Một số biện pháp chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại trường mầm non Họa Mi, thành phố Cà Mau

15 1.6K 18
Một số biện pháp chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại trường mầm non Họa Mi, thành phố Cà Mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CÀ MAU TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI  Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CƠNG TÁC CHĂM SĨC SỨC KHỎE VÀ PHỊNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI THÀNH PHỐ CÀ MAU Nguời thực hiện: Nguyễn Ngọc Vân Trang Chức vụ: Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi, TP Cà Mau NĂM HỌC: 2012- 2013 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc ______________________ TP Cà Mau, ngày 25 tháng 2 năm 2013 BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại Trường mầm non Họa Mi, thành phố Cà Mau - Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Vân Trang - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 20/9/2012 đến ngày 25/2/2013. 1. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: Sức khoẻ là một gia tài quý giá nhất của mỗi con người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, vì nó có ảnh hưởng lớn đến phát triển thể chất và trí tuệ sau này. Trong mỗi chúng ta ai cũng thừa nhận rằng; Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Một đất nước chỉ trở nên giàu mạnh khi nào trẻ em được chăm sóc tốt và mạnh khoẻ, một Quốc gia dễ rơi vào nghèo đói và yếu kém trong tương lai khi hầu hết trẻ em hiện tại bị suy dinh dưỡng kéo dài. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở Phường 1, thành phố Cà Mau còn ở mức khá cao so với các phường trên địa bàn Thành phố, và Trường Mầm non Họa Mi đã có nhiều cố gắng để hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng; song chưa đạt kết quả như mong muốn vì phần lớn trẻ học tại trường đều là con em của nhân dân lao động nghèo, người dân tộc, đời sống kinh tế khó khăn và thiếu kiến thức về dinh dưỡng. Vì vậy làm thế nào để trẻ được chăm sóc tốt và hạ thấp tối đa tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng là việc làm hết sức cần thiết, nhằm góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Đức – Trí – Thể- Mỹ - Lao động 2. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: 2 Sáng kiến đã được triển khai thực hiện đến tồn thể CB,GV,NV, phụ huynh và học sinh trong tồn trường mang lại hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường và đã được hội đồng khoa học cơ sở nghiệm thu, đánh giá có khả năng ứng dụng rộng rãi phạm vi tồn tỉnh . 3. MƠ TẢ SÁNG KIẾN: * Đặc diển tình hình Trường Mầm Non Họa Mi được thành lập năm 2000, với tổng diện tích 2,025 m2 là đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành Phố Cà Mau. Năm học 2008-2009 trường được đầu tư xây dựng mới 06 phòng học kép kín cơ bản,có đủ các phòng chức năng, khu vệ sinh dành riêng CB-GV-NV và khu vực nhà bếp được trang bị theo tiêu chuẩn bếp 01 chiều. Có đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho q trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Trong năm 2011 trường vinh dự được UBND tỉnh cơng nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. * Số liệu CB-GV-NV và học sinh: a) Tổng số CB-GV-NV : 28/27 nữ. Chức danh Số lượng Trình độ chun mơn ĐHSPCĐSP THSP Hiệu trưởng 01 01 01 01 01 01 Hiệu phó 01 01 01 01 01 01 Giáo viên 17 04 05 09 02 15 17 06 06 05 Nhân viên 09 01 04 09 01 08 Cộng 28 07 05 09 02 04 19 28 09 06 13 b) Học sinh: Tổng số trẻ : 235/ 112 nữ Chia ra: 07 lớp. + Trong đó: * Nhà trẻ - Nhóm III : 01 lớp – 20/13 nữ . * Lớp Mầm: 02 lớp : 66/27 nữ ( Dân tộc 01 ) * Lớp chồi : 02 lớp : 88/42 nữ . ( Dân tộc 02/02 nữ ) * Lớp lá : 02 lớp : 61/30 nữ ( Dân tộc 04/04 nữ). c) Những thuận lợi, khó khăn : * Thuận Lợi: Được sự quan tâm của cá cấp lãnh đạo ngành, sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và ni dạy các cháu. Đội ngũ CB,GV,NV năng nỗ, nhiệt tình, đồn kết nhất trí cao, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tự giác, khắc phục mọi khó khăn để hồn thành nhiệm vụ Trường được cơng nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, cơ sở vật chất được đầu tư, trang bị tương đối đầy đủ, cảnh quanh mơi trường xanh- sạch – đẹp thu hút được sự chú ý của phụ huynh học sinh. * Khó khăn : 3 Đặc thù là phường có đông người dân tộc khơme sinh sống, đa số phụ huynh là dân lao động nghèo, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, phần lớn cha mẹ trẻ đều thiếu kiến thức, kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe, vệ sinh và phòng bệnh cho trẻ. Một phần do phải bươn trải với cuộc sống hàng ngày nên không có thời gian chăm sóc cho con. Do đó tỉ lệ trẻ ốm yếu, tỉ lệ thể nhẹ cân, thấp còi ở mức khá cao. * Kết quả sức khỏe đầu vào: + Trẻ kênh A: 198/235 trẻ, tỉ lệ: 84,25% + Trẻ kênh B: 31/235 trẻ, tỉ lệ: 13,20% + Trẻ kênh C: 06/235 trẻ, tỉ lệ: 2,55%. - Trẻ thể nhẹ cân, thấp còi: + Độ 1: 85/235, tỉ lệ: 36,17%. + Độ 2: 79/235, tỉ lệ: 33,61% Hiện nay giá cả thực phẩm đang tăng cao trên thị trường; việc quản lý thực phẩm của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập. Các dịch bệnh hiện nay đang bùng phát khắp nơi…mà đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ nhỏ. Trước những thực trang trên bản thân tôi đã đề ra những biện pháp cụ thể như sau: a) Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại trường: Ngay đầu năm sau khi tiếp nhận học sinh nhà trường tiến hành kiểm tra và tổng hợp tình hình sức khoẻ của trẻ theo từng lớp. Trên cơ sở đó, đồng thời dực vào chỉ đạo chung của toàn ngành, trường đã tiến hành xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ phân công cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thực hiện và thông qua hiệu trưởng, sau đó thảo luận thống nhất trong hội nghị công nhân viên chức, qua hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm rồi mới chỉ đạo thực hiện. Chỉ tiêu nhà trường đưa ra phấn đấu phục hồi tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng 80% trở lên. Đến cuối năm trẻ thể nhẹ cân, thấp còi giảm 60-65%. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ 100%. Đảm bảo khâu vệ sinh, phòng bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. 100% cha mẹ trẻ được tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học. Biện pháp đề ra rất cụ thể từ khâu trang bị kiến thức cho giáo viên, cấp dưỡng, phụ huynh và trẻ, cho đến việc trang bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, đến khâu tiếp phẩm, khâu chế biến, tổ chức giờ ăn, ngủ, vệ sinh, theo dõi sức khỏe học sinh…Viêc xây dựng 4 kế hoạch không chỉ dừng lại ở ban lãnh đạo thực hiện, mà các tổ, khối, lớp cũng đề ra chỉ tiêu và biện pháp thực hiện. Ngoài ra nhà trường còn xây dụng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, phòng chống suy dinh dưỡng theo từng tháng, nên việc chỉ đạo và thực hiện trong nhà trường rất chặt chẽ và xuyên suốt. b. Chỉ đạo việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày. Tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lý và phân phối thời gian thích hợp cho các hoạt động trong ngày, nhằm phát triển thể chất và vận động, giúp trẻ có các thói quen sống, phát triển tình cảm, những kinh nghiệm xã hội, nuôi dưỡng sự phát triển trí tuệ và lĩnh hội kiến thức. Trên cơ sở đó, dựa theo điều