PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN :Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Hương Tràm thành phố Cà Mau” được nghiên cứu áp dụng
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP Cà Mau, ngày 25 tháng 02 năm 2013
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Hương Tràm thành phố Cà Mau”.
Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Thương
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/9/2012 đến tháng 5/2013
I SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN :
Giáo dục trẻ trước tuổi học phổ thông là nền tảng đầu tiên của quá trình đào tạo
và phát triển nhân cách con người
Chất lượng quản lý trường mầm non ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục của trường
Trường mầm non thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện Do đó mà trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập , sinh hoạt hàng ngày Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý phải chỉ đạo toàn diện và về chuyên môn phải nhận thức đúng nhiệm vụ yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững những chỉ tiêu,
kế hoạch của Ngành học, Bậc học giao cho
Nhận thức đúng đắn mục tiêu đào tạo chung, xác định rõ ràng, chính xác mục đích, mục tiêu quản lý nhà trường là yêu cầu thiết yếu đối với người cán bộ quản lý trường mầm non; Nhà trường là một tổ chức gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận thực hiện những nhiệm vụ nhất định trên cơ sở phân công và sự phối hợp Kết quả đào tạo
Trang 2của nhà trường là kết quả lao động của cả một tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường Bảo đảm được sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận trong nhà trường và các ban ngành có liên quan đó mới đảm bảo được hiệu quả của hoạt động giáo dục của nhà trường Hơn nữa hoạt động giáo dục là hoạt động vô cùng phức tạp Vì vậy công tác quản lý nhà trường là vô cùng quan trọng
Cho nên muốn quản lý nhà trường được tốt thì phải có một đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên năng nổ, nhiệt tình, đoàn kết nhất trí một lòng cùng thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dạy trẻ Chính vì vậy mà đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có biện pháp quản lý chỉ đạo tốt
Đầu năm học 2008 – 2009 tôi được điều động về trường mầm non Hương Tràm, phường 5, thành phố Cà Mau làm Hiệu trưởng Tôi rất là băn khuăn lo sợ vì bản thân tôi kinh nghiệm về công tác quản lý trường chưa có kinh nghiệm nhiều, trước khi về đây tôi làm Hiệu trưởng của một trường nhỏ ở xã mà lại là trường một buổi Nay lại được phân công về làm công tác quản lý của một trường đạt chuẩn Quốc gia Do đó tôi lo lắng, trăn trở và suy nghĩ làm sao để có biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của trường mầm non Hương Tràm và duy trì chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của một trường chuẩn Quốc gia Với trách nhiệm lớn lao của một cán bộ quản
lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nổ lực phấn đấu quyết tâm cao Cần phải chú trọng công tác chuyên môn, công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, đồng thời phải tạo được một tập thể đoàn kết, thống nhất, nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Hương Tràm thành phố Cà Mau”.
Trang 3II PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN :
Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Hương Tràm thành phố Cà Mau” được nghiên
cứu áp dụng và thực hiện tại trường mầm non Hương Tràm phường 5 thành phố Cà Mau từ năm 2012 – 2013 với tổng số 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 13 nhóm, lớp gần 500 trẻ
III MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
Để thực hiện sáng kiến trên tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau:
* Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành và chính quyền phường 5 thành phố Cà Mau, hỗ trợ, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tương đối đầy đủ
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhiệt tình, năng nổ và đoàn kết
- Môi trường sư phạm Xanh – sạch – đẹp có ảnh hưởng tốt đến các hoạt động vui chơi học tập của trẻ
- Trẻ đến trường được học theo chương trình đúng độ tuổi, được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới của Vụ giáo dục Mầm non
- Ban lãnh đạo trường đoàn kết, nhiệt tình trong công tác giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ
- 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn
- 78,6% đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn
* Khó khăn :
- Trường thiếu Phó hiệu trưởng
- Năng lực chuyên môn tay nghề của giáo viên không đồng đều Một số giáo viên chưa chú ý đến cách dạy lấy trẻ làm trung tâm nên ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường
Trang 4- Cơ sở vật chất của trường bị xuống cấp: một số kệ đựng đồ dùng cho trẻ ( giá phơi khăn, kệ góc) … đã bị hư hỏng, đồ chơi ngoài trời ít ( so với chuẩn Quốc gia ) trường tường đã sơn nhiều năm đã cũ và đen, sân trường một vài chỗ bị sụp Nhưng trường không có kinh phí để sửa chữa và trang bị lại
Trước tình hình thực tế đó, việc thực hiện các biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Hương Tràm là việc làm tôi đặc biệt quan tâm với mong muốn duy trì sự ổn định và phát triển giáo dục của nhà trường, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục Vì vậy tôi đã đưa ra một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Mầm Non Hương Tràm và đã áp dụng trong thời gian vừa qua, tôi xin trình bày các biện pháp như sau:
1- Xây dựng kế hoạch thực hiện :
Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học của các cấp chỉ đạo và hướng dẫn từ
đó xây dựng kế hoạch năm học; kế hoạch tháng; kế hoạch tuần; xây dựng kế hoạch chuyên môn: cụ thể thời gian thực hiện chương trình dạy cho nhóm, lớp phù hợp, sát với tình hình thực tế của trường Chỉ đạo giáo viên các nhóm, lớp xây dựng kế hoạch hoạt động tuần phù hợp với đặc điểm trẻ ở lớp, phù hợp với năng lực, kiến thức của bản thân giáo viên và được Ban giám hiệu phê duyệt mới thực hiện Hàng tháng giáo viên báo cáo kế hoạch chủ đề, lịch dạy của lớp cho Ban giám hiệu Trên cơ sở đó Ban giám hiệu theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời
Giao chỉ tiêu cho từng nhóm, lớp
- Dựa vào chất lượng của các nhóm, lớp giao chỉ tiêu chất lượng cho các khối lớp cụ thể:
+ Trẻ khối Mẫu giáo: đạt 98%
+ Trẻ Nhóm trẻ : đạt 95%
- Chất lượng giao cho từng khối gắn với kết quả thi đua hàng tháng, hàng năm của từng giáo viên, do đó mà giáo viên phải cố gắng tìm giải pháp thiết thực cho việc
Trang 5giáo dục trẻ để đạt được chỉ tiêu mà Ban lãnh đạo nhà trường giao.
2- Phân công chuyên môn:
Do thiếu một Phó hiệu trưởng theo quy định của trường mầm non Hạng 1, nên vào đầu năm học tôi tổ chức họp Ban giám hiệu mở rộng (Ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, tổ Phó chuyên môn, Phó bí thư chi bộ ) và phân lọai giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp đối với giáo viên có tay nghề yếu, chú trọng bồi dưỡng thêm phương pháp dạy, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục: đầu năm tổ chức tập huấn về công tác chuyên môn cho giáo viên, nhân viên ( tập huấn
về xây dựng mạng chủ đề, kế hoạch hoạt động tuần, về thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, tổ chức thao giảng ) Sau đó tôi phân công việc cụ thể như sau:
- Tôi chịu trách nhiệm ký duyệt giáo án, kế hoạch hoạt động của giáo viên khối nhà trẻ và khối chồi Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hội thi, kiểm tra dự giờ giáo viên, kiểm tra hồ sơ sổ sách của các khối trưởng, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Để giáo viên dạy đủ, dạy đúng, dạy tốt thì phải duyệt kế hoạch giảng dạy và giáo án cho giáo viên trước một tuần
- Phó Hiệu trưởng phụ trách ký duyệt giáo án, kế hoạch hoạt động của khối Mầm, khối Lá và cùng với tổ chuyên môn dự giờ giáo viên khối Mầm, khối Lá
- Tổ trưởng tổ chuyên môn hàng tuần kết hợp với các khối trưởng đi dự giờ giáo viên trong tổ và báo cáo kết quả về ban giám hiệu, kiểm tra hồ sơ sổ sách của cô
và trẻ ở các lớp, thống kê số tiết dự giờ và kết quả dự giờ
- Khối trưởng các khối lên lịch dự giờ giáo viên của khối mình nộp về cho Ban giám hiệu và kiểm tra hồ sơ sổ sách cô và trẻ của khối trước khi tổ trưởng kiểm tra
3 Chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động:
- Vào đầu năm học tôi lập kế hoạch đề ra các biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn
Trang 6hoạt động
- Dựa vào kế hoạch năm, tháng, học kỳ, tuần của nhà trường tổ trưởng Chuyên môn có nhiệm vụ cụ thể hoá hoạt động của tổ mình phù hợp với đặc điểm của từng khối lớp ( Nhà trẻ, Mầm, Chồi, Lá ), kế hoạch phải được thông qua Lãnh đạo nhà trường trước khi triển khai thực hiện
- Mỗi tháng tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn một lần để bồi dưỡng chuyên môn, đánh giá kết quả và đưa ra kế hoạch hoạt động của tháng tiếp theo, lên lịch và
dự giờ giáo viên trong tổ
- Các khối trưởng phối hợp chặt chẽ với tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trong công tác dự giờ, thao giảng, kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách của cô và trẻ
- Kiểm tra kế hoạch hoạt động, kế hoạch giáo dục để có cơ sở đánh giá xếp loại từng thành viên trong tổ chuyên môn theo từng tháng, học kỳ, cuối năm một cách chính xác, công bằng nhằm mang lại chất lượng giáo dục ở trường mầm non Hương Tràm
4- Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và chất lượng dạy trẻ trong trường mầm non Hương Tràm.
Để nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, nhà trường phát động toàn thể giáo viên nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử và tham gia Hội thi “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy lần thứ nhất năm 2012” của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cà Mau tổ chức đạt giải ba Nhằm tạo cho giáo viên có tính chủ động, có nhiều biện pháp tích cực và hình thức sáng tạo trong các hoạt động chung Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ vấn đề đầu tiên
đó là kết quả việc giáo dục Vì vậy tích cực hướng dẫn việc tổ chức dạy học có nề nếp
là việc làm thường xuyên Do đó mỗi giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như: hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều.Soạn giáo án đầy đủ, đúng nội dung, đầy
Trang 7đủ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức và thẩm mỹ cho trẻ Biết lựa chọn, vận dụng phương pháp tích cực tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, sáng tạo của trẻ, tạo môi trường giáo dục phù hợp với chủ đề, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá tìm ra cái mới, thể hiện sự hiểu biết của trẻ trong cuộc sống hàng ngày Chỉ đạo nghiêm túc các hoạt động chuyên môn
Trẻ tích cực, hứng thú, tự nguyện tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ tạo
ra sản phẩm, tìm tòi khám phá, giáo viên không làm thay, viết thay, vẽ thay cho trẻ Giáo viên hình thành và rèn luyện để cho trẻ có thao tác đúng, thuần thục một số thói quen về nề nếp học tập
Giáo viên luôn theo dõi sự phát triển của trẻ trên các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và phát triển thể lực Đánh giá kết quả của trẻ đúng thực chất, khách quan, công bằng, tôn trọng sản phẩm của trẻ Vì vậy người giáo viên muốn có kết quả khách quan và đúng thực chất thì phải biết thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, biết tạo mọi cơ hội để ôn luyện kiến thức cho trẻ vào các thời điểm trong ngày Bởi trẻ mầm non dễ nhớ, dễ quên nên hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học” là kết quả tốt nhất vì trong quá trình trẻ chơi trẻ được trải nghiệm, khám phá những gì mà trẻ chưa biết, khám phá điều trẻ muốn biết
Do đó việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tốt góp phần vào việc đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngang tầm với yêu cầu giáo dục trong thời kỳ đổi mới
5- Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường:
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục Chính vì thế mà vào đầu năm học tôi đã thực hiện phân loại giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp cho từng đối tượng Đối với giáo viên tay nghề còn yếu : chú trọng bồi dưỡng thêm về phương pháp dạy, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục ( tổ chức dạy thao giảng, dự giờ dạy tốt cho giáo viên dự để học tập) Đối với giáo viên khá – tốt: bồi
Trang 8dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năng, tác phong tự sáng tạo linh hoạt cho giáo viên.
5.1 Tổ chức hội thi :
Hội thi là một trong những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non, thông qua Hội thi lồng ghép, tích hợp các nội dung như: Giáo dục bảo vệ môi trường; An toàn giao thông; Giáo dục lễ giáo; Giáo dục Tiết kiệm năng lượng hiệu quả; xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; đồng thời phát triển cho trẻ một cách toàn diện về các lĩnh vực giáo dục
Trong quá trình thực hiện sáng kiến này tôi đã chỉ đạo tổ chức được các hội thi: Giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi; Trò chơi dân gian, phụ nữ khéo, Bé khoẻ - Bé ngoan Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt 24/25 cô Hội thi “ Bé khoẻ, Bé ngoan” cấp trường đạt 91,7% vượt chỉ tiêu kế hoạch đưa ra Các hội thi khác do nhà trường tổ chức đều đạt kết quả tốt Qua các hội thi rút ra được nhiều kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục và là dịp để giáo viên, các cháu thể hiện những tài năng của mình và có sự học hỏi lẫn nhau; năng lực sư phạm được nâng lên rõ rệt
5.2 Chỉ đạo các lớp điểm:
Chỉ đạo nhóm lớp điểm nhằm làm đòn bẩy cho các phong trào, là cơ sở để nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ Tôi đã chỉ đạo các lớp sau đây là lớp điểm: Nhóm 31, Lớp Mầm 2, lớp Chồi 2 và lớp Lá 3 với các lớp chỉ đạo điểm nhà trường có kế hoạch ngay từ đầu năm học, chỉ đạo về cơ sởvật chất, trang thiết bị dạy học, đồ chơi, trang trí lớp, tạo môi trường giáo dục thân thiện, chỉ đạo việc thực hiện tổ chức các hoạt động, xây dựng hồ sơ, giáo án tốt như Nhóm 31 và lớp Lá 3 Qua chỉ đạo điểm, giáo viên đã học tập thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên
5.3 Đánh giá chất lượng giáo dục:
Để đánh giá đúng thực chất kết quả giáo dục trẻ, đánh giá trẻ cuối độ tuổi, đánh giá trẻ cuối chủ đề và thực hiện sổ theo dõi nhật ký hàng ngày của trẻ Qua đánh
Trang 9giá kết quả trẻ của giáo viên, cán bộ quản lý phải có sự kiểm tra thực chất kết quả Từ
đó có biện pháp chỉ đạo tích cực, bổ sung những thiếu sót, kịp thời chấn chỉnh bồi dưỡng cho giáo viên cách đánh giá, phát hiện những cháu kiến thức còn hạn chế để bồi dưỡng, ôn luyện thêm
6- Tăng cường công tác kiểm tra:
Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường, tôi đã chủ động cụ thể hoá công việc theo từng tháng, tuần và từng thời điểm
Thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện Kiểm tra toàn diện 100% giáo viên
Kiểm tra đột xuất một số nội dung: Kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, kiểm tra thực hiện chế độ sinh hoạt, kiểm tra việc đánh giá chất lượng trẻ vào cuối mỗi chủ đề, kiểm tra kỹ năng trẻ, kiểm tra hồ sơ sổ sách của cô và trẻ, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường, kiểm tra chế độ
ăn của trẻ, kiểm tra việc tổ chức giờ ăn, giờ ngủ Qua kiểm tra, uốn nắn các sai lệch của giáo viên, nhân viên cũng như của trẻ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Từ dó đưa ra biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên, nhân viên có biện ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch cũng như công tác chăm sóc trẻ được tốt hơn nhằm giúp cho chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường có chất lượng tốt hơn
7- Công tác thi đua khen thưởng:
Nhằm đánh giá xếp loại cuối năm cho từng thành viên trong Hội đồng mang tính khách quan, công bằng, dân chủ để đề nghị các cấp khen thưởng; hàng tháng tôi
đã chỉ đạo, tổ chức công tác kiểm tra các hoạt động của từng bộ phận, từng thành viên
để có cơ sở xếp loại hàng tháng, học kỳ, năm ( cá nhân tự xếp loại theo thang điểm thi đua, tổ xếp loại, Ban thi đua và cuối cùng là đưa ra Hội đồng sư phạm nhà trường)
8- Công tác tham mưu:
- Trường được xây dựng gần 10 năm đến nay đã cũ , các nhà vệ sinh của trẻ bị
Trang 10xuống cấp, thiếu một số phòng chức năng, sân trường bị sụp một số chỗ để sửa chữa và nâng cấp các phòng chức năng, các nhà vệ sinh của trẻ đã xuống cấp, mua sắm thêm thiết bịmáy móc tôi làm như sau:
- Tôi đã tham mưu với Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cà Mau, xin nâng cấp và sửa chữa cơ sở vật chất đã xuống cấp đến nay đã được sửa chữa hoàn chỉnh: Một số chỗ bị sụp gạch ở sân trường, thềm hành lang khối Lá bị lún nền
bể gạch, 04 nhà vệ sinh của trẻ bị đọng nước, ốp kiếng phòng giáo dục âm nhạc Mở cửa 03 phòng nhỏ mới xây làm phòng chức năng ( phòng Y tế, phòng kế toán, phòng Hiệu trưởng) Đồng thời trang bị một bộ bàn ghế cho phòng họp Hội đồng của nhà trường và một số thiết bị máy móc cần thiết cho văn phòng
- Xây dựng sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm một số trang thiết bị cần thiết cho công tác dạy trẻ ở trường từ nguồn ngân sách Nhà nước
+ Mở của 3 phòng chức năng ( Kế toán, Y tế, Hiệu trưởng) : 10.119.500đ
+ Ốp kiếng phòng âm nhạc : 10.775.000đ
+ Mua 01 tivi tinh thể lỏng 42 in : 9.689.000đ
+ 01 tủ nhôm đựng tivi : 1.700.000đ
+ 02 cây đàn CASIO : 11.400.000đ
+ Sửa một số chỗ bị lún ở sân trường, xây bồn trồng cây xanh, sửa nền hành lang khối Lá 19.992.000đ
+ 01 bộ bàn ghế phòng họp Hội đồng : 45.000.000đ
Tổng số tiền tôi tham mưu với các cấp lãnh đạo để sửa chữa và mua sắm trang thiết bị là 108.675.500đ
9- Công tác Xã hội hóa giáo dục:
Cùng với mục đích tăng cường thêm cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ dạy
và học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của cô và trẻ, nhà trường cần phải mua sắm bổ sung đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các lớp Nhưng do nguồn kinh phí không đủ