những quy luật, bài học ấy vào cuộc sống để giải quyết những vấn đề hiện tại vàđịnh hướng cho tương lai.Kiến thức lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV được trình bàytrong chương tr
Trang 1Thông tin chung về sáng kiến
Trong giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 7 THCS
3 Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2013 - 2014
4 Tác giả:
- Họ và tên : Vũ Thị Lý.
- Nơi thờng trú : Yên Phong - í Yên - Nam Định
- Trình độ chuyên môn : Đại học s phạm khoa lịch sử
- Chức vụ công tác : Phó Hiệu trởng
- Nơi công tác : Trờng THCS Yên Phong
- Địa chỉ liên hệ : Yên Phong - í Yên - Nam Định
- Điện thoại : 01695976979
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến:
- Tên đơn vị : Trờng THCS Yên Phong
- Địa chỉ : Yên Phong - í Yên - Nam Định
- Điện thoại : 03506546355
DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 3Mục lục
I - Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 1
II - Thực trạng: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giảng dạy kiến thức cơ bản ở trờng trung học cơ sở 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Cơ sở xuất phát của việc giảng dạy kiến thức cơ bản ở trờng THCS 4
2.1.1.1 Mục tiêu giáo dục - đào tạo 4
2.1.1.2 Nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trờng THCS 5
2.1.1.3 Đặc điểm của quá trình nhận thức lịch sử 6
2.1.2 Quan niệm về kiến thức cơ bản 6
2.1.3 Vị trí của kiến thức cơ bản trong hệ thống kiến thức lịch sử 7
2.1.4 ý nghĩa của việc giảng dạy kiến thức cơ bản 8
2.1.4.1 Về giáo dỡng 8
2.1.4.2 Về giáo dục 9
2.1.4.3 Về phát triển 10
2.1.5 Các nguyên tắc xác định kiến thức cơ bản 11
2.2 Cơ sở thực tiễn 13
2.2.1 Đối với giáo viên 13
2.2.2 Đối với học sinh 15
III - Các giải pháp: Một số biện pháp s phạm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV lớp 7 THCS 16
3.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV 16
3.1.1 Vị trí 16
3.1.2 Mục tiêu 17
3.2 Nội dung kiến thức cơ bản cần cung cấp cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV 18
3.3 Một số yêu cầu khi giảng dạy kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV 54
3.3.1 Dựa vào mục tiêu bài học 54
3.3.2 Đảm bảo tính khoa học, vừa sức 54
3.3.3 Đảm bảo tính lịch sử cụ thể, hình ảnh 55
3.3.4 Phải phát huy tính tích cực độc lập của học sinh 56
3.4 Một số biện pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức cơ bản 57
3.4.1 Trong giờ học nội khúa 57
3.4.1.1 Xây dựng tình huống có vấn đề thông qua bài tập nhận thức 57
Trang 43.4.1.2 Sử dụng sơ đồ Đairi để khai thác SGK 58
3.4.1.3 Sử dụng lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên kết hợp với các phơng tiện trực quan để tạo biểu tợng cho học sinh 60
3.4.1.4 Vận dụng cấu trúc dạy học nêu vấn đề 72
3.4.1.5 Sử dụng các tài liệu tham khảo để bổ sung thêm những kiến thức cơ bản 75
3.4.2 Trong giờ học ngoại khúa 79
3.4.2.1 Tổ chức cho học sinh tự đọc sách 79
3.4.2.2 Hớng dẫn học sinh xây dựng hồ sơ t liệu để bổ sung kiến thức cho học sinh 80
3.4.2.3 Tổ chức trao đổi, thảo luận theo chủ đề 82
3.4.2.4 Sử dụng các câu chuyện lịch sử nhằm giúp học sinh bổ sung thêm những kiến thức cơ bản trong giờ học nội khoá 84
3.4.2.5 Xây dựng các trò chơi lịch sử 88
3.4.2.6 Tổ chức tham quan lịch sử 90
IV - Hiệu quả do sáng kiến đem lại 91
4.1 Mục đích thực nghiệm 91
4.2 Nội dung thực nghiệm 91
4.3 Đối tợng thực nghiệm 92
4.4 Kết quả thực nghiệm 92
V - Đề xuất, kiến nghị: 95 Danh mục tài liệu tham khảo
I – ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
"Lịch sử là một trong những phương tiện để thấy lại quỏ khứ và để xỏc lập một bản sắc dõn tộc"
Với những đặc trưng và ưu thế vốn cú, lịch sử là điều kiện và cơ sở để giỏo dục HS trờn tất cả cỏc mặt: đức, trớ, thể, mỹ Dạy và học tốt bộ mụn lịch sử
sẽ gúp phần đào tạo con người phỏt triển toàn diện, phục vụ cho cụng cuộc xõy dựng và bảo vệ Tổ quốc
Dạy học lịch sử trước hết phải cung cấp cho HS những sự kiện cơ bản, trờn cơ sở đú phỏt triển năng lực tư duy độc lập, sỏng tạo của HS để hỡnh thành những biểu tượng, khỏi niệm, rỳt ra những quy luật, bài học, biết vận dụng
Trang 5những quy luật, bài học ấy vào cuộc sống để giải quyết những vấn đề hiện tại vàđịnh hướng cho tương lai.
Kiến thức lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV được trình bàytrong chương trình lịch sử lớp 7 THCS, giúp HS thấy được một bức tranh toàndiện về quá trình xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế và nhữngthành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học - kỹ thuật củanước ta trong các thế kỷ X - XV
Trong những năm gần đây, mặc dù chất lượng giáo dục nói chung và chấtlượng dạy và học lịch sử đã được nâng lên, nhưng thực tiễn việc dạy và học lịch
sử vẫn còn rất nhiều điều đáng lo ngại và cần phải thay đổi:
Nhiều HS không thấy được sự cần thiết của bộ môn lịch sử, các em không
có niềm đam mê với bộ môn vì vậy dẫn đến thái độ học tập để đối phó, học chỉ
để thi cho xong Điều đó dẫn đến thực trạng các em học trước quên sau, khôngnắm được những kiến thức lịch sử cơ bản, hiện tượng nhầm lẫn những sự kiện,nhân vật lịch sử vẫn trở nên phổ biến
Việc giảng dạy của GV cũng còn nhiều hạn chế: hiện tượng thày đọc - tròchép vẫn còn phổ biến, thậm chí một số GV còn biến bài giảng của mình thànhmột bài tóm tắt SGK Nhiều GV xác định chưa đúng và đủ kiến thức cơ bản cầnphải dạy, không có những biện pháp sư phạm để truyền thụ kiến thức cơ bản tốtnhất cho HS Do đó, không phát huy được hết ưu thế của bộ môn lịch sử trongviệc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo
Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều, song chủ yếu là do thái độ họctập của HS và phương pháp giảng dạy của GV
Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử đã trở thànhmột yêu cầu cấp thiết hiện nay GV phải là người định hướng để các em pháttriển tối đa năng lực tư duy độc lập, sáng tạo Muốn giúp HS đánh giá đúng các
sự kiện, hiện tượng lịch sử, trước hết GV phải giúp các em nắm vững chắc hệ
thống kiến thức cơ bản, HS phải trả lời được các câu hỏi: Ai? Ở đâu? Bao giờ?
Trang 6Như thế nào? Vì sao? Điều này đòi hỏi GV phải có những biện pháp sư phạm
phù hợp để xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản cho HS
Xuất phát từ tầm quan trọng của bộ môn lịch sử và thực trạng giảng dạykiến thức lịch sử cơ bản ở trường THCS hiện nay, tôi lựa chọn đề tài: "Một sốbiện pháp sư phạm giúp HS ghi nhớ kiến thức cơ bản trong dạy học phần lịch sử
Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV chương trình lớp 7 THCS” làm sáng kiến
kinh nghiệm trong năm học 2013- 2014 của mình
* Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình giảng dạy kiến thức cơ bảntrong dạy học lịch sử ở trường THCS
* Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Mục đích.
Trên cơ sở tìm hiểu các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy họclịch sử nói chung, về kiến thức cơ bản nói riêng và xuất phát từ thực tiễn dạyhọc lịch sử ở trường THCS, tôi đề xuất một số biện pháp sư phạm cụ thể đểhướng dẫn học sinh ghi nhớ và nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về học tậplịch sử Việt Nam từ thế kỷ X - XV
Nhiệm vụ.
Để thực hiện được mục đích trên, tôi xác định nhiệm vụ của đề tài là:Tìm hiểu lý luận của môn lịch sử nói chung và vấn đề kiến thức cơ bảntrong dạy học lịch sử ở trường THCS nói riêng
Khai thác nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam các thế kỷ X - XV, trongsách giáo khoa lớp 7 THCS
Điều tra cơ sở thực tiễn dạy học kiến thức cơ bản ở trường THCS để làm
cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu đề tài
Đề xuất một số biện pháp sư phạm hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến thức
cơ bản và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng những lý luận đưa ra
* Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở phương pháp luận.
Trang 7Cơ sở phương pháp luận của đề tài là những quan điểm cơ bản của Đảng
và tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục dạy học nói chung và dạyhọc lịch sử nói riêng
Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu và vận dụng lý luận dạy học nói chung, dạy học và nghiêncứu lịch sử nói riêng về kiến thức lịch sử nói chung, kiến thức cơ bản nói riêngtrong dạy học lịch sử ở trường THCS
Nghiên cứu khai thác sách giáo khoa đặc biệt là chương trình lịch sử Việt Nam
Sử dụng các phương pháp điều tra tích cực để kiểm tra thực tiễn dạy học,làm cơ sở cho lý luận và quá trình nghiên cứu
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Về lý luận: Đề tài giúp tôi nâng cao trình độ lý luận dạy học bộ môn lịch
sử ở trường THCS Nâng cao năng lực chuyên môn trong việc xác định và giảngdạy kiến thức lịch sử cơ bản
Về thực tiễn: Đề tài được kiểm nghiệm tính thực thi về các biện pháp giúphọc sinh ghi nhớ kiến thức cơ bản, vì thế sẽ xác định được các biện pháp dạyhọc tích cực, cụ thể đối với từng đối tượng nhận thức để đạt kết quả giáo dụccao nhất
* Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu về các biện pháp sư phạm để giúp học sinh ghinhớ kiến thức cơ bản khi học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
* Cấu trúc đề tài: Gồm có 5 phần
I - Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
II - Thực trạng: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giảng dạy kiến thức cơbản ở trường THCS
III - Các giải pháp: Một số biện pháp sư phạm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức
cơ bản trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV lớp 7 THCS
IV - Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Trang 8V - Đề xuất, kiến nghị.
II - THỰC TRẠNG: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIẢNG DẠY KIẾN THỨC CƠ BẢN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Cơ sở xuất phát của việc giảng dạy kiến thức cơ bản ở trường THCS 2.1.1.1 Mục tiêu giáo dục - đào tạo.
Mục tiêu giáo dục của các cấp học trong nhà trường nói chung, củatrường THCS nói riêng phải quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước về giáo dục
Mục tiêu giáo dục đào tạo đã được chỉ rõ trong Luật giáo dục năm 2005:
"Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sứckhoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc vàCNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của côngdân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (điều 2,chương I, Những quy định chung)
Như vậy, mục tiêu giáo dục của các cấp học đối với tất cả các môn họcđều hướng tới một cái đích chung là phát triển toàn diện nhân cách HS trên tất
cả các mặt: trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của đấtnước trong công cuộc xây dựng CNXH
2.1.1.2 Nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trườngTHCS.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thời xưa ở nước ta, sử học đã đượcđưa vào giảng dạy trong trường học và được xem là một trong hai bộ môn quantrọng nhất của nội dung giáo dục, đó là Kinh và Sử Trải qua nhiều thế kỷ, vớinhiều cuộc sàng lọc, sử học vẫn giữ được vị trí quan trọng trong giáo dục ở cácnhà trường: Sử học được coi là: "Bà hoàng của các khoa học", là: "Thày dạy củacuộc sống"
Trong những năm qua, sử học đã đi vào giáo dục với một tư thế vữngvàng, với tư cách là một bộ môn có những đóng góp quan trọng trong việc xâydựng con người mới phục vụ đất nước và thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung
Trang 9Về giáo dưỡng:
Bộ môn lịch sử cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản bao gồm: sự
kiện lịch sử, các khái niệm, thuật ngữ, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu
và học tập phù hợp với trình độ của HS Trên cơ sở đó, HS rút ra những quy luật
về sự phát triển của xã hội và những bài học lịch sử bổ ích để các em nhận thứcđúng con đường phát triển của loài người nói chung và của dân tộc ta nói riêng
Về giáo dục:
Bộ môn lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội, không chỉ cung cấp
những tri thức khoa học về sự phát triển của xã hội loài người và của dân tộc màtrên cơ sở những kiến thức cơ bản đó còn giáo dục quan điểm tư tưởng, lậptrường, phẩm chất đạo đức, nhân cách, tình cảm cho HS Hình thành cho các emnhững phẩm chất thiết yếu của con người trong thời đại mới: lòng yêu nước, yêu
xã hội XHCN, tinh thần đoàn kết quốc tế, niềm tin vào con đường phát triển củađất nước mà Đảng và Nhà nước đã lựa chọn
Về phát triển:
Rèn luyện cho HS khả năng tư duy biện chứng trong nhận thức và hoạt
động, biết phân tích, so sánh, đánh giá các vấn đề quan trọng của lịch sử Đồngthời rèn luyện cho HS kỹ năng thực hành bộ môn: làm và sử dụng các loại đồdùng trực quan, kỹ năng đọc, hiểu SGK, kỹ năng nói và viết
2.1.1.3 Đặc điểm của quá trình nhận thức lịch sử.
Đặc điểm nhận thức của HS THCS:
Về mặt tâm lý, HS THCS (lứa tuổi 11 - 14) là độ tuổi phát triển hết sứcsôi động và toàn diện về mặt tâm sinh lý và hoạt động xã hội Ở lứa tuổi này, ởcác em bước đầu đã có sự phát triển về khả năng tư duy logic, tư duy lý luận và
tư duy trừu tượng, các em đã hình thành khả năng làm việc một cách độc lập vàsáng tạo, đặc biệt phát triển năng lực so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá đểtìm ra bản chất của vấn đề, rút ra những khái niệm, bài học, quy luật cần thiết
Đặc điểm của quá trình nhận thức lịch sử:
Trang 10Quá trình nhận thức lịch sử ở trường THCS cũng tuân theo những quyluật chung của nhận thức hiện thực khách quan mà V.I.Lênin đã chỉ ra: "Từ trựcquan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn"
Tuy nhiên do đặc trưng của bộ môn lịch sử nên quá trình nhận thức lịch
sử lại có những đặc điểm riêng: kiến thức lịch sử là những sự kiện, hiện tượng
cụ thể đã xảy ra trong quá khứ, không còn tồn tại, diễn ra một cách khách quan,không phụ thuộc vào ý thức con người Lịch sử không lặp lại và không thể làmthí nghiệm cho HS quan sát như các bộ môn khoa học tự nhiên khác Chính vìvậy nhận thức lịch sử không bắt đầu từ: "trực quan sinh động", mà bắt đầu từviệc tri giác tài liệu học tập để nắm vững những sự kiện lịch sử cụ thể, trên cơ sở
đó tạo biểu tượng, hình thành khái niệm và rút ra quy luật, bài học
2.1.2 Quan niệm về kiến thức cơ bản.
Để hiểu về kiến thức cơ bản trước hết cần phải hiểu thế nào là cơ bản? Theo từ điển tiếng Việt: "Cơ bản là cái làm cơ sở cho những cái kháctrong toàn bộ hệ thống" Cũng theo từ điển tiếng Việt: Kiến thức là những trithức, hiểu biết được tích luỹ trong quá trình học tập, lao động
Dựa vào những định nghĩa này, ta có thể hiểu một cách chung nhất: Kiếnthức cơ bản là những tri thức, những hiểu biết mang tính cốt lõi, bản chất trongtoàn bộ hệ thống tri thức, là cơ sở để nhận biết và hiểu những kiến thức khác
Vậy kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử là gì?
Đây là vấn đề rất được quan tâm trong công tác nghiên cứu và giảng dạylịch sử Nó được đưa ra thảo luận trong rất nhiều các hội thảo khoa học, thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà sử học trong và ngoài nước
Theo quan điểm của nhà sử học Đairi: "Tất cả các yếu tố nào hợp thành tri thức lịch sử cơ bản đều phải tham gia vào việc giải quyết biến cố lịch sử và quá trình lịch sử Đó là cái gì đã xảy ra? Xảy ra ở đâu và lúc nào? Ai hành động? Hành động như thế nào và vì sao?