kiện thực tế ở địa phương nhà trường đã xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý theo từng độ tuổi, phù hợp với đặc điểm riêng của trẻ ở địa phương. Tôi đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt cho trẻ trong ngày, tuy nhiên sự sắp xếp chế độ trên phải hợp lý, phù hợp với đặc điểm giữa trạng thái vận động, học tập, nghỉ ngơi của các cháu được sắp xếp linh hoạt là điều cần thiết để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì thế đội ngũ giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện chế độ sinh hoạt nên chấp hành rất nghiêm túc giờ ăn, ngủ, vệ sinh…Trong quá trình thực hiện giáo viên đã vận dụng linh hoạt, thường xuyên chú ý đến những đặc điểm cá nhân của từng trẻ, đặc biệt là những trẻ mới đến trường và những trẻ vừa mới khỏi bệnh. Bên cạnh đó, giáo viên cũng thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ để thống nhất việc thực hiện chế độ sinh hoạt chế độ hàng ngày làm cơ sở để hình thành các nề nếp, thói quen, hình thành tính tổ chức kỷ luật và tính tự giác cho trẻ như: ăn, ngủ đúng giờ, có thói quen vệ sinh cá nhân… Ngoài ra, chỉ đạo cho giáo viên sử dụng nhiều biện pháp tạo hứng thú kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động, học tập, vui chơi…điều đó góp phần giúp trẻ phát triển về thể chất lẫn tinh thần. c. Chỉ đạo việc thực hiện chế độ ăn cho trẻ: * Xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn: Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những nguồn gốc của cuộc sống trẻ, nó đảm bảo cho trẻ có một thể lực phát triển tốt, đảm bảo cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ phòng ngừa được bệnh tật, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tạo trạng thái tâm lý tích cực để trẻ tham gia vào các hoạt động khác. 5 Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức cuộc họp các phụ huynh trong toàn trường và thống nhất chung của phụ huynh học sinh mức thu tiền ăn của trẻ là 17.000 đồng/1 ngày. Với mức thu trên được phụ huynh đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên,trên thực tế việc thu tiền ăn của trẻ hàng tháng trường gặp không ít những khó khăn, vì do phụ huynh đa số là dân lao động nghèo, việc đóng tiền ăn hằng tháng đôi lúc còn chậm trễ. Do đó, đối với phụ huynh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường tạo điều kiện chia tiền ăn ra thành nhiều lần để phụ huynh dễ dàng đóng góp. Nhưng hiện nay giá cả thực phẩm ngày một leo thang, trong khi đó mức đóng góp của phụ huynh rất hạn chế. Trước tình hình đó tôi chỉ đạo cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng thực đơn và tính khẩu phần 1 tuần/tháng, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, thực đơn không trùng lắp, phối hợp đa dạng các loại thực phẩm theo nguyên tắc; Tùy theo mùa, theo tình hình thực tế của từng buổi chợ mà quyết định lựa chọn thực phẩm tươi, ngon, bổ, nhưng giá cả tương đối rẽ. Ngoài ra tận dụng những khoảng đất trống xung quanh trường, phân công cho bảo vệ trồng rau sạch như: Cải mầm, cải xanh, cải ngọt, mồng tơi, rau muống…, vừa tạo cảnh quanh môi trường xanh- sạch- đẹp, vừa cải thiện bữa ăn cho CB-GV-NV trong trường. Bên cạnh đó tổ cấp dưỡng cũng tự làm cả yaourt, sữa đậu nành, nước sâm, nước bí đao, bánh bò, bánh bông lan… qua đó cũng tiết kiệm được phần chi phí cho nhà trường. Nhờ đó, chỉ với 17.000 đồng nhà trường đã tổ chức cho trẻ ăn 3 bữa ( Sáng- trưa - xế) trong ngày với mức Kcal đảm bảo theo quy định của ngành, nhưng vẫn phù hợp với số tiền mà phụ huynh đóng góp. Đội ngũ cấp dưỡng được đào tạo không ngừng tự học và vươn lên. Do đó trong quá trình chế biến đã có nhiều sáng tạo, mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, giúp trẻ ăn ngon và hết xuất. Nhờ đó, trẻ tăng cân đều và giảm dần ốm đau lặt vặt. * Tổ chức và chăm sóc bữa ăn cho trẻ: Đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc bữa ăn cho trẻ, tôi nhắc nhở giáo viên cần phải theo sát, động viên trẻ ăn hết suất, đồng thời kết hợp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Thực hiện chăm sóc bữa ăn cho trẻ cũng phải phù hợp với tâm sinh lý, chẳng hạn, trẻ suy dinh dưỡng thường yếu, biếng ăn, khó ăn, có trẻ ăn vào lại nôn ra, ăn không hết suất, khả năng ăn uống không theo kịp nhu cầu lứa tuổi cần cung cấp. Do vậy, nhà trường cần phải tổ chức bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng như sau: 6 + Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày: ngoài 3 bữa sáng- Trưa- Xế, các cháu còn được tăng cường các nguồn dinh dưỡng như: Sữa, Yaourt, nước trái cây xen kẽ các bữa ăn, điều này vừa đáp ứng nhu cầu bổ sung dinh dưỡng vừa phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, chưa thể tiếp nhận lượng thức ăn lớn trong cùng một lúc. + Hạn chế ép trẻ ăn nhiều nhưng cần tăng cường thức ăn giàu năng lượng. + Tập cho trẻ ăn từ ít dần đến nhiều, từ mềm đến cứng. + Đối với trẻ hay bị nôn ói, giáo viên pha sữa cho trẻ uống bù và trao đổi ngay với phụ huynh về cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ. + Kết hợp với phụ huynh cho trẻ uống thêm thuốc bổ, men tiêu hóa theo hướng dẫn của y, bác sĩ. Bên cạnh đó, giáo viên cần tạo ra bầu không khí dễ chịu, thoải mái, nhẹ nhàng, yên tĩnh và tự nguyện ở trẻ, làm cho trẻ có trạng thái tâm lý tốt khi ăn. d. Công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh cho trẻ: * Phối hợp với y tế về chăm sóc sức khỏe cho trẻ: Ngay từ đàu năm học trường đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế thành phố để giúp đỡ trong việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 02 lần/năm vào các tháng 9 và tháng 03. Qua khám sức khỏe, phát hiện những trẻ cần đi khám chuyên khoa như: răng, mắt, tai mũi họng… hoặc các xét nghiệm khác khi có yêu cầu của Bác sĩ. Đồng thời cho trẻ tiêm ngừa, uống Vacxin trong các đợt tiêm chủng mở rộng toàn quốc. Kết hợp với y tế dự phòng phun thuốc ngừa các bệnh như: phòng dịch Chân- tay- miệng, sốt xuất huyết, dịch tiêu chảy…Đồng thời cung cấp các tranh ảnh, tờ rơi, tài liệu tuyên truyền về sức khỏe, vệ sinh, dịch bệnh để nhà trường tuyên truyền đến phụ huynh. Việc phối hợp chặt chẽ với y tế giúp cho nhà trường biết rõ hơn sức khỏe của từng trẻ, để từ đó có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Qua mỗi đợt khám sức khỏe giáo viên trao đổi tình hình sức khỏe đến cha mẹ trẻ để có sự phối hợp chặt chẽ trong điều trị, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Đặc biệt đối với những trẻ yếu và trẻ suy dinh dưỡng, nhà trường có chế độ ăn dành riêng cho trẻ như: vào mỗi bữa ăn, ngoài những thức ăn chính, mỗi trẻ suy dinh dưỡng sẽ được cung cấp thêm 1 ly sữa hoặc một hũ yaourt. 7 Qua mỗi đợt khám sức khỏe cho trẻ, nhà trường đánh giá lại tình hình vệ sinh phòng bệnh của trường, tình hình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục cho trẻ đã tốt chưa, có điểm nào còn thiếu xót cần có biện pháp khắc phục ngay. * Chỉ đạo thực hiện quản lý sức khoẻ tại trường: - Đảm bảo an toàn cho trẻ là một yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trong trường mầm non: Nhận thức được vấn đề này và với sự thống nhất cao của Hội đồng Sư phạm, tôi đã xây dựng và thông qua những nguyên tắc cơ bản về đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà trường như sau:  Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc nước uống.  