Dòng sôn g Con thuyền

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Trang 76 - 77)

Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, biểu tƣợng sông hay dòng

nƣớc chảy đồng thời là biểu tƣợng của khả năng của vạn vật, của tính lƣu chuyển của mọi dạng thể, của sự phong nhiêu, của cái chết và sự đổi mới. Ở đây chúng tôi lƣu tâm nhiều tới khía cạnh ý nghĩa tính lƣu chuyển trong việc giải mã biểu tƣợng dòng sông. Trong thực tiễn đời sống của ngƣời dân vùng đồng bằng Nam Bộ, ngoài sông ngòi còn có một hệ thống chằng chịt các kênh rạch, do đó, nói sông ở đây chúng tôi không hoàn toàn gói gọn trong khái niệm sông ngòi nói chung mà còn bao gồm cả những kênh rạch đó (tóm lại là những dòng nƣớc chảy). Nhƣ đã nói, cuộc sống của ngƣời dân nơi đây gắn rất chặt với môi trƣờng sông nƣớc nên dòng sông cũng là một biểu tƣợng chỉ sự lênh đênh, không cố định, nay đây mai đó.

Cũng nhƣ gió, sông đi vào tâm thức ngƣời dân và trở thành lời ăn tiếng nói. Khi ngƣời ta yêu không ngại ngần, không e dè, không nhìn gia cảnh địa vị thì chính là ngƣời ta đã “để lòng tự nhiên nhƣ dòng chảy của sông”, vô tƣ nhƣ “nƣớc chảy mây trôi”. Khi muốn bảo ai đó là ngƣời thông thuộc đƣờng ngang ngõ tắt (cách nói của ngƣời Bắc) thì họ bảo ngƣời đó “rành trăm ngả sông, ngàn ngõ xóm” (Lý con sáo sang sông). Rồi khi muốn nói về tình nghĩa thâm sâu của con ngƣời đối với nhau ở đời, họ cũng lại ví, “thâm tình cũng nhƣ nƣớc dƣới

sông, có chảy đi đâu, có chém vè ở đâu cũng hợp lại một dòng xuôi mải miết” (Một dòng xuôi mải miết).

Có một điều rất lạ là các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ thƣờng có tâm thế hƣớng về sông, hƣớng ra sông, họ hay nhìn sông, nhất là những khi buồn. Ngƣời phụ nữ ra ngồi bên sông khi tâm trạng có điều bận bịu (Làm má đâu có dễ, Chuyện của Điệp), bị chồng phụ bạc ngƣời phụ nữ chẳng biết làm gì hơn là ra bờ sông ngồi khóc (Cái nhìn khắc khoải), ngƣời phụ nữ có đoạn đời trƣớc khổ cực cũng tìm đến với sông (CĐBT), nhƣng khi ngƣời phụ nữ chuẩn bị dứt bỏ mái ấm gia đình để theo tiếng gọi của tình yêu mới thì họ lại cũng “ra bực sông, ngồi đắm đuối nhìn ngôi nhà” (CĐBT). Bến sông, dòng sông là nơi ngƣời phụ nữ chèo xuồng đi buôn bán kiếm tiền nuôi sống gia đình, bến sông là nơi họ giặt giũ, gặp gỡ trò chuyện, bến sông cũng là nơi nảy sinh cũng nhƣ làm tan vỡ biết bao mối tình, và dòng sông cũng là nơi lƣu giữ những kỷ niệm buồn vui một đời của ngƣời đàn bà (Dòng nhớ, Nhớ sông). Chúng tôi cho rằng hình ảnh dòng sông, bến sông trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ có liên hệ rất nhiều tới số phận và cuộc đời của những ngƣời phụ nữ, điều đó phần nào cũng thật gần gũi với điều ví von quen thuộc của dân gian, phận đàn bà mƣời hai bến nƣớc, và ở đây những số phận phụ nữ cũng đƣợc khắc hoạ đậm nét hơn trong mối tƣơng quan với dòng sông, bến nƣớc.

Nói đến dòng sông, ta không thể nhắc đến con thuyền. Theo Từ điển biểu

tượng văn hoá thế giới, con thuyền là biểu tƣợng của cuộc hành trình, cuộc

vƣợt qua do ngƣời sống và ngƣời chết thực hiện… Bản thân cuộc đời là một cuộc đi biển đầy nguy hiểm, xét từ góc độ ấy, con thuyền là biểu tƣợng của sự an toàn. Nó giúp con ngƣời yên ổn đi cho đến hết cuộc đời. Nhƣng theo những khảo sát của chúng tôi thì hình ảnh con thuyền trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ (cũng có khi là xuồng, ghe) không đƣợc dùng với ý nghĩa giàu tính biểu tƣợng nên chúng tôi chỉ nhắc tới ở đây chứ không đi sâu phân tích.

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Trang 76 - 77)