1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Điều kiện kinh doanh xăng dầu theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

80 80 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 666 KB

Nội dung

Điều kiện đối với chủ thể kinh doanh xăng dầu “Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu” [10].Đây

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Điều kiện kinh doanh xăng dầu theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 6

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU 6

1.1 Khái niệm điều kiện kinh doanh xăng dầu 6

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của xăng dầu 6

1.1.2 Khái niệm kinh doanh xăng dầu 6

1.1.3 Điều kiện kinh doanh xăng dầu 7

1.2 Nội dung điều kiện kinh doanh xăng dầu 10

1.2.1 Điều kiện đối với chủ thể kinh doanh xăng dầu 10

1.2.2 Điều kiện về hình thức kinh doanh xăng dầu 11

1.2.3 Điều kiện về địa điểm kinh doanh xăng dầu 12

1.2.4 Điều kiện về vốn trong kinh doanh xăng dầu 13

1.2.5 Điều kiện về yêu cầu đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu 14

1.2.6 Điều kiện về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu 14

1.3 Điều kiện đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu 15

1.3.1 Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu 15

1.3.2 Điều kiện hoạt động pha chế xăng dầu 16

1.3.3 Điều kiện đối với thương nhân phân phối xăng dầu 16

1.3.4 Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu 17

1.3.5 Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu 18

1.3.6 Điều kiện đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu 18

1.3.7 Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu 19

1.3.8 Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu 19

1.3.9 Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu 20

Chương 2 21

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU TỪ THỰC TIẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 21

Trang 5

2.1.1 Sự phát triển về các quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam 21 2.1.2 Đánh giá pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam 26

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành phố Hồ Chí Minh 31

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành phố Hồ Chí Minh 31 2.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành Phố

Hồ Chí Minh 43 2.2.3 Tình hình thực hiện pháp luật về điệu kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành Phố

Hồ Chí Minh 45

Chương 3 52

CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

3.1 Các tiêu chuẩn cơ bản để hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu 52

3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu 58

3.2.1 Đảm bảo tính phù hợp của các quy định pháp luật đối với thực tiễn thị trường kinh doanh xăng dầu 58 3.2.2 Đảm bảo môi trường cạnh tranh hiệu quả của thị trường kinh doanh xăng dầu

Trang 6

3.3.5 Quy định cụ thể các biện pháp chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường 63 3.3.6 Tăng cường vai trò của hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu 63

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN :Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia

đông Nam Á)

BVMT :Bảo vệ môi trường

COMECO : Công Ty Cổ Phần Vật Tư Xăng Dầu

ĐKKD :Đăng ký kinh doanh

IEA :International Energy Agency (Cơ quan năng lượng quốc tế)

Mipeco :Tổng công ty xăng dầu quân đội

OPEC :Organization of Petroleum Export Countries (Tổ chức các nướcxuất khẩu dầu mỏ)

Petec :Tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec

PCCC :Phòng cháy chữa cháy

Petrolimex :Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

PV Oil :Tổng Công ty dầu Việt Nam

Thalexim :Tổng Công Ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thanh Lễ

UBND :Ủy ban nhân dân

VNĐ :Việt Nam đồng

WTO :World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

XHCN :Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Danh sách doanh nghiệp xăng dầu đầu mối 33

Bảng 2.2: Bảng thống kê cửa hàng bán lẻ xăng dầu của một số doanh

nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 46

Biểu đồ 2.1: Thị phần xăng dầu cả nước năm 2018 35

Biểu đồ 2.2: Thị phần bán lẻ xăng dầu cả nước 2018 37

Biểu đồ 2.3: Thị phần của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

tại TP.HCM năm 2018 45

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xăng dầu là nguồn năng lượng quan trọng để phát triển kinh tế của mỗiquốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như ViệtNam Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu đối với các hoạt động sản xuất, đời sống

xã hội và an ninh quốc phòng – là một trong những nhân tố đảm bảo an ninhnăng lượng của quốc gia mà chưa thể thay thế được Do vậy kinh doanh xăngdầu có tính chất đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia TạiViệt Nam hiện nay, hoạt động kinh doanh xăng dầu là ngành, nghề kinh doanh

có điều kiện theo quy định của Nhà nước, vừa cần phải đảm bảo hoạt độngdựa trên các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường vừa phải điều tiết, bình ổngiá cả nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến các hoạt động đời sống kinh tế- xãhội của đất nước

Trong những năm vừa qua dưới sự quản lý của Nhà nước, hoạt độngkinh doanh xăng dầu trong nước luôn ổn định, sản xuất và đời sống nhân dânngày càng phát triển Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-

CP đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi trong thị trường cạnh tranh, giúp cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng cạnh tranh về thị phần Danh mục cácngành nghề kinh doanh có điều kiện thì xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt, cónhững tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng, an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo

vệ môi trường Muốn kinh doanh mặt hàng này, các doanh nghiệp cần phảiđạt được những yêu cầu về điều kiện: chủ thể kinh doanh, cơ sở vật chất,trang thiết bị, kỹ thuật trình độ chuyên môn Điều kiện kinh doanh hiện nayđược thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và tương đối phức tạp: Giấyphép kinh doanh, Giấy đủ điều kiện kinh doanh, Bảo hiểm bắt buộc… và đặcbiệt là kinh doanh xăng dầu các doanh nghiệp phải tuân thủ theo các qui định

Trang 10

Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-CP hiện nay cùng mới

sự mở rộng cơ chế quản lý trong kinh doanh xăng dầu, đã ngày càng có nhiềudoanhh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có thể tham gia vào thị trườngkinh doanh xăng dầu tại Việt Nam Nhưng vấn đề cần thiết vẫn là cần phảiđánh giá đầy đủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ởViệt Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan đề sự hạn chế, bất cập còn tồn tại

từ thực tiễn, qua đó nhìn nhận lại các yêu cầu thật sự cần thiết để các doanhnghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh xăng dầu, từ đó sẽ đề xuất một sốgiải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiện quả trong lĩnh vực này Bêncạnh đó, Thành phố Hồ Chính Minh là một trong những thành phố có tốc độphát triển kinh tế đi đầu trong cả nước, các lĩnh vực kinh doanh nói chung vàkinh doanh xăng dầu nói riêng đều đang phát triển nhanh, và cũng xuất hiện

nhiều tồn tại, phức tạp Do đó tác giả chọn đề tài “Điều kiện kinh doanh xăng dầu theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”

làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết nghiên cứu lýluận, sách đã xuất bản viết về điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy địnhhiện nay Tuy nhiên, kinh doanh xăng dầu là một vấn đề lớn và có tính ảnhhưởng quan trọng đến sự phát triển và hoạt động của nền kinh tế Bước đầutìm hiểu, tôi xin nêu ra một số tài liệu phản ánh tình hình nghiên cứu có liênquan đến đề tài này như bài viết của tác giả Trần Huỳnh Thanh Nghị đăng trênTạp chí Luật học số 4/2015 đã phân tích một số cải cách thủ tục thành lậpdoanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp 2014, qua đó chỉ ra một số trở ngạicủa Việt Nam trong việc cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp, danh mụcngành, nghề kinh doanh có điều kiện Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Anh “Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh có

Trang 11

quá trình thành lập doanh nghiệp nói chung và thành lập doanh nghiệp hoạtđộng trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói riêng Với nhữngbất cập về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp đối với những ngành nghềkinh doanh có điều kiện, tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy đã có bài viết “ Hoànthiện pháp luật về đăng ký kinh doanh hiện nay ở Việt Nam” , tác giả Hà Linh

đã có bài viết “Điều kiện kinh doanh xăng dầu không phù hợp, thị trường cónguy cơ bị lũng đoạn” nêu lên sự cần thiết xây dung văn bản pháp luật chuyênbiệt cho trình tự, thủ tục ĐKKD trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Kế thừa từ các nghiên cứu từ của các học giả trước đây, đồng thời bằng

kiến thức của mình tác giả đề tài xin đóng góp một số ý kiến về đề tài “Điều kiện kinh doanh xăng dầu từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn

Mục đích của luận văn là làm rõ thực trạng những quy định của phápluật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ở nước ta hiện nay từ thực tiễn Thànhphố Hồ Chí Minh Qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chế định phápluật này

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Nghiên cứu các vấn đề mang tính cơ sở về điều kiện kinh doanh xăngdầu

Đánh giá thực trạng đăng ký kinh doanh xăng dầu tại Thành phố HồChí Minh; chỉ ra ưu điểm, hạn chế; nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và cácbài học kinh nghiệm

Phân tích các yêu cầu, xác định quan điểm và đề xuất giải pháp hoànthiện, thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 12

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn: Điều kiện kinh doanh xăng dầu tạiViệt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Thành phố Hồ Chí Minh

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp lý luận chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chínhsách của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước và hoàn thiện phápluật trong quá trình hội nhập kinh tế

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật lịch sử, so sánhđối chiếu, phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp đánh giá bình luận…đểlàm sáng tỏ về mặt khoa học các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trongluận văn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn đã nghiên cứu và tập hợp hệ thống các vấn đề

về lý luận liên quan đến điều kiện kinh doanh xăng dầu phân tích những điểmbất cập và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật ViệtNam

Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá về thực trạngđăng ký kinh doanh xăng dầu từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh góp phần

có thể làm tài liệu khoa học có tính thực tiễn, có giá trị tham khảo cho việcnghiên cứu hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu

7 Kết cấu luận văn

Chương 1: Các vấn đề chung về điều kiện kinh doanh xăng dầu.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu từ

thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 13

Chương 3: Các kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp

luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu.

Trang 14

Chương 1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU 1.1 Khái niệm điều kiện kinh doanh xăng dầu

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của xăng dầu

Xăng là một loại dung dịch nhẹ chứa hydrocacbon, được chế biến bằngphương pháp chưng cất trực tiếp và cracking từ dầu mỏ Dễ bay hơi, dễ bốccháy và có mùi đặc trưng và được sử dụng như một dung môi và nhiên liệucho động cơ đối trong Xăng được sử dụng như một loại nguyên liệu dùng đểlàm chất đốt cho các loại động cơ xăng

Theo nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2014 thì “Xăngdầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làmnhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu ma-dút, nhiênliệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động

cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén nguyên liệu.” [10]

Đặc điểm của xăng dầu :

- Xăng dầu là chất lỏng rất dễ bốc cháy, dễ bắt lửa, chỉ va chạm mạnh cũng có thể gây ra cháy nổ

- Xăng dầu là một loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người và môi trường

- Xăng dầu là nguồn nguyên liệu chính trong các hoạt động thường ngày cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành kinh tế

1.1.2 Khái niệm kinh doanh xăng dầu

Kinh doanh là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các hoạtđộng kinh tế ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới Khái niệm kinhdoanh chính thức được Pháp luật Việt Nam sử dụng tại hai bộ Luật đó là LuậtCông ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 Đến năm 1999,khi Luật Doanh nghiệp ra đời, khái niệm kinh doanh lại được hiểu như sau

Trang 15

“ Kinh doanh được hiểu là việc thực hiện môt, một số hoặc tất cả các côngđoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứngdịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”[18] Theo đó kinh doanh sẽbao gồm cả các hoạt động mua bán trao đổi hảng hóa, các hoạt động sản xuấtgia công, đầu tư hay các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lời.

Nghị định 84/2009/NĐ-CP ban hành ngày 15/10/2009 về kinh doanhxăng dầu, theo đó “Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động xuất khẩu(xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu cónguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia côngxuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phốixăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhập, bảoquản và vận chuyển xăng dầu” [9]

Nghị định 84/2014/NĐ-CP ban hành ngày 03/09/2014 của Chính phủ,

“Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động : Xuất khẩu (xăng dầu, nguyênliệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu),nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu,nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trườngtrong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyểnxăng dầu.”[10] Về cơ bản nội dung khái niệm về kinh doanh xăng dầu tronghai Nghị định của Chính Phủ không có sự khác biệt

1.1.3 Điều kiện kinh doanh xăng dầu

Tự do kinh doanh là quyền con người và là một trong những quyền cơbản của công dân đã được Hiến pháp Việt Nam thừa nhận Tuy nhiên đối vớimột số ngành nghề kinh doanh có vai trò thiết yếu trong an ninh quốc phòng,

có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội mặc dù vẫn trêntinh thần được tự do kinh doanh nhưng các chủ thể kinh doanh cần phải đáp

Trang 16

ứng được các điều kiện nhất định tùy theo từng ngành nghề theo quy định củapháp luật.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, “Điều kiện kinh doanh là yếu cầu

mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụthể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiệnkinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác” [32]

Xăng dầu là một mặt hàng chiến lược của mỗi quốc gia, thiết yếu đốivới đời sống xã hội, có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và an ninhquốc phòng của đất nước, là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triểnkinh tế xã hội của mỗi quốc gia Xăng dầu là một trong những mặt hàng rấtnhạy cảm trước những biến động về chính trị và kinh tế trên thế giới Vớinhững đặc điểm đặc thù như vậy, xăng dầu dầu được xếp vào danh sách hànghóa thuộc diện kinh doanh có điều kiện, phải đảm bảo các điều kiện kinhdoanh do Nhà nước quy định, được Nhà nước quản lý nguồn nhập khẩu, điềuphối giá và dự trữ chiến lược

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, điều kiện kinh doanh xăng dầuđược hiểu là “ yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinhdoanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấychứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảohiển trách nhiệm, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác” [32]

Đến Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì thuật ngữ điều kiện kinh doanhkhông được được nêu ra, mà thay vào đó thuật ngữ này lại được nêu ra tạikhoản 1, Điều 7 trong Luật Đầu tư năm 2014 ; cụ thể như sau “ Ngành, nghề,đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt độngđầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốcphòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toan xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của

Trang 17

cộng đồng” [35].Cùng với đó là danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện bao gồm 267 ngành nghề kinh doanh, chia thành 16 lĩnh vực và cócác điều kiện đầu tư, kinh doanh đi kèm tại Phụ lục 04 Và đến này, Phụ lụcnày được thay thế bằng Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh

có điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 03/2016/QH14 sửađổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh

có điều kiện của Luật Đầu tư, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.Theo đó danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn 243 ngành, cácngành, nghề này phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh được quy định tại cácluật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quyđịnh về điều kiện đầu tư kinh doanh

Tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu

tư, có quy định: “Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện mà cá nhân, tổchức phải đáp ứng theo quy định của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ướcquốc tế về đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành,nghề quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư.Theo đó, điều kiện đầu tư kinh doanhđược áp dụng theo một hoặc một số hình thức sau đây:

a) Giấy phép đăng ký kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

Trang 18

g) Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiệnhoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dướicác hình thức văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này.[11].

Nhà nươc có thể điều tiết được hoạt động sản xuất- kinh doanh trongnền kinh tế thông qua các chế định pháp luật về điều kiện kinh doanh, từ đóđảm bảo được sự ổn định, phát triển bền vững của nền kinh tế Tạo điều kiệnthuận lợi đề phát triển một số ngành nghề hoặc hạn chế sự phát triển của một

số ngành nghề thông qua sự ban hành các chính sách

Từ các giải thích khái niệm điều kiện kinh doanh xăng dầu trên, chúng

ta có thể hiểu: “Điều kiện kinh doanh xăng dầu là những quy định của phápluật mà chủ thể kinh doanh xăng dầu trước và trong khi kinh doanh phải đảmbảo đầy đủ khi kinh doanh xăng dầu” Đó là các yêu cầu mà pháp luật quyđịnh trong các văn bản pháp luật, đạo luật Nhưng quy định này có tính bắtbuộc đối với tất các các doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh khi tham gia vàohoạt động kinh doanh xăng dầu Điều kiện kinh doanh xăng dầu bao gồm cácnhóm quy định sau: Điều kiện đối với chủ thể kinh doanh xăng dầu; về hìnhthức và địa điểm kinh doanh, về vốn trong kinh doanh xăng dầu, về phòngcháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trông kinh doanh xăng dầu, về yêu cầuđáp ứng các tiêu chuẩn cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ chuyên môn, điềukiện đối với các hoạt động kinh doanh xăng dầu

1.2 Nội dung điều kiện kinh doanh xăng dầu

1.2.1 Điều kiện đối với chủ thể kinh doanh xăng dầu

“Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu” [10].Đây là điều kiện chung về mặt chủ thể, áp dụng cho tất cả các hình thức kinhdoanh xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP Theo đó,

Trang 19

doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “phải là thương nhân Việt Nam theo quyđịnh của Luật Thương mại” [10] Có thể thấy, đây là điều kiện có những thayđổi rõ rệt nhất, ứng với các thời kỳ kinh tế - xã hội ở Việt Nam Trước đây,nếu kinh doanh xăng dầu là ngành kinh doanh độc quyền của Nhà nước và chỉ

có Công ty Nhà nước mới được quyền kinh doanh xăng dầu thì hiện nay, đãcho phép các thành phần kinh tế khác nhau có thể gia nhập vào thị trườngkinh doanh xăng dầu ở các hình thức kinh doanh khác nhau Tuy đã mở rộng

về mặt chủ thể nhưng pháp luật vẫn quy định chủ thể trong kinh doanh xăngdầu phải là thương nhân Việt Nam theo quy định của Luật Thương mại

Theo quy định của Luật Thương mại 2005, tại Điều 6, Thương nhânbao gồm “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thươngmại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” [33] Bêncạnh đó, theo khoản 4 Điều 16 Luật Thương mại 2005 thì Thương nhân ViệtNam được định nghĩa như sau: [33] “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiđược thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của phápluật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam” Như vậy, có thể thấy,điều kiện về mặt chủ thể trong kinh doanh xăng dầu là thương nhân Việt Namtheo Luật Thương mại đã mở ra hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiệncho các chủ thể khác nhau khi đáp ứng được điều kiện trở thành Thương nhânViệt Nam, có thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

1.2.2 Điều kiện về hình thức kinh doanh xăng dầu

Tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP, đã liệt kê các hình thức kinh doanhxăng dầu, theo đó, kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động [10]: Xuấtkhẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu cónguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia côngxuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối

Trang 20

xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảoquản và vận chuyển xăng dầu Như vậy, đối với các hình thức kinh doanhxăng dầu, pháp luật đã quy định khung pháp lý cho các hoạt động kinh doanhnày từ thực tiễn thị trường kinh doanh và dự liệu các hình thức kinh doanh cóthể hình thành trong tương lai để các chủ thể có thể lựa chọn một hình thứckinh doanh phù hợp với năng lực và nhu cầu xã hội Các thương nhân, khitham gia vào thị trường kinh doanh xăng dầu, ngoài việc đáp ứng điều kiệnbước đầu về chủ thể là thương nhân Việt Nam theo quy định của Luật Thươngmại thì phải chọn cho mình một hình thức kinh doanh phù hợp theo quy định.Bên cạnh đó, đối với mỗi hình thức kinh doanh, các chủ thể cần phải đáp ứngnhững yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ chuyên môn và đặc biệt

là phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu

1.2.3 Điều kiện về địa điểm kinh doanh xăng dầu

Điều kiện về địa điểm kinh doanh xăng dầu là một trong những điềukiện cần có sự quy hoạch của địa phương và phải phù hợp với nhu cầu xã hội.Tuy nhiên, đây là điều kiện chỉ áp dụng đối với hình thức kinh doanh là cáccửa hàng bán lẻ xăng dầu vì ảnh hưởng trực tiếp đến các điều kiện về dân cư,

cơ sở hạ tầng, nhu cầu và đặc biệt là vấn đề PCCC và BVMT tại xung quanhkhu vực có các cửa hàng bán lẻ xăng dầu Theo đó, địa điểm kinh doanh xăngdầu phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối vớicác cửa hàng bán lẻ xăng dầu [10]

Đối với các hình thức kinh doanh khác, tuy các quy định pháp luật hiệnhành không đặt ra điều kiện về địa điểm kinh doanh và không yêu cầu về quyhoạch của địa phương nhưng phải đảm bảo về cơ sở vật chất kỹ thuật và quantrọng hơn, điều kiện về an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường phảiđược đặt ra hàng đầu

Trang 21

1.2.4 Điều kiện về vốn trong kinh doanh xăng dầu

Luật Đầu tư 2014 (điều 3 khoản 18) quy định: “Vốn đầu tư là tiền và tàisản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh” [35] Mặc dù kinh doanhxăng dầu là ngành kinh doanh có điều kiện, song theo quy định tại pháp luậtViệt Nam, kinh doanh xăng dầu lại không nằm trong Danh mục các ngành,nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định So sánh với pháp luật TrungQuốc, theo Quy chế của Bộ Thương mại nước này những yêu cầu chính cho

05 loại giấy phép chủ yếu và có yêu cầu về vốn pháp định đối với từng hìnhthức kinh doanh như sau [37]:

+ Các thương nhân tham gia bán buôn phải đáp ứng điều kiện là tổchức thương mại hợp pháp ở Trung Quốc với số vốn đăng ký không thấp hơn

30 triệu nhân dân tệ

+ Các thương nhân kinh doanh kho chứa phải đáp ứng điều kiện là tổchức thương mại hợp pháp ở Trung Quốc với số vốn đăng ký không thấp hơn

10 triệu nhân dân tệ

+ Các thương nhân tham gia bán dầu thô phải là tổ chức thương mạihợp pháp ở Trung Quốc với số vốn đăng ký không thấp hơn 100 triệu nhândân tệ

+ Các thương nhân tham gia tồn chứa dầu thô phải là tổ chức thươngmại hợp pháp ở Trung Quốc với số vốn đăng ký không thấp hơn 50 triệu nhândân tệ

+ Đối với các thương nhân tham gia bán lẻ, pháp luật không quy định

về vốn pháp định tối thiểu mà lại giới hạn các công ty nước ngoài không đượcnắm các cổ phần chi phối trong hơn 30 trạm xăng dầu

Trang 22

1.2.5 Điều kiện về yêu cầu đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu

Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải thực hiện các yêu cầu về quản

lý đo lường, chất lượng xăng dầu theo quy định của pháp luật hiện hành trongquá trình nhập khẩu, sản xuất, pha chế, tồn trữ, vận chuyển và bán cho ngườitiêu dùng; chịu trách nhiệm và liên đới chịu trách nhiệm về đo lường, chấtlượng xăng dầu trong hệ thống phân phối thuộc mình quản lý.[10]

1.2.6 Điều kiện về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu

Đây là yếu tố quan trong cấu thành trong điều kiện kinh doanh xăngdầu nói chung Như đã phân tích về đặc điểm của xăng dầu và các tác độngcủa kinh doanh xăng dầu đến môi trường và nguy cơ an toàn cháy nổ thì việcđưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với PCCC và BVMT là thiết yếu đối vớiviệc gia nhập thị trường kinh doanh xăng dầu Theo đó, Điều 6 Nghị định số83/2014/NĐ-CP quy định:

“1 Cơ sở kinh doanh xăng dầu phải bảo đảm các quy định của phápluật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt độngkinh doanh xăng dầu

2 Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải tổ chức kiểm tra định kỳ sáu(6) tháng một lần các cơ sở kinh doanh xăng dầu thuộc hệ thống bảo đảmtuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về phòng cháy, chữa cháy, bảo

vệ môi trường và quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu”.[10]

- Điều kiện về yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn cơ sở vật chất, kỹ thuật

và trình độ chuyên môn

Đối với từng hình thức kinh doanh xăng dầu cụ thể, sẽ có các điều kiệnkinh doanh tương ứng, phù hợp với yêu cầu như thiết kế công trình, phươngtiện đo lường và kiến thức về kỹ thuật xăng dầu, nghiệp vụ quản lý, an toàn

Trang 23

phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường để có thể sử dụng thành thạo cácphương tiện được trang bị.

1.3 Điều kiện đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu

Theo quy định tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liênquan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của BộCông thương và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, các điềukiện cụ thể đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu như sau:

1.3.1 Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ CôngThương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu [10]:

- Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của ViệtNam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tảixăng dầu khác có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn, thuộc sở hữu doanh nghiệphoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ 05 năm trở lên

- Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15.000 m3

để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăngdầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặcthuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên

- Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệphoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụxăng dầu từ 05 năm trở lên

- Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ thuộc

sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu 40 tổng đại lýhoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân

- Phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩuxăng dầu

Trang 24

- Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay khôngbắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại Khoản 5 Điều này nhưngphải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu củathương nhân.

1.3.2 Điều kiện hoạt động pha chế xăng dầu

- Chỉ thương nhân đầu mối được pha chế xăng dầu; pha chế xăng dầuđược thực hiện tại nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụcho nhu cầu xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối

Thương nhân thuộc các thành phần kinh tế được pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu

- Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanhxuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu xăng dầu thực hiện pha chế các sản phẩm xăng dầu phải có phòng thửnghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia

- Thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu phải đăng ký cơ sở pha chế theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ

1.3.3 Điều kiện đối với thương nhân phân phối xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Bộ Công Thương cấpGiấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu

- Có kho, bể dung tích tối thiểu 2.000 m3, thuộc sở hữu doanh nghiệphoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụxăng dầu từ 05 năm trở lên

Trang 25

- Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặcđồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu

từ 05 năm trở lên

- Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữuhoặc có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủnăng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quychuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng

- Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu 05 cửa hàng bán lẻ thuộc sởhữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu 10 cửa hàng thuộccác đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiệnbán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo,huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy,chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành

1.3.4 Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinhdoanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là tổng đại lý):

- Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu 2.000 m3, thuộc sở hữudoanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinhdoanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên

- Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặcđồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu

từ 05 năm trở lên

- Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu 05 cửa hàng bán

lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu 10 cửa

Trang 26

hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủđiều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Hệ thống phân phối của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo,huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy,chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành [10]

1.3.5 Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấpGiấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đạilý):

- Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu

và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăngdầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo,huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy,chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành [10]

1.3.6 Điều kiện đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm thương nhân nhậnquyền bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là thương nhân nhận quyền):

- Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu

và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăngdầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo,huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy,chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành [10]

Trang 27

1.3.7 Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Cửa hàng xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công

Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:

- Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt

- Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lýhoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phốixăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặcthương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghịđịnh này (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửahàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu)

- Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy địnhhiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòngcháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo,huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy,chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành [10]

1.3.8 Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu

- Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng biển, cảng thủynội địa, có kho chứa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu, được xâydựng theo các tiêu chuẩn quy định

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo,huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy,chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành

Trang 28

1.3.9 Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu

- Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanhnghiệp hoặc đồng sở hữu; bảo đảm các yêu cầu và quy định về vận chuyểnxăng dầu, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cho phép lưu hành theo quyđịnh của pháp luật

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải phảiđược đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ vềphòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiệnhành

Kết luận chương 1

Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới hiện nay, xăng dầu làmột loại nguyên liệu chưa thể thay thế vào có vai trò đặc biệt quan trọng Hoạtđộng kinh doanh xăng dầu là hoạt động kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sựphát triển của nền kinh tế đất nước Những quy định về điều kiện kinh doanhxăng dầu đã phần nào phát huy vai trò và có tác động lớn trong việc góp phầncho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước

Trong chương này luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về điềukiện kinh doanh xăng dầu Chương 1 là nền tảng để từ đó có được cơ sở lýluận cho việc phân tích thực trạng điều kiện kinh doanh xăng dầu tại ViệtNam nói chung và thực tiễn Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng

Trang 29

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG

DẦU TỪ THỰC TIẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1.

Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu

2.1.1 Sự phát triển về các quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam

Ngày 06 tháng 04 năm 2007 Chính phủ ban hành Nghị định số55/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh xăng dầu, đây là một trong nhữngvăn bản quy định pháp luật về cơ bản có những quy định chặt chẽ về các yêucầu đối với doanh nghiệp muốn kinh doanh xăng dầu ( về cơ sở vật chất, kỹthuật…) Nghị định này cũng có những thay đổi nhằm phù hợp hơn với sựphát triển kinh tế thị trường vào thời điểm đó như: Thay đổi cơ chế định giáthông qua quy định Nhà nước không định giá định hướng (nhưng thực tế làgiá bán lẻ cứng), chuyển sang giá do doanh nghiệp định mềm Về quyền tựchủ của doanh nghiệp, doanh nghiệp được quyền căn cứ vào giá nhập khẩutrên thị trường thế giới, tính đủ giá vốn nhập khẩu, các loại thuế, phí theo luậtđịnh, chi phí kinh doanh và lợi nhuận hợp lý để tái đầu tư phát triển mà quyđịnh mức giá bán Đồng thời doanh nghiệp được quyền chủ động trong kinhdoanh: tự lựa chọn bạn hàng, thời điểm nhập khẩu, thị trường có lợi nhất; chủđộng lựa chọn áp dụng các phương thức kinh doanh hiện đại, phòng chống rủiro; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh “lời ăn, lỗ chịu”, làm đủ nghĩa

vụ đối với ngân sách Nhà nước theo luật định.dẻo hơn theo tín hiệu của thịtrường (cung - cầu, giá thị trường thế giới …) Các quy định về điều kiện kinhdoanh xăng dầu theo đó chủ yếu về mặt chủ thể kinh doanh mà Nhà nước giữvai trò độc quyền tham gia thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu.Theo Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 55/2007/NĐ-CP hoạt động kinh doanhxăng dầu bao gồm : “ xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất

Trang 30

xăng dầu; nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng dầu; sản xuấ chếbiến xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuêcảng, kho, tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu và dịch vụ vận tải xăng dầu” [8].Song song với sự phát triển đi lên của nền kinh tế, các quy định của Nghị định

số 55/2007/NĐ-CP dần trở nên không còn phù hợp với thực tiễn phát triển,đổi mới và nền kinh tế hội nhập do đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ CôngThương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, trình Chính phủ banhành Nghị định 84

Nghị định số 84/2009/NÐ-CP ngày 15-10-2009 thay thế Nghị định số55/2007/NĐ-CP nhằm tiến đến một quy định áp dụng tiến bộ hơn, tạo điềukiện hình thành môi trường kinh doanh cạnh tranh thông qua việc mở rộng đốitượng chủ thể kinh doanh xăng dầu : Doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, trong giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng, dầu được kinh doanh xăng,dầu; Giá bán xăng, dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lýcủa Nhà nước; cách tính giá áp dụng thống nhất theo một công thức tính giáchung do Nhà nước quy định Cơ chế quản lý, điều hành kinh doanh xăng,dầu theo Nghị định số 84/2009/NÐ-CP đã có những tác dụng tích cực, đápứng yêu cầu về điều hành kinh doanh Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ra đời và

có hiệu lực thi hành, về cơ bản đã vận hành tốt trong thực tiễn kinh doanhxăng dầu, góp phần khôn nhỏ trong việc ổn định thị trường xăng dầu Tuynhiên, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, do vận hành chưa tốt Điều 27 (giá bánxăng dầu) của Nghị định nên còn có một số bất cập: Doanh nghiệp đầu mốikinh doanh xăng dầu chỉ được quyết định giá bán xăng dầu trong một giaiđoạn ngắn (từ khi Nghị định 84 có hiệu lực vào cuối năm 2009 đến tháng3/2010), còn lại đại bộ phận thời gian giá bán xăng dầu do Nhà nước quyếtđịnh Điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường thay đổi chậm hơn biến

Trang 31

động giá thế giới, giá bán lẻ thấp hơn giá cơ sở gây nên lỗ tích lũy cho doanhnghiệp Môi trường pháp lý để doanh nghiệp thực hiện tự do kinh doanh, tự

do cạnh tranh bị hạn chế Thị trường xăng, dầu hiện nay còn có những doanhnghiệp chiếm vị trí thống lĩnh thị trường, luôn tiềm ẩn những hành vi lạmdụng vị trí thống lĩnh thị trường, hạn chế tính cạnh tranh Một trong những ưuđiểm của Nghị định 84/2009/NÐ - CP đã tạo ra những hành lang pháp lý cơbản, nhằm giới hạn các thành phần kinh tế gia nhập thị trường kinh doanhxăng, dầu Đặc biệt là việc quy định: Tổng đại lý chỉ được ký hợp đồng làmtổng đại lý cho một thương nhân đầu mối, đại lý chỉ được ký hợp đồng làmđại lý bán lẻ xăng, dầu cho một tổng đại lý hoặc một thương nhân đầu mối vàchỉ được mua bán xăng, dầu với các thương nhân trong hệ thống phân phốicủa mình để bán cho người tiêu dùng đã mất đi quyền của các tổng đại lý, đại

lý được tự do lựa chọn các thương nhân đầu mối có điều kiện cung ứng hàngtốt nhất và có giá cả hợp lý nhất Quy định đó không những chỉ hạn chế cạnhtranh mà còn tạo ra những độc quyền kinh doanh cho doanh nghiệp đầu mối,tạo sở hở cho việc đầu cơ, gom hàng, ép buộc nhau trong mua bán, trong việctrả hoa hồng , tạo ra những bất ổn của thị trường trong toàn hệ thống

Ngày 3/9/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 83/2014/NĐ-CP vềkinh doanh xăng dầu (thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP) và có hiệu lực

từ ngày 1/11/2014 đã có những tác động tích cực đối với việc điều hành mặthàng này cũng như thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinhdoanh xăng dầu đã tạo ra được một môi trường pháp lý, có những đổi mới hếtsức cần thiết để đưa đến kết quả thành công của việc điều hành thị trườngxăng dầu Nhất quán chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường vàcho phép tất cả tất cả các thành phần kinh tế được tham gia kinh doanh xăngdầu và đáng chú ý là đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnhvực sản xuất và phân phối xăng dầu Thực hiện các cam kết trong các hiệp

Trang 32

định song phương về thể chế, mở cửa thị trường, trong dịch vụ và đầu tư vềcắt giảm thuế quan Chính những tác động cộng hưởng đó đã tạo ra nhữngđộng lực cho kinh doanh xăng dầu phát triển, bảo đảm cân đối cung cầu và anninh năng lượng trong mọi tình huống.

Tuy nhiên, thực tiễn điều hành 4 năm qua cũng đã bộc lộ một số vấn đềcủa Nghị định 83/2014/NĐ-CP Như tính thị trường còn hạn chế, tính tự chủ

về giá của doanh nghiệp chưa cao và giá còn lệch pha với thị trường thế giới

và vai trò can thiệp của Nhà nước còn khá đậm nét trong điều hành giá xăngdầu 4 năm qua Cần có những điều chỉnh để phù hợp với cơ chế thị trườnghơn, tăng tính cạnh tranh cao hơn về giá vào tạo điều kiện hoạt động kinhdoanh tốt hơn Các điều kiện, thủ tục cần thực hiện khi các chủ thể muốntham gia thị trường còn nhiều phức tạp, rườm rà cần đơn giản hóa các thủ tục,tạo điều kiện cho thị trường mở cửa mạnh hơn

Qua đó, ngày 15 tháng 01 năm 2018 Chính Phủ ban hành Nghị định số08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinhdoanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương Mười một điềukiện kinh doanh xăng dầu quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu được bãi bỏ bao gồm:

- Điều 5 (quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu);

- Khoản 6 Điều 7 (điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu,nhập khẩu xăng dầu, bỏ điều kiện phù hợp với quy hoạch thương nhân kinhdoanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu);

- Điều 10 (điều kiện sản xuất xăng dầu);

- Khoản 1 Điều 24 (điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu, bỏ điềukiện địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt)

Trang 33

- Quy định “Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinhdoanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với sốvốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủđáp ứng tối thiểu một phần ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân quy địnhtại khoản 1 Điều 31 Nghị định này” (khoản 3 Điều 7).

- Quy định “Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinhdoanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với sốvốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với các phương tiệnvận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối(3.000 m3)” (khoản 4 Điều 7)

- Quy định “Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuấtkhẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểubốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100)cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân” (khoản

5 Điều 7)

- Khoản 5 Điều 41 (cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có chưa phù hợpvới quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thực hiện lộ trìnhnâng cấp, bảo đảm phù hợp quy hoạch theo quy định của cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó)

- Một số nội dung tại Điều 7 về điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

- Khoản 3: "Sau 3 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh xuấtkhẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tốithiểu 51% đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu 1/3 nhu cầu dự trữ củathương nhân quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này"

- Khoản 4: "Sau 2 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuấtkhẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối

Trang 34

thiểu 51% đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là 3.000 m3".

- Khoản 5:" Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuấtkhẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu 4cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu 100 cửa hàng bán lẻ xăngdầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân"

Nhằm phù hợp với cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước

để kinh doanh xăng dầu có tính cạnh tranh cao hơn về giá và suy cho cùng là

để kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường có hiệu quả hơn

Mở cửa thị trường mạnh hơn cho kinh doanh xăng dầu để tạo cạnh tranh tronglĩnh vực này; thực hiện cải cách mạnh về quản lý giá bằng cách Nhà nước chỉquy định các quy chế tính giá rồi ban hành các cơ chế hậu kiểm và bãi bỏ cácquy định khống chế về tỷ lệ điều chỉnh giá

2.1.2 Đánh giá pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam

2.1.2.1 Những ưu điểm của quy định pháp luật về điều kiện kinh doanhxăng dầu hiện nay

Một là, mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường kinh doanh xăng dầu Sau khi Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh

xăng dầu được ban hành và có hiệu lực, thị trường kinh doanh xăng dầu nước

ta đã có nhiều chuyển biến tích cực Kế thừa và phát huy những ưu điểm củacác nghị định trước đây, các quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu ngàycàng tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia và thị trường kinh doanh nhưngvẫn đảm bảo được vấn đề an ninh năng lượng quốc giá, ổn định và phát triểnthị trường

Hai là, thúc đầy sản xuất phát triển và ổn định thị trường có sự quản lý của nhà nước Các văn bản pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh xăng

dầu ngày càng được hoàn thiện, góp phần xây dựng một hệ thống kinh doanh

Trang 35

xăng dầu, từ thương nhân đến các đơn vị phân phối bán lẻ theo một quychuẩn, các cơ quan điều hành, quản lý dễ dàng theo dõi.

Ba là, tăng tính cạnh tranh trong thi trường hoạt động kinh doanh xăng dầu Ngày 15/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP, tại

Nghị định này, Chính phủ đã bãi bỏ hàng loạt điều, khoản của Nghị định số83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu Việc cắt giảm các điều kiện kinhdoanh xăng dầu sẽ giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mạnh dạn hơn trongviệc phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực giải phóng sức sản xuất,đồng thời tăng sức cạnh tranh góp phần tạo ra sự bình đẳng trong kinh doanh.Tính cạnh tranh của thị trường xăng dầu tăng lên thì việc cung ứng xăng dầu

và giá cả sẽ được cải thiện Giá thành sản phẩm giảm, dịch vụ tốt hơn thì đốitượng được hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng

2.1.2.2 Những nhược điểm của quy định pháp luật về điều kiện kinhdoanh xăng dầu hiện nay

Trong thời kỳ phát triển kinh tế- xã hội hiện nay, quy định pháp luật vềđiều kiện kinh doanh xăng dầu về cơ bản phù hợp với đường lối chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Một là, quy định về đầu tư nước ngoài trong kinh doanh xăng dầu còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng Hiện nay, với xu thế hội nhập và phù hợp với cơ

chế mở của của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu muốn đầu tưkinh doanh trong lĩnh vực xăng rằng ngày càng cao Theo hiệp định WTO đã

ký năm 2016, các doanh nghiệp nước ngoài không được thực hiện quyền phânphối đối với dầu thô và dầu đã qua chế biến, sản xuất xăng dầu không quyđịnh tại biểu cam kết.Theo quy định hiện nay của pháp luật Việt Nam:

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiệnquyền xuất khẩu đối với dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum,

ở dạng thô; dầu mỏ thô; khi ngưng và các loại khác.Trường hợp nhà đầu tư

Trang 36

nước ngoài là Nhà đấu thầu dầu khí theo quy định của Luật dầu khí được quyền xuất khẩu phần dầu khi thuộc sở hữu của mình.

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiệnquyền nhập khẩu đối với dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thuđược từ các khoáng bitum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặcghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu

mỏ hoặc các loại dầu thu được từ khoáng bitum, những loại dầu này thànhphần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải (được liệt kê cụ thể trong Thông tư34/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013)

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiệnquyền phân phối đối với dầu thô và dầu đã qua chế biến bao gồm: dầu mỏ vàcác loại dầu thu được từ các khoáng bitum, ở dạng thô; dầu có nguồn gốc từdầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được sản xuất xăng dầu với điều kiện phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt

Tuy nhà đầu tư nước ngoài hiện không được trực tiếp phân phối xăngdầu tại Việt Nam nhưng lại góp mua cổ phần, phần vốn góp (có thể lên đến49%) trong doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăngdầu Đây là một trong những hạn chế thu hút đầu tư trong trong nền kinh tếhội nhập hiện nay Do đó nên có quy định rõ ràng cụ thể hơn về hoạt động củadoanh nghiệp nước ngoài kinh tham gia vào thị trường xăng dầu hiện chưa

mở của nước ta

Hai là, các quy định về điều kiện mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu còn nhiều phức tạp, phải thực hiện nhiều quy trình và đòi hỏi nhiều loại văn bản giấy tờ liên quan Khoản 1, Điều 24 của nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định

địa điểm mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt (Nghị định 08/2018/NĐ-CP đã bỏ điều kiện

Trang 37

này) Cửa hàng phải thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân (đại lý/tổngđại lý/thương nhân nhượng quyền bán lẻ hoặc thương nhân có hệ thống phânphối) Cửa hàng phải được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị đúng cácquy định hiện hành về tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòngcháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng Nhân viênquản lý, nhân viên bán lẻ xăng dầu được đào tạo, tập huấn và được cấp chứngchỉ đào tạo về các nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường Nếu hồ sơ đủ thì việc cấp phép tại sở công thương các địa phương diễn ra tối

đa trong vòng từ 20-30 ngày Tuy nhiên, trên thực tế, việc này không dễ dàngnhư vậy Các doanh nghiệp muốn thực hiện đúng các quy định trên thì cầnphải chuẩn bị gần 30 văn bản, giấy tờ các loại dưới dạng chấp thuận/chứngnhận/xác nhận thì mới có thể tiến hành xin mở thêm một cây xăng mới Ví dụ,phải có văn bản chấp thuận địa điểm của UBND xã, huyện cấp; giấy chứngnhận đủ điều kiện phòng cháy - chữa cháy do cơ quan công an phòng cháy -chữa cháy cấp; xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường do UBND quận, huyệncấp và nhiều thủ tục chuyên ngành khác Đối với các địa phương nhỏ thì thờigian mở mới một cây xăng cũng phải mất hai năm

Ba là, cơ chế điều hành giá vẫn chưa phù hợp với cơ chế thị trường.

Giá xăng dầu hiện nay tuy đã được điều chỉnh theo chu lỳ 15 ngày một lần,theo sự quản lý của nhà nước Tuy đã khắc phục được một số hạn chế songthực tế việc doanh nghiệp không tự quyết định điều chỉnh giá cả theo sự biếnđộng hàng ngày của thị trường thế giói, mà phải đợi chu kỳ quy định 15 ngày

đã làm cho thị trường kinh doanh xăng dầu đang trong tình trạng giá trongnước tăng thì giá thế giới giảm và ngược lại Điều này đã ảnh hưởng khôngnhỏ tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vàngười tiêu dùng

Trang 38

Bốn là, công tác kiểm tra, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm điều kiện kinh doanh xăng dầu chưa mạnh mẽ Thực tế hiện này, các vi phạm về

điều kiện kinh danh xăng dầu ngày càng nhiều, vì lợi nhuận các doanh nghiệp

sẵn sàng vi phạm các quy định về yêu cầu chất lượng xăng dầu như: phá niêmphong, kẹp chig để điều chỉnh, gây sai lệch kết quả đo, sử dụng cột đo đã sửachữa lại không qua kiểm định hoặc quá thời hạn kiểm định Năm 2014, Nghệ

An là địa phương đầu tiên trong cả nước phát hiện và xử lý nghiêm hành vigian lận của các cơ sở kinh doanh xăng dầu bằng cách tác động hoặc thay thế

IC chương trình nhằm điều chỉnh sai số phương tiện đo vượt quá mức chophép Mới đây nhất, vào tháng 4/2019, UBND tỉnh Nghệ An xử phạt 232 triệuđồng đối với cơ sở kinh doanh xăng dầu Bình Trinh (huyện Nghĩa Đàn) vềhành vi bán xăng E5 có hàm lượng Etanol thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.[40].Những hành vi vi phạm này gây thiệt hại lớn đến sự phát triển kinh tế cũngnhư lợi ích của người tiêu dùng Cần có những chế tài xử phạt mãnh mẽ đốivới các hình thức vi phạm quy định về quản lý đo lường và chất lượng trongkinh doanh xăng dầu

Năm là, Về an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường với

tính chất dễ gây cháy nổ của xăng dầu, Bộ Công Thương đã ban hành “QCVN01:2013/BCT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế CHXD” nhằm quy định

cụ thể về khoảng cách của Cửa hàng xăng dầu đối với khu vực dân cư nhằmhạn chế cháy nổ, tuy nhiên trong thực tế, các CHXD đều “lách” các quy địnhnày và thậm chí còn tồn tại các CHXD ngay trong khu vực trung tâm khu dân

cư Cần có những hoạt động đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại cácCHXD để giảm thiểu những tác hại đến môi trường và sức khỏe của conngười

Trang 39

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thị trường và tình hình kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam.

Thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay đang vận hành theo Nghị định

số 83/2014/NĐ- CP của Chính phủ từ năm 2014 và Nghị định số08/2018/NĐ-CP, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP là một Nghị định kế thừa Nghịđịnh 84/2009/NĐ-CP, mục tiêu là từng bước thị trường hóa đưa hoạt độngxăng dầu theo cơ chế thị trường đầy đủ, khuyến khích doanh nghiệp kinhdoanh xăng dầu theo Hiến pháp năm 2013 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP đã

có những sửa đổi và bãi bỏ một số quy định nhằm tiếp cận tốt hơn về cácthành phần kinh tế được tham gia, nâng cao tính cạnh trang trong thị trường

Hiện nay với chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu 15 ngày một lần, giá xăngdầu trong nước đang được điều hành sát cơ chế thị trường Mốc thời gianđược cho là vẫn phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới, giá xăng dầutrong nước vẫn giữ được ổn định Song để thực hiện được phương án mới, sẽcần chuyển một phần dự trữ lưu thông sang dự trữ quốc gia hoặc các hìnhthức dự trữ khác

Năm 2017, thị trường xăng dầu có 24 lần điều chỉnh giá Trong đó, cómười lần tăng với tổng cộng 3.506 đồng/lít; chín lần giảm giá với 2.920đồng/lít và năm lần giữ nguyên giá, khoảng cách chênh lệch về giá giữa cácđợt tăng, giảm là gần 600 đồng/lít đối với xăng Ron 95 và 1.000 đồng/lít đốivới xăng E5 Ron 92 [24] Trong năm 2017 Nước ta tuân thủ theo cơ chế giáthị trường, trong đó nguồn cung trong nước không bảo đảm, phải nhập khẩunên việc điều chỉnh tăng giảm theo giá thị trường thế giới là điều hoàn toàn

Trang 40

hợp lý Thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2017 tương đối ổn định, nguồncung bảo đảm nhu cầu phát triển của đất nước và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêudùng Năm 2017, mức tiêu thụ của Việt Nam ở mức 17 đến 18 triệu tấn Hiệnnay mức độ tăng trưởng, sử dụng xăng dầu của Việt Nam rất thấp, chỉ tăngkhoảng 7% so với năm 2016; năm 2018 mức tăng cũng tương tự Nếu cộng cảmức tiêu thụ xăng dầu ngoài luồng (nhập lậu) thì cũng chỉ tăng vào khoảng8% so với năm 2017 Ðiều đó cho thấy nhu cầu sử dụng xăng dầu cho sảnxuất của chúng ta rất ít, hiện chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của ngườidân như ô-tô, xe máy, vận tải hành khách công cộng,…

Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng, tác động của giá xăng dầu thế giới, năm

2017, thị trường xăng dầu Việt Nam cũng chứng kiến sự xuất hiện cửa hàngkinh doanh xăng dầu 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (Cửa hàng xăng dầu

IQ 8 của Nhật Bản) Ðây là điểm mới để thị trường xăng dầu Việt Nam hướngtới sự văn minh, cạnh tranh lành mạnh Cuối năm 2017, chúng ta cũng tiếnhành loại bỏ dần mặt hàng xăng Ron 92 để chính thức từ ngày 01/01/2018 chỉcòn tồn tại hai loại xăng là Ron 95 và E5 Ron 92 trên thị trường Song songvới đó là việc đẩy mạnh đầu tư, mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đạinhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêudùng Thế nhưng, hiện vẫn tồn tại một số bất cập về quy định, chính sáchtrong cách thức điều hành xăng dầu như Việt Nam chưa cho phép mở cửa thịtrường bán lẻ xăng dầu cho các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài Muốnphát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ có thểbằng cách liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước để được phép mởcác cửa hàng bán lẻ để tiêu thụ sản phẩm của họ

Năm 2018 giá xăng dầu trong nước đã trải qua 24 kỳ chỉnh giá trongnăm 2018 Tính chung cả năm, giá xăng giảm hơn 1.000 đồng/lít, trong khi

Ngày đăng: 13/12/2019, 07:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Vũ Vân Anh (2010), Giải pháp phát triển thị trường ngành xăng dầu trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới 2011 - 2015, Tạp chí Đại học Công nghiệp TP. HCM, Số 5, Trang 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Đạihọc Công nghiệp TP. HCM
Tác giả: Nguyễn Vũ Vân Anh
Năm: 2010
2. Nguyễn Thị Anh (2017), Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệptrong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Anh
Năm: 2017
3. Trương Bùi, (2017) “Thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam xuất hiện doanh nghiệp ngoại”<https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/thi-truong-ban-le-xang-dau-viet-nam-xuat-hien-doanh-nghiep-ngoai-1372.html>,( 08/10/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam xuấthiện doanh nghiệp ngoại
4. Phan Xuân Biên, “Vai trò, vị trí của Thành Phố Hồ Chí Minh đối với khu vực và cả nước”, < https://thauxaydung.vn/tin-tuc-su-kien/tin-nganh-xd-va-bds/vai-tro-vi-tri-cua-thanh-pho-ho-chi-minh-doi-voi-khu-vuc-va-ca-nuoc.html> , (10/12/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò, vị trí của Thành Phố Hồ Chí Minh đốivới khu vực và cả nước
5. Bộ Thương mại (1996), Thông tư số 11/TT- KD Về điều kiện kinh doanh xăng dầu, ban hành ngày 22 tháng 06 năm 1996, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 11/TT- KD Về điều kiện kinh doanh xăng dầu
Tác giả: Bộ Thương mại
Năm: 1996
6. Bộ Công Thương (2013), Thông tư số 11/2013/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu, ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 11/2013/TT-BCT Quy chuẩnkỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2013
7. Bộ Công Thương (2014), Thông tư số Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 Quy định chi tiết một số điều của nghị định số 83/2014/nđ- cp của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, ban hành ngày 03 tháng 09 năm 2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số Thông tư số 38/2014/TT-BCTngày 24/10/2014 Quy định chi tiết một số điều của nghị định số 83/2014/nđ-cp của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2014
8. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Thông tư số 15/2015/TT- BKHCN Quy định về đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu, ban Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN Quy định về đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm: 2015
9. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2014), Thông tư số 43/2014/TT- BTNMT Quy định về đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, ban hành ngày 29 tháng 7 năm 2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 43/2014/TT-BTNMT Quy định về đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng
Tác giả: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Năm: 2014
10. Chính phủ (2007), Nghị định 55/2007/NĐ-CP của Chính phủ Về kinh doanh xăng dầu, ban hành ngày 06 tháng 04 năm 2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 55/2007/NĐ-CP của Chính phủ Về kinh doanh xăng dầu
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
11. Chính phủ (2009), Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ Về kinh doanh xăng dầu, ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ Về kinh doanh xăng dầu
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
12. Chính phủ (2014), Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ Về kinh doanh xăng dầu, ban hành ngày 03 tháng 09 năm 2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ Về kinh doanh xăng dầu
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
13. Chính phủ (2015), Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư, ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủhướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
14. Chính phủ (2017), Nghị định 67/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, ban hành ngày 25 tháng 05 năm 2017, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 67/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầuvà khí
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2017
15. Chính phủ (2018), Nghị định 08/2018/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, ban hành ngày 15 tháng 01 năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 08/2018/NĐ-CP của Chính phủ Sửađổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạmvi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2018

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w