Không để xảy ra tai nạn có ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.  Không để xảy ra dịch bệnh trong nhà trường.  Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ. Nhờ đó, trong những năm vừa qua, Trường mầm non Họa Mi không có tai nạn đáng tiếc nào xảy ra trong nhà trường. - Theo dõi sức khỏe qua biểu đồ tăng trưởng: Biểu đồ tăng trưởng là một công cụ để theo dõi sức khoẻ cho trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ suy dinh dưỡng. Do đó, cách thức xác lập, theo dõi và sử dụng phải được tuân thủ theo các quy trình nghiêm ngặt. Đầu tháng, tôi yêu cầu giáo viên của các lớp thực hiện cân đo và ghi nhận tình hình sức khoẻ của những trẻ suy dinh dưỡng vào sổ theo dõi. Bước tiếp theo, tôi hướng dẫn giáo viên ghi nhận đầy đủ tình hình sức khoẻ hàng ngày của trẻ, các lần chích ngừa, cho uống Vitamin A… trong tháng. Cuối tháng, các giáo viên tổng kết và gởi phiếu báo về cho cha mẹ trẻ. Đầu mỗi quý, tôi chỉ đạo cho Phó hiệu trưởng phụ trách khâu nuôi trực tiếp cân đo, kiểm tra và xác định tình hình tăng trưởng của từng trẻ để khẳng định các mặt tốt, các phương thức nuôi và chăm sóc trẻ phù hợp, đồng thời cũng phát hiện các tồn tại, hạn chế để tích cực tìm kiếm các biện pháp khắc phục. - Việc xử lý hàng ngày: Để phòng bệnh cho trẻ nhà trường đã trang bị phòng y tế với tủ thuốc có đủ các dụng cụ sơ cấp cứu, cặp nhiệt, cân sức khỏe và một số thuốc thông dụng như: Thuốc hạ nhiệt, thuốc đau bụng, thuốc sát trùng, bông, băng cá nhân…Hoạt động của phòng y tế giao cho nhân viên y tế thực hiện theo dõi 8 các hoạt động chăm sóc sức khỏe và xử lý một số trường hợp bệnh, hoặc tai nạn thông thường như: trẻ nóng sốt, trầy xước khi va chạm. té ngã…nhà trường chỉ xử lý bằng những biện pháp sơ cấp cứu, sau đó thông báo về cho gia đình hoặc đưa đến trạm y tế. - Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khỏe và phòng tránh bệnh cho giáo viên: Để công tác chăm sóc sức khỏe và phòng tránh bệnh cho trẻ đạt kết quả, thì đội ngũ giáo viên đóng vai trò nồng cốt. Do đó, nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên được dự các lớp tập huấn về kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ do các cấp tổ chức, Cung cấp tài liệu có liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe, để giáo viên có thể cập nhật những thông tin mới kịp thời, chính xác, nhằm có đủ kiến thức phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe trẻ trong nhà trường một cách khoa học và có hiệu quả thiết thực. * Chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh: Trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ, ngoài việc tổ chức ăn ngủ tốt nhà trường còn coi trọng công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh vệ sinh an toàn thực phẩm, đây được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhằm góp phần ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ suy dinh dưỡng thì sức đề kháng rất yếu so với trẻ bình thường. Do đó nhà trường phải nghiêm túc thực hiện công tác vệ sinh và thường xuyên kiểm tra dưới mọi hình thức. -Vệ sinh môi trường: Để cho không khí trong lành, nhà trường đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh, thường xuyên khai thông cống, rãnh, không để tình trạng ngập nước trong sân trường, khu nhà vệ sinh không ứ nước, nhà bếp được bố trí cách xa lớp học vừa đảm bảo vệ sinh, vừa đảm bảo an toàn. Giao cho phục vụ hằng ngày quét dọn vệ sinh xung quanh, xử lý rác thải kịp thời trong ngày để giữ gìn vệ sinh môi trường luôn xanh, sạch, đep, thông thoáng. Có đủ nguồn nước sạch đáp ứng và phục vụ cho mọi hoạt đọng của nhà trường. Nhắc nhở giáo viên các lớp thực