Có thể coi đây chính là tiêu chuẩn để đánh giá về một sự kiện lịch sử nào
đó là cơ bản hay không cơ bản
Trang 11Trong cuốn: "Phương pháp dạy học lịch sử", giáo sư Phan Ngọc Liên và giáo sư Trần Văn Trị cũng chỉ rõ: "Kiến thức cơ bản là những sự kiện lịch sử tiêu biểu có thể vẽ lên bức tranh quá khứ một cách chân thực nhất".
Theo các quan điểm và định nghĩa trên, kiến thức cơ bản bao gồm các nộidung chính sau:
Thứ nhất: Là hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu để vẽ lên bức tranh
quá khứ một cách chân thực nhất
Thứ hai: Là những khái niệm quan trọng nhất để HS nắm được bản chất
của những vấn đề, là cơ sở để rút ra quy luật, bài học lịch sử
Thứ ba: Là những phương pháp cơ bản để lĩnh hội kiến thức và bước đầu
vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống
2.1.3 Vị trí của kiến thức cơ bản trong hệ thống kiến thức lịch sử.
Kiến thức lịch sử cơ bản là bộ phận quan trọng nhất, cốt lõi nhất mangtính chất nền tảng của kiến thức khoa học lịch sử Kiến thức cơ bản là sợi chỉ đỏ,
là xương sống trong toàn bộ hệ thống kiến thức lịch sử, là chìa khoá để biết vàhiểu bức tranh quá khứ lịch sử một cách toàn diện
Vì sao phải xác định kiến thức cơ bản?
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cáchmạng khoa học kỹ thuật, con người phải tiếp xúc và xử lý khối lượng thông tin,tri thức khoa học lớn Trong khi đó khả năng tiếp nhận, lĩnh hội và xử lý thôngtin của con người thì có giới hạn
Trong hoạt động giáo dục ở trường THCS, mâu thuẫn đó được biểu hiệngiữa nội dung kiến thức phong phú, vô tận, với thời gian học tập và trình độnhận thức có hạn của HS
Đặc biệt với môn lịch sử thì mâu thuẫn này càng thể hiện rõ rệt hơn Vớithời lượng chỉ có 1 tiết/tuần đối với lớp 6, 2 tiết/tuần đối với lớp 7 và 1,5tiết/tuần đối với lớp 8 và lớp 9
Vậy làm thế nào để giúp các em nắm được bức tranh quá khứ của loàingười và của dân tộc hàng triệu năm nay?
Trang 12Cần phải hiểu, để giúp HS học tập tốt lịch sử, không có nghĩa là chúng tacung cấp tất cả những sự kiện lịch sử đã xảy ra - đó là điều không thể Thậm chílàm như vậy còn gây ra tình trạng quá tải, nhồi nhét kiến thức cho HS, khiến các
em cảm thấy khó khăn, nhàm chán đối với việc học tập bộ môn
Vì thế, việc lựa chọn và truyền thụ cho HS kiến thức cơ bản trở nên vôcùng quan trọng, là cơ sở để nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử, nâng cao kết quảcủa giáo dưỡng, giáo dục, phát triển ở mức cao nhất mà không khiến HS phảihọc quá tải về mặt kiến thức, lại tiết kiệm được thời gian, công sức của mình
2.1.4 Ý nghĩa của việc giảng dạy kiến thức cơ bản.
Việc giảng dạy kiến thức cơ bản có tác dụng phát triển toàn diện nhâncách HS trên cả ba mặt: Giáo dưỡng, giáo dục và phát triển:
2.1.4.1 Về giáo dưỡng.
Với những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, GV sẽ dẫn dắt HS đi từbiết đến hiểu lịch sử Mỗi sự kiện lịch sử cụ thể, chính xác và cơ bản sẽ là mộtmiếng ghép quan trọng để tạo nên bức tranh quá khứ lịch sử toàn diện Trên cơ
sở những kiến thức cơ bản được cung cấp, HS sẽ nắm được tri thức lịch sử mộtcách hệ thống, hình thành biểu tượng, giải thích được mối liên hệ giữa các sựkiện, trên cơ sở đó có những nhận định, đánh giá đúng về sự kiện lịch sử Các
em sẽ hiểu được các sự kiện lịch sử không diễn ra một cách rời rạc mà liên hệmật thiết với nhau, sự kiện này có thể là nguyên nhân, kết quả của sự kiện khác
Ví dụ: Khi dạy học về lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 - 1945, để HShiểu rõ được sự thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945 không phải là
ăn may như quan niệm của các sử gia tư sản, GV cần phải cho HS nắm đượckiến thức cơ bản về phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cuộc vận động 1936 -
1939 Đây chính là hai lần diễn tập chuẩn bị cho sự thắng lợi của Cách mạngtháng Tám năm 1945
Từ đó HS hiểu được mối liên hệ giữa các biến cố lịch sử, hiểu được cáchmạng tháng Tám không phải là ngẫu nhiên, ăn may mà là một quá trình chuẩn bịlâu dài
Trang 13Trên cơ sở nắm vững, hiểu sâu kiến thức cơ bản, HS sẽ rút ra những bàihọc kinh nghiệm, quy luật phát triển của xã hội loài người để vận dụng giảiquyết các vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
Ví dụ: Khi học về Cách mạng tháng Tám năm 1945, các em sẽ rút ra đượcbài học kinh nghiệm quý báu về việc chớp thời cơ: "Nhật - Pháp bắn nhau vàhành động của chúng ta”! Các em sẽ hiểu được thời cơ chỉ diễn ra một lần duynhất, vì vậy trong cuộc sống chúng ta cần phải biết tận dụng tối đa mọi cơ hội cóthể để vươn đến thành công
2.1.4.2 Về giáo dục.
Kiến thức lịch sử cơ bản không chỉ có tác dụng hình thành những hiểubiết khoa học mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS, khi GVhình thành các biểu tượng lịch sử cụ thể, sống động, các em sẽ như được "nhậpthân vào sự kiện và nhân vật", để khơi dậy trong các em những cảm xúc tựnhiên: yêu, ghét, khâm phục, kính trọng Đó chính là cơ sở tốt nhất để giáo dục
tư tưởng, tình cảm, hình thành nhân cách cao đẹp cho các em
Ví dụ: Khi dạy về Mục II, bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỷ XIII”, hình tượng người thiếu niên Trần Quốc Toản
sẽ là một tấm gương giáo dục rất lớn cho HS Bởi lẽ, Trần Quốc Toản cũng ở độtuổi tương đương với các em, các em như nhìn thấy hình ảnh của mình qua hànhđộng: "bóp nát quả cam" của Trần Quốc Toản - một hành động thể hiện sự phản
ứng mạnh mẽ thường thấy ở độ tuổi thanh thiếu niên “Lòng yêu nước của HS được vun đắp từ những điều giản dị’, từ những xúc cảm lịch sử, trong các em sẽ
hình thành một cách tự nhiên tình cảm đối với quê hương, đất nước, niềm tự hào
về truyền thống dân tộc, khơi dậy trong các em ý thức giữ gìn, bảo vệ những disản văn hóa của ông cha ta để lại, những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta
2.1.4.3 Về phát triển.
HS nắm vững các kiến thức cơ bản sẽ tạo điều kiện cần và đủ để rèn luyện
và phát triển tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành Hơn nữa để giảng dạy tốtcác kiến thức cơ bản, GV phải sử dụng rất nhiều các biện pháp sư phạm: sử
Trang 14dụng ngôn ngữ kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan Khi sử dụng nhuầnnhuyễn các biện pháp này, GV đã phát huy được tính tích cực độc lập trongnhận thức của HS, rèn luyện cho HS kỹ năng thực hành bộ môn Lý luận và thựctiễn dạy học đã khẳng định: việc rèn luyện kỹ năng và phát triển tư duy chỉ cóthể làm được tốt trên nền tảng kiến thức cơ bản được truyền thụ.
