Chính vì vậy trong quá trình giáo dục và giảng dạy, người giáo viên phải luôn chú trọng đến việc truyền đạt những tri thức cơ bản cho các em, để từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp nh
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
-Trong thời đại ngày nay, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu Vì vậy, để xây dựng nền tảng cách mạng vững chắc thì giáo dục đóng vai trò quan trọng nhất Lời của Bác năm xưa vẫn in đậm trong tâm trí mỗi con người Việt Nam “ Vì lợi ích mười năm trồng cây – Vì lợi ích trăm năm trồng người” Thật vậy, giáo dục là nơi xây dựng và đào tạo nhân tài cho đất nước, cho thế hệ mai sau, xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh và hiện đại Chính vì vậy trong quá trình giáo dục và giảng dạy, người giáo viên phải luôn chú trọng đến việc truyền đạt những tri thức cơ bản cho các em, để từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập văn hoá cho các em Thời gian qua, giáo dục ở nước ta đã và đang thực hiện những thay đổi trong quá trình dạy học Việc đổi mới mục tiêu giáo dục theo hướng toàn diện hơn nhằm đáp ứng cho sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hoà nhập vào sự tiến bộ chung của khu vực, của thế giới đã được khẳng định rõ trong Luật giáo dục.Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định : “Giáo dục và Đào tạo
là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, nhân tài.” Rèn luyện khả năng sáng tạo cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường phổ thông Trong các môn học, môn toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng Nó giúp học sinh nhiều trong việc rèn luyện trí thông minh sáng tạo Nó còn giúp các em rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác như: cần cù và nhẫn nại ,tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác ,ham chuộng chân lý…
-Qua thực trạng, thực tiễn dạy học kết hợp nội dung chương trình sách giáo khoa mới và trình độ của đối tượng học sinh ngay từ đầu năm nên em đã quyết
Trang 2định chọn đề tài “ Đổi mới phương pháp dạy học về đại lượng và đo đại lượng ở lớp 5A3 Trường tiểu học Mỹ Phước A”
II Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu nội dung Đổi mới phương pháp dạy học về đại lượng và đo đại lượng ở lớp 5A3 Trường tiểu học Mỹ Phước A
- Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích thực trạng về các dạng toán đại lượng và
đo đại lượng ở trường tiểu học Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm đổi mới phương pháp dạy học về đại lượng và đo đại lượng ở lớp 5A3 Trường tiểu học
Mỹ Phước A”
3)Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Nhằm nêu lên những vấn đề chung liên quan đến việc nghiên cứu đề tài” đổi mới phương pháp dạy học về đại lượng và đo đại lượng ở lớp 5A3 Trường tiểu học Mỹ Phước A”
-Tìm hiểu làm sáng tỏ nhiều nội dung toán học liên quan đến việc dạy học về đại lượng và đo đại lượng
-Định hướng một số giải pháp thiết thực và cụ thể hóa nhằm giúp cho giáo viên và học sinh dạy và học phần kiến thức này đạt hiệu quả cao
II Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đổi mới phương pháp dạy học về đại lượng và đo đại lượng ở lớp 5A3 Trường tiểu học Mỹ Phước A
- Khách thể nghiên cứu: Tập thể học sinh lớp 5A3 Trường Tiểu Học Mỹ Phước A
III.Phạm vi nghiên cứu:
-Do điều kiện thời gian và bản thân bận công tác nên phạm vi nghiên cứu của
đề tài em chỉ tìm hiểu trong phạm vi lớp 5A3 Trường Tiểu học Mỹ Phước A năm học 2009-2010
Trang 3I.Cơ sở lý luận:
-Trong dạy học toán ở trường tiểu học, giải toán chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Các bài toán được sử dụng để gợi động cơ tìm hiểu kiến thức, củng
cố, luyện tập kiến thức, giải toán giúp cho việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh
-Chúng ta đã biết rằng chương trình toán ở tiểu học là chương trình thống nhất nhưng khả năng tiếp thu bài ở các em không đồng đều Đối với học sinh khá giỏi các em dễ dàng tiếp thu và giải được các dạng toán ở nhiều dạng khác nhau Tuy nhiên đối với học sinh trung bình khá thường hay có sự nhầm lẫn ở một số dạng toán Vì vậy việc chọn phương pháp giải phù hợp là rất quan trọng
-Quan niệm đổi mới giáo dục hiện nay là phương pháp dạy học dựa trên định hướng hình thành con người năng động, sáng tạo, nên cách dạy của giáo viên hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm Để các yêu cầu nêu trên việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của từng em trong lớp là hết sức quan trọng và tương đối khó, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén với sự đổi mới hiện nay Nếu dạy học mà không nắm được khả năng nhận thức ở học sinh thì việc dạy học sẽ không đạt hiệu quả cao Vì vậy người thầy phải hiểu trẻ với đầy đủ ý nghĩa của nó mới dạy học toán thành công II-Thực trạng
a-Thực trạng ở lớp:
-Học sinh lớp 5A3 Trường Tiểu học Mỹ Phước A là môi trường thuộc vùng nông thôn sâu của xã Mỹ Phước Đa số học sinh là con nông dân , đời sống kinh
tế người dân ở đây còn rất thấp ngoài giờ học các em còn phải làm công việc phụ giúp cha mẹ Nhìn chung hoàn cảnh sống của học sinh lớp tôi phần đông chỉ đủ
ăn đủ mặc Các em tự học là chính, chưa được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình b-Thực trạng giáo viên:
Trang 4-Hiện nay, một số giáo viên vẫn còn dạy toán đại lượng và đo đại lượng lớp 5 với phương pháp dạy học truyền thống, thiên về chủ yếu truyền đạt thông tin, coi giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học Nhiều giáo viên còn dạy “chay” áp đặt, chỉ đưa ra quy tắc, công thức rồi cho học sinh áp dụng vào bài tập mà không
tổ chức, hướng dẫn các em từng bước hình thành kiến thức mới Kết quả là học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe theo, suy nghĩ và làm theo thầy giáo, ít
có sự sáng tạo; việc học của học sinh vì thế diễn ra nặng nề, đơn điệu Học sinh không hứng thú học tập
-Mặt khác chương trình toán về đại lượng và đo đại lượng lại không có đồ dùng trực quan, nên rất dễ gây nhàm chán cho các em
-Tâm lí học cho rằng: Học tập là một quá trình, trong đó người học xây dựng kiến thức cho mình bằng cách liên hệ những cảm nghiệm mới với những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có, thông thường ở mỗi học sinh đã có một quan niệm, kinh nghiệm nào đó gần gũi hoặc liên quan tới kiến thức mới, chúng có thể tạo thuận lợi cho quá trình nhận thức mới của các em Trong thực tế, một số giáo viên ít quan tâm đến vấn đề này, tự cho mình quyền áp đặt kiến thức, làm hạn chế rất nhiều đến việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh
c Thực trạng học sinh:
- Tiếp thu bài thụ động lười suy nghĩ – nắm bắt kiến thức hình thành kỹ năng còn chậm
- Học sinh còn có những hạn chế trong việc nhận thức: tri giác còn gắn với hành động đồ vật, khó nhận biết được các hình khi thay đổi vị trí, kích thước, khó phân biệt những đối tượng gần giống nhau Tư duy chủ yếu là tư duy cụ thể còn tư duy trừu tượng dần dần hình thành nên học sinh khó hiểu nên học sinh khó hiểu bản chất của phép đo đại lượng
- Một số đại lượng khó mô tả bằng trực quan nên học sinh khó nhận thức
Trang 5- Trong thực hành học sinh còn hay nhầm lẫn do không nắm vững kiến thức mới
Ví dụ: khi đổi các đơn vị đo diện tích, thể tích các em còn nhầm lẫn đổi thành đơn vị đo độ dài
3.Giải Pháp đề ra:
-Để giải được các bài toán ngoài việc nắm vững các kiến thức còn cần phải có
kĩ năng giải toán, kinh nghiệm cá nhân tích luỹ được trong quá trình học tập, giáo viên có vai trò trong việc giúp học sinh nắm vững một số phương pháp giải toán
-Trong quá trình thực hiện giải pháp trên, điều em suy nghĩ trước tiên là làm sao để học sinh thực sự yêu thích môn Toán Để làm tốt những vấn đề trên cần
tổ chức thực hiện những yêu cầu sau:
1.1 Đổi mới phương pháp dạy học toán về đại lượng và đo đại lượng :
- Những phương pháp giáo dục phổ thông phải biết phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh Để thực hiện điều đó, việc đổi mới phương pháp dạy học toán về đại lượng
và đo đại lượng phải chú ý các định hướng:
a.Đề cao vai trò chủ thể của người học tập, tăng cường tính tự giác, tích
cực và sáng tạo của hoạt động học tập:
-Cần phải thực sự coi học sinh là chủ thể nắm tri thức, rèn luyện kỹ năng; các
em không phải hoàn toàn thụ động làm theo những điều bắt buộc của thầy giáo
Để làm được điều này trong dạy học, thay cho thuyết trình, đọc, nói theo tài liệu, giáo viên huy động tối đa kinh nghiệm và vốn tri thức có sẵn của học sinh vào việc dẫn dắt các em tự phát triển tri thức mới của bài học Giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập giao cho học sinh thực hiện với sự hướng dẫn cần thiết, tổ
Trang 6chức các hoạt động như quan sát, thực hành trò chơi học tập động viên các em tham gia tích cực nhằm qua đó lĩnh hội kiến thức
-Dạy học nhưng thực chất là việc tổ chức cho học sinh học trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực sáng tạo để học sinh tự phát hiện và tự chiếm lĩnh tri thức mới, vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau của cuộc sống Đó là dạy học đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh
b.Dạy tự học cho học sinh
-Trong nhà trường học sinh không thể học hết khối lượng tri thức nhân loại ngày càng tăng lên nhanh chóng trong mọi lĩnh vực.Việc học cần phải diễn ra suốt đời của mỗi một người Giáo viên cần rèn luyện cho các em tự học ngay trong quá trình học tập ở trên ghế nhà trường.Vì vậy quá trình dạy học bao gồm
cả dạy tự học Đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong học tập chính là điều kiện quan trọng trong việc dạy tự học Bởi vì các em là “sự biến đổi bản thân mình trở nên có giá trị, bằng nổ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy từ bên ngoài là một hành trình nội tại, được cắm mốc bởi kiến thức, phương pháp tư duy là sự thực hiện tự phê bình, để tự tìm hiểu bản thân mình.”
c Đưa cái mới vào dạy học một cách hợp lí để tạo ra sự phát triển mới để
nâng cao hiệu quả đào tạo mà vẫn giữ được ổn định.
-Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở phát huy mặt tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống
-Các phương pháp dạy học truyền thống gồm: quan sát, hỏi-đáp, thuyết trình….trong khi sử dụng các phương pháp này, giáo viên phải sử dụng nó theo quan điểm phát triển, kích thích và phát huy vai trò chủ động, tích cực nhận thức của người học Giáo viên không nên làm bài thay tất cả cho học sinh mà nên tăng cường tối đa sự tham gia của học sinh và giảm đến mức tối thiểu sự áp đặt của giáo viên trong quá trình dạy học
Trang 7-Liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học, đòi hỏi phải được cải tiến thiết bị dạy học, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong dạy học
1.2 Nội dung chương trình "Đại lượng và đo đại lượng" Toán lớp 5.
- Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo khối lượng
- Bổ sung các đơn vị đo diện tích: dam2, hm2, mm2, ha.Thực hành chuyển đổi giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng
- Khái niệm các đơn vị đo thể tích thông dụng: m3, dm3, cm3 Thực hành chuyển đổi giữa một số đơn vị đo thể tích thông dụng
- Bảng đơn vị đo thời gian, thực hành chuyển đổi giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng
- Thực hành tính cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo
- Nhân, chia các số đo đơn vị thời gian có đến hai tên đơn vị đo với số tự nhiên khác 0
- Biểu tượng về khái niệm vận tốc và đơn vị đo vận tốc Biết tính vận tốc của một chuyển động đều
-Ôn tập tổng kết, hệ thống hóa kiến thức về đại lượng và đo đại lượng
1.3.Đặc điểm của việc dạy học đại lượng và đo đại lượng:
a Dạng toán chuyển đổi đơn vị đo:
* Biện pháp:
- Giáo viên yêu cầu học sinh phải nắm chắc (thuộc) bảng hệ thống đơn vị đo, hiểu được mối quan hệ giữa các đơn vị đo Quan tâm rèn kỹ năng thực hiện phép tính trên số tự nhiên và số đo đại lượng
- Phải nắm được các giải pháp và thao tác thường dùng để chuyển đổi số đo Giải pháp: Thực hiện phép tính, sử dụng các hệ thống đơn vị đo
Thao tác:
+ Viết thêm hoặc xóa bớt chữ số 0
+ Chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải 1,2,3 chữ số
Trang 8Có 2 dạng bài tập thường gặp về chuyển đổi đơn vị đo đại lượng:
Dạng 1: Đổi đơn vị đo đại lượng có một tên đơn vị đo.
+ Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé.
Ví dụ 1: ( Bài 3 trang 153): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
0,5 = cm ; 1,2075km= m ; 0,064kg= g
Khi chuyển đổi tứ đơn vị mét sang cm thí số đo theo đơn vị mới phải gấp lên
100 lần so với đơn vị cũ Ta có:
0,5 x 100 = 50 Vậy: 0,5m = 50cm
+ Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn:
Ví dụ 2: (Bài 3 trang 154): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3576m= km ; 53cm = .m ; 5360kg = tấn
Khi chuyển đổi tứ đơn vị cm sang đơn vị m thì số đo tiếp theo đơn vị mới phải giảm đi 100 lần so với đơn vị cũ Ta có:
53 : 100 = 0,53 Vậy 53cm = 0,53m
Trong thực tế chuyển đổi số đo đại lượng ( trừ số đo thời gian) học sinh có thể dùng cách dịch chuyển dấu phẩy: Cứ mỗi lần chuyển sang hàng đơn vị liền sau (liền trước) thì ta chuyển dấu phẩy sang trái ( sang phải):
.1 chữ số đối với số đo độ dài và khối lượng
.2 chữ số đối với số đo diện tích
3chữ số đối với số đo thể tích
Ví dụ: a 4,3256km = m
Từ km đến m phải qua 3 lần chuyển sang đơn vị(độ dài) liền sau ( km hm dam
m) nên ta chuyển dấu phẩy sang phải 3 chữ số
4,3256km = 4325,6m
b 156mm2 = dm2
Trang 9Từ mm2 đến dm2 trải qua 2 lần chuyển sang đơn vị (diện tích) liền trước (mm2
cm2 dm2 ) nên ta dời dấu phẩy sang trái 2 x 2 = 4 chữ số
156mm2 = 0,0156dm2
Khi thực hành học sinh viết và nhẫm như sau: 56mm2 (chấm nhẹ đầu bút sau chữ số 6 tượng trưng cho dấu phẩy) 01cm2 ( Viết thêm 0 trước chữ số 1 và chấm nhẹ - chấm không để lại mực tren giấy đầu bút sau chữ số 1) 0dm2 ( đánh dấu phẩy trước chữ số 0 viết thêm một chữ số 0 nữa trước dấu phẩy)
Ta có: 156mm2 = 0,0156dm2
Dạng 2: Đổi số đo đại lượng có tên hai đơn vị đo:
- Đổi từ số đo có 2 tên đơn vị sang số đo có 1 tên đơn vị đo.
Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
5 tấn7kg = kg ; 17dm232cm2 = dm2 ; 2dcm25mm2 = .cm2
Học sinh có thể suy luận và tính toán:
5tấn 7kg = 5tấn + 7kg = 5000kg + 7kg = 5007kg
Hoặc có thể nhẩm: 5(tấn) 0(tạ) 0(yến) 7(kg) Vậy 5tấn7kg = 5007kg
Tương tự học sinh có thể suy luận:
2cm2 5mm2 = 21005 cm2 = 2,05cm2
Riêng với số đo thời gian thường chỉ dùng cách tính toán:
Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 4 ngày 18 giờ = giờ
Ta có: 4 ngày 18 giờ = 4 ngày + 18 giờ = 24giờ x 4 + 18 giờ = 114 giờ
- Đổi từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có 2 tên đơn vị đo.
Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
a 5285m = km m
Phân tích: 1m =
1000
1 km
5285m=10005285km = 51000285 km= 5km 285m
Trang 10Cách ghi: 5285m = 5km 285m.
b 3,4 giờ = giờ phút
Phân tích (cách làm): 1 giờ = 60 phút
3,4 giờ = 3,4 giờ x 60 phút = 204 phút
204 phút = 60 phút x 3 + 24 phút = 3 giờ + 24 phút
Cách ghi: 3,4 giờ = 3 giờ 24 phút
Hoặc: 3,4 giờ = 3104 giờ = 3 giờ + 104 giờ
10
4
giờ = 60 phút x104 = 24 phút
Cách ghi: 3,4 giờ = 3 giờ 24 phút
Lưu ý học sinh: Cần chú ý đến quan hệ giữa các đơn vị đo của từng loại đại
lượng để có thể chuyền đổi đúng các số đo đại lượng theo những đơn vị xác định, đặc biệt là trong những trường hợp phải thêm hay bớt chữ số 0 Đối với việc chuyển đổi số đo thời gian cần chú ý học sinh nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian và kỹ năng thực hiện các phép tính với số tự nhiên hoặc số thập phân trong việc giải các bài tập Đối với diện học sinh đại trà khong nên ra những bài tập về chuyển đổi đơn vị liên quan đến những đơn vị đo cách xa nhau hoặc xuất hiện tới 3 đơn vị cùng một lúc
Ví dụ: 5 ngày 8 giờ = phút
b Dạng toán so sánh hai số đo:
* Biện pháp: Để giải bài toán so sánh hai số đo giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuyển đổi 2 số đo cần so sánh về cùng một đơn vị đo
Bước 2: Tiến hành so sánh 2 số như so sánh 2 số tự nhiên hoặc phân số, số thập phân
Bước 3: Kết luận