hiện tốt việc đưa nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường vào các hoạt động hàng ngày của trẻ; giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không vức rác bừa bãi, tiêu tiểu đúng nơi quy định… 9 Thực hiện tốt lịch vệ sinh do nhà trường quy định, quan tâm xây dựng khu vườn của bé và góc thiên nhiên cho các lớp, tạo nên môi trường sư phạm khang trang, sạch đep. Để thực hiện vệ sinh đi vào nề nếp, trường chỉ đạo thực hiện và kiểm tra chế độ vệ sinh hằng ngày, tuần, tháng( Theo lịch vệ sinh cụ thể). Giao cho bảo vệ thường xuyên trồng và chăm sóc cây, nhằm góp phần tạo môi trường trong lành, giúp cơ thể và tâm lý trẻ phát triển tốt, đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi đến trường. - Vệ sinh cá nhân: Tăng cường trách nhiệm của giáo viên đối với trẻ trong quá trình hình thành và sử dụng thành thạo các thao tác vệ sinh như; rửa và lau tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đánh răng hoặc súc miệng sau khi ăn. Nhờ đó ngày qua ngày trẻ hình thành các thói quen tốt về vệ sinh cá nhân và bước đầu có ý thức phòng tránh bệnh tật. -Vệ sinh thực phẩm: Vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng đói với sức khỏe con người, nhất là đối với trẻ nhỏ, vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, nếu thực phẩm không tốt, không hợp vệ sinh rất dễ bị ngộ độc, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, có khi còn ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì lẽ đó, tôi chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng tránh dịch bệnh của các cấp, các ngành trước toàn thể hội đồng nhà trường để cùng phối hợp thực hiện. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngay từ đầu năm học trường đã liên hệ với các cơ sở cung cấp thực phẩm, để cung cấp thực phẩm sạch đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn một cách thường xuyên và đảm bảo bằng hợp đồng cam kết có tính pháp lý trước pháp luật của bên cung cấp thực phẩm. Mặc dù có hợp đồng cung cấp thực phẩm, nhưng hàng ngày khi tiếp nhận thực phẩm vẫn có bộ phận kiểm tra chất lượng và ghi chép, đánh giá về tình hình thực phẩm. Bên cạnh đó nhà trường còn có kế hoạch thường xuyên kiểm tra vấn đề vệ sinh thực phẩm, vệ sinh chế biến, bảo quản thực phẩm, vệ sinh nhà bếp…đánh giá và rút kinh nghiệm kịp thời. Ngoài ra trường còn chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên, nhân viên thực hiện tốt 10 lời khuyên của tổ chức y tế thế giới về về sinh an toàn thực phẩm. Đưa 10 [...]... trọng của việc chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, quan tâm phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ * Đối với trẻ: Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, biết chăm sóc và bảo vệ môi trường, biết tiêu tiểu đúng nơi quy định - Về chăm sóc sức khoẻ: + Trẻ khỏe mạnh, da dẽ hồng hào, thông minh, nhanh nhẹn, tăng cân đều, ngày càng ít đau... chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường Từ đó có ý thức tự rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao tay nghề để phục vụ cho công việc chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt, tạo được uy tín với các bậc phụ huynh 13 + Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, quan tâm phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ + Trẻ có... rất hài lòng và ngày càng gắn bó với nhà trường hơn g) Hoạt động tuyên truyền kiến thức giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ phải được thực hiện đồng bộ giữa nhà trường và gia đình Nhìn chung, nhận thức của phụ huynh về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ tại nhà còn rất hạn chế, từ đó đã phát sinh