Phân tích tâm lý nhân vật thông qua chi tiết, sự việc nào đó

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Trang 84 - 86)

Chúng ta thấy khi nói về tình yêu của cậu May dành cho Tiên trong truyện ngắn Nửa mùa, Nguyễn Ngọc Tƣ không nói May yêu Tiên nhƣ thế nào, mong

nhớ Tiên ra sao mà chỉ thông qua chi tiết, lúc Tiên bỏ đi, May bồn chồn, bối rối tới mức đan rối mấy cái võng, ta đã hiểu tất cả nỗi lòng của chàng trai khiếm thị dành cho cô gái lang thang. Trong Nửa mùa, ở chi tiết này, Nguyễn Ngọc Tƣ viết: “Đã vậy rồi, lúc đem chục cái võng giao ngoài sạp còn bị trả lại bốn cái vì cậu

tới hiệu quả đặc biệt của lối dùng ngoặc đơn trong bút pháp của cây bút trẻ Cà Mau. Nếu không có cái ý bổ sung trong ngoặc đơn này thì toàn bộ những điều Nguyễn Ngọc Tƣ viết sẽ trở thành thừa thãi, thiếu sức tác động tới tâm lý ngƣời nghe.

Cũng nhƣ thế, nếu ai còn băn khoăn về mức độ tình cảm nặng nhẹ Phi dành cho Thà trong truyện ngắn Lý con sáo sang sông thì chỉ cần đọc chi tiết Phi đi dò hỏi về thân thế, gia đình của ngƣời tới hỏi cƣới Thà xong rồi mới cho Thà lấy chồng vì biết ngƣời đó cũng tốt, họ sẽ hiểu không có ngƣời đàn ông nào trên đời thƣơng yêu Thà hơn Phi nữa. Chi tiết có sức lay động mạnh mẽ hơn tất cả những lời lẽ góp lại và nó cũng bộc lộ sinh động nhất tâm lý, tình cảm của nhân vật trong truyện.

Đây là một thủ pháp quen thuộc ta thấy Nguyễn Ngọc Tƣ rất hay sử dụng. Đọc Thương quá rau răm, ta thấu hiểu nỗi lòng của ông già Tƣ Mốt trong niềm

mong ngóng đến cháy bỏng có một bác sỹ về chăm sóc cho cuộc sống của ngƣời dân ở bãi Mút Cà Tha khi luôn miệng nhắc nhỏm ngƣời dân dù không đau đớn, bệnh tật gì cũng phải đến cho bác sỹ Văn khám để bác sỹ thấy anh rất cần cho cuộc sống của ngƣời dân Mút Cà Tha. Cũng nhƣ thế, đọc Lỡ mùa, ta thấu hiểu

niềm gắn bó với đồng ruộng, mùa màng của ngƣời nông dân, nỗi đau xót xa khi phải chứng kiến suốt mùa này sang mùa khác cỏ mọc tràn trên những thửa ruộng đã đƣợc quy hoạch khi đọc tới chi tiết, ông Ba Già nửa đêm nghe mƣa choàng dậy, ra đứng chái sau, ngó về phía đồng đất tối mịt. “Ngoài ấy, đất bắt đầu mềm lại, từng thớ vỡ ra, tràn xuống chỗ nẻ”. Và còn có gì giúp ta hiểu hơn tâm tính của một con ngƣời trƣớc khi ra đi còn dặn ngƣời ở lại, mai mốt con bìm bịp đẻ trứng thì lấy dấu đi kẻo con chim thấy cái trứng mồ côi mà tủi nhƣ trong truyện Biển người mênh mông.

Theo chúng tôi, đây là một lối viết tuy không mới nhƣng khá hiện đại của Nguyễn Ngọc Tƣ. Nếu nhƣ trong văn xuôi của chúng ta từ trƣớc tới nay vẫn chịu ảnh hƣởng khá nhiều bởi bút pháp ƣớc lệ, nghĩa là trong cách miêu tả nhân vật đã phần nào hé lộ tính cách và đôi khi là cả số phận con ngƣời đó, điều này đã tạo nên kiểu tƣ duy “trông mặt mà bắt hình dong – Con lợn có béo thì lòng mới

ngon”. Trong khi đó, so sánh với văn học của phƣơng Tây, ngƣời ta chỉ có thể đoán định đƣợc phần nào tính cách và cuộc đời của nhân vật khi nhìn vào cách hành xử của nhân vật đó, nhìn vào mối quan hệ giữa nhân vật này với các nhân vật khác trong các mối tƣơng tác của cốt truyện. Theo đó, ta không cần biết nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tƣ nói gì, hãy nhìn họ làm và xem cách họ hành xử, ta sẽ hiểu đƣợc toàn bộ tâm trạng và suy nghĩ của họ. Đây cũng là bút pháp nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, chị luôn chọn đƣợc những chi tiết có sức chuyển tải nội dung sâu sắc và chính những chi tiết đó tạo nên sức ám ảnh trong lòng độc giả.

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Trang 84 - 86)