Bích Thuý tái hiện thành công mảng không gian hiện thực miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Trang 50)

2. Nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ và Đỗ Bích Thuý từ góc độ văn hoá

2.2.1Bích Thuý tái hiện thành công mảng không gian hiện thực miền núi phía Bắc

Cảnh vật miền núi tự nó đã là một điều đem lại những trải nghiệm vừa lạ lẫm, vừa hấp dẫn, nhất là trong con mắt của những ngƣời chƣa từng một lần đƣợc đến với núi rừng. Và cảnh vật đó, qua con mắt của ngƣời nghệ sỹ lại nhƣ đƣợc khoác thêm những sắc màu chiêm nghiệm đặc sắc đầy tính cá nhân. Trong truyện Mƣờng Giơn, nhà văn Tô Hoài đã có những trang văn miêu tả cảnh vật rất trữ tình: “Buổi sáng rét ngọt. Hơi núi ngùn ngụt thở xuống cánh đồng, đọng trên đầu ngƣời, trên mái nhà, trong các làng. Có khi ở trong làng mà hàng tháng mù mịt, nhà nọ không trông thấy nhà kia. Bấy giờ đã gặt xong, thóc tốt chắc chân đã xếp kín bờ ruộng ngày ngày mọi ngƣời sƣởi lửa, đợi ấm trời mới đi kiếm ăn. Ngƣời Dao ở Phàng Chải xuống khe suối cạn hái rau má. Trên lƣng núi, nghe tiếng nhạc ngựa làng Mèo ra nƣơng thồ rau cải. Ngoài đồng vùng thấp các làng Thái, các chị và trẻ em xách thuổng, đeo giỏ kéo nhau đi đào con rúi, nhặt rau” [7;29]. Có một điều ta có thể cảm nhận rất rõ, thiên nhiên miền cao dƣờng nhƣ luôn có sự gắn bó, hoà nhập với con ngƣời, và bởi vậy ta luôn cảm nhận đƣợc sự ấm áp, bao dung của thiên nhiên bao quanh con ngƣời và những cảm nhận của con ngƣời về thiên nhiên cũng dịu dàng và đầy thiện chí. Cảm giác đó ta đã bắt gặp trong văn của Tô Hoài, của Nguyễn Tuân, của Nguyên Ngọc và nay lại bắt gặp trong tác phẩm của Đỗ Bích Thuý.

Đây là một đoạn văn miêu tả khung cảnh miền núi vào buổi chiều trong truyện ngắn Mần tang mọc trong thung lũng của chị: “Sau dãy núi hình răng

cƣa mặt trời đỏ bầm đã chìm xuống non nửa. Những mảng khói còn lại của nƣơng đồi mới đốt quẩn vào nhau, bốc ngƣợc lên chậm chạp, nhuộm cho ánh hoàng hôn ngả tím, phủ đầy xuống thung lũng. Mặt trời càng lặn sâu thì gió càng thổi mạnh, cuốn tàn tro mằn mặn bay tứ tung. Những con cánh cam dúi đầu xuống đám lá dẻ khô. Thời tiết ở rừng thay đổi nhanh chóng, vừa mới chang chang nắng đốt cháy cả cây cỏ da thịt đã lạnh rùng mình ngay đƣợc. Thạm chí Liêu còn cảm thấy sƣơng đang bủa xuống ƣớt vai mình. Tả Gia ngay trƣớc mặt đây rồi, bóng chiều đang dềnh lên, tƣởng chỉ dợm bƣớc là đã đặt chân ngay xuống thung lũng”. Không chỉ nhìn thấy màu đỏ bầm của mặt trời, nhìn thấy những làn khói đốt nƣơng quẩn vào nhau, ngƣời viết còn cảm nhận đƣợc vị

mằn mặn của tàn tro đang bay trong không gian, cảm đƣợc cái lạnh rùng mình của sƣơng khuya bắt đầu buông trong buổi hoàng hôn. Đọc những dòng miêu tả đó, ngƣời ta không thể không nhớ tới những câu văn một thời cố nhà văn Nguyễn Tuân đã trân trọng dành cho con sông Đà của vùng trời Tây Bắc: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài nhƣ một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nƣơng xuân".

Nếu nhƣ ở truyện ngắn, do phải đi theo những diễn biến, tiết tấu truyện, Đỗ Bích Thuý không dành đƣợc nhiều dung lƣợng trang viết cho nội dung miêu tả thì ở tiểu thuyết, khi dung lƣợng truyện đƣợc mở rộng hơn, ta thấy chị cũng có nhiều hơn những trang văn tả cảnh. Trong cuốn Bóng của cây sồi những đoạn văn nhƣ thế này không hiếm: “Đứng từ Lao Chải nhìn sang bên kia sông Lô chỉ thấy mênh mông đồi tiếp đồi, núi tiếp núi, và lau trắng nhƣ mây. Lau mọc dày từ bờ sông, sát mép nƣớc lên đến đỉnh núi. Ngƣời Dao Lùng Áng ở đằng sau dãy núi ấy, họ làm nƣơng ở sƣờn núi bên kia nên bao nhiêu năm nay vạt lau vẫn còn nguyên. Buổi chiều, mặt trời chiếu sau lƣng Lao Chải thì cũng cùng lúc chiếu thẳng vào triền núi. Ánh mặt trời cuối ngày chiếu vào lau trắng khiến cả vạt đồi vừa dài vừa rộng chuyển thành màu đỏ tía. Gió từ sông thổi lên xô vạt lau thành từng đợt sóng cuồn cuộn, mềm mại, huyền ải. Bao giờ hoàng hôn bên ấy cũng kéo dài rất lâu. Có khi bên này đã lên đèn rồi bên ấy vẫn còn đỏ tía rồi đỏ sẫm”. Có thể thấy Đỗ Bích Thuý thƣờng viết văn rất kỹ, khi tả một sự vật, sự việc, chị đều cố gắng tả thật tƣờng tận những chi tiết của cảnh vật chứ không chỉ dừng ở một cái nhìn lƣớt, một sự quan sát thoảng qua. Tả một đám cỏ lau bên sông chị không muốn dừng ở việc miêu tả “lau trắng nhƣ mây”, mà còn muốn nói kỹ hơn về cái màu trắng ấy đã chuyển thành màu đỏ tía nhƣ thế nào trong ánh hoàng hôn và cái màu trắng của lau ấy sẽ trở nên mềm mại, huyền ảo nhƣ thế nào trong những đợt gió lồng lộng từ sông thổi tới. Chất thơ trong văn tả cảnh dƣờng nhƣ không cần có chút cố gắng làm duyên nào hết mà cứ tự nhiên lan toả, đó cũng chính là nét duyên trong văn phong của Đỗ Bích Thuý.

2.2.2 Cuộc sống, sinh hoạt của người dân miền núi được phác hoạ rõ nét

Bản thân nét đặc trƣng văn hoá của mỗi vùng miền đã là một đề tài hấp dẫn, riêng về vấn đề phong tục, nếp sống, tín ngƣỡng và đời sống tinh thần của ngƣời dân tộc, đặc biệt là dân tộc Mông ở Hà Giang đã là những trang miêu tả rất đẹp mà nhà văn muốn trình bày cùng độc giả. Qua trang văn của Đỗ Bích Thuý, những phong tục, tập quán vốn đã từng đƣợc biết tới nhƣ lễ hội lồng tồng (xuống đồng), hội mùa xuân ném còn, tục làm ma tƣơi, ma khô của ngƣời dân tộc cũng nhƣ những phong tục ngƣời đọc lần đầu tiên tiếp cận đã đƣợc miêu tả rất sinh động và khéo léo, khiến những điều đã biết càng trở nên thân thuộc và những điều chƣa biết đã tạo ngay đƣợc sức cuốn hút say mê với các độc giả.

Viết về những tập tục văn hoá còn chƣa quen thuộc với những độc giả miền xuôi, Đỗ Bích Thuý luôn có cách giải thích khéo léo về tập tục đó để mọi ngƣời cùng hiểu. Chẳng hạn khi viết về ngày hội chợ 27/3 âm lịch của ngƣời Mông, chị viết: “Ai cũng biết mang rƣợu đi chợ hai bảy để ngƣời bán ngƣời mua uống cùng với nhau. Uống cho say rồi ngƣời mua không nhớ trả tiền cũng đƣợc mà nhớ nhƣng trong túi chỉ còn vài đồng không đủ mua túi muối, mang ra trả cũng đƣợc. Chợ ngày hai bảy nhƣng từ hai mốt, hai hai đã lác đác có ngƣời, có rƣợu. Cả năm cúi mặt ngoài nƣơng, cúi mặt vì hạt ngô hạt đậu, về nhà cúi mặt vì con lợn con gà, mãi mới có lúc thảnh thơi. Không bị trẻ con quấn chân nên ở chợ mọi ngƣời tha hồ chơi, tha hồ uống rƣợu. Đàn ông quên dao, quên nỏ, đàn bà quên chảo cám, quên cái đũa cả, chẳng ai chê cƣời” [18]. Không chỉ miêu tả nét phong tục, tập quán đó mà Đỗ Bích Thuý còn giúp ngƣời đọc hiểu thêm về vai trò, tính chất của ngày hội này trong đời sống tinh thần của ngƣời dân tộc thiểu số.

Đây cũng là phong cách của Đỗ Bích Thuý khi viết về những điều thuộc về tín ngƣỡng của ngƣời vùng cao. Chẳng hạn viết về cái bếp của ngƣời dân tộc, chị chọn cách để cho một ngƣời mẹ chồng giảng giải với cô con dâu về những điều cấm kỵ liên quan tới cái bếp của ngƣời Mông: “Ngày đầu tiên về nhà chồng, mẹ chồng dẫn Kía xuống bếp. Ở bếp có con ma bếp, ma bếp cai

quản việc sinh đẻ của đàn bà và phù hộ cho việc nuôi gia súc. Vì thế không đƣợc giẫm chân lên bếp lò, không đƣợc gõ vào thành bếp, lúc nào muốn nhấc chảo cám lợn ra phải cho một hòn đá vào giữa…” (Gió không ngừng thổi) Rồi khi viết về chuyện ma dại trong quan niệm duy tâm của ngƣời dân miền núi, chị cũng thông qua lời giải thích của đứa lớn với đứa bé trong truyện Đá cuội đỏ: “Đêm qua có con gì vào ngủ cùng mà em không biết, sáng nay thấy một túm lông dính vào cổ mình”. “Mày ngủ có quay mặt vào lửa không? Lúc đầu thì có, sau mỏi quá đành quay ra ngoài. Nhƣng sao? “Lúc ngủ phải nhớ quay mặt vào lửa mới không bị ma dại bắt đi.” “Thật thế à?” “Chứ còn gì. Ma rừng muốn bắt ai thì phải đi vào mồm ngƣời ấy mới xuống bụng lôi ruột đi đƣợc. Thế mà lúc ngủ ai cũng mơ đƣợc ăn, đƣợc uống, thế là há mồm ra. Há mồm thì ma có cửa để vào rồi. Nếu mày quay vào lửa, nhỡ có há mồm ra thì ma dại cũng không dám đi qua lửa để vào mồm mày.” Nhiều khi không cần giảng giải, nhƣng Đỗ Bích Thuý chọn cách xen vào tình huống truyện những chi tiết liên quan đến văn hoá tín ngƣỡng cũng khiến ngƣời đọc thấy dễ hiểu và dễ nắm bắt hơn: “Vậy là Sƣơng cũng đi. Đã uống chén rƣợu vợ chồng, không đón dâu nhƣng ông chú họ xa cũng đã quay con gà ba vòng trên đầu Sƣơng, thế là Sƣơng đƣợc con ma nhà chồng giữ hồn cho rồi. Sao Sƣơng không biết nghĩ trƣớc nghĩ sau?” (Cái

ngưỡng cửa cao). Hay nhƣ nhân một tiếng gà gáy để lý giải thêm về một nét

văn hoá của ngƣời Tày: “Theo phong tục của ngƣời Tày, mỗi dòng họ trong bản đều có một khu rừng dành riêng cho ngƣời chết, bọn trẻ trâu chúng tôi gọi là rừng mả… Khi có ngƣời chết, trong nhà mồ bao giờ cũng có đủ thứ tối thiểu cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày - nồi niêu, gạo, muối… còn thêm cả một con gà trống cho có bạn” (Đêm cá nổi), v.v. Qua các truyện ngắn, tiểu thuyết, ngƣời đọc dần tiếp thụ một cách tự nhiên những điều thuộc về văn hoá, tín ngƣỡng của các dân tộc thiểu số, chẳng hạn nhƣ ngƣời chết rồi thì trƣớc tiên phải làm ma tƣơi đề mƣời hai hồn của ngƣời quá cố ra đƣợc khỏi nhà, sau đó lại phải làm ma khô để linh hồn ngƣời chết đƣợc yên tâm nơi chín suối. Hay nhà ai có việc hoặc không muốn ngƣời lạ vào thì treo cành lá ngoài cổng để báo hiệu, hay khi ngƣời chồng qua đời nếu trao lại sợi chỉ buộc ở tay cho ngƣời vợ thì tức là có ý

chồng mà không phải ràng buộc với nhà chồng và cả công đoạn làm nhà táng khi trong nhà có ngƣời qua đời nhƣ thế nào, v.v.

Chúng tôi nhận thấy Đỗ Bích Thuý mặc dù không hề lạm dụng việc miêu tả những nét văn hoá, tập tục lạ của ngƣời dân tộc để đem lại sự hấp dẫn cho trang viết nhƣng rõ ràng, ở một góc độ nào đó, những yếu tố này đã khiến tác phẩm của chị trở nên vừa lạ, vừa quen, vừa mới mẻ, vừa thân thuộc. Điều này theo chúng tôi xuất phát từ chính điểm nhìn của cây bút trẻ này khi miêu tả các phong tục, tập quán và tín ngƣỡng đó. Đã từng sinh ra và lớn lên ở miền núi nhƣng tất cả các tác phẩm viết về đề tài vùng cao của Đỗ Bích Thuý đều đƣợc ra đời trong thời gian chị đã xuống học hoặc công tác tại đồng bằng (thành phố). Đây chính là sự gián cách cần thiết để Đỗ Bích Thuý nhìn lại, chiêm nghiệm lại những điều mà nếu sống trong nó chƣa chắc chị đã có dịp soi chiếu nó theo một góc độ từ bên ngoài và cũng theo đó, chƣa chắc con mắt quan sát, miêu tả của chị đã có những phát hiện và cảm nhận sinh động nhƣ thế. Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh tới tính chất vừa trong cuộc vừa ngoài cuộc của Đỗ Bích Thuý khi miêu tả các nét văn hoá của ngƣời dân tộc thiểu số. Vì là trong cuộc nên chị hiểu rất rõ, hiểu sâu sắc các nét văn hoá đó, nhƣng vì cũng là ngoài cuộc nên chị nhìn thấy cả những nét đặc sắc, mới lạ từ điểm nhìn bên ngoài đối với những điều vốn đã quá thân quen.

Trong khi miêu tả, nhìn nhận về những nét văn hoá trong tập tục, sinh hoạt của ngƣời dân tộc thiểu số, bên cạnh những phong tục tập quán lâu đời đƣợc truyền lại qua nhiều thế hệ, Đỗ Bích Thúy cũng đã ghi nhận đƣợc những nét văn hoá mới hình thành trong đời sống của họ. Điều này có thể thấy qua các truyện ngắn nhƣ Mặt trời lên quả còn rơi xuống, Như một con chim nhỏ, Thị trấn và tiểu thuyết Bóng của cây sồi. Nếu nhƣ trƣớc đây, mỗi khi ốm đau hay

trong nhà có chuyện chẳng lành, ngƣời dân tộc thƣờng mời thầy mo tới nhà cúng trừ ma, nhƣng bây giờ, họ đã phần nào hiểu rằng, “thầy mo chỉ biết ăn thịt cả con dê, cả con lợn, ăn rồi làm điều bậy bạ, không tin đƣợc. Ngƣời ốm lại ốm thêm và muốn chữa bệnh phải mời y, bác sỹ (Mặt trời lên quả còn rơi xuống). Trƣớc đây nếu trong gia đình có ngƣời qua đời thì phải giữ lại thi thể tới mấy

ngày trong nhà nhƣng nay thì đã dần chấp nhận việc sớm đƣa ma để đảm bảo vệ sinh, giữ sức khoẻ cho ngƣời sống. Những phong tục hà khắc đã trói chặt ngƣời phụ nữ với gia đình nhà chồng từ sau đám cƣới, ngay cả khi chồng chết cũng không đƣợc đi bƣớc nữa thì nay phần nào đã nhạt hơn trong quan niệm của những ngƣời thế hệ trẻ nhƣ Khún, chính Khún là ngƣời đã động viên cha mẹ để cho chị dâu đi bƣớc nữa sau khi chồng Nhẻo vì chẳng may vƣớng bẫy thú qua đời (Như một con chim nhỏ). Ngƣời Mông lâu nay đã quen với việc canh tác ngô trên hốc đá, ở những vùng, những mùa cây ngô không lên đƣợc thì ngƣời dân lại trồng thuốc phiện, loài cây làm suy đồi tinh thần, đạo đức, lối sống của ngƣời dân. Nhƣng rồi cùng với các chủ trƣơng chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc, những chƣơng trình cho vay vốn ƣu đãi một hai mươi, những ngƣời dân tộc

thiểu số đã và đang bắt đầu chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, xoá bỏ dần cây thuốc phiện. Không chỉ thế, cùng với xu hƣớng phát triển của đời sống, đƣờng và điện đã đến với làng, bản vùng cao, nhiều ngƣời đã bỏ hẳn việc cày cấy để chuyển sang kinh doanh, buôn bán nhƣ Cƣờng hoặc manh nha ý định này nhƣ Mai (Bóng của cây sồi).

Tất nhiên bên cạnh những tập quán sinh hoạt, những suy nghĩ mới mang tính tích cực thì cùng với thời kỳ kinh tế thị trƣờng, những giá trị tinh thần không tốt cũng đã phần nào xâm thực vào đời sống của ngƣời dân nơi đây, và Đỗ Bích Thuý đã không quên báo động về tình trạng đáng lo ngại đó. Vì đồng tiền ngƣời ta sẵn sàng đào mồ mả tổ tiên lên để bán đất, cũng vì đồng tiền, bao cô gái mộc mạc chân chất đang bị cuốn theo lối sống buông thả (Bóng của cây

sồi). Tuy nhiên nhƣ đã nói, đây chỉ là những báo động về sự manh nha nên ta

thấy Đỗ Bích Thuý không dành quá nhiều trang viết cho đề tài này mà dồn trọng tâm nhiều hơn vào những biến đổi theo chiều hƣớng tích cực.

- Tạo đƣợc cách tiếp cận riêng với đề tài viết về miền núi và dân tộc thiểu số, một đề tại vừa dễ lại vừa khó qua việc thâm nhập đƣợc nhịp sống rất riêng của cộng đồng dân tộc thiểu số: Một nhịp sống chậm, đơn giản và hài hoà với thiên nhiên. So sánh với các tác giả cũng có tác phẩm viết về đề tài này là Tô Hoài, Nguyên Ngọc.

CHƢƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ THÂN PHẬN CON NGƢỜI VÀ THÁCH THỨC CỦA CUỘC SỐNG ĐƢƠNG ĐẠI

3.1 Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đi sâu vào những vấn đề thân phận con người, nhất là con người bé nhỏ, do vậy mà đậm chất nhân văn

3.1.1 Ám ảnh về sự phiêu dạt của kiếp người, về những trắc trở trong cuộc sống và nỗi đắm đuối vì nghề của các văn nghệ sỹ

Nam Bộ nhƣ đã nói là một mảnh đất mới với dân cƣ chủ yếu là lớp dân

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Trang 50)