1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật Việt Nam về các loại thuế, phí và lệ phí đối với xăng dầu và thực tiễn áp dụng tại Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12

44 493 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 616 KB

Nội dung

TÓM LƯỢC. Một thực tế rất rõ ràng là tất cả các ngành trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng to lớn của xăng dầu. Khi giá xăng dầu biến động, chắc chắn giá cả các mặt hàng khác cũng sẽ biến động theo, từ đó gây tác động đến tính ổn định của nền kinh tế và đặc biệt là tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Việt Nam tuy là đất nước có nguồn dầu mỏ to lớn nhưng hầu hết lượng xăng dầu được sử dụng đều phải nhập khẩu, và phụ thuộc rất lớn vào giá của xăng dầu thế giới. Thị trường xăng dầu được hình thành khi các sản phẩm từ dầu mỏ được giao dịch mua bán. Từ những hành vi mua bán thông thường, cùng với sự phát triển mạnh mẽ các ứng dụng của xăng dầu, thì trường xăng dầu càng đạt đến những bước phát triển như vũ bão. Đòi hỏi Nhà nước cũng cần có sự thay đổi để điều hành thị trường một các tốt nhất, các công cụ thuế, phí và lệ phí là những công cụ thiết yếu để điều hành thị trường xăng dầu, hình thành nên giá xăng dầu và tạo nguồn thu cho Nhà nước. Đề tài khóa luận nghiên cứu với mục đích hệ thống lý thuyết về thuế, phí và lệ phí, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về thuế, phí và lệ phí nói chung, và hiểu thêm về các loại thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường áp dụng đối với xăng dầu nói riêng, đồng thời nghiên cứu một cách tổng quát về thực trạng các loại thuế đó đã được áp dụng, thực hiện như thế nào tại một đơn vị kinh doanh xăng dầu. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu. i LỜI CẢM ƠN. Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại, được sự chỉ bảo tận tình của các Thầy Cô, em đã có được những kiến thức, bài học quý báu. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong khoa Kinh tế-Luật trường Đại Học Thương Mại đã dạy dỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian qua. Em xin cảm ơn giảng viên Nguyễn Thanh Hương đã tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, cùng các anh, chị công tác tại Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12 đã tạo điều kiện cho em có khoảng thời gian quý báu học tập và nghiên cứu tại quý công ty. Do kiến thức của em còn hạn chế nên khóa luận sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô trong bộ môn Luật căn bản cho bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa ! Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong bộ môn Luật căn bản và cô giáo Nguyễn Thanh Hương thật dồi dào sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2014. Người viết khóa luận Phạm Thế Hùng ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. GTGT Giá trị gia tăng NK-XK Nhập khẩu-Xuất Khẩu TTĐB Tiêu thụ đặc biệt WTO Tổ chức Thương mại thế giới: World Trade Organization v LỜI MỞ ĐẦU. 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, đời sống xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Trong cân bằng năng lượng thế giới, xăng dầu và khí thiên nhiên chiến tỷ lệ khoảng 63%, phần còn lại thuộc về than đá (23%), điện hạt nhân và thủy điện (12,5%), các dạng năng lượng khác (1,5%). Chi phí về xăng dầu là một loại chi phí để sản xuất ra rất nhiều loại hàng hóa, ngay cả những hàng hóa sử dụng rất ít xăng dầu trong quá trình sản xuất vẫn đòi hỏi phải có xăng dầu để vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Ở Việt Nam chi phí về xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của nhiều ngành kinh tế: chiếm 40% giá thành của ngành vận tải, 22-52% trong ngành điện, 5-17% trong ngành công nghiệp và 3-15% trong ngành nông nghiệp (1) . Có thể nói rằng xăng dầu là nguồn nhiên liệu chính cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy, không một quốc gia nào trên thế giới hoàn toàn thả nổi hoạt động kinh doanh xăng dầu mà luôn có sự can thiệp của Nhà nước ở các mức độ khác nhau với những công cụ khác nhau. Tiêu biểu cho các công cụ đó chính là các khoản thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu được Nhà nước đưa ra nhằm điều tiết giá thành của xăng dầu sao cho phù hợp với từng thời điểm. Một sự bất ổn của thị trường xăng dầu có thể tạo ra gánh nặng đối với các nền kinh tế tùy thuộc vào mức độ mà một quốc gia phụ thuộc vào xăng dầu nhập khẩu, về phương diện này thì hiện tại Việt Nam đang phải nhập khẩu phần lớn lượng xăng dầu tiêu dùng trong nước. Tuy vài năm vừa qua (giai đoạn 2010-2013) nền kinh tế gặp nhiều biến động, nhiều nhà máy xí nghiệp, công ty bị phá sản giải thể làm cho lượng tiêu thụ xăng dầu giảm bớt, nhưng cũng không thể phủ nhận một điều là lượng nhập khẩu xăng dầu còn rất lớn, tuy rằng việc các nhà máy lọc dầu trong nước đã đi vào hoạt động cũng đã giúp phần nào giảm lượng xăng dầu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động gần ở mức 100% công suất, với sản lượng các ăm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 5,45 triệu tấn, 5,6 triệu tấn và 5,65 triệu tấn (tính đến ngày 8/11/2013) nhưng mới chỉ đảm bảo trên 30% nhu cầu tiêu thụ của cả nước, còn lại vẫn phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu xăng dầu trên thế giới (2) . Cụ thể:  1) .Trích số liệu trên trang wed của Hiệp hội xăng dầu Việt Nam – hiephoixangdau.org  2) . Trích số liệu trên trang wed của Hiệp hội xăng dầu Việt Nam – hiephoixangdau.org 1 Bảng 1: Lượng xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng năm 2012, 2013. Với việc là một hàng hóa thiết yếu như vậy, việc quản lý của Nhà nước bằng các công cụ thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu là thực sự có giá trị trong nghiên cứu, đặc biệt là đối với Việt Nam, một nước đang phát triển và giá cả xăng dầu là vấn đề có tính nhạy cảm cao và được sự quan tâm của toàn dân. Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua, hoạt động kinh doanh xăng dầu đang ngày càng phát triển. Nếu như trước đây chỉ có một doanh nghiệp nhà nước độc quyền kinh doanh xăng dầu thì đến nay cả nước có trên 12 doanh nghiệp nhà nước đầu mối nhập khẩu xăng dầu và rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên thị trường nội địa. Khối lượng xăng dầu nhập khẩu, tiêu thụ trên thị trường không ngừng tăng (khoảng 10% mỗi năm (1) ). Kết cấu hạ tầng và phương tiện phục vụ kinh doanh xăng dầu từng bước được tăng cường theo hướng hiện đại hóa. Hệ thống phân phối bán lẻ được phủ kín trên các tỉnh thành. Các khoản thuế, phí và lệ phí thu từ hoạt động kinh doanh xăng dầu vào ngân sách Nhà nước mỗi năm lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Thực tế đã cho thấy, các chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu luôn được đổi mới và hoàn thiện theo hướng thúc đẩy thị trường xăng dầu phát triển, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, quyền lợi người tiêu dùng và thu ngân sách Nhà nước. Chính sách thuế nhập khẩu thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với biến động của thị trường thế giới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm bất cập, việc sừ dụng các chính sách thuế, giá và chỉ tiêu nhập khẩu chưa đồng bộ dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung ở một số thời điểm nhạy cảm, tăng gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và tạo sức ỳ cho các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đồng thời dẫn đến cuộc rượt đuổi dường như không có điểm dừng giữa thuế nhập khẩu và giá xăng dầu trong nước( năm 2004, 14 lần điều chỉnh thuế suất nhập khẩu và 4 lần điều chỉnh giá bán lẻ trong nước (1) ). Nhiều pháp lệnh về thuế, phí ban hành chưa được sự đồng tình của  1) . Theo Hiệp hội xăng dầu Việt Nam – hiephoixangdau.org.  1) .Trích: bài viết “Đổi mới cơ chế quản lý trong hoạt động kinh doanh xăng dầu”, ngày 19/06/2012, hiephoixangdau.org. 2 đông đảo nhân dân, gây những phản ứng trong dư luận, tiêu biểu là thuế tiêu thụ đặc biệt, hiện giờ câu hỏi nên bỏ hay không thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào xăng dầu vẫn là một cuộc tranh luận chưa có hồi kết, vì đây là hàng hóa thiết yếu phục vụ cho lợi ích thiết thực của nhân dân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất. Chính các lý do trên mà cần phải nghiên cứu thực trạng về thuế, phí và lệ phí đang áp dụng đối với xăng dầu, để thấy được những bất cập và ưu điểm của pháp luật Việt Nam, về khả năng của Nhà nước trong việc sử dụng các công cụ này. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan. Từ trước đến nay các tài liệu trong nước nghiên cứu về kinh doanh xăng dầu và chính sách quản lý Nhà nước mà tiêu biểu là các loại thuế, phí và lệ phí đối với hoạt động này không nhiều. Có một vài luận án tiến sỹ tiêu biểu trong nước như luận án tiến sỹ được tiến hành năm 1995 của Nguyễn Cao Vãng với đề tài: “Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay”. Và năm 2001, Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương-cơ quan quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu) thực hiện đề tài khoa học cấp bộ “Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu trong tình hình mới”. Một vài năm trở lại đây, khi giá dầu thô thế giới biến động theo chiều hướng tăng do những bất ổn của tình hình chính trị thế giới kéo theo việc giá bán lẻ xăng dầu trong nước liên tục bị điều chỉnh tăng thì trên các tạp chí khoa học trong nước xuất hiện một loạt các nghiên cứu liên quan đến thị trường xăng dầu và vai trò quản lý của nhà nước đối với thị trường này. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc lý giải tại sao nhà nước phải bình ổn giá xăng dầu và bình ổn bằng cách nào. Các luận án nước ngoài liên quan đến các loại thuê, phí và lệ phí cũng không có nhiều, có chăng chỉ là một số tài liệu liên quan đến kinh doanh xăng dầu và các chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động này, và trong đó có một vài mục liên quan đến thuế. Một số tài liệu: “Strategic Petroleum Reserve: United States engry security, oil politics, and petroleum reserves policies in the twentieth century – Beaubourf B.A- 1997; Energy consumption in Yemen: Economics and policy – Dahan A.A – 1996; Petroleum development in the context of self-reliance; China’s changing policy since 1960-Lee H.P-1989; An application of rational choice theory to petroleum policies in Canada, Britian, and Norway M – 1988; Petroleum politics in Japan: State and industry in a changing policy context – Caldwell M.A – 1981; The politics of public enterprise oil and the French state – Feigenbaum H.B – 1981. Hầu hết các nghiên cứu này đều tập trung vào vai trò quản lý của Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở các khía cạnh khác nhau. Một số xem xét vai trò, vị trí của các tập đoàn xăng dầu quốc gia trong việc đảm bảo nguồn cung và định giá hợp lý các sản phẩm xăng dầu trên thị 3 trường. Một số khác lại nghiên cứu các chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu, tiêu biểu có công trình nghiên cứu về chính sách thuế xăng dầu của 120 quốc gia giai đoặn 1990 – 1991 của Gupta và Mahler năm 1994 đã giải thích tại sao xăng dầu lại bị đánh nhiều loại thuế với thuế suất cao và các quốc gia đã xác định tỷ lệ thuế như thế nào. Song đấy chỉ là đối với các thị trường xăng dầu trên thế giới, những nơi có hệ thống pháp luật khác xa với Việt Nam. Thực tế cho thấy việc ban hành các chính sách và thực thi các chính sách quản lý của Nhà nước đối với xăng dầu ở nước ta hiện nay còn mang tính đối phó với thay đổi, tính ngắn hạn, chưa có tính chủ động, chưa đưa ra được những chính sách có tính chiến lược, những nguyên tắc và phương pháp thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực thi cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. 3. Xác lập và tuyên vấn đề tài nghiên cứu. Với các lý do như đã nêu ở trên em xin chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về các loại thuế, phí và lệ phí đối với xăng dầu và thực tiễn áp dụng tại Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12” làm đề tài khóa luận của mình. 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuế, nhưng có thể hiểu một cách thống nhất như sau: “Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật. Thuế là một thực thể pháp lý nhân định nhưng sự ra đời và tồn tại của nó không chỉ phụ thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế-pháp luật. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành theo quy định của Nhà nước. Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành. Có thể nói có rất nhiều các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng cho các mặt hàng, dịch vụ, cũng như việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp. Nhưng về phía đề tài khóa luận chỉ nghiên cứu các loại thuế, phí và lệ phí mà pháp luật Việt Nam hiện hành áp dụng đối với xăng dầu. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu. 4 4.2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu là làm rõ ràng các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu, trên cơ sở hiểu rõ, từ đó đánh giá các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu, đề ra một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả hơn nữa việc sử dụng pháp luật về thuế, phí và lệ phí. 4.3. Phạm vi nghiên cứu. Khóa luận nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với các loại xăng dầu và thực tiễn áp dụng các quy định đó tại Cảng dầu B12 – Công ty xăng dầu B12. Nghiên cứu vào khoảng thời gian sau thời kì đổi mới, tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ 2008-2013. 5. Phương pháp nghiên cứu. Khóa luận thực hiện một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát tại các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối xăng dầu tại Việt Nam. - Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, các bài viết, tài liệu luật và các tài liệu có liên quan đến nội dung về thuế, phí và lệ phí, hay các tài liệu liên quan đến nội dung về chính sách quản lý của Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu. - Phương pháp tổng hợp,so sánh, thống kê. 6. Kết cấu khóa luận. Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu khóa luận gồm 3 chương: - Chương 1: Những lý luận cơ bản của pháp luật Việt Nam về các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu. - Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về thuế,phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu tại Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12. - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu. 5 [...]