Những năm gần đây, trình độchuyên môn của đội giáo viên chuẩn và trên chuẩn tại trường Tiểu học xã Thân Thuộcngày càng tăng, nhưng chất lượng giờ dạy khá giỏi chưa nhiều, đội ngũ giáo vi
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH, HĐH
- Giáo dục và Đào tạo : GD&ĐT
- Giáo dục tiểu học chống mù chữ: GDTH CMC
- Giáo dục tiểu học đúng độ tuổi : GDTH ĐĐT
- Phổ cập Trung học cơ sở : PCTHCS
- Uỷ ban nhân dân : UBND
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên : CB, GV, NV
- Cơ sở vật chất : CSVC
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
“Tiểu học là nền, lớp 1 là móng” Móng chắc, nền vững là là cơ sở đảm bảocho việc xây dựng ngôi nhà học vấn phổ thông Trường tiểu học là nơi trẻ em bướcvào môi trường mới, bắt đầu thực hiện quá trình xã hội hóa cá nhân Lứa tuổi học sinhtiểu học đòi hỏi sự chăm chút chu đáo với tình thương và trách nhiệm, tay nghề tinhxảo của các thầy, cô giáo tiểu học Cả lý luận và thực tiễn cuộc sống đã chứng minh:Một số kiến thức, kỹ năng và thói quen tốt đẹp của mỗi người đã được hình thành từcấp học này Các thầy cô giáo mẫu mực và tâm huyết với nghề đã để lại dấu ấn trongmỗi học sinh của mình từ nét chữ, lời nói, thói quen ứng xử trong giao tiếp đến cáchgiữ gìn sách vở, nếp ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, vv Những năm gần đây, trình độchuyên môn của đội giáo viên chuẩn và trên chuẩn tại trường Tiểu học xã Thân Thuộcngày càng tăng, nhưng chất lượng giờ dạy khá giỏi chưa nhiều, đội ngũ giáo viên trẻmới ra trường còn hạn chế về năng lực sư phạm, khả năng đầu tư chưa nhiều, ít họchỏi dẫn đến chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục mũi nhọn bất ổn định
Toàn xã hội, ngành giáo dục, các nhà quản lý giáo dục và các bậc cha mẹhọc sinh đều đặt niềm tin, niềm hy vọng vào các thầy cô giáo tiểu học trong việcdạy dỗ con em mình để hình thành những nhân cách quan trọng đầu tiên cho thế hệtrẻ, chủ nhân tương lai của đất nước
Tất cả những điều nêu trên đều khẳng định tầm quan trọng của đội ngũgiáo viên, từ đó phải quan tâm đầu tư, chăm lo xây dựng và bồi dưỡng để nângcao lượng đội ngũ giáo viên, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá
nhân giáo viên Đó cũng là sự cần thiết để tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học” để tiếp tục
nghiên cứu và vận ứng dụng tại trường Tiểu học xã Thân Thuộc, huyện TânUyên, tỉnh Lai Châu trong năm học 2011 - 2012
II Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
1 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2011 - 2012
Trang 3- Trường Tiểu học xã Thân Thuộc
2 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên của trường tiểu học xã Thân Thuộc
- Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học
III Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên trường Tiểu học xã thân Thuộc, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệmtrong công tác quản lý đồng thời đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng có hiệu quả,
từ đó góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về mọi mặt
IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Đổi mới được công tác quản lý đội ngũ góp phần tiếp tục thực hiện tốt chủ
đề năm học ‘‘Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; có tácđộng mạnh mẽ đến nhận thức từ đó làm cho đội ngũ giáo viên ổn định và cóchuyển biến tích cực về chất; Tạo được sự tin tưởng, đồng thuận ủng hộ trongnhân dân và cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương Xây dựng được cách thứcquản lý, chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu trongthời kỳ mới, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và dễ thực hiện, áp dụng cóhiệu quả trong trường tiểu học
Trang 4Hồ Chủ Tịch đã dạy “Việc học tập như cuốn sổ không có trang cuối bởi vì nhâncách, trình độ, năng lực và thể chất của con người không thể hình thành và hoànthiện một cách hoàn chỉnh một lần mà nó không ngừng phát triển trong quá trìnhhoạt động xã hội và lao động nghề nghiệp, trong học tập tu dưỡng và rèn luyện”.
Do vậy quá trình giáo dục không chỉ một lần cho cả cuộc đời mà học cần phảiđược học tập và bồi dưỡng suốt đời Học tập là phương châm của mỗi con người
và của toàn xã hội, đúng như Lê-nin đã dạy “Học! Học nữa! Học mãi !”
Trong lĩnh vực GD&ĐT con người, sản phẩm lao động của người thầy làcon người được GD&ĐT luôn không ngừng học tập với phương châm “Đào tạoliên tục - Học tập suốt đời” Trong thời kỳ CNH, HĐH, công tác giáo dục gồm baquá trình đó là: Đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại Đây là các quá trình tiếp nối,đan xen lẫn nhau
1.1 Đào tạo
Đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hìnhthành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hình thànhnhân cách cho mỗi con người, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề mộtcách năng xuất và hiệu quả
1.2 Chỉ đạo
Chỉ đạo là quá trình tác động bằng mệnh lệnh, hướng dẫn để điều khiểncủa chủ thể quản lý đến hành vi và thái độ của những người khác nhằm đạt tớinhững mục tiêu đã đặt ra Chỉ đạo thể hiện quá trình xác lập quyền chỉ huy giữachủ thể quản lý và các thành viên trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện cácmục tiêu đã đặt ra
Trang 5Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếuhoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng mộtchứng chỉ.
Qua các khái niệm trên ta thấy công tác bồi dưỡng với mục đích là nhằmnâng cao năng lực và phẩm chất chuyên môn, nhằm tạo điều kiện cho người laođộng có cơ hội để củng cố và mở mang hoặc nâng cao một cách có hệ thống nhữngtri thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ có sẵn để làm việc kết quả cao hơn
Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người làm nghề dạy học - giáo dụcđược tổ chức thành một lực lượng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mụctiêu giáo dục đã đề ra cho tổ chức đó, họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhauthông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật
Trang 62 Cơ sở pháp lý
Xây dựng và phát triển đội ngũ là góp phần thực hiện Nghị quyết và Chỉ thịcủa Đảng về giáo dục Do vậy, thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cần dựadựa trên cơ sở sau:
- Dựa vào các chương trình, nội dung tập huấn về chuyên môn của BộGD&ĐT, của Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu, của Phòng GD&ĐT huyện Tân Uyên
- Dựa vào quy định của pháp luật như: Luật Giáo dục, Điều lệ trường tiểuhọc năm 2005,
- Dựa vào “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học” mà Bộ Giáo dục và Đàotạo chỉ đạo Dự án phát triển giáo viên tiểu học xây dựng, đưa ra những yêu cầumới phù hợp với giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay
- Dựa vào Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày15/6/2004 về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục” đã chỉ rõ: Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặcbiệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghềcủa nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sựnghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhữngđòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Đây là Chỉ thị vô cùngquan trọng và hết sức cụ thể là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhàgiáo và cán bộ quản lý là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng quyết định chấtlượng giáo dục nói chung và chất lượng trong trường tiểu học nói riêng
3 Cơ sở thực tiễn
Giáo viên tiểu học là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng cấp tiểu họcthành bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cơ bản đểnâng cao dân trí và trang bị những cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để phát triểntoàn diện nhân cách con người Việt nam Giáo viên tiểu học là người giữ vai tròchủ yếu trong việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học, là người thầy đầutiên sâu sát gần gũi đối với mỗi người công dân tương lai Đối với vùng khó khănthì giáo viên tiểu học là trí thức địa phương và giữ vai trò quyết định sự phát triển
Trang 7đúng hướng của nhân cách học sinh Lao động sư phạm của giáo viên rất đa dạng,phức tạp, nó mang tính đặc thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩmlao động Vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục cần tác động để giáo viên tiểuhọc nhận rõ vị trí, vai trò, trình độ đào tạo của mình và không ngừng học tập, bồidưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ và đảm bảo chuẩn nghề nghiệp.
Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất chínhtrị, đạo đức lối sống tốt, tâm huyết với nghề luôn là lực lượng ủng hộ và tạođộng lực cho Hiệu trưởng triển khai và thực hiện đúng đắn các chủ trương đổimới và là lực lượng chính tham gia vào mọi hoạt động và quyết định sự thànhcông của mọi nhà trường
Đội ngũ giáo viên tham gia tích cực trong việc hoạch định chiến lược và xâydựng các kế hoạch phát triển nhà trường, chủ động trong việc huy động và sử dụngcác nguồn lực trong cộng đồng
Hoạt động trọng tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục, để phát triểntoàn diện học sinh, thầy giáo cô giáo sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiện chươngtrình của cấp học Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn là do đội ngũ giáoviên quyết định Trường tiểu học muốn phát triển được trước hết phải có một độingũ giáo viên giỏi Yêu cầu về chất lượng đội ngũ là một trong 5 tiêu chuẩn để nhàtrường được xét công nhận trường chuẩn quốc gia Đội ngũ giáo viên là nguồnnhân lực quý báu và có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường Do
đó, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển nhàtrường trong tình hình hiện nay
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1 Đặc điểm và công tác giáo dục xã Thân Thuộc
1.1 Đặc điểm xã Thân Thuộc
Xã Thân Thuộc nằm dọc tuyến quốc lộ 32, được thành lập theo Nghị định
số 41/NĐ-CP của Chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 01/6/2008 Tổng diệntích tự nhiên của xã là 3.058 ha Trong đó, đất nông lâm nghiệp là 1.706.38 ha(Chiếm 55,8%) Toàn xã có 08 thôn bản và 03 dân tộc Thái, Kinh, Hmông cùng
Trang 8đoàn kết chung sống
a Thuận lợi
Xã Thân Thuộc thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp trênnên đã tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn thuộc các chương trình của Chínhphủ và Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy Lai Châu về công tác xóa đói giảm nghèo, Chươngtrình 30a, Chương trình SEQAP, tạo tiền đề cho sự phát triển của giáo dục và xã hội
Ban Chỉ đạo Phổ cập xã Thân Thuộc được bổ sung và kiện toàn hàng năm, làmviệc nhiệt tình theo chức năng nhiệm vụ được giao, tích cực tuyên truyền nâng cao nhậnthức cho người dân trong cộng đồng về giáo dục
Lãnh đạo đảng ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương luôn quantâm, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để giáo dục phát triển
b Khó khăn
Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chậm phát triển nên đời sống củanhân dân gặp nhiều khó khăn Một số phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại.Trình độ dân trí không đồng đều dẫn đến việc tiếp thu chủ trương, đường lối củaĐảng, pháp luật của Nhà nước cũng như khả năng áp dụng các kiến thức khoahọc kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất còn nhiều hạn chế Một số phụ huynh học sinhchưa thật quan tâm đến công tác xã hội hóa và việc học hành của con em mình
1.2 Đặc điểm giáo dục địa phương
Xã Thân Thuộc có 04 trường học, gồm: 01 trường Mầm non, 02 trường Tiểuhọc, 01 trường Trung học cơ sở Xã được công nhận phổ cập GDTH CMC năm 1999,công nhận phổ cập GDTH ĐĐT năm 2004 công nhận PCTHCS năm 2007 Từ đóđến nay năm nào cũng duy trì đạt chuẩn Ban đại diện và cha mẹ học sinh các trườngluôn chăm lo đến việc học hành của con em mình Các nhà trường luôn làm tốt côngtác tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục, đồng thời thực hiện học hai buổi/ngày và
tổ chức cho học sinh ăn trưa bán trú để duy trì số lượng và nâng cao chất lượng cáchoạt động giáo dục trong nhà trường
2 Những nét chung về trường Tiểu học xã Thân Thuộc
2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường Tiểu học xã Thân Thuộc tiền thân là trường Tiểu học số 2 xã
Trang 9Thân Thuộc chính thức được tách thành lập theo Quyết định số UBND ngày 20/8/2003 của UBND huyện Than Uyên Đã nhiều năm trườngphấn đấu đạt trường tiên tiến cấp huyện và được Sở Giáo dục tặng Giấy khen cónhiều thành tích trong công tác duy trì phổ cập GDTH ĐĐT năm 2010 Hiệnnay, trường có 9 lớp/168 học sinh, thu hút được 100% số trẻ trong độ tuổi ra lớp.Thực hiện dạy và học hai buổi/ ngày, tổ chức ăn trưa bán trú với 100% số lớp và
1530/QĐ-số học sinh Trường luôn quan tâm đến phong trào “Vở sạch, chữ đẹp” Đội ngũ
đủ về số lượng, tương đối đảm bảo về cơ cấu Các tổ chức đoàn thể trong nhàtrường thường xuyên hoạt động và đạt kết quả tốt
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Tương đối đảm bảo phục vụ cho côngviệc chuyên môn và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường Tuy nhiên, nhàtrường còn thiếu nhà để xe, hệ thống nhà hai tầng, thư viện ngoài trời, thảm cỏ,tường rào sau trường,
Biểu 2 Tuổi đời
Năm học Trên 30 Dưới 30 Nam Nữ Người địa
phương
Người ngoàiđịa phương
Trang 10Năm học Dưới 5 năm Từ 5-10 năm 11-20 năm 21-30 năm Trên 30 năm
3 Thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học xã Thân Thuộc
3.1 Nhận thức của đội ngũ
Trước sự biến đổi và phát triển không ngừng của xã hội, của khoa học kỹthuật nếu đội ngũ giáo viên tiểu học không tích cực tự học, tự bồi dưỡng thìkhông thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay,giáo viên có nhu cầu vươn lên tự khẳng định vị thế của mình nên công tác bồidưỡng càng được coi trọng Đội ngũi giáo viên trường tiểu học xã Thân Thuộc đãnhận thức đúng về điều đó Qua điều tra, phỏng vấn thì 100% giáo viên cho rằngbồi dưỡng đội ngũ giáo viên là rất quan trọng, rất cần thiết nhưng nó vẫn chưa trởthành nhu cầu thiết yếu của mỗi giáo viên trong trường Nhiều năm nay, do chiatách địa giới hành chính xã, huyện nên Thân Thuộc trở thành tâm điểm của huyệnchỉ sau thị trấn Tân Uyên Với bối cảnh đó thì giáo dục đã được các cấp, cácngành, cấp ủy đảng, Ban giám hiệu quan tâm đầu tư nhiều hơn, chất lượng đội
Trang 11ngũ giáo viên, chất lượng học sinh có sự chuyển biến rõ rệt Với nhiều hình thứcđào tạo và bồi dưỡng thì đại bộ phận đội ngũ giáo viên có trình độ trên chuẩnngày càng cao, tăng từ 61% năm học 2009-2010 lên 100% năm học 2011–2012.
Tỷ lệ giáo viên/lớp là 1,6 Đối chiếu với yêu cầu của ngành, theo mặt bằng chungthì chất lượng đội ngũ giáo viên vẫn còn bất cập và bộc lộ hạn chế như: Chấtlượng giờ dạy khá, giỏi không nhiều Giáo viên dạy giỏi các cấp là 8/16 GV đạt tỷ
lệ 50% Chưa có giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
Nguyên nhân: Đội ngũ phân tán do chia tách trường, giáo viên luânchuyển đến, phần lớn giáo viên kế cận còn hạn chế về năng lực sư phạm, đầu tưchưa thường xuyên, ít học hỏi, tự bằng lòng với những gì đã có, động cơ phấnđấu chưa rõ ràng, còn ngại khó, ngại khổ dẫn đến chất lượng đội ngũ và chấtlượng giáo dục mũi nhọn không cao
Ưu điểm: Nhà trường đã tiến hành lập kế hoạch bồi dưỡng và tạo điềukiện để 01 giáo viên đi học nâng chuẩn trong năm 2012
Hạn chế: Chất lượng chuyển biến sau bồi dưỡng còn chậm
Nguyên nhân: Bản thân mỗi giáo viên chưa thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng
3.3 Công tác chỉ đạo của trường Tiểu học xã Thân Thuộc
3.3.1 Phối hợp sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong nhà trường
Ưu điểm: Hiệu trưởng đã biết quy tụ những bộ phận nòng cốt của nhàtrường, phối hợp để tổ chức tốt các phong trào rèn luyện và tu dưỡng đạo đức,tác phong mẫu mực của người thầy giáo Triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết,nghe báo cáo, tổ chức sinh hoạt tập thể,…Qua đó nâng cao nhận thức về thế giớiquan, nhân sinh quan của nhà sư phạm Phối hợp được các tổ chức trong nhàtrường đã phát huy sức mạnh của đoàn thể, không ngừng bồi dưỡng tư tưởng
Trang 12chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong sư phạm cho đội ngũ giáo viên.
Hạn chế: Chưa phát huy hết sức mạnh của các tổ chức đoàn thể trong nhàtrường
Nguyên nhân: Một số cán bộ nòng cốt chuyển vùng, chuyển ngành Giáoviên thay thế còn ít kinh nghiệm
3.3.2 Chỉ đạo các hoạt động chuyên môn
Quán triệt mục tiêu, nội dung, chương trình, nhiệm vụ năm học Chỉ đạothực hiện nghiêm túc chương trình và kế hoạch dạy học Tổ chức dạy học đảm bảochuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học; lồng ghép tích hợp giáo dục và bảo vệ môitrường Giáo viên tự chịu trách nhiệm về nội dung mà mình đã dạy, chú trọng dạynhững gì học sinh thiếu, học sinh cần, những gì học sinh chưa biết
Thực hiện nề nếp sinh hoạt chuyên môn:
Ưu điểm: Nền nếp chuyên môn được thống nhất và xây dựng thành Nghị quyếtchung để áp dụng và thực hiện trong cả năm học Nội dung sinh hoạt chuyên mônthường xuyên cải tiến để tránh nhàm chán và đơn điệu Ban giám hiệu dự sinh hoạtchuyên môn của các tổ khối, có đánh giá nhận xét Qua bồi dưỡng chuyên môn đã nắmđược tiến trình và dung lượng bồi dưỡng của cá nhân cũng như của tổ chuyên môn Từ
đó nâng cao tính đồng đội, tập thể đoàn kết, tạo bầu không khí làm việc khoa học, say
mê, gắn bó với trường, có tinh thần cộng đồng trách nhiệm
Hạn chế: Một số giáo viên tiếp thu nội dung bồi dưỡng và thực hiện nềnnếp chuyên môn còn hạn chế
Nguyên Nhân: Do chưa tự giác, còn mang tính chất sao chép
3.3.3 Bồi dưỡng giáo viên dạy học sinh giỏi và học sinh đại trà
Ưu điểm: Ban Giám hiệu đã phân công giáo viên có năng lực chuyên môn, giáoviên dạy giỏi cấp huyện trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Nhà trường đầu tưthời gian và tài liệu tham khảo trong quá trình bồi dưỡng Tiến hành khảo sát, thành lậpđội tuyển, kiểm tra thường xuyên và động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên vàhọc sinh có thành tích Tổ chức cho giáo viên đi dự giờ học hỏi kinh nghiệm trường cóthành tích cao Có ý kiến đề xuất Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập tổ công tác hỗtrợ chuyên môn giáo viên theo từng tổ khối chuyên môn trong nhà trường
Trang 13Hạn chế: Chất lượng bồi dưỡng chưa cao
Nguyên nhân: Do giáo viên còn thiếu kinh nghiệm, phương pháp bồidưỡng học sinh còn hạn chế, đơn điệu Học sinh chưa ham hiểu biết, chưa thật
sự hiếu học
3.3.4 Bồi dưỡng chuyên đề
Phương pháp dạy các môn học trong trường tiểu học
Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
Làm và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học
Giữ vở sạch, viết chữ đẹp
Rèn kỹ năng đọc và kỹ năng tính toán cho học sinh
Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
Giải các bài tập nâng cao của hai môn Toán và Tiếng Việt trong chươngtrình tiểu học
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
3.3.5 Chỉ đạo làm và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học
Triển khai và phát động phong trào “Làm và sử dụng đồ dùng dạy học” Mỗigiáo viên tự làm ít nhất 01 đồ dùng có chất lượng/tháng và trưng bày trong thư việnnhà trường Bên cạnh việc làm đồ dùng, nhà trường còn khuyến khích và tăngcường kiểm tra việc sử dụng thiết bị và đồ dùng được trang cấp trong quá trình dạy
và học của cán bộ và giáo viên Tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường
và tham gia dự thi cấp huyện
Hạn chế: Còn một số đồ dùng tự làm chưa đảm bảo về độ bền, tính chínhxác và tính thẩm mỹ Việc sử dụng đồ dùng của một số giáo viên còn ít, chưathường xuyên
Nguyên nhân: Do một số giáo viên chưa tự giác, sợ mất thời gian, khảnăng tự làm đồ dùng dạy học của một số giáo viên còn yếu
3.3.6 Chỉ đạo nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm
Tổ chức cho cán bộ và giáo viên đăng ký, viết sáng kiến kinh nghiệm Mục đíchchính là bồi dưỡng năng lực sư phạm, hình thành thói quen nghiên cứu khoa học Kết quả
có 02 sáng kiến được hội đồng khoa học cấp huyện công nhận và vận dụng lâu dài