những hệ quả xấu trong qúa trình chăm sóc giáo dục trẻ Ý thức được... hợp với nhà trường trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ Mặt khác, để nầng cao sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, nhà trường còn vận động phụ huynh gửi thêm các thực phẩm như: sữa, phomai cho trẻ dùng thêm vào các bữa phụ Hàng tháng thông qua sổ bé ngoan, các thông tin về sức khỏe, về học tập của trẻ đều được thông báo đầy đủ và kịp thời cho gia đình Nhìn thấy con cái mình ngày càng khỏe mạnh,... gắn bó giữa nhà trường và cha mẹ trẻ: Kết quả chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy trẻ ngày càng tốt hơn nếu có sự kết hợp chặt chẽ giữa cha mẹ học sinh và nhà trường Do đó ngay từ đầu năm học tôi chỉ đạo từng lớp tiến hành cân đo và phân loại thể lực, xếp loại kênh A,B,C thống kê tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu vào để thông báo, đồng thời trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ về tình hình sức khỏe, và phương thức... truyền và hướng dẫn nhân dân chăm sóc sức khỏe cho con cái theo đúng phương pháp khoa học Mặt khác, thông qua các buổi họp, các lần đưa đón trẻ, tuyên truyền qua bản tin của trường, lớp Nhà trường đã tích cực phổ biến các kiến thức và phương pháp chăm sóc sức khoẻ và nuôi dạy trẻ theo khoa học, cách phòng chống các bệnh thông thường đến các bậc phụ huynh Chỉ đạo các lớp thực hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng. .. và phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho cha mẹ trẻ nói riêng và cho nhân dân nói chung Bên cạnh các hội thi, nhà trường còn phát động phong trào sáng tác, sưu tầm thơ, truyện, thực đơn, tranh ảnh có liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng ,đến toàn thể CB,GV,Nv và phụ huynh trong toàn trường tham gia Nhằm giúp cho CB,GV,NV và cha mẹ trẻ có thêm kiến thức về chăm sóc và dinh. .. chặt chẽ với y tế dự phòng để tập huấn nghiệp vụ quản lý bếp ăn tập thể cho cấp dưỡng thì mới đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương Tăng cường sự phối kết hợp giữa nhà trường và cha mẹ trẻ 6 KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: Trong thời gian tới, để công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em mang lại hiệu... dinh dưỡng cho trẻ 4 KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI: Chăm sóc sức khoẻ và phòng chống suy dinh dưỡng là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, nó đòi hỏi thời gian, sự am hiểu tường tận về kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học Sự tận tụy, thương yêu trẻ cùng với quyết tâm của tập thể sư phạm và các bậc cha mẹ Trong thời gian qua, với cố gắng cao của CB – GV – NV trường, của các bậc phụ huynh và các... cháu, trường đã đạt được những kết quả như sau: * Đối với CB,GV,NV: 12 Đội ngũ CB-GV-NV có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng trong nhà trường Từ đó có ý thức tự rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao tay nghề để phục vụ cho công việc chăm sóc trẻ, tạo được uy tín với các bậc phụ huynh * Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã có nhiều chuyển biến tích cực và . TẠO THÀNH PHỐ CÀ MAU TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI  Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CƠNG TÁC CHĂM SĨC SỨC KHỎE VÀ PHỊNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI THÀNH PHỐ CÀ. TP Cà Mau, ngày 25 tháng 2 năm 2013 BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại Trường mầm non Họa Mi, thành. với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CÀ MAU

    • NĂM HỌC: 2012- 2013

    • CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan