1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh ghi nhớ kiến thức cơ bản và một số dạng bài tập môn vật lý lớp 12

17 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Trong các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp sử dụng “sơ đồ tư duy” sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập..

Trang 1

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

2 PHẦN NỘI DỤNG SKKN 2.1 Cơ sở lý luận của SKKN

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để

giải quyết vấn đề

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận.

3.2 Kiến nghị.

1 MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục cũng như cải cách cấp trung học phổ thông Hiện nay vấn đề đổi mới PPDH nói chung cũng như đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý nói

riêng đã được pháp chế hóa trong điều 28, luật Giáo dục:[2] “Phương pháp giáo

dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học

1

Trang 2

sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập tập cho học sinh” Việc

dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự nghi nhớ, chiếm lĩnh kiến thức Vật lý là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức triều tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống Với cách dạy và học theo truyền thống học sinh sẽ nhanh quên kiến thức và nhớ kiến thức một cách máy móc, không phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh Trong các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp sử dụng “sơ đồ tư duy” sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập Mặt khác, sử dụng sơ đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học tập môn Vật lý mà còn trong các môn học khác và các vấn đề khác trong cuộc sống

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh ghi nhớ kiến thức cơ bản và một số dạng bài tập Vật lý lớp 12”

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Giúp học sinh cũng cố, ghi nhớ kiến thức cơ bản và các dạng bài tập một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất

Rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày

Tạo hứng thú trong học tập và đạt kết quả cao trong các kỳ thi

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Các tiết bài tập, tiết dạy bồi dưỡng của các chương:

+ Dao động cơ

+ Sóng điện từ

+ Dòng điện xoay chiều

+ Vật lý hạt nhân

Môn vật lý lớp 12

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích – tổng hợp

- Đối chiếu – so sánh

- Khảo sát thực tế

- Phương pháp định tính

- Phương pháp định lượng

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Sơ đồ tư duy là gì?[1 Trang 67 đến trang 72]

2

Trang 3

Ghi chép sử dụng màu sắc.

Hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu

Hình thức Mở rộng một ý tưởng

Tóm tắt những ý chính của một nội dung

Hệ thống hóa một chủ đề

Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh) Sơ đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh

có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, cũng

cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương và ôn tập các dạng bài tập… và giúp cán bộ quản lý giáo dục lập kế hoạch công tác

Sơ đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là một vật lý nói riêng và môn khoa học tự nhiên nói chung, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau Sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy trong dạy học học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy

Sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực: Một số nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ ra, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não

Việc học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em có thể tự

do lựa chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng cong…), các em tự sáng tác trên mỗi sơ đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và sơ đồ tư duy do các em tự thết kế nên các em yêu quý, trân trọng tác phẩm của mình

Sơ đồ tư duy giúp học sinh ghi chép có hiệu quả: Do đặc điểm của sơ đồ tư duy nên người thiết kế phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để ghi thông tin cần thiết nhất và logic, vì vậy, sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả

Tác giả Stella Cottell đã tổng kết cách ghi chép có hiệu quả trên sơ đồ tư duy:

1 Dùng từ khóa và ý chính

2 Viết cụm từ, không viết thành câu

3 Dùng các từ viết tắt

4 Có tiêu đề

5 Đánh số các ý

3

Trang 4

6 Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,…

7 Ghi chép nguồn gốc thông tin có thể tra cứu lại dễ dàng

8 Sử dụng màu sắc để ghi

2.1.2 Những kinh nghiệm khi lập sơ đồ tư duy[1 trang 70]

+ Các bước lập sơ đồ tư duy

Bước 1 Vẽ chủ đề trung tâm trên một tờ giấy (Đặt nằm ngang)

- Chủ đề chính giữa phải thật sự nổi bật

- Phát triển ý nhỏ xung quanh

- Sử dụng màu sắc, hình ảnh, biểu tượng minh họa

Bước 2 Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm:

- Tiêu đề phụ gắn liền với trung tâm

- Có thể vẽ chéo góc hoặc nằm trong một box mầu riêng biệt

- Mỗi nhánh nên sử dụng một màu sắc khác nhau

Bước 3 Triển khai các vấn đề liên quan đến tiêu đề phụ (nhánh cấp 2)

- Nguyên tắc cấp lớn nằm trong cấp bé (2 nằm trong 1, 3 nằm trong 2…)

- Mỗi nhánh nên dùng một từ khóa, hoặc một hình ảnh

- Tất cả các nhánh của một ý nên cùng một điểm tụ và cùng một mầu

Bước 4 Sử dụng các hình ảnh, biểu tượng nếu cần thiết.

Cuối cùng: “Sáng tạo – sáng tạo và sáng tạo”

+ Phân loại sơ đồ tư duy

- Sơ đồ tư duy theo đề cương

- Sơ đồ tư duy theo chương

- Sơ đồ tư duy theo đề đoạn văn

+ Ưu điểm của sơ đồ tư duy:

- Dễ nắm được trọng tâm của vấn đề

- Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với phương pháp cũ

- Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nắm bắt cơ hội khám phá tìm hiểu

- Hoàn thiện bộ não, tiếp thu linh hoạt và hiệu quả

- Giúp người học tự tin hơn vào khả năng của mình

- Trong giảng dạy và học tập: tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án, học sinh hiểu và nhớ lâu vấn đề hơn…

2.2 Thực trạng vấn đề

2.2.1 Thuận lợi

- Đây là phương pháp học tập thoải mái, vui vẻ và sáng tạo, thú vị…

- Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên được sự ủng hộ từ các cấp,

xã hội, phụ huynh, học sinh…

- Chương trình môn Vật lý THPT có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp giảng dạy dùng sơ đồ tư duy phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức

4

Trang 5

- Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động học tập: phòng công nghệ thông tin, đèn chiếu, bảng phụ…

- Giáo viên được đào tạo và tập huấn đổi mới phương pháp dạy học về sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy

- Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (GV và HS) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau

- Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học các kiểu bài phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực

2.2.2 Khó khăn

- Đây là phương pháp dạy học mới nên giáo viên và học sinh không tránh khỏi lúng túng trong một số kỹ năng như sử dụng lúc nào, như thế nào, sưu tầm, xử

lý thông tin, vẽ, ý tưởng…

- Nội dung môn Vật lý THPT, đặc biệt là Vật lý 12 mới, khô, khó, trừu tượng…nên giái viên khó dạy, học sinh khó học

- Đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kỹ năng ngoài kỹ năng sư phạm

- Giáo viên khó khăn trong việc đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng học sinh

- Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp: Số học sinh, không gian lớp học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thời gian tiết học…

- Năng lực học sinh không đồng đều nên đôi khi việc vẽ sơ đồ tư duy là sự máy móc không hiệu quả

- Phương pháp này chưa được sử dụng phổ biến nên gây khó khăn cho giáo viên và học sinh

2.2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ

tư duy thường được áp dụng trong việc cũng cố bài học, tổng kết cuối chương, ôn tập lý thuyết và cũng cố các dạng bài tập hay chuyên đề cho học sinh đặc biệt là ôn luyện cho học sinh ôn thi THPT Quốc gia

Một số sơ đồ tư duy do cá nhân và học sinh thực hiện:

Trong chương trình vật lý 12, các phần dao động cơ, dòng điện xoay chiều

và dao động điện từ có một loạt các đại lượng vật lý biên thiên điều hòa cùng tần số

và vuông pha nhau Để học sinh thâu tóm được mảng kiến thức này thi giáo viên có thể đưa ra từ khóa để vẽ sơ đồ tư duy là: “Vuông pha” Từ chủ đề trung tâm này, tùy vào năng lực của học sinh, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ sơ đồ tư duy

Một số câu hỏi thường gặp: Điều kiện để hai đại lượng vật lý biến thiên điều hòa cùng tần số vuông pha nhau là gì? Phương trình dao động của hai đại lượng này có

5

Vuông pha

Trang 6

dạng tổng quát như thế nào? Mối liên hệ giữa các giá trị tức thời và giá trị cực đại

đó như thế nào? Từ đó Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh hình thành sơ đồ tư duy như sau

Sau khi thành lập được sơ đồ trên Giáo viên lại đặt câu hỏi: Trong chương dao động cơ học, dòng điện xoay chiều và chương dao động và sóng điện từ có những đại lượng vật lý nào vuông pha với nhau? Sau đây là một dạng sơ đồ tư duy về các đại lượng vuông pha:

6

Vuông pha

Dao động cơ

Li độ(x) và

vần tốc(v)

V sớm pha so với x

x=Acos(ωt+φ)t+φ)

π v=-ωt+φ)Asin(ωt+φ)t+φ+ )

2

Vận tốc(v) và gia tốc(a)

a lệch pha so với v

2

a=-ωt+φ)Acos(ωt+φ)t+φ) v=-ωt+φ)Asin(ωt+φ)t+φ)

Lực kéo về(F)

và vận tốc(v) F lệch pha so

với v

2

F=-mωt+φ) Acos(ωt+φ)t+φ) v=-ωt+φ)Asin(ωt+φ)t+φ)

Điện xoay

0

L 0L

i=Icosωt+φ)t π u=Ucos(ωt+φ)t+ ) 2

u C và i

0

C 0C

i=Icosωt+φ)t π u=U cos(ωt+φ)t- ) 2

u L và u R

R 0R

L 0L

u=Ucosωt+φ)t

π

u=Ucos(ωt+φ)t+ )

2

Trang 7

Vuông pha

Điện xoay chiều

uC và uR

Dao động điện

từ

q và i

u và q

Trang 8

Sơ đồ tư duy các đại lượng vật lý biến thiên điều hòa vuông pha nhau

Qua các sơ đồ trên ta thấy chỉ cần trong một thời gian rất ngăn, học sinh có thể ghi nhớ được rất nhiều kiến thức và đặc biệt hơn giúp học sinh có sự liên hệ kiến thức giữa các phần với nhau

Tương tự như vậy ta có sơ đồ tư duy cho các đại lượng biên thiên điều hòa cùng tần số, cùng pha và ngược pha nhau:

8

Cùng pha

Dao động cơ

F và a

Dao động điện từ

q và u

Trang 9

Sơ đồ tư duy các đại lượng vật lý biến thiên điều hòa cùng pha

9

a và x

2 2

x = Acos(ωt+φ)t + φ)

a = -ωt+φ) Asin(ωt+φ)t + φ)

a = -ωt+φ) x

2 max

F = mωt+φ) A

2

max

a = ωt+φ) A

Trang 10

Sơ đồ tư duy các đại lượng vật lý biến thiên điều hòa ngược pha

Khi ôn tập kiến thức về hiện tương cộng hưởng trong mạch RLC Giáo viên

có thể đưa ra chủ đề trung tâm là “Cộng hưởng mạch RLC” Từ đó tùy thuộc vào năng lực của học sinh GV có thể đặt câu hỏi mở để học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy

Một số câu hỏi gợi ý: Khi C thay đổi có những hiện tượng nào liên quan đến cộng hưởng, khi L thay đổi có những hiện tượng nào liên quan đến cộng hưởng và tương

tự như vậy cho ωt+φ) thay đổi

10

Ngược pha

Dao động cơ

Điện xoay chiều(RLC))

uL và uC

u = U cos(ωt+φ)t + φ)

u = -U cos(ωt+φ)t + φ) 0L L 0C

C

Z

Z

uL sớm pha

π so với uC

Δφ = (2k +1)π

max

max

x = x cos(ωt+φ)t + φ)

y = y cos(ωt+φ)t + φ ± π)

2

x = Acos(ωt+φ)t + φ)

F = -mωt+φ) Asin(ωt+φ)t + φ)

F = -mωt+φ) x

Trang 11

Sơ đồ tư duy hiện tượng cộng hưởng trong mạch RLC lớp 12

Khi luyện thi THPT Quốc gia hoặc ôn tập cuối bài “Dao động điều hòa” để

HS nắm được kiến thức về các đặc trương của dao động điều hòa GV có thể đưa ra chủ đề trung tâm là “Các đặc trưng của dao động điều hòa”

Các câu hỏi mở có thể đặt cho học sinh: Đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa

là những đại lượng nào? Nêu định nghĩa, viết biểu thức và nêu đặc điểm của các đại lượng đó…?

Sơ đồ tư duy các đặc trương của dao động điều hòa

Tác giả: Lê Thùy Linh HS lớp 12A1

11

Trang 12

Tương tự như vậy, ta có sơ đồ tư duy về các đặc trưng của sóng cơ

Sơ đồ tư duy các đặc trương của sóng cơ Tác giả: Trịnh Huy Trà HS lớp 12A1

Khi dạy ôn thi THPT Quốc gia phần phản ứng hạt nhân lớp 12 để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và các bài tập liên quan thi Giáo viên có thể đưa ra chủ

đề trung tâm là “Phản ứng hạt nhân” và đặt các câu hỏi mở để HS hoàn thiện sơ đồ

tư duy

Các câu hỏi mở có thể đặt: Phương trình tổng quát của các phản ứng hạt nhân? Công thức tính năng lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng hạt nhân? Có những phản ứng hạt nhân nào tỏa năng lượng?

12

Trang 13

Sơ đồ tư duy các đặc trương của dao động điều hòa

Tác giả: Trịnh Huy Trà HS lớp 12A1

2.2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Sau khi kết thúc chương trình môn Vật lý 12, tôi tiến hành kiểm tra các kiến thức liên quan đến việc sử dụng sơ đồ tư duy Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng

số liệu sau:

học sinh

Điểm

13

Trang 14

So sánh giữa kết quả này với kết quả các năm trước khi chưa sử dụng sơ đồ tư duy thì kết quả này đã cao hơn về số lượng học sinh đạt điểm khá và giỏi Như vậy, khi sử dụng sơ đồ tư duy khả năng tiếp thu và nhớ bài học của học sinh lâu hơn Chất lượng một tiết dạy được nâng lên, HS hứng thú hơn, việc vận dụng kiến thức vào để giải các bài tập trở nên dễ dàng hơn

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Ý nghĩa của giải pháp

Qua một năm thực hiện giải pháp “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học học” ,

Tôi đã thực hiện một số bài dạy có dự giờ của các đồng chí trong tổ bộ môn, đồng nghiệp, có sự đóng góp ý kiến, nhận xét khách quan Chúng tôi nhận thấy tiết ôn luyện đạt hiệu quả cao hơn, việc tiếp thu bài học của học sinh không còn nhàm chán nữa mà phát huy được khả năng tư duy logic, liên hệ, liên tưởng, sáng tạo của các em Các em đã làm chủ việc tiếp thu kiến thức của mình

Khi sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ học sẽ bắt buộc tất cả 100% học sinh đều phải động não để tiếp thu nội dung của bài học Học sinh sẽ tự khám phá và khi ý tưởng hoàn chỉnh được giáo viên và các bạn ngợi khen, các em sẽ phấn khởi rất nhiều và hứng thú hơn đối với môn học

Các em khác cũng sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình Mỗi học sinh có một tính cách, một ý tưởng rất khác nhau khi trình bày sơ đồ tư duy của mình nhưng điều quan trọng là các em ghi nhớ lâu kiến thức bài học, kĩ năng thuyết trình trước đám đông và làm việc nhóm hiệu quả

2 Ý kiến đề xuất

Để giải pháp này gần hơn với thực tế giảng dạy, chúng tôi mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong và ngoài bộ môn để giải pháp được hoàn chỉnh hơn, sử dụng được rộng rãi đối với các khối lớp và đối với nhiều môn học khác nhau

14

Ngày đăng: 16/08/2017, 13:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w