SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: Mục đích cơ bản của quá trình dạy học tiểu học là thông qua việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản,ban đầu về tự nhiên, x
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM SỐ TỰ NHIÊN Ở LỚP 1
1 SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:
Mục đích cơ bản của quá trình dạy học tiểu học là thông qua việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản,ban đầu về tự nhiên, xã hội và con người Việt Nam để xây dựng cho các em phương pháp học tập,phương pháp nhận thức,thế giới quan khoa học nhằm góp phần hình thành nhân cách con người mới cho thế hệ trẻ
Góp phần thực hiện này, chương trình dạy học ở tiểu học đã được thiết kế vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, vừa phù hợp với yêu cầu xã hội về giáo dục và đào tạo đồng thời có thể áp dụng được những phương pháp dạy học hiện đại để phát huy hết những tiềm năng của học sinh nhằm tạo ra những phát triển tối đa ở các em Trong đó dạy học môn Toán ở tiểu học vừa đã có những đổi mới về phương pháp để ngỏ những khả năng cho giáo viên vận dụng những phương pháp mới nhằm tạo ra chất lượng cao trong quá trình hình thành kiến thức và kĩ năng cho học sinh Dạy học môn Toán ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, có vị trí hết sức quan trọng Nó không chỉ giúp học sinh có được những kiến thức và kĩ năng tính toán thông thường mà cao hơn thế, môn Toán đã hình thành cho học sinh khả năng tư duy trực quan và trừu tượng, phong cách khoa học và những đức tính quý báo khác Tuy nhiên, để đảm bảo được vị trí đó cho môn Toán, giáo viên tiểu học không chỉ phải nắm vững phương pháp dạy học đã có cũng như các biện pháp dạy học phù hợp với từng nội dung mà còn phải tìm hiểu và vận dụng vào phương pháp mới để giúp học sinh hình thành vững chắc những kiến thức và kĩ năng cơ bản
Trong quá trình môn Toán ở tiểu học, các bài về khái niệm số tự nhiên được thực hiện từ lớp 1 và được nâng cao, phát triển liên tục sau đó Đây là những kiến thức
và kỹ năng mặt dù hết sức sơ đẳng nhưng lại tương đối khó khi hình thành cho học sinh Học
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang 1
Trang 2bất
cứ khái niệm toán học nào đi đến chổ lĩnh hội các khái niệm toán, dù được trực quan hóa
cao độ nhưng vẫn còn hết sức trừu tượng đối với các em Cho nên, tìm hiểu nội dung
và phương pháp dạy học Toán lớp 1, trong đó có dạy hình thành khái niệm số tự nhiên, từ đó vận dụng nghiên cứu mới về phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh lĩnh hội có hiệu quả nhất những kiến thức và kỹ năng của môn học này
Xu hướng của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là vận dụng phương pháp tích cực “Lấy học sinh làm trung tâm” với qua trình tổ chức thực hiện từng nội dung dạy học cụ thể theo 3 thời điểm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường đồng thời tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân, là giáo viên trường Tiểu học Tân Hưng Đông 3 - huyện Cái Nước – tỉnh Cà Mau, tôi chọn đề
tài : “ Đổi mới phương pháp dạy học hình thành khái niệm số tự nhiên ở lớp 1 ” để
nghiên cứu
2 PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Từ nghiên cứu cơ sở khoa học của phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”, đề xuất biện pháp vận dụng đổi mới phương pháp dạy học hình thành khái niệm số ở lớp 1 Qua đó góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn toán cho học sinh lớp 1A ở trường Tiểu học Tân Hưng Đông 3 huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau.
3 MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
Cơ sở thực tiễn của đổi mới phương pháp dạy học hình thành khái niệm số tự nhiên
ở lớp 1
3.1 Số tự nhiên và dạy học khái niệm số tự nhiên ở lớp 1.
* Khái niệm số tự nhiên:
Trong chương trình toán tiểu học, việc hình thành khái niệm số tự nhiên được đưa vào từ lớp 1 Các số tự nhiên được trình bày theo từng số, bắt đầu từ số 1, theo thứ
tự phép đếm Mô hình toán học này có thể được coi là mô hình dựa trên khái niệm số
“đứng liền sau” của quan niệm thông thường về số tự nhiên, tức là các số xây dựng theo quan niệm bản số được xếp thứ tự ngay Như vậy, việc hình thành khái niệm số tự nhiên được kết hợp với việc xây dựng hệ ghi số và khái niệm phép toán khi sắp xếp
Trang 3Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
việc học các số theo từng vòng số(10, 20, 100, số có nhiều chữ số)
3.2 Dạy học hình thành khái niệm số tự nhiên ở lớp 1.
3.2.1 Nội dung dạy học khái niệm số tự nhiên ở lớp 1
a Đối tượng số học về số tự nhiên.
Đối tượng số học (số tự nhiên) được dạy học trong suốt trương trình Toán ở tiểu học, trong đó có khái niệm số tự nhiên Riêng lớp 1, khái niệm số tự nhiên có các nội dung sau:
- Phép đếm (đến 100)
- Hình thành số tự nhiên (đến 100)
- Thứ tự và so sánh các số tự nhiên (trong phạm vi 100)
- Cấu tạo thập phân của số tự nhiên (đến 2 chữ số)
b Chuẩn kiến thức về khái niệm số tự nhiên ở lớp 1.
Cụ thể, nội dung dạy học khái niệm số tự nhiên thể hiện qua chuẩn kiến thức và
kỹ năng tối thiểu sau:
* Phép đếm:
- Đếm từ 1 đến 100
- Đếm theo từng chục
- Điền các số tiếp liền theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần
* Đọc, viết các số đến 100:
Biết đọc, viết các số đến 100, trong đó có:
- Viết số và ghi lại cách đọc số
- Nhận biết giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số
* Nhận biết bước đầu về cấu tạo thập phân của số có hai chữ số:
- Phân tích số có hai chữ số thành số chục và số đơn vị
- Gộp số chục và số đơn vị thành số có hai chữ số
* Nhận biết số lượng của một số nhóm đối tượng:
- Biết kết quả của phép đếm chỉ số lượng các đối tượng đã đếm
- Biết nêu số chỉ số lượng của một nhóm đối tượng:
* So sánh về các nhóm đối tượng:
Trang 4- Biết lập tương ứng 1-1 để so sánh số lượng các nhóm đối tượng.
- Biết sữ dụng đúng các từ “ nhiều hơn ”, “ ít hơn ”, “ bằng nhau ”
*So sánh các số trong phạm vi 100:
- Biết sữ dụng đúng các từ: lớn hơn, bé hơn, lớn nhất, bé nhất, bằng nhau và dấu
>,<, = khi so sánh hai số
- Biết phân biệt sự khác nhau của từng cặp số
- Biết sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại
- Biết sữ dụng các từ thứ nhất, thứ hai thứ mười trong quá trình toán học
c Các bài học về khái niệm số tự nhiên ở lớp 1.
Các bài học về khái niệm số tự nhiên phân bố khắp chương trình Toán 1 và trở thành nội dung trọng tâm của toán 1 với các vòng số là: trong vòng 10, trong vòng 20
và trong vòng 100
* Trong vòng 10:
2
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Nhiều hơn, ít hơn
Các số 1, 2, 3
Luyện tập
Các số 1, 2, 3, 4, 5
Luyện tập
Bé hơn Dấu <
Lớn hơn Dấu >
Luyện tập
Bằng nhau Dấu =
Luyện tập
15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Luyện tập chung
Số 6
Số 7
Số 8
Số 9
Số 0
Số 10 Luyện tập Luyện tập chung Luyện tập chung
Trang 5Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
* Trong vòng 20:
69
70
71
Một chục Tia số
Mười một, mười hai
Mười ba, mười bốn, mười lăm
72 73
Mười sáu, mười bảy, mười tám, Mười chín
Hai mươi Hai chục
Trong vòng 100:
89
90
97
98
99
Các số tròn chục
Luyện tập
Các số có hai chữ số
Các số có hai chữ số
Các số có hai chữ số
100 101 102 103 104
So sánh các số có hai chữ số
Luyện tập
Bảng các số từ 1 đến 100
Luyện tập
Luyện tập chung
4 KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI:
* Phương pháp dạy học hình thành khái niệm số tự nhiên ở lớp 1
Nghiên cứu phương pháp dạy học toán nói chung và phương pháp dạy học khái niệm
số tự nhiên nói riêng ở lớp 1 là cơ sở trực tiếp của quá trình tổ chức, điều khiển và hướng dẫn học sinh lớp 1
2.1 Phương pháp dạy học bài mới:
Tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh để giúp các em:
a Tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học.
Phần bài học thường được nêu thành cùng một loại tình huống có vấn đề Chẳng hạn, cùng nêu về số lượng vật và học sinh trong bài “ Các số 1, 2, 3” Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ ( tranh, ảnh ) trong Toán 1 để tự học sinh nêu ra vấn đề cần giải quyết (có 1, có 2 và có 3) Thời gian đầu, giáo viên hướng dẫn học sinh nêu và giải quyết vấn đề, dần dần yêu cầu học sinh tự nêu và tự giải quyết vấn đề
b.Tự chiếm lĩnh kiến thức mới
Trang 6
Phân chia theo thời gian có hai loại bài học Loại thứ nhất là sau khi học sinh đã phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên phải hình thành kiến thức mới (ví dụ : Giáo viên phải giới thiệu ở hàng ngang thứ nhất có một con chim, một học sinh, một dấu chấm, một con tính, như vậy, đều là một và ta viết số 1) Loại thứ hai là giáo viên giúp học sinh tự nêu, tự giải quyết vấn đề, tự xây dựng kiến thức mới (ví dụ : Qua phép đếm
và hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự phát hiện ra một chục chính là 10
Đương nhiên, trong cả hai loại bài học nêu trên, giáo viên đều phải giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới (như cách đọc số) và cần nhớ, đây chỉ là bước đầu chiếm lĩnh được kiến thức mới mà thôi Phải qua thực hành vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập thì mới có thể khẳng định là học sinh đã tự chiếm lĩnh được kiến thức mới đến mức độ nào Vì vậy, sau khi đã thuộc bài mới, học sinh đã làm được các bài tập trong phiếu học
c Có cách thức phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới.
Quá trình dạy học toán phải dần dần giúp học sinh có cách thức phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới Chẳng hạn, qua các bài học về số tự nhiên của Toán 1 có thể giúp học sinh:
- Từ tình huống có thực trong đời sống (thể hiện trong tranh, mô tả bằng lời) nêu được vấn đề cần giải quyết (dạng câu hỏi, bài toán)
- Giải quyết vấn đề đó sẽ góp phần tìm ra kiến thức mới (số mới cách so sánh số mới )
- Xây dựng rồi ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới vào các tình huống khác trong thực hành sẽ chiếm lĩnh được kiến thức đã phát hiện
d Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
- Huy động kiến thức đã học và vốn sống để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới
- Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã có Chẳng hạn, khi hướng dẫn học sinh nhận biết khái niệm ban đầu về số 6, giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ và sử dụng kiến thức đã học để nhận ra rằng: có 5, đếm tiếp 1 được 6
2.2 Phương pháp dạy học các bài thực hành, luyện tập.
Tổ chức, hường dẫn hoạt động học tập của học sinh để giúp các em:
Trang 7Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
a Nhận ra các kiến thức mới học trong các dạng bài tập.
Khi luyện tập, nếu học sinh nhận ra kiến thức đã học trong mối quan hệ mới thì
tự học sinh sẽ làm được bài Nếu học sinh không nhận ra được kiến thức đã học trong các dạng bài tập thì giáo viên nên giúp các em bằng cách hướng dẫn, gợi ý để học sinh nhớ lại kiến thức, cách làm hoặc để học sinh khác giúp bạn nhớ lại, không vội làm thay học sinh Chẳng hạn, sau khi học “số 8”, nếu làm bài tập dựa trên phép đếm để có 7 thêm 1 được 8, 6 thêm 2 được 8 , thì học sinh dễ dàng vận dụng điều mới học; nhưng với dạng bài tập phải viết số thích hợp vào trong các ô trống của một dãy số thì học sinh phải nhận ra trật tự của các số từ bé đến lớn và từ lớn đến bé để làm bài Ngoài ra, học sinh cần phải liên hệ với kiến thức về các dãy số đã học trước đó như dãy từ 1 đến
6 hay từ 1 đến 7
b Tự thực hành, luyện tập theo khả năng các em.
- Bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm các bài tập theo thứ tự đã sắp xếp trong phiếu (hoặc do giáo viên sắp xếp), không tự ý bỏ qua bất cứ bài tập nào, kể cả các bài tập học sinh cho là quá dễ
- Không nên bắt học sinh phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài Học sinh đã làm xong bài tập nào thì nhắc các em tự kiểm tra hay nhờ bạn hoặc nhờ giáo viên kiểm tra rồi chuyển sang làm các bài tập tiếp theo
- Trong cùng một khoảng thời gian, có học sinh làm được nhiều bài tập hơn học sinh khác Giáo viên hãy giúp học sinh làm bài chậm về cách làm bài và khích lệ học sinh khá, giỏi hoàn thành các bài tập
c Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh.
- Cần tổ chức cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc cặp đôi về cách phát hiện và giải quyết một vấn đề để tự tìm ra kiến thức của bài học hoặc các cách giải một bài tập để tự hình thành một kỹ năng Trong quá trình dạy học, nên khuyến khích học sinh bình luận về cách đọc, cách giải bài tập của bạn, tự rút kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến ở nhóm, ở lớp
- Sự hổ trợ giữa các học sinh trong nhóm, trong lớp phải dựa trên tính tự nguyện của các em và giáo viên phải giúp học sinh tự tin vào khả năng của bản thân, giúp học
Trang 8sinh tự rút kinh nghiệm về cách học của mình.
d Biết tự kiểm tra kết quả thực hành, luyện tập.
- Tập cho học sinh thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra lại xem có làm nhầm, làm sai không
- Nên hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình, của bạn bằng điểm rồi báo điểm cho giáo viên
- Khuyến khích học sinh tự nối ra những hạn chế của mình, của bạn sau khi tự kiểm tra, đánh giá
đ Có thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình, với cách giải đã có.
- Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập nên tạo cho học sinh niềm vui vì đã hoàn thành công việc được giao, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân ( bằng khuyến khích, nêu
gương )
- Khuyến khích học sinh tìm các cách khác nhau và chọn phương án hợp lý nhất
để giải bài toán Làm như thế, dần dần học sinh sẽ có thói quen không bằng lòng với kết quả đã đạt được và có mong muốn tìm được giải pháp tốt nhất cho việc thực hiện bài làm của mình
5 ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN:
Trên cơ sở tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”
và nghiên cứu phương pháp dạy học nội dung yếu tố hình học ở lớp 1 hiện nay, tôi xin
đề xuất một số biện pháp nhằm vận dụng phương pháp tích cực vào dạy học nội dung yếu tố hình học ở lớp 1 như sau:
5.1 Các biện pháp vận dụng.
a Chia dạy học từng nội dung cụ thể thành 3 thời điểm.
Bài hình thành kiến thức mới của trong Toán lớp 1, mỗi bài thường có một nội dung (nếu bài có nhiều nội dung thì các nội dung thì tương đối độc lập, chẳng hạn: “Bé hơn Dấu <” hay “Mười ba, mười bốn, mười lăm” Bài thực hành-luyện tập bên cạnh nội dung sát với bài hình thành kiến thức còn có nội dung của kiến thức cũ hoặc giới thiệu kiến thức mới, nhưng nếu xét từng bài tập cụ thể thì mỗi bài thường là một nội dung Trong quá trình dạy học từng nội dung cụ thể như vậy, để áp dụng và phát huy
Trang 9Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
phương pháp tích cực “ lấy học sinh làm trung tâm” như đã trình bày trên đây, cần chia việc thực hiện thành 3 thời điểm:
* Thời điểm 1: Học cá nhân.
Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiến hành làm việc với đối tượng chứa đựng kiến thức ( tình huống, hình vẽ, sơ đồ ) và kỹ năng (bà toán) Ở bước này, giáo viên chưa cho học sinh làm việc với sách giáo khoa mà các em làm việc với đối tượng trong sách giáo khoa đã được giáo viên phóng to dùng chung cho cả lớp (làm sẵn hoặc viết, vẽ lên bảng) Yêu cầu đặt ra là học sinh phải vận dụng kinh nghiệm, kiến thức đã
có để tìm ra vấn đề chứa đựng trong tình huống hoặc bài tập và xác định mối quan hệ giữa vấn đề với kiến thức đã học để tìm ra cách giải quyết vấn đề
Chẳng hạn, dạy học bài 10 “ Bé hơn Dấu <” Ở thời điểm học cá nhân, giáo viên cho học sinh quan sát các hình vẽ được phóng to (từ sách giáo khoa) trên giấy khổ lớn Qua quan sát các hình vẽ, học sinh phát hiện được các vấn đề:
- Mỗi hình có hai nhóm con vật ( Bướm và thỏ )
- Số con vật trong mỗi nhóm là không như nhau, số con vật của nhóm bên phải ít hơn số con vật của nhóm bên trái
Thời điểm này kết thúc khi học sinh đã phát hiện ra vấn đề
Chẳng hạn, khi học sinh đã nhận ra sự không giống nhau về số lượng của mỗi nhóm, biết được nhóm nào có số lượng ít hơn
* Thời điểm 2 : Học theo nhóm (học bạn)
Trên sơ sở học sinh phát hiện và nêu vấn đề của tình huống, bài tập, giáo viên hướng dẫn các em chốt vấn đề cần giải quyết và tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
để giải quyết vấn đề đó
Có thể tổ chức học theo nhóm với 3 hình thức sau:
- Nhóm toàn lớp : cho học sinh phát biểu cách giải quyết vấn đề và kết quả giải
quyết (cần quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh: nếu là vấn đề khó, chưa nên cho học sinh (thường là giỏi) phát biểu vội mà chờ đợi để nhiều học sinh có thể trả lời được; nếu là vấn đề dễ, nên cho học sinh trung bình hoặc còn yếu trình bày và không nên
Trang 10khen ngợi.
- Nhóm nhỏ : yêu cầu học sinh thảo luận cách giải quyết vấn đề và tìm kết quả.
Chú ý : chia nhóm sau cho số học sinh khá, giỏi và học sinh yếu, kém của mỗi nhóm tương đối cân bằng và hướng dẫn học sinh khá, giỏi điều khiển và chốt ý kiến của nhóm, không trình bày ý kiến trước các bạn khác Sau khi thảo luận, nhóm cử đại diện trình bày (không nhất thiết là học sinh khá, giỏi mà nên xoay vòng học sinh đại diện cho nhóm)
- Nhóm cặp đôi : cho hai học sinh ngồi cạnh nhau (bố trí thành các “đôi bạn
cùng tiến” là tốt nhất) để các em trao đổi, hỏi đáp với nhau, kiểm tra kết quả thực hiện giải quyết vấn đề của nhau Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên cần theo dõi sát sao để cố vấn cho học sinh yếu, kém và làm trọng tài khi có “xung đột” xảy ra ở các cặp học sinh
Khi học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề và kết quả giải quyết thì thời điểm học theo nhóm kết thúc
Chẳng hạn, cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ để ghi tên của hình chữ nhật và hình tứ giác còn bỏ trống (có thể một số nhóm, thậm chí tất cả các nhóm đều giải quyết chưa đúng
* Thời điểm 3 : Học toàn lớp (học thầy).
Đến đây, giáo viên mới cho học sinh sử dụng sách giáo khoa (đối với nội dung hình thành kiến thức)
Trên cơ sở học sinh trình bày cách giải quyết và kết quả giải quyết vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra bài học mang tính khái quát Cách tốt nhất là giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện những điểm chưa đúng, chưa chính xác trong các ý kiến của học sinh từ đó bổ sung, sửa chữa để đi đến bài học chính thức (nếu là bài hình thành kiến thức) và cách giải đúng (nếu là bài thực hành-luyện tập) Chẳng hạn, khi dạy bài 10 “Bé hơn Dấu <”, giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận biết một nhóm đồ vật ít hơn nhóm đồ vật khác thì số chỉ số đồ vật của nhóm ít hơn bé hơn số kia và biết sử dụng dấu <
Như vậy, dạy học tích cực theo 3 thời điểm như trên vẫn sử dụng các phương