Phân tích tâm lý nhân vật qua tình huống giả định nào đó

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Trang 86 - 87)

Ai cũng biết vịt thì đâu có nói đƣợc tiếng ngƣời nhƣng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, ta thấy chị đã sử dụng tình huống giả định loài vật cũng hiểu đƣợc tiếng ngƣời để nói đƣợc nỗi lòng ngƣời trong cuộc. Ta nhớ trong truyện ngắn Cái nhìn khắc khoải, tâm lý của hai nhân vật ngƣời phụ nữ và ông lão đƣợc miêu tả thật thú vị qua đoạn văn này: “Buổi chiều ông về sớm, chị giũ áo mƣa của ông phơi lên vách, miệng quở ông trời mƣa dai thấy sợ. Chị xúc chén lúa đổ cho con Cộc, miệng hỏi lãng nhƣ không. “Cộc, mƣa lạnh hôn con?” Cộc không trả lời, nó nghinh lên, ý nói vịt mà lạnh gì, ổng lạnh sao không hỏi, thiệt tình”.

Hay nhƣ trong truyện Một mối tình, qua cuộc nói chuyện giữa nhân vật tôi và đứa con trai chị gái là thằng Bầu về các vai diễn, nhân vật tôi đã nói lên nỗi lòng khao khát hạnh phúc gia đình của mình với Trọng: “Tự dƣng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong lòng, tôi bảo, nhƣng có một vai dì thèm mà không ai cho đóng, vai gì hả, vai một ngƣời bình thƣờng, có chồng, sống với nhau trong căn nhà xƣa, cũ kỹ. Buổi sáng chở mớ rau vƣờn ra chợ, mua ít thức ăn mang về nấu bữa cơm trƣa, chiều phụ chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng chờ chồng từ ngoài đìa vác một mớ bông súng bƣớc vô nhà… Và để đƣợc nghe con trai mình nói với mình những câu chuyện chỉ để dành cho má nó nghe thôi. Ừ, dì chỉ ƣớc có vai bình thƣờng nhƣ vậy…” Nói về vai diễn cuộc đời cũng là lúc nhân vật tôi nói về ƣớc mơ một mái ấm gia đình hạnh phúc.

c. Phân tích tâm lý nhân vật qua những bổ sung trong ngoặc đơn (nét nghệ thuật đặc biệt ở truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư)

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Trang 86 - 87)