Giảng dạy kiến thức cơ bản sẽ giúp HS rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Khi GV chỉ cho HS thấy kiến thức nào là cơ bản nhất, đâu là sợi chỉ đỏtrong hệ thống kiến thức, các em sẽ định hướng mình cần phải học kỹ cái gì,lướt qua cái gì Từ đó khiến cho các em không có cảm giác lười học, ngại họckhi đứng trước một khối lượng kiến thức khá nhiều trong SGK Đồng thời đểgiảng dạy tốt kiến thức cơ bản, GV phải vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn nhiềubiện pháp sư phạm Muốn sử dụng hiệu quả các biện pháp sư phạm trong giáodục, đòi hỏi người GV phải luôn rèn luyện các thao tác, kỹ năng sư phạm, GVphải biết khai thác, sử dụng các loại đồ dùng trực quan, kết hợp với tài liệu thamkhảo và đặc biệt là ngôn ngữ trình bày cô đọng, súc tích, có điểm nhấn
Như vậy, việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho HS không chỉ có ý nghĩagiáo dục HS, mà còn là động cơ để GV tự phấn đấu hoàn thiện bản thân
2.1.5 Các nguyên tắc xác định kiến thức cơ bản.
Việc xác định kiến thức cơ bản phải dựa trên một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Kiến thức cơ bản được xác định phải căn cứ vào mục tiêu
giáo dục - đào tạo của đất nước ở từng thời kỳ lịch sử cụ thể.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, đất nước ta lại có những nhiệm vụ
cụ thể khác nhau Để thực hiện thành công nhiệm vụ cách mạng trong mỗi thời
kỳ lịch sử của đất nước thì nội dung, mục tiêu giáo dục - đào tạo nói chung, của
bộ môn lịch sử nói riêng lại có những thay đổi cho phù hợp Chính vì vậy, cónhững kiến thức trong giai đoạn này là cơ bản nhưng lại không phải là cơ bản ởgiai đoạn khác
Trang 15Ví dụ: Trong thời kỳ diễn ra hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, để phục vụ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bộ môn lịch
sử thường hướng vào các nội dung quân sự, đấu tranh cách mạng, ca ngợi tinhthần đoàn kết, đấu tranh của dân tộc Các nội dung kiến thức về văn hóa, kinh tếtrở nên ít quan trọng hơn
Còn trong giai đoạn hiện nay, đất nước được hòa bình độc lập, mục tiêuchiến lược của cách mạng giai đoạn này là xây dựng CNXH, với mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh thì nhiệm vụ của giáo dục thời kỳnày là đào tạo con người toàn diện về mọi mặt, do đó nội dung giáo dục nóichung, giáo dục lịch sử nói riêng phải được đảm bảo trên tất cả các lĩnh vực, bêncạnh những kiến thức về quân sự vẫn tiếp tục được giảng dạy, còn có nhữngkiến thức quan trọng khác như chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục
Thứ hai: Xác định kiến thức cơ bản phải căn cứ vào mục đích, yêu
cầu, trình độ nhận thức của HS ở mỗi lớp, mỗi cấp cụ thể.
Kiến thức cơ bản được xác định có sự khác biệt giữa các cấp học Chươngtrình lịch sử ở trường THPT và THCS được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâmkết hợp với đường thẳng Những kiến thức cơ bản đã được học ở bậc THCS sẽđược tiếp tục học ở bậc THPT Tuy vậy do nhận thức của HS THPT khác với
HS THCS nên yêu cầu, nhiệm vụ, mục đích học tập đề ra cũng khác Sự khácbiệt trình độ giữa THCS và THPT không phải ở khối lượng kiến thức mà ở trình
độ chương trình Nếu ở THCS, HS phải nắm vững kiến thức cơ bản, chủ yếu làcác sự kiện, nhân vật, địa danh, thời gian một cách cụ thể, bước đầu rút ra nhữngkhái niệm đơn giản, thì ở THPT trên cơ sở những sự kiện cụ thể, HS phải đánhgiá, khái quát hóa ở mức độ cao, để rút ra những quy luật, bài học quan trọng Vìthế, việc xác định và lựa chọn kiến thức cơ bản phải có sự khác nhau giữa cáccấp học
Vì vậy, tôi muốn nhấn mạnh: GV khi xác định và truyền thụ kiến thức cơ
bản cho HS, nhất định phải chú ý đến đối tượng nhận thức Đây là một trong
Trang 16những yêu cầu quan trọng để đảm bảo sự thành công trong việc giảng dạy kiếnthức cơ bản.
Thứ ba: Việc xác định các kiến thức cơ bản phải căn cứ vào ý nghĩa
giáo dục của các sự kiện.
Kiến thức cơ bản phải đảm bảo giáo dục HS trên cả ba mặt: giáo dưỡng,giáo dục và phát triển Do đó, trong nội dung bài học lịch sử có những sự kiệnđôi khi không ảnh hưởng đến sự phát triển của một giai đoạn lịch sử nhất định,cũng không có ý nghĩa quan trọng đối với giai đoạn lịch sử sau đó, nhưng lại có
ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức của HS thì vẫn được coi là kiếnthức cơ bản
Ví dụ khi dạy về bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), GV cóthể cung cấp thêm cho các em về sự kiện: "Lê Lai cứu chúa":
Năm 1418, nghĩa quân Lam Sơn bị quân Minh vây hãm ở núi Chí Linh,tình hình vô cùng nguy hiểm Trong lúc nguy cấp, Lê Lai đã đóng giả Lê Lợi,đánh lừa quân địch để Lê lợi có cơ hội mở đường máu thoát vòng nguy hiểm
Và Lê Lai đã hy sinh Sự kiện này không có ý nghĩa lớn về mặt kiến thức nhưnglại có tính giáo dục rất cao, HS thấy được sự trung thành, tinh thần hy sinh xảthân vì nghĩa lớn của vị anh hùng Lê Lai Qua đó giáo dục cho các em cách hànhđộng, ứng xử trong cuộc sống hiện tại
Thứ tư: Khi xác định kiến thức cơ bản phải chú ý tới những thành tựu
hiện đại của khoa học giáo dục, khoa học lịch sử, phương pháp dạy học lịch sử.
Nhìn chung, kiến thức trong SGK là những kiến thức cốt lõi cần thiết cho
sự hiểu biết của HS về lịch sử, tuy thế SGK là một loại tài liệu tương đối tĩnh, sựthay đổi của SGK không thể theo kịp sự phát triển của khoa học Vì vậy, để đảmbảo kiến thức cơ bản luôn là những kiến thức chính xác nhất, GV phải thườngxuyên cập nhật những thành tựu mới nhất của khoa học, những đánh giá, nhữngquan điểm mới về các sự kiện lịch sử của các nhà nghiên cứu, đương nhiênnhững thành tựu này phải được khoa học công nhận về độ chính xác
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Trang 17Bộ môn lịch sử có ưu thế rất lớn trong việc giáo dưỡng, giáo dục và pháttriển HS.
Tuy vậy trong những năm gần đây, xuất hiện quan điểm phân biệt "mônchính", "môn phụ" và lịch sử được xếp vào hàng các môn phụ Quan điểm nàymặc dù đã bị lên án nhiều nhưng nhìn chung vẫn còn rất phổ biến trong dư luận
xã hội, trong tư tưởng của phụ huynh và HS Điều này ảnh hưởng rất lớn đếnchất lượng dạy học lịch sử
Để tìm hiểu rõ về thực trạng giảng dạy kiến thức cơ bản bộ môn lịch sử ởtrường THCS hiện nay, tôi đã tiến hành điều tra trực tiếp ở trường THCS YênPhong Hình thức điều tra: thông qua phiếu điều tra
Tôi đã tiến hành phát 240 phiếu điều tra dành cho HS ở 3 lớp 7,8,9 củatrường THCS Yên Phong và thu về 240 phiếu, phát 9 phiếu điều tra dành cho
GV và thu về 9 phiếu
Kết quả thu được như sau:
2.2.1 Đối với GV.
Điều tra nhận thức của GV về kiến thức cơ bản: Có 47,2% GV cho
rằng kiến thức cơ bản là những kiến thức cần thiết cho việc hiểu biết của HS, có40,5% GV cho rằng kiến thức cơ bản là những kiến thức chủ yếu trong SGK,12,3% GV cho rằng kiến thức cơ bản là sự tóm tắt SGK một cách khoa học
Thực tiễn điều tra cho thấy: Nhiều GV đã xác định đúng kiến thức cơ bản.Tuy vậy vẫn còn một số GV không phân biệt rõ kiến thức cơ bản và kiến thứcchủ yếu, thậm chí còn có GV chưa quan niệm đúng về kiến thức cơ bản Điềunày chứng tỏ thực tế giảng dạy kiến thức cơ bản lịch sử hiện nay ở trường THCScòn chưa đảm bảo bởi lẽ GV xác định kiến thức cơ bản không đúng thì khôngthể cung cấp cho HS hệ thống kiến thức khoa học và đầy đủ được
Điều tra về nguyên tắc xác định kiến thức cơ bản: Có 29,4% GV đưa
ra ý kiến là cần chú ý đến đối tượng HS, có 42% GV đưa ra ý kiến là cần chú ýđến mục tiêu bài học và chương trình, có 14,4% GV cho rằng cần chú ý đến
Trang 18dung lượng thời gian và có 14,2% GV đưa ra ý kiến khác là chú ý đến đối tượngnhận thức và mục tiêu bài học
Như vậy, GV cũng đã xác định được nguyên tắc để xác định kiến thức cơbản, nhưng chưa đầy đủ Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiến thức cơbản đã xác định không thỏa mãn được nhu cầu nhận thức của các đối tượng HS
Điều tra về biện pháp giảng dạy kiến thức cơ bản: Tôi đưa ra câu hỏi:
Để truyền thụ kiến thức cơ bản cho HS, thầy (cô) thường sử dụng biện phápnào? Kết quả: có 55,4% GV lựa chọn biện pháp sử dụng lời nói sinh động, tàiliệu tham khảo, khai thác kênh hình, kết hợp với tổ chức trao đổi đàm thoại, có29,3% GV lựa chọn phương án sử dụng cấu trúc dạy học nêu vấn đề, và có15,3% GV đưa ra ý kiến riêng cho rằng cần phải kết hợp việc trình bày, miêu tảvới sử dụng phương tiện trực quan, sử dụng hệ thống câu hỏi, sử dụng cấu trúcdạy học nêu vấn đề
Điều đó chứng tỏ, GV cũng đã xác định được các biện pháp để truyền thụkiến thức cơ bản cho HS Tuy vậy, vẫn chưa có sự kết hợp linh hoạt giữa cácbiện pháp Thậm chí trong một số tiết dự giờ, hầu như vẫn phổ biến tình trạng
GV dạy chay, ít sử dụng đồ dùng trực quan Đặc biệt hầu hết GV ít chú ý đếnviệc củng cố kiến thức cho HS, đây là công việc rất quan trọng để hệ thống lạikiến thức cơ bản trong toàn bài, nhưng hầu như không được GV quan tâm
Đặc biệt về phương pháp giảng dạy còn nhiều vấn đề tồn tại: Ngoài lược
đồ các trận đánh lớn, phục vụ cho nội dung kiến thức quân sự, thì GV hầu nhưkhông sưu tầm thêm những đồ dùng trực quan về các lĩnh vực kiến thức khác đểgiảng dạy cho HS, không tạo được cho HS những biểu tượng lịch sử quan trọng
GV không khai thác hết các hình thức tổ chức hoạt động tổ, nhóm của HS, chủyếu là GV phát vấn – HS trả lời, làm cho giờ học đôi khi nặng nề, nhàm chán
2.2.2 Đối với HS.
* Để điều tra quan niệm của các em về kiến thức cơ bản, tôi đưa câu hỏi:Theo em kiến thức cơ bản gồm những yếu tố nào ?
Trang 19Kết quả điều tra: Có 50% HS cho kiến thức cơ bản gồm các sự kiện lịch
sử, niên đại, địa danh, nhân vật lịch sử, quy luật, khái niệm, bài học, có 37% HScho rằng kiến thức cơ bản gồm các sự kiện, nhân vật lịch sử, có 13% HS có ýkiến là kiến thức cơ bản gồm các khái niệm, quy luật, bài học
Nhìn chung các em đã có nhận thức đúng về nội dung của kiến thức cơ
bản Bên cạnh đó vẫn còn không ít em xác định chưa đầy đủ về nội dung kiếnthức cơ bản Đây là một thiếu sót rất lớn, đòi hỏi GV phải có định hướng lại chocác em, để từ đó các em có biện pháp học tập tốt hơn
* Để điều tra về phương pháp học tập kiến thức cơ bản, tôi sử dụng câu
hỏi: Để ghi nhớ kiến thức cơ bản các em thường vận dụng biện pháp nào?
Hầu hết các em đều cho rằng cần kết hợp bài giảng của GV với SGK, tàiliệu tham khảo, trả lời và làm bài tập của GV giao
* Để kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, tôi đưa một bài tập nhỏ:
Em hãy n i các c t n i dung sau cho phù h p:ối các cột nội dung sau cho phù hợp: ột nội dung sau cho phù hợp: ột nội dung sau cho phù hợp: ợp:
Lê Hoàn Người cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long 1010
Lý Thái Tổ Người có công dẹp loạn 12 sứ quân 1428
Trang 20lẫn Bà Triệu là em của Bà Trưng, Lê Hoàn là anh của Lê Lợi, Lý Công Uẩn, Lý
Bí là hai anh em…)
Tóm lại: Việc tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học kiến thức cơbản sẽ là cơ sở quan trọng để tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này Thực tiễn chấtlượng dạy và học kiến thức cơ bản của môn lịch sử nói chung, dạy học lịch sửViệt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV nói riêng ở trường THCS hiện nay đãkhẳng định vai trò quan trọng, sự cần thiết phải đổi mới phương pháp trong dạyhọc lịch sử Đó là cơ sở để tôi đề xuất một số biện pháp sư phạm giúp HS ghinhớ kiến thức cơ bản
III – CÁC GIẢI PHÁP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GIÚP HỌC SINH GHI NHỚ KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV LỚP 7 THCS
3.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
3.1.1 Vị trí.
Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV được giảng dạy ở chươngtrình lớp 7 THCS, gồm 4 chương với 13 bài, trình bày những nội dung cốt lõinhất trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục Với
bố cục đó sẽ giúp HS có được cái nhìn cơ bản, toàn diện về một thời kỳ lịch sử,một lát cắt quan trọng của lịch sử phong kiến Việt Nam Đây sẽ là những kiếnthức mang tính chất nền tảng, là cơ sở giúp các em tiếp tục tìm hiểu về lịch sửViệt Nam ở các giai đoạn tiếp theo
3.1.2 Mục tiêu.
Quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chếgiai đoạn này là một quá trình rất lâu dài: 6 thế kỷ, trải qua các triều đại: Ngô(939 - 967), Đinh (968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009), Lý (1009 - 1224), Trần(1225 - 1400), Hồ (1400 - 1407), Lê sơ (1428 - 1527)
Trang 21Lịch sử Việt Nam là sự đan xen giữa quá trình dựng nước và giữ nước Hai quá trình này luôn gắn bó mật thiết với nhau: đất nước được xây dựngvững mạnh, dân chúng được ấm no thì độc lập dân tộc được bảo vệ toàn vẹn vàngược lại.
