Tác phẩm của Đỗ Bích Thuý đặc biệt dụng công khai thác hình ảnh và thân phận ngƣờ

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Trang 65)

2. Nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ và Đỗ Bích Thuý từ góc độ văn hoá

3.2Tác phẩm của Đỗ Bích Thuý đặc biệt dụng công khai thác hình ảnh và thân phận ngƣờ

Theo những tài liệu nhân chủng học, ở thời kỳ bầy ngƣời nguyên thuỷ, con ngƣời còn sống trong chế độ quần hôn, theo đó hôn nhân chỉ cần phân biệt qua giới tính. Vì điều này mà khi đứa trẻ sinh ra, ngƣời ta không biết đích xác ai là cha đứa trẻ nên huyết tộc phải tính theo ngƣời mẹ. Chỉ có thể biết chắc chắn mẹ của đứa bé là ai nên các bà mẹ với vai trò là ngƣời sinh ra những thế hệ tiếp nối đƣợc đặc biệt tôn vinh trong xã hội nguyên thuỷ. Đây là căn nguyên hình thành chế độ mẫu hệ cũng nhƣ tín ngƣỡng thờ mẫu ở các dân tộc, đặc biệt là những dân tộc thiểu số có tốc độ phát triển diễn ra chậm hơn so với các dân tộc khác. Ta nhớ là cho đến cuối thế kỷ 20, ở Tây Nguyên vẫn còn tồn tại chế độ mẫu quyền, hay nhƣ trong tín ngƣỡng của ngƣời Hà Nhì và ngƣời Cống, tàn dƣ của chế độ mẫu hệ vẫn đƣợc thể hiện qua việc thờ cúng bố mẹ vợ là một trong những nội dung thờ cúng tổ tiên quan trọng. “Ngƣời Cống cúng bố mẹ vợ mỗi năm chỉ một lần vào dịp tết sau khi cúng tổ tiên gia đình. Đôi khi bố mẹ vợ còn đƣợc cúng để giải ốm cho thành viên nào đó trong gia đình. Đối với ngƣời Hà Nhì, thờ cúng bố mẹ cũng có ý nghĩa quan trọng không kém thờ cúng bố mẹ đẻ” [9;201].

Trong tín ngƣỡng của các dân tộc thiểu số, ngƣời phụ nữ có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên trên thực tế đời sống hiện đại, ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi lại phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi, gian khổ và đây chính là đối tƣợng đƣợc quan tâm nhiều hơn cả khi các nhà văn viết về các dân tộc này.

3.2.1 Hình ảnh người phụ nữ suốt đời chịu thương chịu khó

Trong bài Người đàn bà miền núi Đỗ Bích Thuý tâm sự: “Trong những

tháng ngày tôi đã sống và viết về vùng đất xa tít tắp của mình, điều làm tôi day dứt nhất, ám ảnh nhất là thân phận của ngƣời đàn bà. Ngƣời đàn bà miền núi, dậy trƣớc gà gáy, ngủ sau trăng sao, cõng trên lƣng sự tồn vong của cả một gia đình, với một đàn con lít nhít, đứa lớn hơn đứa bé cái chỏm tóc. Tôi rất nhớ hình ảnh những ngƣời đàn bà gùi trên lƣng một cái gùi rất nặng nặng ngô, lúa, mật ong, lợn con, rƣợu, củi… xuống chợ, lại gùi một cái gùi nặng mắm muối, vật dụng trở về khi chiều tàn, chợ tan nhƣng nhớ là phía trƣớc, ngay dƣới những gƣơng mặt cúi gằm vì mải nhìn đƣờng, vì thói quen, vì giữ ý… là những chiếc

bƣớu rất nặng nề, xấu xí” [46;93]. Và một điều dƣờng nhƣ là tất yếu, trong tác phẩm của Đỗ Bích Thuý, những nhân vật để lại nhiều ám ảnh nhất chính là những ngƣời phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Có những em bé gái nhƣ Mỷ suốt ngày phải lo dắt dê đi gửi trên núi vì sợ bố bán đi mua thuốc phiện (Bóng của cây

sồi), những bé gái nhƣ May lọt lòng đã không đƣợc biết tới tình yêu thƣơng của

mẹ đẻ (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá), những ngƣời phụ nữ bị chồng bội bạc nhƣ Mai (Cạnh bếp có cái muôi gỗ), những ngƣời phụ nữ phải chịu bao đắng cay vì nghèo khó nhƣ Vi (Giống như cái cối nước), Nhi (Hẻm núi) và cũng có cả những ngƣời phụ nữ không đƣợc hƣởng trọn vẹn tình yêu, hạnh phúc mà đáng ra họ phải đƣợc hƣởng nhƣ Kía (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá), Duân (Mặt

trời lên quả còn rơi xuống), Mai (Bóng của cây sồi), v.v. Nhƣng sau bao khó

khăn, vất vả, những ngƣời phụ nữ miền núi luôn thể hiện là những ngƣời chịu thƣơng, chịu khó, cam chịu mọi thiệt thòi để vun vén cho cuộc sống gia đình.

Có lẽ những ai đã từng đọc truyện ngắn Như một con chim nhỏ sẽ không thể quên đƣợc hình ảnh của Nhẻo, một cô gái đẹp ngƣời đẹp nết nhƣng lại chịu quá nhiều bất hạnh. Lấy chồng chƣa đƣợc bao lâu, con cũng không kịp có thì chẳng may chồng bị vƣớng phải bẫy thú mà chết. Suốt hai năm sau ngày chồng mất, Nhẻo vẫn quần quật làm việc nhƣ trâu nhƣ bò trong gia đình nhà chồng mà không một lời oán thán. Nhẻo cũng nhƣ bao cô gái vùng cao khác, đã bƣớc chân vào cửa nhà chồng thì toàn bộ cuộc đời từ đó trở về sau là thuộc về nhà chồng và cuộc đời Nhẻo cũng giống nhƣ một con chim nhỏ, chỉ mãi quẩn quanh một chiếc lồng ngay cả khi tận đáy lòng cũng biết khát khao một khung trời rộng. Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của họ và dƣờng nhƣ khi muốn nghĩ tới một điều tốt đẹp nào đó cho riêng mình, ngƣời phụ nữ nơi đây luôn cảm thấy mình không phải.

Cũng nhƣ thế, nỗi ám ảnh về những đứa con gái bé bỏng trong câu chuyện Những buổi chiều ngang qua cuộc đời gắn liền với niềm thƣơng cảm về sự trƣởng thành trƣớc tuổi của chúng. Những Thuần, những Thi, những Thao nối tiếp nhau lớn lên trong lam lũ, đói nghèo và cuộc sống đã dạy chúng phải biết tần tảo, đỡ đần cha mẹ. Đứa lớn trông đứa bé, đứa sau trở thành chị, thành

mẹ của đứa trƣớc và ngay cả tới lúc đi học, lúc biết yêu cũng lại nhƣờng nhịn cả những rung động đầu đời cho nhau.

Nhiều khi chúng tôi tự hỏi tại sao Đỗ Bích Thuý hay viết thế này: “Ngƣời đàn bà không có con thì chỉ nhƣ hòn đá kê cột trong nhà chồng mà thôi” nhƣng quả thực, qua từng câu chuyện, qua từng số phận nhân vật, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn những trải nghiệm của chị trƣớc khi viết nên câu văn đó. Thực ra ngay cả việc sinh nở của ngƣời phụ nữ vùng cao cũng chỉ đƣợc coi là một nghĩa vụ và trách nhiệm của họ, ngoài trách nhiệm đó ra, ngƣời phụ nữ còn phải gánh trên mình vô vàn những trách nhiệm không tên khác nữa. Duân trong Mặt trời lên quả còn rơi xuống là nhƣ vậy. Lấy chồng mới đƣợc năm, sáu năm nhƣng bờ

vai tròn lẳn, “mềm nhƣ nắm cơm nếp mùa” thời con gái đã trở nên gầy guộc, xơ xác. Hay nhƣ Mai trong Bóng của cây sồi cũng vậy, lấy chồng đƣợc vài năm thì cứ khô héo dần nhƣ cây ngô của ngƣời Mông trồng trên núi, cạn nƣớc, cạn gió, lá cứ úa vàng đi. Bao nhiêu sức sống của tuổi thanh xuân, bao nhiêu lời ca, câu hát tình tứ của thời son trẻ đã trôi theo dòng nƣớc suối sau những lần giặt quần áo, đã trĩu dần sau những buổi lên nƣơng từ sáng sớm đến tối mịt, đã tàn dần sau những bếp lửa băm bèo, nấu cám cho trâu bò, gà lợn,… Ngƣời phụ nữ vùng cao tần tảo tới mức không ai nghĩ tới bản thân họ và cứ hết thế hệ này sang thế hệ khác, những bà mẹ lại rủ rỉ dạy con gái về những đức tính này trƣớc khi về nhà chồng.

3.2.2 Hình ảnh người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất công xã hội và thường chịu nhiều mất mát, đau khổ trong tình yêu

Viết rất nhiều về ngƣời phụ nữ song dƣờng nhƣ với Đỗ Bích Thuý nhƣ vậy vẫn là chƣa đủ. Đã có lần chị tâm sự, chị cảm thấy mình còn nợ một điều đó rất lớn đối với những ngƣời phụ nữ vùng cao chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ. Có lẽ là bởi cho tới bây giờ, cuộc sống của ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều vất vả. Ngƣời phụ nữ vẫn là những ngƣời cần đƣợc chia sẻ, cảm thông hơn cả.

lang, thổ ty trên vùng đất Tây Bắc, những thân phận phụ nữ chịu nhiều đau khổ nhƣ Chía, nhƣ Mai có lẽ không hiếm. Cha mẹ Chía vì vay nợ lý trƣởng không trả nổi, tiền vay cứ lãi mẹ đẻ lãi con nhân lên, cho tới lúc lý trƣởng bảo cho Chía tới làm ngƣời ở để xoá nợ thì Chía chính thức trở thành thân phận tôi đòi. Còn với Mai thì nỗi khổ lại khác, chồng theo ngƣời phụ nữ khác, con vì đói, vì thiếu muối mà chết, cuộc đời của Mai tƣởng nhƣ đã đi vào ngõ cụt nếu không gặp đƣợc Sinh. Nhƣng rồi cuộc chiến với giặc đã cƣớp đi sinh mạng của Mai khi chƣa kịp một lần đƣợc hƣởng niềm hạnh phúc hồi sinh của cách mạng.

Ngƣời phụ nữ khổ vì những bất công xã hội đã là một nguyên nhân nhƣng đôi khi chính những phong tục, tập quán, những thành kiến làng xóm lại cũng là nhân tố cƣớp đi niềm hạnh phúc đáng có của họ. Vi xinh đẹp, ngoan ngoãn nhƣng không thể lấy đƣợc chồng vì nhà quá nghèo, mà ở vùng quê của Vi, chẳng ai muốn lấy một cô gái quá nghèo về làm vợ cả. Vậy là muốn con gái lấy đƣợc chồng, cha mẹ Vi đã phải bán nhà cửa, đất đai và dọn sâu vào bên trong núi sinh sống. Hẳn là sự thật này sẽ trôi vào dĩ vãng nếu không có một ngày Vi về thăm nhà và đƣợc đứa em nói cho biết (Giống như cái cối nước).

Cũng giống Vi ở cảnh nhà nghèo khó, nhƣng Kim (dù rất xinh đẹp) cũng bị dân làng xa lánh chỉ vì mẹ Kim là một đứa con sinh ra sau vụ cƣỡng bức của đám thổ phỉ. Một điều tƣởng nhƣ đã là quá khứ nhƣng trong tâm trí của ngƣời dân thì dòng máu đang chảy trong ngƣời cô là dòng máu đen, dòng máu của loài quỷ dữ (Bóng của cây sồi). Chính những định kiến xa lánh của dân làng đã làm cho Phù không dám bƣớc qua cái bóng của bố mình, không dám vƣợt qua dƣ luận để đến với tình yêu của mình, và vì vậy cuộc đời Kim cũng đã rẽ sang một hƣớng khác, đau khổ và vô vọng. Vàcũng chính là những định kiến cổ hủ của của làng đã trói chân Nhẻo suốt mấy năm trời ở nhà chồng sau khi chồng mất mà không dám tìm tới một tình yêu khác với Dỉ (Như một con chim nhỏ).

Trong nếp sống gia đình của ngƣời dân tộc thiểu số miền núi, do thực tế cuộc sống lao động cần có sức khoẻ, ngƣời đàn ông vẫn giữ vai trò chủ đạo trong gia đình. Và đây cũng là một nguyên nhân gây ra những nỗi đau khổ, bất hạnh cho phụ nữ khi đàn ông vẫn nặng nề tƣ tƣởng nam quyền. Nếu nhƣ bà Tần

sợ ông Tần nhƣ thế nào thì Nhi, con gái bà cũng sợ Cƣờng - chồng nó nhƣ vậy (Bóng của cây sồi). Cả hai mẹ con cùng hiểu chồng mình đang làm điều bất chính nhƣng không thể can ngăn, không thể nói lời khuyên giải vì ngƣời đàn ông ở đây luôn cho rằng “mắt đàn bà thì bé nhƣ hạt thóc, nhìn không qua đƣợc cái ngƣỡng cửa nhà mình”. Vậy nên cả Nhi và bà Tần đều cắn răng chịu đựng tất cả những tủi nhục do chồng họ gây ra. Những nỗi khổ đó không thể tính hết đƣợc và ở một chừng mực nào đó theo cách nhìn về giới thì đó là sự bạo hành rất đáng phê phán trong các gia đình có sự bất bình đẳng về giới nhƣ vậy.

Có thể thấy, với ngƣời phụ nữ vùng cao, những chuỗi ngày đƣợc coi là hạnh phúc nhất của đời họ thƣờng quá ngắn ngủi. Hẳn đó chỉ là những tháng ngày mới bƣớc vào tuổi cập kê, biết ửng hồng đôi má khi bắt gặp một ánh mắt nhìn nhƣ thiêu nhƣ đốt trong buổi chợ, biết cất cao giọng hát đáp lời một tiếng hát nồng nàn, tình tứ phía đám trai bên kia. Còn khi đã lấy chồng, đã có con thì tất cả những mộng mơ đó mau chóng trở thành quá khứ, và đúng nhƣ Đỗ Bích Thuý đã viết, “bởi cuộc đời thì dài, âu lo thì lớn, khát vọng thì xa nên cái khoảnh khắc ấy mới là quý giá và ý nghĩa biết nhƣờng nào” [46;93].

3.2.3 Hình ảnh người phụ nữ bao dung, nhân hậu, thuỷ chung

Nếu độc giả muốn đi tìm một nhân vật nữ phản diện thực sự trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thuý thì chúng tôi e rằng đây là một điều không dễ dàng. Dƣờng nhƣ khi viết truyện, cây bút trẻ này luôn muốn dành những gì ƣu ái nhất, trân trọng nhất cho những ngƣời phụ nữ vùng cao, bởi với chị, họ luôn là biểu tƣợng của cái đẹp thuần hậu, nhuần nhuỵ và đậm chất bao dung. Lúc nào ta cũng thấy ngƣời phụ nữ hiện lên cao cả, nhân hậu cho dù bị đẩy vào bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt tới mức nào. Mẹ già trong Tiếng đàn môi sau bờ rào đá là một minh chứng điển hình cho điều đó. Lấy chồng, không có con, chồng đƣa về nhà một ngƣời phụ nữ khác, dù không bằng lòng thì ngƣời mẹ già ấy vẫn chăm chút hai đứa con kia của chồng bằng tình thƣơng rất mực của một ngƣời chƣa từng một ngày làm mẹ. Chi tiết hết con May đến thằng Trài thay nhau nhay cho đến bật máu đôi vú teo tóp không một giọt sữa nào của mẹ già đã nói lên tất cả tình yêu thƣơng của bà dành cho chúng. Chấp nhận nhƣng không dễ

tha thứ, ngƣời mẹ già đó đã dồn hết những hờn tủi vào đáy sâu tâm hồn để chắt lọc những gì ấm áp nhất dành cho hai đứa con của ngƣời đàn bà đã cƣớp mất chồng mình, cƣớp mất hạnh phúc gia đình mình. Không thể nói bà mẹ già không biết ghen nhƣng rõ ràng, đức bao dung, vị tha và nhân hậu của bà đã vƣợt qua đƣợc những day dứt ghen tuông thƣờng tình đó. Cũng vì vậy mà ý nghĩa chuyển tải từ hình tƣợng nhân vật cũng trở nên sâu sắc hơn.

Ở truyện này truyện khác, tuy tình huống truyện có thể không rõ ràng nhƣ trong Tiếng đàn môi sau bờ rào đá nhƣng những ngƣời phụ nữ dù vậy cũng vẫn đƣợc khắc hoạ thống nhất trên quan điểm này. Một bà Kía khi phải thai nghén và sinh ra đứa con trai không mong muốn sau khi bị cƣỡng bức đã cam chịu nỗi đau đớn đó một mình vì sợ chồng không chịu đựng nổi nỗi nhục đó. Thằng Thào Mí Chá bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu năm bà Kía ôm trong lòng nỗi tủi hổ và thƣơng chồng đến xót xa (Gió không ngừng thổi). Một cô Mai chấp nhận cuộc sống vợ chồng không nhƣ mong muốn mà trong lòng không hề nảy sinh những hờn giận, trách móc hay suy nghĩ ăn ở hai lòng, chỉ biết một lòng chăm chút cho cuộc sống gia đình (Bóng của cây sồi). Một cô Nhi sẵn sàng vì ngƣời mình yêu mà vƣợt qua tất cả những khó khăn trong cuộc sống, một mình nuôi con không hề oán thán và chỉ nói ra sự thật khi đứa con đó chẳng may bị chết đuối trong lũ (Hẻm núi),… Ngay cả những ngƣời phụ nữ bỏ chồng để theo ngƣời khác nhƣ Hoa (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá), phải bán thân nuôi miệng nhƣ Kim (Bóng của cây sồi), rời bỏ gia đình nhà chồng xuống núi nhƣ Sƣơng (Cái ngưỡng cửa cao), v.v. thì chung quy cũng chỉ vì những nguyên nhân khách quan nhƣ cái nghèo, cái lạc hậu của đời sống mà thôi. Mà nếu nhƣ vậy thì những ngƣời phụ nữ đó đáng thƣơng nhiều hơn đáng trách. Chúng tôi luôn có cảm tƣởng, những ngƣời phụ nữ trong truyện của Đỗ Bích Thuý sống bằng một niềm tin rất lớn. Trong niềm tin ấy có đức hy sinh, có lòng bao dung, nhân hậu và có sự thuỷ chung bền bỉ. Nhƣng niềm tin ấy theo chúng tôi cũng là một đức tính, phải có niềm tin họ mới vƣợt qua đƣợc cuộc sống còn nhiều mỏi mòn, khó khăn trong đời, phải có niềm tin họ mới sẵn sàng tha thứ và hƣớng đến những điều tốt đẹp. Thực ra những phẩm chất vừa nêu thì hình nhƣ ở ngƣời phụ nữ

nào cũng có nhƣng cái dấu ấn đậm đà tới mức bản năng thì theo chúng tôi, nó phong phú hơn ở những ngƣời phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ, mà ở đây cụ thể là ngƣời phụ nữ vùng cao.

CHƢƠNG IV: NHỮNG ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN VĂN HOÁ VÀ NGÔN NGỮ

4.1 Những đặc trưng nghệ thuật trong bút pháp của Nguyễn Ngọc Tư

4.1.1 Các biểu tượng văn hoá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Nhƣ Ý (Nxb Văn hoá Thông

tin), biểu tƣợng là hình thức nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh sự vật

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Trang 65)