Sử dụng các cấu trúc lặp

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Trang 79 - 82)

Đặc điểm của thủ pháp lặp là thƣờng giúp ngƣời viết diễn tả một mạch cảm xúc miên man, dàn trải nhƣng dồn dập, ý nọ nối tiếp ý kia do đó tạo cảm giác trôi chảy mƣợt mà. Ta lấy ví dụ một đoạn văn trong truyện ngắn Một mối

tình: “… Trọng vẫn giữ nguyên cái khăn choàng tắm treo đầu sào, chiếc nón lá

quai nhung đã ngả màu thâm sì, cũ mèm, giữ cây lƣợc sừng đã gãy mất mấy cái răng với cái kiếng soi để ở đầu giƣờng như thể chị Hai tôi vẫn còn ở đâu đây,

như thể chút nữa khi tắm xong, chị sẽ bƣớc vào,… Sao tôi lúc nào cũng thèm

ngồi ở đó, ở cái vị trí yên bình đó, nhất là bây giờ, khi tôi vừa lang thang hết

một mùa nắng. Nhất là khi nghe Trọng biểu thằng Bầu ở nhà bắc nồi cơm...”

Cách dùng cấu trúc lặp trong đoạn này đã cho thấy tình cảm sâu đậm của nhân vật Trọng với ngƣời vợ đã bỏ đi. Nó vừa nói đƣợc toàn bộ sự việc Trọng làm nhƣng cũng nói lên đƣợc cả nỗi mong ngóng của Trọng khi làm những việc đó. Một đoạn văn đƣợc viết dƣới con mắt quan sát của nhân vật dì Öt khi cô trở lại thăm nhà của cha con Trọng, ở chỗ này, chỗ kia, cô đều thấy một sự hiện diện của ký ức và điều đó khiến cô thực sự khó bày tỏ nỗi lòng, bày tỏ mối tình bấy lâu ấp ủ. Và cảm xúc của cô theo đó cũng dần tăng theo mỗi câu “nhất là”, “nhất là”…

Cấu trúc lặp cũng là cách Nguyễn Ngọc Tƣ rất hay sử dụng khi kể về một sự việc gì đó với nhiều chi tiết khác nhau cần đƣợc miêu tả ngay cùng một lúc. Ở kiểu này, chị thƣờng lặp đại từ nhân xƣng. Ví dụ trong truyện Làm mẹ có đoạn: “Chú Đức mỗi lần về lại thấy một mớ đồ trẻ con chất ngồn ngộn ở trong

phòng. Chú đọc trong mắt dì Diệu một niềm khát khao hƣờm chín. Chú thấy

mình vơi đi mối bận tâm trong lòng, đôi lúc chú cũng thèm muốn chết một đôi chân lẫm đẫm của trẻ con”. Hay nhƣ trong truyện Ngày đã qua có đoạn:

“Nguyên không nghĩ vậy. Thi không hiểu đâu. Bây giờ anh càng không nghĩ đến điều đó. Anh không có thời gian nữa, anh không còn chút gì để cho mình nữa. Anh gấp gáp lắm”.

Trong thủ pháp này, đôi khi ta thấy Nguyễn Ngọc Tƣ còn sử dụng cách liệt kê, ví nhƣ trong truyện Một trái tim khô chị viết: “Một phụ nữ trạc ba mƣơi, chín năm trời giắt hoa lá trên đầu thi hoa hậu, rớt ngay phần ứng xử:

“Trƣớc hết, em xin cảm tạ cha mẹ đã đẻ ra em…” Một anh chàng làm thơ

không hiểu nổi, nhiều lúc giảng thơ cho Hoa Hậu nghe, tự mình ngất ngƣ cƣời, “Câu này tui hổng biết viết về cái gì”. Một ông đẹp ngƣời, hiền hậu, lên cơn

thƣơng nhớ vợ mới xé áo quần…”

Cũng giống nhƣ trong thơ, việc lặp từ, lặp cấu trúc câu tạo nên tính nhạc cho câu văn rất rõ, mặt khác cũng biểu đạt đƣợc mạch cảm xúc dồn dập trong tâm trạng ngƣời viết. Chúng tôi nhận thấy, đây là thủ pháp đƣợc sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ, kể cả truyện ngắn và tản văn. Trong phụ lục I của luận văn này, chúng tôi đã có phần nội dung thống kê về các trƣờng hợp Nguyễn Ngọc Tƣ sử dụng cấu trúc lặp để tạo nhịp điệu trong lời văn. Nhƣng dƣới đây là trích một số trƣờng hợp nhỏ:

Trong truyện Chiều vắng: “Bởi gió kia, mƣa kia, những mái nhà chiều

chiều khói tỏa kia, ngƣời phụ nữ đang na cái bụng bầu lặc lìa qua ngõ kia, và

những đứa trẻ kia, cả thằng Lụm… hết thảy đều làm cho ngƣời đàn ông đó nhớ một mái ấm đã bị tƣớc đoạt của mình”.

Trong Nhớ sông: “Bây giờ hỏi lại Giang nói không có con kinh, con rạch nào mà ghe chƣa đi qua, không có đƣờng ngang ngõ tắt nào mà ông Chín không biết. Xuôi dòng, ngƣợc dòng, con nƣớc kém, con nƣớc rong…”

Trong Giao thừa: “Quí nhìn Đậm, ánh nhìn rất lạ. Anh không biết vì một nỗi gì mà tới bây giờ anh chƣa nói lời thƣơng với ngƣời ta. Anh không ngại

đứa con, anh không ngại chuyện lỡ lầm xƣa cũ, tuổi tác cũng không thèm nghĩ đến”.

Trong Làm mẹ: “Dì không tiếc tiền của, công sức, dì cũng không tiếc

tình thƣơng dồn đắp cho chị Lành, dì chỉ cảm thấy xót xa cho mình “làm ngƣời thì ai lại đi giành con với ngƣời ta”, dì luôn dằn vặt vậy”.

Trong Ngày đã qua: “Tiệp không định về đây. Chị không muốn nhìn lại con đƣờng nhỏ lát gạch quanh co mỗi trƣa chiều tan sở đi về, ngôi nhà có hàng rào bông trang đỏ, gian bếp ngày hai ba lƣợt ấm lửa, nƣớc chảy lon ton xuống chiếc thau rửa rau…”

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Trang 79 - 82)