường THCS Tân Thuận 9 SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS Ví dụ: Khi dạy bài ôn tập chương II toán 7. SGK có bài tập 48 trang 76 có ghi : “Một tấn nước biển chứa 25kg muối. Hỏi 250g nước biển đó chứa bao nhiêu gam muối?” Học sinh giải trong vỡ bài tập : đáp án là 6.25g. khi đó giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi phụ là em làm bằng các nào? Nếu học sinh trình bày được : áp dụng quy tắc đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch Ta có: (25kg*250g)/1000kg = 6.25g. Như vậy giáo viên có thể kết luận học sinh hiểu bài. Khi học sinh không đưa ra được cách làm thì giáo viên có thể kết luận học sinh chưa hiểu bài. Cho dù kết quả trong vỡ bài tập là đúng đi nữa. Lưu Ý : Quá trình này không được mất nhiều thời gian ( cụ thể tối đa là 5 phút/ tiết dạy). Khi kiểm tra phải ghi nhận xét và nội dung yêu cầu học sinh thực hiện sau khi kiểm tra. Có thể sử dụng viết đỏ để ghi. Ví dụ : Tác dụng : Hình thành thói quen tự học, kĩ năng ghi sổ, trình bày, làm bài tập, hứng thú hơn với môn học * Kiểm tra sổ ghi chép của học sinh: Tương tự, hoạt động này có thể áp dụng đối với tất cả các môn học và ở tất cả các lớp của bậc học THCS.  Cách thức tiến hành : Có thể kiểm tra cùng thời điểm với kiểm tra bài cũ hay thu sổ về nhà chấm lấy “điểm miệng”. Khi kiểm tra bài cũ, trong thời gian học sinh trả bài giáo viên tranh thủ xem qua sổ ghi chép của học sinh. Sau đó đưa ra nhận xét và cho điểm tương tự như phương pháp “ Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh” tuy nhiên phần cho điểm cần kết hợp với câu trả lời của học sinh. Ví dụ: GV thực hiện : Cao Hoàng Quân trường THCS Tân Thuận 10 Xem : 20/9/2012 Làm bài tập chưa đầy đủ Chữ viết còn cẩu thả Cần rèn luyện thêm cách trình bày 4 điểm GVBM (kí tên) Xem : 15/10/2012 Làm bài đầy đủ, tốt Trình bày khoa học Cần phát huy 8 điểm GVBM (kí tên) Xem : 17/10/2012 Sổ sạch sẽ, trình bày đẹp Ghi chép khoa học, cẩn thận đầy đủ nội dung, sáng tạo Tiếp tục phát huy 8 điểm GVBM (kí tên) Xem : 21/10/2012 Chữ xấu, trình bày chưa khoa học Ghi chép còn thụ động Cần rèn luyện chữ viết và trình bày 4 điểm GVBM (kí tên) [...]... pháp tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thì kết quả học tập của học sinh nâng cao rõ rệt Cụ thể : thông qua bảng thống kê tình hình học tập của học sinh lớp 9 năm học 2011 – 2012 trước khi áp dụng các phương pháp tăng cường công tác kiểm tra đánh giá như sau: LỚP SĨ SỐ Giỏi Khá TB Yếu 9 28 em 0 7 em 17 em 4 em 0 25% 60.71% 14.29% Bảng thống kê tình hình học tập của học sinh lớp 9 năm học 2011 –... động lực thúc đẩy giáo viên càng yêu nghề hơn GV thực hiện : Cao Hoàng Quân trường THCS Tân Thuận 12 SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học Từ thực tế trên chúng tôi thấy để có thể thực hiện tốt công tác đổi mới kiểm tra đánh giá theo yêu cầu đổi mới hiện nay giáo viên cần lưu...SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS Lưu Ý : Đầu năm học giáo viên cần cho học sinh biết được một số yêu cầu khi học bộ môn mình Trong đó không loại trừ khả năng học sinh cần phải ghi chép bài đầy đủ, giữ gìn sổ cẩn thận, sạch đẹp, ghi chép khoa học Khi lên kiểm tra bài cũ phải nộp sổ ghi chép và sổ soạn (nếu có) * Kiểm tra khả năng thực hành của học sinh Hoạt động... việc Tăng cường hiệu quả trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh THCS” Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan (điều kiện thời gian và năng lực, sức khỏe, tuổi tác , mặt bằng nhận thức của học sinh nên đề tài này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết Nhưng dù sao chăng nữa thì với đề tài này quả là cả một quá trình mà cá nhân tôi đã nổ lực cố gắng để góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy học nhằm... thành quả đó đem lại tai hại cho người nhận GV thực hiện : Cao Hoàng Quân trường THCS Tân Thuận 11 SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS Khi làm tốt được việc tuyên truyền này thì sẽ tạo được sự khác biệt lớn trong việc học của các em Thứ nhất những học sinh như bạn B không còn cách nào khác hơn là phải tự thân vận động Thứ hai thành tích ảo trong học tập sẽ không còn Vì kết quả. .. sau khi áp dụng các phương pháp tăng cường công tác kiểm tra đánh giá như sau : LỚP SĨ SỐ Giỏi Khá TB Yếu 9 28 em 2 9 em 17 em 0 7.14% 32.15% 60.71% 0 Với những kết quả khả quan như vậy tôi tin rằng năm học 2012 – 2013 thành tích học tập của học sinh còn tiến xa hơn nữa C KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Thành tích học tập của học sinh được nâng cao là một điều mà tất cả giáo viên ai cũng mong muốn, vui... xuyến lớp học giáo viên sẽ nắm bắt được tình hình, khả năng thực hành của từng em học sinh từ đó có biện pháp giáo dục đặc thù cho từng cá nhân để đem lại hiệu quả cao nhất * Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm quan sát đánh giá học sinh Hoạt động này cần thực hiện thường xuyên lâu dài, bền bỉ thì mới có hiệu quả tích cực Cách thức tiến hành : thực hiện thường xuyên trong 15’ đầu giờ các ngày sinh hoạt... pháp tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá nói trên còn nhiều điều bất cập : tình trạng lười học vẫn còn xảy ra nhiều, nạn chép sách giải, chép bài của bạn còn khá phổ biến dẫn đến tình trạng kết quả học tập của học sinh còn thấp thậm chí sa sút, mặt khác gây khó khăn cho giáo viên: Đó là sự băn khoăn, trăn trở tìm cách khắc phục tình trạng nói trên Thông qua quá trình vận dụng các biện pháp tăng. .. yêu cầu ngay từ năm học những việc mà GVBM muốn học sinh làm để tiện việc kiểm tra đồng thời học sinh khỏi phải bở ngỡ khi giáo viên tiến hành - Lập sổ cá nhân theo dõi sự tiến bộ của từng em trong quá trình thực hiện - Đóng vai trò là giáo viên chủ nhiệm cần bám sát tình hình học tập, hoàn cảnh gia đình, khả năng phấn đấu của học sinh trong quá trình học tập để từ đó có biện pháp giáo dục cho tốt Trên... ra các biện pháp đổi mới đánh giá phù hợp với từng đối tượng học sinh - Trong kế hoạch của bản thân tham mưu với BGH nhà trường phải có ít nhất một buổi/1 tuần để thảo luận, trao đổi giữa các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để tìm cách xử lí và bàn bạc phương hướng trong thời gian tới khi có vấn đề phát sinh Vì tâm lí học sinh THCS rất đa dạng và phức tạp, hơn nưa mỗi năm học sẽ có sự khác . SKKN Tăng cường hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh THCS SKKN TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THCS A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT. phải trao đổi với giáo viên chấm chéo. 2. Vai trò, ý nghĩa của việc tăng cường hiệu quả trong công tác kiểm tra đánh giá: Trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá thì việc tăng cường hiệu quả này. kiểm tra: a. Một số hình thức kiểm tra, đánh giá : Đối với việc tăng cường hiệu quả trong công tác kiểm tra đánh giá học sinh THCS đối với bản thân mỗi giáo viên sẽ đưa ra được nhiều các kiểm

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan