Cũng giống nhƣ trong thơ có một thứ nhịp điệu của tâm hồn thì truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ nhiều khi đã tạo đƣợc một thứ nhịp kiểu nhƣ vậy. Đọc lên không thấy cấu trúc điệp, không thấy cấu trúc đăng đối nhƣng rõ ràng có một thứ nhịp riêng khiến ngƣời ta tự nhiên chảy trôi theo mạch cảm xúc của nhân vật.
Trong Mối tình năm cũ, Nguyễn Ngọc Tƣ viết: “Trong một tích tắc, thằng Thảo lặng đi, nó nhìn không ra, không hiểu đƣợc ngƣời mẹ hồn hậu mủ mỉ hay cƣời của nó mới đây bỗng biến mất đâu rồi chỉ còn lại một ngƣời đang quay quắt đau thƣơng, vắt kiệt mình nhƣ cọng rạ cuối nắng”.
Hay nhƣ trong Một mối tình, Nguyễn Ngọc Tƣ viết: “Tự dƣng tôi nghe
nỗi buồn chao chát trong lòng, tôi bảo, nhƣng có một vai dì thèm mà không ai cho đóng, vai gì hả, vai một ngƣời bình thƣờng, có chồng, sống với nhau trong căn nhà xƣa, cũ kỹ. Buổi sáng chở mớ rau vƣờn ra chợ, mua ít thức ăn mang về nấu bữa cơm trƣa, chiều phụ chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng chờ chồng từ ngoài đìa vác một mớ bông súng bƣớc vô nhà... Và để đƣợc nghe con trai mình nói với mình những câu chuyện chỉ để dành nói cho má nó nghe thôi. Ừ, dì chỉ ƣớc có vai bình thƣờng vậy...” và “Căn nhà tự nhiên lặng lẽ đến kỳ lạ, nghe tiếng thằng Bầu thở ngỡ ngàng, nghe cả tiếng ơ cá kho sôi tăm tăm trên bếp, tôi ngửi thấy đâu đây mùi bông súng Đà Lạt thơm dịu, ngọt thanh pha cái mùi tanh tanh của bùn dƣới đáy ao. Không lẽ im re hoài, tôi nói với Trọng, rằng anh có nhớ chị Hai thì cũng vậy thôi, ngƣời vẫn chƣa về, thử thƣơng tôi đi, tôi sẽ giúp thằng Bầu nấu cơm, vá áo, giúp anh lau ống khói, châm dầu cái đèn chong nhỏ, giữ cho ngọn lửa suốt đêm ngày le lói đỏ nhƣ giữ vạn truyền thống nhà mình đã trăm năm nay. Sau này, chị Hai có về, tôi sẽ trao anh lại, nhƣ ngày xƣa vậy, tôi làm cũng đƣợc lắm mà, gọn bân chớ gì”.
Tất nhiên các thủ pháp trên không phải lúc nào cũng tách bạch, có những khi chúng kết hợp với nhau trong cùng một đoạn văn, cùng một câu văn. Đặc biệt, ta thấy thủ pháp điệp và thủ pháp đăng đối về cấu trúc thƣờng xuyên đi với nhau trong rất nhiều trƣờng hợp. Ở đây chúng tôi chỉ xin đơn cử hai ví dụ trong truyện ngắn Nửa mùa, “Tiên ngơ ngác ngồi ở ngạch cửa nhà Sỹ một hồi, ngơ
ngác đi lòng vòng những con đƣờng trong thành phố, ngơ ngác nhìn, ngơ ngác
kiếm” và “Quên sao đƣợc cái ngƣời đã ngủ trƣớc hàng ba nhà mình gần hết một mùa mƣa mà không ai xì xào đồn đãi bậy bạ dùm cho một tiếng, không ai chọc ghẹo cáp đôi chuyện gái chiếc trai đơn. Không ai nghĩ mù cũng biết thƣơng
nhớ, biết ngóng chờ…”. Trong ví dụ thứ nhất, ngoài việc lặp tính từ “ngơ ngác” thì ta thấy Nguyễn Ngọc Tƣ đã sử dụng cả lặp cấu trúc “trạng từ + động từ” kiểu nhƣ “ngơ ngác ngồi”, “ngơ ngác nhìn”, “ngơ ngác kiếm”. Còn trong ví dụ thứ hai, ngoài việc lặp cụm từ “không ai” thì tác giả còn sử dụng cặp cấu trúc đăng đối “gái chiếc – trai đơn”. Những trƣờng hợp nhƣ thế này không hiếm trong truyện ngắn của cây bút này. Ngoài ra là các trƣờng hợp kết hợp cả ba thủ pháp trong cùng một câu văn. Ví dụ trong đoạn văn này, ta thấy có sự kết hợp của cả thủ pháp lặp, cấu trúc đăng đối và mạch cảm xúc của nhân vật: ““Chỗ đó
đủ ấm cho ngƣời lang thang lỡ đƣờng ngủ lại qua đêm, đủ mát cho bầy trẻ con
tụ lại bắn đạn keo, nhảy lò cò… Chỗ đó đủ cho dì mở đƣợc cánh cửa cuộc sống đến với cậu em bất hạnh của mình”.
4.1.3 Sắc sảo trong nghệ thuật miêu tả tâm lý, đặc biệt chú ý phân tích những đoạn đóng mở ngoặc đơn trong văn Nguyễn Ngọc Tư những đoạn đóng mở ngoặc đơn trong văn Nguyễn Ngọc Tư
Trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, chị đã chứng tỏ một nghệ thuật phân tích tâm lý rất sắc sảo và duyên dáng. Theo chúng tôi, cách miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Ngọc Tƣ bên cạnh lối trực tiếp rất tinh tế, thì những cách miêu tả gián tiếp cũng rất đặc sắc. Chúng tôi tạm chia nghệ thuật khắc hoạ tâm lý nhân vật của Nguyễn Ngọc Tƣ theo những cách sau: