Có khi vừa giảng xong là giáo viên hỏi lại vấn đề ngay mà học sinh cũng không trả lời được, mà bộ môn văn rất cần sự chú ý nghe giảng của học sinh để các em dần phát triển kĩ năng, tư du
Trang 1TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thạnh Lợi, ngày 09 tháng 09 năm 2015
KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC ĐỔI MỚI “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐẦU CẤP YÊU
THÍCH HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH KHỐI 6
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI”
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường năm học 2015 – 2016.
Nay tôi xin xây dựng kế hoạch “Đổi mới phương pháp lên lớp giúp học sinh
đầu cấp thích học phân môn Tiếng Việt của học sinh khối 6 Trường THCS Thạnh Lợi” như
sau:
I Thực trạng:
1 Thuận lợi:
- Đa số các em học sinh khối 6 mới lên còn e dè dễ bảo Phần nhiều phụ huynh còn quan tâm
- Giáo viên giảng dạy trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, được nhà trường tạo điều kiện tốt trong quá trình công tác
- Giáo viên được phân công giảng dạy đều đạt từ chuẩn trở lên và đúng chuyên môn
- Giáo viên có ý thức sưu tầm tài liệu đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp mới và tiết dạy
2 Khó khăn
- Do hoàn cảnh gia đình các em có kinh tế khó khăn nên các em ít có thời gian đầu tư vào học tập vì phải giúp gia đình
- Một số hoàn cảnh cha mẹ phải đi xa làm ăn nên khó có thể uốn nắn, quan tâm nhắc nhở các em học tập
- Do ở vùng sâu, vùng xa nên trình độ của một số phụ huynh còn hạn chế nên khó có thể giúp con em mình học tập
Trang 2- Do ý thức của các em chưa có nên còn mê chơi, về đến nhà là buông tập vở một bên
có khi hôm sau đi học mà vẫn chưa soạn được thời khóa biểu Phần thì hiện nay có nhiều trò chơi cuốn hút sự đam mê của các em, phần thì có tính ham chơi, lười học nên hầu như những em rơi vào tình trạng này đều rất lười học Giáo viên giảng bài trên lớp thì một số em ngồi dưới nói chuyện riêng, làm việc riêng không hề chú ý đến bài giảng của giáo viên Có khi vừa giảng xong là giáo viên hỏi lại vấn đề ngay mà học sinh cũng không trả lời được, mà
bộ môn văn rất cần sự chú ý nghe giảng của học sinh để các em dần phát triển kĩ năng, tư duy lập luận của mình
- Do các em đã quen từ tiểu học đã viết bài rất ít đến khi lên cấp 2 thì nhiều môn nhiều bài nên dễ khiến các em chán nản khi học đặc biệt là môn Ngữ văn
- Đối với những trường hợp trên thì giáo viên rất khó bồi dưỡng cho các em trở thành những học sinh khá giỏi được Các em lớp 6 mới lên còn bỡ ngỡ nhưng thậm chí có em học lớp 7,8 rồi mà vẫn không viết được một lá đơn xin phép nghỉ học hay trình bày bố cục một văn bản một cách rõ ràng
Tất cả những vấn đề trên thực sự là một vấn đề nan giải đối với mọi người nhất là giáo viên văn chúng tôi
II Nội dung:
1 Mục tiêu, nhiệm vụ:
Thực tế trong những năm gần đây, học sinh học yếu môn Văn khá nhiều Đặc biệt là các em học sinh đầu cấp khối 6 còn nhiều xa lạ đối với cách học và giảng dạy của cấp 2 Các
em chưa có hứng thú, say mê học phân môn Tiếng Việt, chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, một số em yếu thì yếu đều các môn dẫn đễn chán học, ngại học môn Văn
Theo tôi môn Ngữ văn là môn văn hóa nhưng nó lại là một trong những môn hình thành nhân cách của học sinh và phải tác động ngay từ đầu cấp để phần nào các em sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn Vả lại trong mấy năm gần đây tình hình các em không thích học Ngữ văn và đạo đức của học sinh bị xuống cấp trầm trọng đi ngược lại phương châm “Tiên học lễ, hâu học văn” ngày càng gia tăng
Chính những lí do quan trọng trên và hơn nữa, để tiếp tục thực hiện chủ trương giúp đỡ học sinh yếu học tốt bộ môn đồng thời cũng tránh được hiện tượng tiêu cực trong giáo dục Trên cơ sở tìm tòi nghiên cứu tài liệu và thực tiễn dạy ở trường học, tôi xin đưa ra một số
Trang 3giải pháp nhằm giúp các em học yếu phân môn Tiếng Việt có thể vươn lên và đạt yêu cầu cơ bản của bộ môn Ngữ Văn trong chương trình phổ thông và phần nào giảm tỉ lệ học sinh yếu của trường.
2 Chỉ tiêu:
- Sau khi áp dụng sẽ đạt 70% tổng số học sinh sẽ có cái nhìn khả quan hơn, yêu thích hơn khi học phân môn Tiếng Việt ở khối 6 (6a1-6a2).
3 Giải pháp:
3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp:
Không ai trong chúng ta không thừa nhận rằng: hiện nay chất lượng dạy – học môn Văn trong nhà trường còn hạn chế Môn Văn không được các em yêu mến đặc biệt là môn Tiếng Việt vì các em cho rằng Tiếng Việt rất khô khan Đặc biệt các em khối 6 mới lên lại càng khó khăn hơn Trước yêu cầu dạy và học bộ môn theo hướng đổi mới, một số học sinh gặp khó khăn, kiểm tra thường xuyên bị điểm kém, đó là những học sinh yếu bộ môn…Sự yếu kém đó tập trung vào các phương diện sau:
- Mất căn bản
- Nhiều lỗ hổng kiến thức và kĩ năng
- Tiếp thu chậm
- Phương pháp học tập bộ môn chưa tốt
Do vậy, việc giúp đỡ học sinh yếu bộ môn phải được thực hiện đồng loạt bằng các giải pháp khả quan
3.2 Các giải pháp, tổ chức thực hiện:
a Phân loại học sinh yếu phần:
Giáo viên phải quan sát, tìm hiểu và phân loại được học sinh yếu phần nào, nội dung nào hay do nguyên nhân nào dẫn đến học sinh học yếu…
- Yếu kĩ năng nào: đọc hay viết
- Mức độ yếu: hổng kiến thức nhiều hay ít
- Lí do yếu: không thích học, do bị mất căn bản hay do các nguyên nhân khác
b Biện pháp:
Thứ nhất: Thường xuyên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
Trang 4- Cách này cũng hạn chế học sinh lười học bài cũ, chuẩn bị bài mới Nếu học sinh chịu học bài cũ và chuẩn bị bài mới thì trong quá trình chuẩn bị đó học sinh cũng đã tiếp xúc với một phần kiến thức nên sẽ nhớ lâu hơn
- Đối với cách này giáo viên phải chịu khó và nhẫn nại thường xuyên nhắc nhở và giáo dục học sinh và cho các em cơ hội sữa sai Vì các em đều là học sinh đầu cấp nên chưa quen với cách giảng dạy của cấp 2, thêm vào là môn Văn lại có đến 3 phân môn nên các em còn nhiều lẫn lộn
Thứ hai: Trao đổi đàm thoại với học sinh:
Trong khi giảng dạy tạo được sự quan tâm, thông cảm, hài hước với các em khi học tập căng thẳng nhất là khi có 2 tiết đi liền Giáo viên phải tìm ra được các nguyên nhân học yếu của các em từ đó khơi gợi cảm xúc học văn học và khích lệ các em nói lên những cảm nhận của riêng mình
Thứ ba: Làm giàu ngôn ngữ cho học sinh yếu:
- Giáo viên hướng dẫn cho các em làm quen, tiếp xúc với các quyển từ điển Tiếng Việt
để các em tìm hiểu và tự bổ sung phần nào các từ ngữ cho bản thân
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tạo ra các tình huống dùng hành động ngôn ngữ
có bối cảnh giao tiếp thực sự (Ngữ cảnh) nhằm kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp của học sinh
- Trong các tiết dạy giáo viên vừa bổ sung ngôn ngữ vừa kết hợp giáo dục đạo đức, cách cư xử, các kĩ năng sống và tư tưởng Hồ Chí Minh để học sinh có thể thích ứng với cuộc sống Đôi lúc kể một vài mẫu truyện vui mang tính giáo dục các em Cho các em rút ra các bài học sau khi kể Hay đôi lúc có những câu khôi hài làm các em hứng thú, ít áp lực hơn khi học Ngữ văn
Vd: - Khi nào Mai trở về Hà Nội?
- Ngày mai
Đoạn đối thoại trên chỉ có thể được hiểu khi đặt vào ngữ cảnh Nếu không có ngữ cảnh thì câu trả lời trên bị mắc lỗi thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Thứ tư: Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của từ:
Thông qua việc dạy nghĩa một từ mà giáo viên truyền đạt luôn những tri thức cần thiết khác về từ vựng ngữ nghĩa, nhằm tạo cho học sinh không hiểu được và sử dụng đúng cái từ
Trang 5ấy mà còn làm cho học sinh nắm bắt được những cái tinh tế chứa đựng trong đó, hiểu được đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc, gây cho học sinh ý thức tôn trọng ngôn ngữ dân tộc thói quen cân nhắc, lựa chọn khai thác triệt để cái hay cái đẹp trong từ để nâng lên mức cao nhất chất lượng nội dung, hình thức câu văn nói và viết của học sinh
Một từ là một hợp thể giữa ngữ nghĩa và thành phần hình thức: hình thức ngữ âm, hình thức cấu tạo và hình thức ngữ pháp Trong đó câu nói đến quan hệ giữa các từ tạo nên quan
hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, quan hệ giữa từ địa phương, từ vay mượn với các từ Việt hoặc Việt hoá, làm cho học sinh nắm bắt được tất cả những thành phần, những quan hệ đó là nội dung của việc dạy từ
Giảng nghĩa từ trước hết là làm cho học sinh hiểu thấu đáo nó, nghĩa là làm cho học sinh nắm được nghĩa chung và nghĩa riêng, rộng và hẹp cùng với quan hệ giữa chúng Trong khi giảng cần cho học sinh biết được quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ đang giảng với các từ khác trong từ vựng Có các cách giảng nghĩa sau:
- Giảng nghĩa biểu niệm theo các định nghĩa:
Khái niệm: Giảng nghĩa theo cách này là liệt kê các nét nghĩa với sự sắp xếp nét nghĩa Khái quát cũng tức là nét nghĩa từ loại lên trước và các nét nghĩa càng hẹp, càng riêng thì ở sau
- Giảng nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
Ví dụ: Ngắn trái nghĩa với dài
Cam tâm đồng nghĩa cam lòng
Đây là cách giảng một từ bằng cách quy nó về những từ đã biết, tuy nhiên vì từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái nên giảng theo lối so sánh từ đồng nghĩa chỉ áp dụng cho từ đồng nghĩa tuyệt đối
- Giảng nghĩa theo cách mô tả, cách này có hai dạng:
Dạng tính chất, hiện tượng thường gặp để giúp học sinh lĩnh hội ý nghĩa của từ
Ví dụ: đỏ: chỉ màu như màu của máu tươi.
Dạng thứ hai: đối với các từ có chức năng biểu hiện cao như từ láy sắc thái hoá thì phải kết hợp cách giảng theo khái niệm, mặt khác phải dùng lối miêu tả
Yêu cầu khi giảng nghĩa của từ: diễn đạt lời giảng sao cho ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ cho nên giáo viên cần phải biết chọn cách diễn đạt sao cho đối với những từ ngữ trong cùng
Trang 6một nhóm ngữ nghĩa, trong môi trường giảng bằng công thức giống nhau Giải nghĩa từ trong từ điển hay bài học cũng vậy, thực chất là lấy từ này để giảng từ khác, yêu cầu của người giảng là khái quát càng cao càng tốt, lời giảng phải đầy đủ, tránh khuyết điểm chỉ đúng với bộ phận ý nghĩa, nên chú ý đừng lẫn lộn nghĩa của từ với nghĩa của ngữ
Giảng nghĩa từ trong ngôn cảnh là cách giảng nghĩa thường gặp trong các giờ giảng văn, khi ấy chúng ta chỉ cần giảng một nghĩa nào đó cần cho ngôn cảnh đó mà thôi
Thứ năm: Giúp học sinh hiểu được phân môn Tiếng Việt và Văn:
Trong quá trình giảng dạy Văn chúng ta không thể bỏ qua môn Tiếng Việt Song không thể tách rời giữa Văn và Tiếng Việt mà phải xác định cần có Tiếng Việt, Tiếng Việt phục vụ cho Văn Bất kì một tiết dạy Tiếng Việt nào, giáo viên cũng cần cung cấp những kiến thức
cơ bản của bài học đó nhưng rõ ràng sẽ hiệu quả hơn nếu giáo viên đem kiến thức đó áp dụng vào văn, vào thơ để học sinh ứng dụng, thực hành và hiểu giá trị những kiến thức mình học
Chẳng hạn: Khi phân tích sự giàu đẹp của Tiếng Việt, để học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về cái đẹp cái hay của Tiếng Việt thì ta phải lấy dẫn chứng từ trong thơ văn để phân tích:
Ví dụ 1: Bài thơ Chinh phụ ngâm rất hài hòa về nhịp điệu.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Ví dụ 2: Sự hài hòa về mặt ngữ âm
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi“
Ví dụ 3: Cùng chỉ về người Mẹ, Tiếng Việt có nhiều cách gọi khác nhau: Má, U,
Bầm
Thứ sáu: Động viên khích lệ:
- Đây là biện pháp chủ yếu vì học sinh càng chán học khi được động viên khích lệ thì sẽ
có hứng thú với môn học Có thể thực hiện biện pháp này trong bất cứ tiết học nào hay bất
cứ phân môn nào
Trang 7- Các câu hỏi dễ hoặc bài tập dễ có thể ưu tiên cho các em học yếu Khi các em trả lời được chúng ta có thể khen và nếu cần có thể ghi nhận sự cố gắng của các em bằng điểm số
Đa phần các em học yếu thường bị chê nhiều hơn khen nên việc được khen sẽ giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn, dám bày tỏ ý kiến của mình
- Học sinh yếu vẫn có thể có khả năng đọc và nhập vai tốt Nếu chúng ta khai thác tốt vấn đề này, một mặt sẽ giúp học sinh yếu tự tin thể hiện năng khiếu đọc của mình, mặt khác
sẽ giúp tiết học văn trở nên sôi động hơn, giảm tỉ lệ học sinh thụ động trong lớp xuống đáng kể
Trong quá trình dạy, chúng ta không nên cứng nhắc theo một phương pháp nào mà có thể linh hoạt tất cả các phương pháp
Thứ bảy: Sử dụng đồ dùng dạy học, sơ đồ tư duy, ứng dụng CNTT
- Hình ảnh, âm thanh, màu sắc sẽ giúp học sinh chú ý hơn đến bài học Điều đó có nghĩa là các em có cơ hội tiếp cận và lĩnh hội tri thức
- Đặc biệt là sử dụng Sơ đồ tư duy và các lược đồ rất hiệu quả để các em học sinh yếu
có thể nắm được những nội dung cơ bản của bài học
V KẾT QUẢ
Để thực hiện có hiệu quả những giải pháp trên, giáo viên phải thật sự nhẫn nại, chịu khó
và thường xuyên tổ chức, thực hiện một cách nhịp nhàng, đồng bộ Nhất là các em là học sinh đầu cấp nên người giáo viên thật sự phải nhẹ nhàn, chịu khó quan tâm, động viên và cho các em cơ hội để sữa sai Tuy nhiên với mỗi giờ học chúng ta cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp trên để kích thích được hứng thú học tập của học sinh và mỗi giờ học, tiết học mang lại kết quả cao nhất Đó là một trong những giải pháp giúp học sinh yếu
bộ môn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở mức cơ bản nhất
Trong quá trình thực hiện kinh nghiệm trên vào giờ giảng của mình, tôi nhận thấy số học sinh khối 6 (6a1,6a2) bước đầu có thay đổi, không còn than vãn và nhiều học sinh đã chú lắng nghe giáo viên giảng dạy, góp phần nào giảm tỉ lệ học sinh học thụ động đáng kể, nhiều em học yếu không thích học đã có sự tiến bộ rõ rệt và chất lượng bộ môn cũng được cải thiện phần nào ở lớp được đảm nhận Nhưng do kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên không tránh khỏi thiếu sót mong quý thầy cô đóng góp để đề tài đổi mới này được hoàn thiện hơn
Trang 8VI Thời gian thực hiện:
Từ 17 tháng 8 đến hết năm học 2015- 2016.
VII Kiến nghị
Để có thể nâng cao chất lượng dạy – học môn Văn đồng thời giảm tải tỉ lệ học sinh yếu
bộ môn, chúng ta cần có sự chung tay phối hợp của các ban nghành, đoàn thể trong nghành giáo dục:
- Cần bổ sung kịp thời các thiết bị dạy học: tranh, dụng cụ nghe nhìn minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo,
- Ban giám hiệu nên giảm áp lực cho giáo viên khi đứng lớp, nhất là môn Ngữ văn
- Nên trang bị một phòng máy để thuận tiện cho việc ứng dụng CNTT vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học
Duyệt của BGH Duyệt của TCM Người viết
Võ Thị Kim Huệ
Trang 91 Sơ kết học kỳ I:
2 Giải pháp cho học kỳ II:
3 Kết quả cả năm:
Trang 11
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁP MƯỜI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THẠNH LỢI
KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI
Năm học: 2015 – 2016
Thạnh Lợi, tháng 9 năm 2015
Trang 12PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁP MƯỜI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THẠNH LỢI
KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI
ĐẦU CẤP YÊU THÍCH HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH KHỐI 6 TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI
Năm học: 2015 – 2016
Tổ: Văn – GDCD
Họ tên: Võ Thị Kim Huệ Môn: Ngữ văn
Thạnh Lợi, tháng 9 năm 2015