... có phí xăng dầu Do vậy, việc doanh nghiệp phải kê khai hai lần cho một lít xăng dầu bán ra là việc làm rất thiếu khoa học 30 Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu 3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu Xăng dầu là hàng hóa vật tư đặc biệt và có ý nghĩa chiến lược đối với. .. phí áp dụng đối với xăng dầu tại Cảng dầu B12 -Công ty xăng dầu B12 2.1.1 Giới thiểu tổng quát về Cảng dầu B12 -Công ty xăng dầu B12 2.1.1.1 Giới thiệu khái quát về Cảng dầu B12 -Công ty xăng dầu B12 Tên doanh nghiệp: Cảng dầu B12 -Công ty xăng dầu B12 Địa chỉ: Khu 1 – Phường Bãi Cháy – Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh Số điện thoại: 033.3846360; Fax: 033.3847091 Mã số thuế: 5700101690 Tiền thân của Cảng. .. được các quy định hợp lý đối với thị trường xăng dầu, không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Nhà nước và tư nhân Các văn bẳn Luật cần quy định chi tiết , kịp thời., tạo ra sự chặt chẽ 16 Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu tại Cảng dầu B12 -Công ty xăng dầu B12 2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến thuế, phí và lệ phí. .. chức thực hiện các kế hoạch về thuế các năm trước đó, từ đó đề ra được những quyết định và giải pháp đúng đắn 22 2.2 Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu tại Cảng dầu B12 -Công ty xăng dầu B12 Cảng dầu B12 là đơn vị trực thuộc Công ty xăng dầu B12, đơn vị kinh nhiều mặt hàng nhưng những mặt hàng chủ đạo của đơn vị là: Kinh doanh các mặt hàng xăng dầu. .. hành cho các đạo luật thuế, đạo nguồn thu ngân sách phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước, của các ban ngành có liên quan Với phí và lệ phí thì các văn bản pháp luật chính là các pháp lệnh về phí và lệ phí, cơ sở ban hành cho những pháp lệnh về phí và lệ phí liên áp dụng đối với xăng dầu được căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội trong các Chương... độc quyền 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu tại Cảng dầu- Công ty xăng dầu B12 Nhân tố ảnh hưởng đến thuế, phí và lệ phí nói chung cũng giống như các nhân tố ảnh hưởng đến thuế, phí và lệ phí nói riêng ở Cảng dầu B12 -Công ty xăng dầu B12 Các nhân tố đó bao gồm: Các chủ trương, phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước 1) 1) Trích: Báo điện tử vietnamnet.vn Trích:... thời nó tỷ lệ thuận với mức hư hỏng mà chủ phương tiện sử dụng nhiên liệu là xăng dầu gây ra cho đường sá khi lưu thông Nhưng cũng có nhiều điều cần giải quyết vì với một số loại phương tiện thực tế rất ít khi lưu hành trên đường 2.3 Thực trạng thực hiện pháp luật về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu tại Cảng dầu B12 -Công ty xăng dầu B12 Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm với đời sống, cũng như... của các doanh nghiệp, giá cả xăng dầu chịu nhiều tác động của giá xăng dầu thế giới, và nhiều loại thuế phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu Bên cạnh công tác theo dõi, tìm hiểu thị trường, nhằm cân đối nguồn hàng hợp lý thì việc theo dõi các văn bản hướng dẫn thi hành, điều chỉnh mức thuế suất các loại thế áp dụng đối với các mặt hàng là sản phẩm kinh doanh tại Cảng dầu B12 -Công ty xăng dầu B12. .. các loại thuế áp dụng đối với xăng dầu luôn là một đề tài nóng bỏng không chỉ đối với nhà quản lý mà còn đối với người tiêu dùng 1.3 Yêu cầu về pháp luật thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu Tính minh bạch: Cần rõ ràng về hình thức, ngôn ngữ sử dụng chính xác, dễ hiểu, diễn đạt rõ ràng, không bị hiểu theo nhiều cách khác nhau Các số liệu, dẫn 15 chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật, các. .. hướng dẫn từ các cơ quan quản lý Nhà nước về xăng dầu cần mạch lạch rõ ý, những từ ngữ đi mượn, có yếu tố mới, hoặc yếu tố nước ngoài cần giải thích rõ ràng trong các văn bản luật đó Tính thống nhất: Các Luật về thuế, phí và lệ phí cần tuân thủ với các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn như Hiến pháp Không có mâu thuẫn đối với các quy định của các loại thuế đối với từng bản thân các loại thuế . pháp luật Việt Nam về các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu. - Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về thuế ,phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu tại Cảng dầu B12 -Công ty. nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với các loại xăng dầu và thực tiễn áp dụng các quy định đó tại Cảng dầu B12 – Công ty xăng dầu B12. Nghiên. tài: Pháp luật Việt Nam về các loại thuế, phí và lệ phí đối với xăng dầu và thực tiễn áp dụng tại Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12 làm đề tài khóa luận của mình. 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w