Để giúp HS hiểu sâu kiến thức cơ bản, cần phải hình thành cho các em hệthống những khái niệm quan trọng như: "quân chủ chuyên chế", "ngụ binh ưnông", "tiên phát chế nhân", "thanh dã"
Thông qua những kiến thức lịch sử cơ bản, giáo dục cho các em những tưtưởng, tình cảm, hình thành niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống yêunước, ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự chủ, giáo dục cho HS về vai trò của
cá nhân và quần chúng trong lịch sử, sự kính trọng đối với những cá nhân vĩ đại,
sự khâm phục, trân trọng đối với nhân dân - những người làm nên lịch sử
Đồng thời, các em cũng tự hào về một đất nước giàu truyền thống vănhóa, với nhiều công trình văn hóa, kiến trúc độc đáo thể hiện rõ sự sáng tạo và ýthức dân tộc sâu sắc Qua đó hình thành cho các em ý thức bảo vệ, giữ gìn các disản văn hóa của dân tộc
Để giảng dạy tốt kiến thức cơ bản, GV phải sử dụng rất nhiều các biệnpháp sư phạm, góp phần phát triển năng lực tư duy, độc lập của các em: tạo biểutượng, hình thành khái niệm, rút ra quy luật, bài học cần thiết Đồng thời, pháttriển cho các em kỹ năng thực hành bộ môn: làm, sử dụng các loại đồ dùng trựcquan, kỹ năng nói, viết, trình bày vấn đề một cách độc lập, rõ ràng trước tập thể
3.2 Nội dung kiến thức cơ bản cần cung cấp cho HS khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
Trong quá trình giảng dạy những nội dung kiến thức cơ bản của môn lịch
sử nói chung, nhữngkiến thức cơ bản phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế
kỷ XV nói riêng, tôi luôn sử dụng các kênh hình, tranh ảnh minh họa, liên hệ vớithực tế để giáo dục tư tưởng cho HS Các kênh hình, tranh ảnh minh họa giúpcho HS hình dung được vấn đề cụ thể hơn, huy động được sự tham gia đồng bộ
Trang 22của nhiều giác quan đặc biệt là hai hệ thống tín hiệu: mắt thấy và tai nghe, từ đó
sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ của HS, giúp HS nhớ bài lâu hơn
Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, ngoài việc tận dụngnhững kênh hình trong SGK, GV có thể tận dụng mạng internet để có đượcnhững hình ảnh đẹp phục vụ cho việc dạy lịch sử
GV tìm những hình ảnh mà mình cần, sau đó in ra giấy A4 Trong khi sửdụng tranh ảnh cần đặt các câu hỏi để HS suy nghĩ và tìm ra các vấn đề có liênquan đến hình ảnh đó, chứ không để cho HS chỉ nhìn hình đó vì thấy nó đẹp
Đối với các nhân vật lịch sử, sau khi cho HS quan sát hình ảnh, GV hỏi:Nhân vật này là ai? Sống dưới triều đại nào? Nhân vật này là ai có công lao gì?
Ta có thể học được gì ở nhân vật này…?
Đối với hình là chùa chiền GV có thể hỏi: Tên của ngôi chùa này là gì?
Ngôi chùa này liên quan đến triều đại nào? Liên quan đến sự kiện lịch sử nào?Qua hình ảnh của ngôi chùa này thể hiện điều gì…? Những câu hỏi đó sẽ giáodục tư tưởng cho HS
CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
BÀI 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP.
Ở địa phương, cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng
2 Tình hình chính trị dưới thời Ngô.
Ngô Quyền ở ngôi được sáu năm Lúc sắp mất, Ngô Quyền đem con làNgô Xương Ngập ủy thác cho người em vợ là Dương Tam Kha
Trang 23Dương Tam Kha là con của Dương Đình Nghệ, em bà Dương Hậu.Nhưng khi Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp lấy ngôi, tự xưng là BìnhVương (945-950)
Ngô Xương Ngập trốn vào núi Dương Tam Kha bắt người con thứ củaNgô Quyền là Ngô Xương Văn làm con nuôi Ngô Xương Văn, trong một dịp đihành quân dẹp loạn, đem quân trở ngược lại bắt Dương Tam Kha, giáng Khaxuống bậc công
Ngô Xương Văn xưng vương và cho người đi rước anh về cùng làm vua.Không bao lâu Ngô Xương Ngập bệnh chết (954)
Thế lực nhà Ngô ngày một suy yếu, khắp nơi loạn lạc Trong một chuyến
đi dẹp loạn (965), Xương Văn bị trúng tên chết
Từ đó đất nước trải qua một thời kỳ nội chiến tranh quyền khốc liệt mà sửsách gọi là loạn 12 sứ quân Con của Xương Văn là Ngô Xương Xí cũng trởthành một trong 12 sứ quân
Nhà Ngô: (939-965) trải qua các đời vua: Ngô Vương 938-944, DươngBình Vương 945-950, Hậu Ngô Vương 951-965
Tạo biểu tượng về Ngô Quyền:
Trang 24Mùa xuân Mậu Dần (1998) đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng đền thờ Ngô Quyền
ở Đường Lâm một đĩa sứ vẽ cảnh thủy chiến Bạch Đằng và dòng chữ: “Tổ quốc
và nhân dân ta đời đời ghi công lớn của vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền
đã đánh tan quân xâm lược dựng nên nền độc lập của nước ta”.
3 Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
Đinh Bộ Lĩnh (924-979) là con trai của Đinh Công Trứ, ông được tôn là VạnThắng Vuơng, ông đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng tất cả các sứ quân Đất nước thoátcảnh nội chiến (967)
BÀI 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH- TIỀN LÊ.
I TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ , QUÂN SỰ.
1 Nhà Đinh xây dựng đất nước.
Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại
Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình)
Vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang thông hiếu với nhà Tống.Đinh Bộ Lĩnh cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt
Trang 252 Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
Năm 979, nhân lúc Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn say rượu, nằm ở sân điện,một tên quan hầu là Đỗ Thích giết chết cả hai Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12năm, thọ 56 tuổi
Đình thần tôn người con nhỏ là Đinh Toàn, mới sáu tuổi lên làm vua
Quyền bính lúc này ở cả trong tay Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn
Nhà Tống lợi dụng sự rối ren trong triều nhà Đinh, chuẩn bị cho quân sangxâm lược Đại Cồ Việt Thái hậu Dương Vân Nga trao long cổn (áo bào của vua ĐinhTiên Hoàng - tượng trưng cho uy quyền của nhà vua) cho Lê Hoàn và cùng quan lại,quân lính tôn Lê Hoàn lên làm vua
Lê Hoàn lên ngôi, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lập nên nhà Tiền Lê
Nhà vua phái sứ giả qua xin hòa hoãn với nhà Tống, đồng thời gấp rút việc bàybinh bố trận, chuẩn bị kháng chiến
Nhà Đinh: (968-980) trải qua các đời vua Đinh Tiên Hoàng 968-979; ĐinhTuệ (Đinh Toàn) 980
Tạo biểu tượng về Đinh Bộ Lĩnh:
Đinh Tiên Hoàng (924 - 979) là vị vua sáng lập nước Đại Cồ Việt.
Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 nămBắc thuộc.
Trang 26Hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh thời niên thiếu đã đi vào thơ ca Việt Nam:
“Bé thì chăn nghé, chăn trâuTrận bày đã lấy bông lau làm cờLớn lên xây dựng cơ đồMười hai sứ tướng bây giờ đều thua”
3 Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981)
Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ, vào đánh Đại Cồ Việt LêĐại Hành cho quân chặn đánh toán quân bộ ở Chi Lăng (Lạng Sơn) Tướng HầuNhân Bảo, cầm đầu toán quân bộ bị chém chết, quân sĩ bị diệt quá nửa Toán quânthủy bị chặn ở Bạch Đằng, nghe tin thất bại, bèn tháo chạy về nước
Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi đã biểu thị ý chí quyết tâmchống giặc ngoại xâm của quân dân ta, chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước vàkhả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt
II SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA.
1 Bước đầu xây dựng nền tự chủ.
+ Nông nghiệp: Ruộng đất thuộc sử hữu của làng xã Vào mùa xuân, vua Lê
Trang 27thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền, khuyến khích hoạt động nông nghiệp.
Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích
+ Thủ công: Một số xưởng thủ công nhà nước được xây dựng phục vụ cho
nhu cầu của vua quan Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục được phát triển
` + Về đối ngoại: nhà vua tuy thần phục nhà Tống và chịu lệ cống, nhưng hoàn
toàn không lệ thuộc gì cả
2 Đời sống xã hội và văn hóa.
Trong xã hội có hai giai cấp: thống trị và bị trị
Giáo dục chưa phát triển Nho học đã xâm nhập vào nước ta
Đạo Phật được truyền bá rộng rãi và phát triển mạnh
Lê Hoàn làm vua được 24 năm, mất năm 1005, thọ 65 tuổi
Nhà Tiền Lê (980-1009): Lê Đại Hành 980-1005; Lê Long Việt 1005; LêLong Đĩnh 1005-1009
Tạo biểu tượng về Lê Hoàn:
Đền thờ vua Lê Đại Hành ở Ninh Bình.
Trang 28Là người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 981giành thắng lợi Thông qua đó bồi dưỡng cho các em ý thức dân tộc, bảo vệ sựthống nhất nước nhà, lòng biết ơn các vị anh hùng dân tộc, rèn luyện kỹ năng sosánh, phân tích, hình thành những khái niệm lịch sử.
CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỶ XI – ĐẦU THẾ KỶ XIII)
Lê Long Đĩnh là người không thiết gì việc xây dựng đất nước, lại rất tàn
ác, đặt ra nhiều hình phạt dã man để mua vui Lê Long Đĩnh ở ngôi 4 năm(1005-1009) thì chết
Lý Công Uẩn họ Phạm người làng Cổ Pháp (Tiên Sơn, Hà Bắc) Năm lên ba,
Lý Công Uẩn làm con nuôi cho nhà sư Lý Khánh Vân Ông là người liêm khiết vàđược giới Phật giáo ủng hộ Lê Long Đĩnh lên ngôi, phong Lý Công Uẩn làm Tả thân
vệ Điện tiền chỉ huy sứ, thống lĩnh toàn thể quân túc vệ
Lê Long Đĩnh chết năm 1009 Lúc bấy giờ giới Phật giáo với các vị cao tăngdanh tiếng có uy tín trong xã hội và trong triều đình đưa Lý Công Uẩn lên làm vua
Lý Công Uẩn lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, lập nên nhà Lý Nhà Lý truyềnđược tám đời nên sử sách thường gọi là Lý Bát Đế (không kể đời Lý Chiêu Hoàng).Sau khi lên làm vua, Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư chật hẹp nên cho dời đô vềĐại La (1010) và đổi tên Đại La thành Thăng Long (Hà Nội) (Chiếu dời đô)
Trang 29Bản rập mộc bản Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ trong Đại Việt sử ký toàn thư Đây là bộ sử Việt Nam cổ nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay Toàn bộ bản mộc “Chiếu dời đô” có 214 chữ (không kể phần chú thích), khắc chữ Hán ngược Đây là bản cổ nhất về “Chiếu dời đô” được tìm thấy tính đến thời điểm hiện tại.
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý:
Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt và tiến hành xây dựng chính quyềnquân chủ chuyên chế
Hình thành cho các em khái niệm "Quân chủ chuyên chế"
2 Luật pháp và quân đội
Luật pháp:
Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta tên là bộ
Luật Hình thư Bao gồm những quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện,
xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân
Hình thành cho HS khái niệm: "luật pháp thành văn"
Quân đội:
Quân đội thời Lý bao gồm có quân bộ và quân thủy Trong quân còn chia làmhai loại: cấm quân và quân địa phương
Trang 30Quân đội nhà Lý được tổ chức có quy mô
Quân lính được sáu tháng một lần đổi phiên nhau về làm ruộng Nhờ thế, nhânlực cho nền nông nghiệp vẫn được bảo đảm
Hình thành cho HS khái niệm: "ngụ binh ư nông"
Chính sách đối nội, đối ngoại:
Về đối nội, nhà Lý coi trọng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Về đối ngoại, đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống và Cham-pa
BÀI 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
(1075 - 1077)
I GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)
1 Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống
Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải khó khăn Nhà Tống quyết địnhdùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước
2 Nhà Lý đã chủ động tiến công để tự vệ.
Nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến
Thực hiện chủ trương: “tiến công trước để tự vệ”, tháng 10 - 1075, Lý Thường
Kiệt đem 10 vạn quân bất ngờ tấn công vào châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông),châu Ung (Quảng tây) Sau 42 ngày tiêu diệt các căn cứ, kho tàng của giặc, quân tanhanh chóng rút về nước
Đây là một chủ trương hết sức độc đáo, táo bạo và sáng tạo, trong binh pháp
gọi là: “Tiên phát chế nhân” (đánh trước để khống chế kẻ thù)
Hình thành cho các em khái niệm “Tiên phát chế nhân”
II GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077)
1 Kháng chiến bùng nổ.
Lý Thường Kiệt cho xây dựng các tuyến phòng thủ ở các vị trí hiểm yếu gầnbiên giới phía Bắc (nơi ta dự đoán quân giặc sẽ phải đi qua) Đặc biệt là tuyến phòngthủ chủ yếu trên bờ Nam sông Như Nguyệt
Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiếnhành xâm lược Đại Việt
Trang 31Tháng 1 - 1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giớiqua Lạng Sơn tiến xuống Đến trước bờ Bắc sông Như Nguyệt, quân Tống bị quân tachặn lại Quân thủy của chúng cũng bị chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiếnsâu vào để hỗ trợ cho cánh quân bộ.
2 Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến sông Như Nguyệt nhưng bịquân ta đẩy lùi Quân Tống chán nản, tuyệt vọng, chết dần chết mòn Cuối năm 1077,quân ta phản công, quân Tống thua to
Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hòa”, quân Tống
chấp nhận ngay và rút về nước
Tượng đài vua Lý Thái Tổ - Hà Nội
Trang 32Đền Đô ( Từ Sơn, Bắc Ninh) - được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng ngày 3/3 năm Canh Ngọ (1030), ngôi đền thờ tám vị vua nhà Lý:
Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông,
Đền Đô đã được người đời ngợi ca bằng câu ca dao:
“Đền Đô kiến trúc tuyệt vời.
Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm”.
* Nhân vật tiêu biểu của thời Lý:
Ngoài những ông vua lỗi lạc như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông,
Lý Nhân Tông, nước Việt thời Lý còn có những nhân vật nổi tiếng như Lê PhụngHiểu, Lý Đạo Thành đặc biệt có Lý Thường Kiệt, một nhà quân sự tài ba và Ỷ LanNguyên phi, người phụ nữ đã phát huy được khả năng trong việc cai trị đất nước
Ỷ Lan nguyên phi:
Ỷ Lan quê ở làng Thổ Lỗi (Thuận Thành, Hà Bắc) Năm 1062, vua Lý ThánhTông đã 40 tuổi mà không có con nên thường đi các nơi để cầu tự Thấy bà xinh đẹp,
Trang 33lại thông minh sắc sảo, vua đưa về cung Năm 1066 bà sinh Thái tử Càn Đức và đượcphong là Nguyên phi.
Lúc bấy giờ giữa Đại Việt và Cham-pa đang xảy ra chiến tranh biên giới Vua
Lý Thánh Tông phải thân chinh đi đánh (1069) Vua giao cho bà quyền giám quốc Năm 1072, Lý Thánh Tông mất, Thái tử Càn Đức mới bảy tuổi lên nối ngôi
Bà được phong làm Thái phi
Trong việc trị nước, Thái hậu coi trọng việc phát triển nông nghiệp, bảo vệ trâu
bò làm sức kéo Thương những phụ nữ nghèo phải đem thân thế nợ, không thể lậpgia đình, bà cho xuất tiền chuộc họ và tìm người gả chồng cho Thái hậu cũng chú ý
mở mang đạo Phật Tương truyền bà đã cho xây dựng đến 100 ngôi chùa để mongchuộc lại lỗi đã bức tử Dương Thái Hậu cùng các cung nữ trước kia
Tượng bà Nguyên Phi ỷ Lan thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội.
Trang 34Lý Thường Kiệt:
Tượng Lý Thường Kiệt trong Đại Nam Quốc Tự.
Lý Thường Kiệt vốn tên là Ngô Tuấn, tự là Thường Kiệt, quê ở làng An Xá,huyện Quảng Đức (Cơ Xá, Gia Lâm, Hà Nội) Năm 20 tuổi, ông được bổ làm mộtchức quan nhỏ trong đội kị binh Sau theo lời khuyên của vua Lý Thái Tông, ông tựhoạn để vào làm quan trong cung Đến năm 1069, ông được cử làm Đại tướng theovua Lý Thánh Tông tiến công Cham-pa Chiến thắng trở về, ông được phong làm Phụquốc Thái phó, tước Khai quốc công và được vua Lý nhận làm con nuôi, vì thế ôngđổi sang họ Lý và có tên là Lý Thường Kiệt
Trang 35Năm 1072, Lý Thánh Tông mất, Thái tử Càn Đức (7 tuổi, con của Ỷ LanNguyên phi) lên nối ngôi, tức là Lý Nhân Tông, Ỷ Lan lên làm Phụ chính còn LýThường Kiệt làm Tể tướng.
Lúc bấy giờ ở Trung Quốc, nhà Tống đang gặp khó khăn về mọi mặt, bànhtrướng xuống phía Nam, xâm lăng Đại Việt Trước tình thế đó Lý Thường Kiệt chủ
trương như sau: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc".
Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân tiến sang đất Tống đánh vàoKhâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu., tháng 4.1076, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.Cuối năm ấy, nhà Tống cử tướng Quách Quỳ đem 30 vạn quân theo hai đường thủy bộsang xâm lược Đại Việt Lý Thường Kiệt cho lập phòng tuyến kiên cố dọc theo sôngNhư Nguyệt để chặn địch, chiến trận diễn ra ác liệt Để cổ vũ quân sĩ, ông làm nên bàithơ và cho người đêm khuya vào đền thờ Trương Hát ở bờ Nam sông Như Nguyệt giảthần nhân đọc vang lên
Nhờ thế tinh thần quân sĩ thêm hăng hái Sau hơn ba tháng đánh không thắng,lực lượng bộ binh không thể sang sông vì thiếu thủy binh hỗ trợ, quân Tống bị chếtmất quá nửa lại thêm bệnh tật đe dọa, Quách Quỳ lâm vào thế quẫn bách Lý ThườngKiệt chủ động đề nghị hòa để mở lối thoát cho quân địch nhằm sớm chấm dứt chiếntranh Đến tháng ba năm 1077 Quách Quỳ rút quân về nước Từ đấy quân Tống từ bỏ
ý định xâm lược Đại Việt
BÀI 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA THỜI LÝ
I ĐỜI SỐNG KINH TẾ
1 Sự chuyển biến của nền nông nghiệp:
Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp (lễ càytịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt )
2 Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
Thủ công nghiệp: nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng chùa chiền, cung điện, rất pháttriển Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt được mở
Trang 36rộng Nhiều công trình nổi tiếng đã được các thợ thủ công dựng nên như chuông QuyĐiền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định).
Thương nghiệp: việc mua bán trong nước và với nước ngoài được mở mang
II SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1 Những thay đổi về mặt xã hội:
Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, một số quan lại, một số ítdân thường có nhiều ruộng cũng trở thành địa chủ
Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân, họ phải làm các nghĩa vụ vớinhà nước và nộp tô cho địa chủ
Những người làm nghề thủ công phải nộp thuế và làm nghĩa vụ đối với nhàvua Nô tì phục vụ trong cung điện và trong các nhà quan
2 Về văn hóa, giáo dục:
Năm 1070 Văn Miếu được xây dựng, năm 1076 mở Quốc tử giám Nhà nướcrất quan tâm đến giáo dục, khoa cử Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông
Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian đều phát triển Kiến trúc, điêu khắc độc đáotiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý…
Việc xây dựng Văn Miếu, Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dụcĐại Việt Những thành tựu về văn hóa - nghệ thuật đánh dấu sự ra đời của một nềnvăn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long
CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XIV)
BÀI 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII
Trang 37Dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng lấy con trai thứ của TrầnThừa là Trần Cảnh làm chồng và sau đó nhường ngôi cho Trần Cảnh (1226), triều Lýchấm dứt, triều Trần thay thế Một cuộc đảo chính không đổ máu đã thành công.
2 Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền.
Nhà Trần xây dựng chính quyền mới, được tổ chức theo chế độ quân chủ trungương tập quyền
Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được tổ chức hoàn chỉnh và chặt chẽhơn thời Lý Đó là:
- Ở triều đình có thêm chức danh Thái thượng hoàng (vua cha) cùng với concai quản đất nước (trong thời gian đầu khi con mới lên ngôi)
- Bộ máy hành chính ở triều đình và các địa phương được tổ chức quy củ vàđầy đủ hơn như: có thêm nhiều cơ quan quản lí nhà nước về các mặt như: Quốc sử viện,Thái y viện, Hà sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ ,cả nước được chia lại thành 12 lộ
Nhà Trần ban hành bộ luật mới mang tên “Quốc triều hình luật”.
II NHÀ TRẦN XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.
Quân đội thời Trần, gồm có cấm quân (đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình
và nhà vua) và quân ở các lộ, ở làng xã có hương binh, ngoài ra còn có quân của cácvương hầu
Nhà Trần bố trí tướng giỏi, quân đông ở những vùng hiểm yếu, nhất là biêngiới phía Bắc
Quân đội được tuyển và huấn luyện theo chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh trong dân), “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (quân lính cốt tinh nhuệ,
không cốt đông)
Với chủ trương: lấy đoản binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng
tình đoàn kết “tướng sỹ một lòng phụ tử”, đoàn kết quân dân cùng cách tổ chức,
huấn luyện nói trên, nhà Trần đã xây dựng được một đội quân tinh nhuệ, củng cốvững chắc sức mạnh quốc phòng
Trang 38Hình thành cho các em khái niệm: “ngụ binh ư nông”, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”.
2 Phục hồi và phát triển kinh tế.
+ Nông nghiệp: công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được
mở rộng, đê điều được củng cố Nhà Trần đặt chức Hà đê sứ để trông coi việc
đắp đê Nhờ vậy nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển
+ Thủ công nghiệp: rất phát triển và mở rộng nhiều ngành nghề: làm đồ
gốm, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển
+ Thương nghiệp: chợ mọc lên ngày càng nhiều Ở kinh thành Thăng Long,
bên cạnh Hoàng thành, đã có 61 phường Buôn bán với nước ngoài cũng phát triển
* Thông qua đó hình thành cho các em niềm tự hào về những thành tựukinh tế dân tộc đã đạt được, rèn luyện cho các em kỹ năng phân tích, nhận xét,liên hệ thực tế
BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỶ XIII)
I Cuéc kh¸ng chiÕn lÇn thø nhÊt chèng qu©n M«ng Cæ (1258).
1 Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.
Năm 1257, Mông Cổ tiến đánh Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộTrung Quốc Để đạt được mục đích, chúng quyết định xâm lược Đại Việt rồiđánh thẳng lên phía Nam Trung Quốc
Năm 1283, nhà Nguyên cử Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân tiến đánh
Cham-pa Sau khi chiếm được Cham-pa, quân Nguyên cố thủ ở phía Bắc, chờ phối hợpđánh Đại Việt
Vua Nguyên ra lệnh đình chỉ cuộc tấn công Nhật Bản, tập trung mọi lựclượng kể cả ý đồ đánh lâu dài, tấn công Đại Việt Cuối tháng 12 năm 1287, 30vạn quân thủy, bộ tiến đánh Đại Việt
2 Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
Trang 39Cuối năm 1257, khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần
đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh ngày đêm luyện tập
Hốt Tất Liệt cho sứ sang dụ vua Trần phải thần phục Vua Trần TháiTông cho giam đoàn sứ giả lại rồi sai Trần Hưng Đạo đem quân lên giữ phía Bắc
Tháng 1 năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉhuy xâm lược Đại Việt Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc(Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ởphòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy
Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành
Thăng Long, thực hiện “vườn không nhà trống” Giặc vào kinh thành không một
bóng người và lương thực Chúng điên cuồng tàn phá kinh thành Thiếu lươngthực, lại bị quân ta chống trả, chưa đầy một tháng, lực lượng chúng bị tiêu hao dần
Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phốHàng Than - Hà Nội ngày nay) Ngày 29 - 01 - 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ kết thúcthắng lợi
II Cuéc kh¸ng chiÕn lÇn thø hai chèng qu©n x©m
Trang 40
Sát Thát – Giết giặc Nguyên
Cuối tháng 1 - 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt Quân ta
do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến đấu ở biên giới đã chủ động rút về Vạn
Kiếp (Chí Linh - Hải Dương) Giặc đến, ta rút về Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống”, rồi rút về Thiên Trường (Nam Định) Quân Nguyên chiếm được Thăng Long,
nhưng chỉ dám đóng quân ở phía Bắc sông Nhị (sông Hồng)
Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa Thoát Hoan mở cuộc tiến công
xuống phía Nam tạo thế “gọng kìm” hi vọng tiêu diệt chủ lực ta và bắt sống vua Trần.
Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải rút quân về Thăng Long Quân Nguyênlâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng
Từ tháng 5 - 1285, quân ta bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn như: TâyKết, Hàm Tử (Khoái Châu - Hưng Yên), Chương Dương (Thường Tín - Hà Tây).Quân ta tiến vào Thăng long, quân Nguyên tháo chạy Sau hơn 2 tháng phản công,quân ta đã đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lầnthứ hai chống quân Nguyên
III Cuéc kh¸ng chiÕn lÇn thø ba chèng qu©n x©m lîc Nguyªn (1287 - 1288).
Cuối tháng 12 - 1287, quân Nguyên tiến vào nước ta Cánh quân bộ do ThoátHoan chỉ huy vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp