2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thị trường và tình hình kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam.
Thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay đang vận hành theo Nghị định số 83/2014/NĐ- CP của Chính phủ từ năm 2014 và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP là một Nghị định kế thừa Nghị định 84/2009/NĐ-CP, mục tiêu là từng bước thị trường hóa đưa hoạt động xăng dầu theo cơ chế thị trường đầy đủ, khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu theo Hiến pháp năm 2013. Nghị định số 08/2018/NĐ-CP đã có những sửa đổi và bãi bỏ một số quy định nhằm tiếp cận tốt hơn về các thành phần kinh tế được tham gia, nâng cao tính cạnh trang trong thị trường.
Hiện nay với chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu 15 ngày một lần, giá xăng dầu trong nước đang được điều hành sát cơ chế thị trường. Mốc thời gian được cho là vẫn phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước vẫn giữ được ổn định. Song để thực hiện được phương án mới, sẽ cần chuyển một phần dự trữ lưu thông sang dự trữ quốc gia hoặc các hình thức dự trữ khác.
Năm 2017, thị trường xăng dầu có 24 lần điều chỉnh giá. Trong đó, có mười lần tăng với tổng cộng 3.506 đồng/lít; chín lần giảm giá với 2.920 đồng/lít và năm lần giữ nguyên giá, khoảng cách chênh lệch về giá giữa các đợt tăng, giảm là gần 600 đồng/lít đối với xăng Ron 95 và 1.000 đồng/lít đối với xăng E5 Ron 92. [24] .Trong năm 2017 Nước ta tuân thủ theo cơ chế giá thị trường, trong đó nguồn cung trong nước không bảo đảm, phải nhập khẩu nên việc điều chỉnh tăng giảm theo giá thị trường thế giới là điều hoàn toàn
hợp lý. Thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2017 tương đối ổn định, nguồn cung bảo đảm nhu cầu phát triển của đất nước và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng. Năm 2017, mức tiêu thụ của Việt Nam ở mức 17 đến 18 triệu tấn. Hiện nay mức độ tăng trưởng, sử dụng xăng dầu của Việt Nam rất thấp, chỉ tăng khoảng 7% so với năm 2016; năm 2018 mức tăng cũng tương tự. Nếu cộng cả mức tiêu thụ xăng dầu ngoài luồng (nhập lậu) thì cũng chỉ tăng vào khoảng 8% so với năm 2017. Ðiều đó cho thấy nhu cầu sử dụng xăng dầu cho sản xuất của chúng ta rất ít, hiện chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân như ô-tô, xe máy, vận tải hành khách công cộng,…
Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng, tác động của giá xăng dầu thế giới, năm 2017, thị trường xăng dầu Việt Nam cũng chứng kiến sự xuất hiện cửa hàng kinh doanh xăng dầu 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (Cửa hàng xăng dầu IQ 8 của Nhật Bản). Ðây là điểm mới để thị trường xăng dầu Việt Nam hướng tới sự văn minh, cạnh tranh lành mạnh. Cuối năm 2017, chúng ta cũng tiến hành loại bỏ dần mặt hàng xăng Ron 92 để chính thức từ ngày 01/01/2018 chỉ còn tồn tại hai loại xăng là Ron 95 và E5 Ron 92 trên thị trường. Song song với đó là việc đẩy mạnh đầu tư, mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thế nhưng, hiện vẫn tồn tại một số bất cập về quy định, chính sách trong cách thức điều hành xăng dầu như Việt Nam chưa cho phép mở cửa thị trường bán lẻ xăng dầu cho các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài. Muốn phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ có thể bằng cách liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước để được phép mở các cửa hàng bán lẻ để tiêu thụ sản phẩm của họ.
Năm 2018 giá xăng dầu trong nước đã trải qua 24 kỳ chỉnh giá trong năm 2018. Tính chung cả năm, giá xăng giảm hơn 1.000 đồng/lít, trong khi
giá dầu lại tăng tương ứng. Trong Quý I, giá xăng dầu trong nước phần lớn đi ngang và giảm nhẹ. Sang quý II và III, giá xăng dầu bắt đầu tăng. [19]
Đến tháng 10, giá xăng dầu lần lượt đạt đỉnh năm, cụ thể vào ngày 6/10, ở mức 22.347 đồng/lít xăng RON 95 và 20.906 đồng/lít xăng E5. Sau đó, giá xăng dầu trong nước đã "quay đầu" đi xuống liên tục trong 5 kỳ điều hành sau đó đến hết năm. [17].
Thị trường dầu mỏ thế giới trong năm 2018 có những diễn biến khó lường. Bất ổn địa chính trị tại Trung Ðông, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cắt giảm nguồn cung, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc,... đã gây nên những xáo trộn trên thị trường. Sau khi giảm giá trong hai tháng đầu năm, giá dầu thô thế giới tăng mạnh trở lại bắt đầu từ tháng 3-2018 [29]. Bên cạnh đó tình trạng cung vượt cầu do sản lượng khai thác dầu không ngừng tăng, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại có xu hướng giảm do tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia giảm tốc, mức tiêu thụ toàn cầu khoảng 1,4 triệu thùng dầu/ngày. Cũng trong năm 2018, giá xăng dầu trong nước cũng có nhiều biến động. Cụ thể, giá xăng dầu được điều chỉnh 24 lần, trong đó, mặt hàng xăng E5 Ron 92 có 10 lần giữ nguyên giá, bảy lần tăng giá với tổng mức tăng là 3.324 đồng/lít, có bảy lần giảm giá với tổng mức giảm 4.780 đồng/lít;
dầu đi-ê-den loại 0,05S có năm lần giữ nguyên giá, 11 lần tăng giá với tổng mức tăng là 4.137 đồng/lít, có tám lần giảm giá với tổng mức giảm 3.305 đồng/lít,... Kể từ ngày 1-1-2018, trên thị trường chỉ còn bán hai mặt hàng xăng đó là xăng Ron 95 và xăng E5 Ron 92. Có thể thấy thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2018 tương đối ổn định, nguồn cung bảo đảm cho nhu cầu phát triển của đất nước và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng. Năm 2018, mức tiêu thụ của Việt Nam ở mức 15 đến 16 triệu tấn. Hiện nay, mức độ tăng trưởng, sử dụng xăng dầu của Việt Nam rất thấp, chỉ tăng khoảng 7% so với năm 2017 và dự báo năm 2019 mức tăng tương đương. Nếu cộng cả mức tiêu
nhích lên đôi chút, từ 8% đến 10% so với năm ngoái, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân như ô-tô, xe máy, vận tải hành khách công cộng.
Do đó, khả năng biến động lớn trên thị trường xăng dầu không cao.
Trong bối cảnh hiện nay, khi quyền nhập khẩu xăng dầu về nguyên tắc đã được mở cho bất kỳ doanh nghiệp nào đáp ứng các điều kiện để được cấp phép nhập khẩu xăng dầu, và các doanh nghiệp này phải tuân thủ pháp luật cạnh tranh, lo ngại về tình trạng độc quyền gây thiếu hụt nguồn cung là không thỏa đáng và hoàn toàn không thể là căn cứ để sử dụng biện pháp can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong việc xác định số lượng hàng hóa mua vào. Hiện tại, cả nước có 32 doanh nghiệp đầu mối được cấp phép phân phối và kinh doanh xăng dầu. Con số này đã tăng đáng kể so với năm 2012 khi Bộ Công Thương hân bổ hạn mức kinh doanh xăng dầu danh sách chỉ có 13 doanh nghiệp đầu mối. Tới năm 2014, con số tăng lên 18 đầu mối, năm 2015 là 19 đầu mối.
Bảng 2.1: Danh sách doanh nghiệp xăng dầu đầu mối
STT Tên doanh nghiệp
1 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
2 Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh 3 Tổng Công ty Dầu Việt Nam - Công ty TNHH một thành viên 4 Công ty TNHH một thành viên - Tổng Công ty xăng dầu Quân đội 5 Công ty TNHH một thành viên Thương mại dầu khí Đồng Tháp 6 Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt Nam
(chỉ kinh doanh nhiên liệu bay)
7 Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP 8 Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex
(chỉ kinh doanh nhiên liệu bay)
9 Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội
10 Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà
11 Công ty cổ phần Xăng dầu và dịch vụ Hàng hải S.T.S 12 Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu 13 Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hưng Phát 14 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh 15 Tổng công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên 16 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng
17 Công ty TNHH Hải Linh
18 Công ty Cổ phần nhiên liệu hàng không Hoàn Mỹ (chỉ kinh doanh nhiên liệu bay)
19 Công ty TNHH Xăng dầu Hồng Đức
20 Công ty cổ phần Thiên Minh Đức
21 Công ty cổ phần thương mại - tư vấn - đầu tư - xây dựng Bách Khoa Việt 22 Công ty cổ phần Dương Đông - Sài Gòn
23 Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch xuyên Việt Oil
24 Công ty TNHH Petro Bình Minh
25 Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Phúc
26 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nhiên liệu Đông Đô 27 Công ty cổ phần phát triển Hiệp Phong
28 Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương 29 Công ty cổ phần Vật tư xăng dầu Hải Dương 30 Công ty TNHH Xuất nhập khẩu xăng dầu Hà Anh 31 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa 32 Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam S.W.P
Nguồn:https://moit.gov.vn/
Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn chưa cho phép các doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ có quyển hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu bằng cách mua cổ phiếu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối nếu có tham gia đầu tư vào nhà máy lọc dầu.
Nghị định 08/2018-NĐ-CP đã gỡ bỏ đáng kể những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp muốn tham gia thị trường phân phối xăng dầu như bỏ Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu, bỏ điều kiện sản xuất xăng dầu... tuy nhiên, đến nay, thực tế thị trường phân phối xăng dầu vẫn là của số ít doanh nghiệp như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), TCT Dầu Việt Nam (OIL), TCT Thương mại XNK Thanh Lễ (TLP)…
Biểu đồ 2.1: Thị phần xăng dầu cả nước năm 2018
13% Petrolimex
5% PV Oil
TLP
7% 48% Saigon Petro
MIPEC
8% Khác
19%
Nguồn: Petrolimex
Tuy 48% thị phần hiện nay thuộc về Doanh nghiệp nhà nước, nhưng với tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng, tiềm năng thị trường còn rất lớn của lĩnh vực phân phối xăng dầu cộng với việc nới lỏng nhiều quy định, điều kiện kinh doanh liên quan của nhà nước như tại Nghị định
08/2018-NĐ-CP, trong thời gian tới thị trường phân phối xăng dầu hứa hẹn sẽ có sự góp mặt của những doanh nghiệp mới nhằm từng bước tạo ra một thị trường cạnh tranh cho lĩnh vực này. Đặc biệt là về giá giữa các đầu mối với thương nhân phân phối, lan sang đến bán lẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến gia tăng sản lượng và hiệu quả kinh doanh chung.
Theo các số liệu báo cáo chính thức thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của thị trường Việt Nam còn rất lớn xuất phát từ việc thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. Đặc biệt, việc lượng xe ô tô lưu hành tăng nhanh cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng của nhu cầu xăng dầu. Cụ thể, tổng xe ô tô lưu hành bình quân hiện tăng khoảng 17%/năm và mức tăng cao nhất ghi nhận là xe ô tô con (từ 9 chỗ trở xuống) ở mức 19%/năm, tăng gần gấp đôi từ mức bình quân 1 xe/100 dân (2014) lên xấp xỉ 2 xe/100 dân (2018). Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng xây dựng và phát triển theo các quy định và quy hoạch của nhất định của Nhà nước. Bán lẻ hiện đang là phương thức cung ứng xăng dầu chủ yếu cho các nhu cầu vận tải, sản xuất và đi lại của cá nhân. Bán lẻ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng lượng xăng, diesel bán ra, trừ những đơn vị sản xuất kinh doanh có nhu cầu lớn: Các nhà máy điện, một số công ty vận tải thủy, công ty Đường sắt sử dụng đầu máy chạy Diesel là có hệ thống kho chứa riêng để nạp xăng dầu cho phương tiện.
Hiện cả nước có 15.000 cửa hàng bán xăng với các quy mô khác nhau.
Trong đó, Petrolimex với 44% thị phần, PVOil với hơn 20% thị phần, phần còn lại đang chia cho các doanh nghiệp như Saigon Petro (6%), Mipec Petro (6%), TCT Thương mại XNK Thanh Lễ (TLP) (6%), khác….
Biểu đồ 2.2: Thị phần bán lẻ xăng dầu cả nước năm 2018
18% Petrolimex
PV Oil
6% 44% Saigon Petro
6% Mipec Petro
6% TLP
20% Khác
Nguồn: Petrolimex
Hiện này, thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam với sự xuất hiện Idemitsu Q8 là công ty liên doanh giữa Idemitsu Kosan Co.,Ltd. và Kuwait Petroleum Europe B.V– hai nhà đầu tư có tỷ lệ góp vốn lớn nhất (mỗi công ty góp 35,1%) trong dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Đây là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên tham gia thị trường xăng dầu Việt Nam vốn chỉ góp mặt bởi các doanh nghiệp nội địa.
Tuy nhiên cũng phải nói thêm khi ký Hiệp định thương mại tự do WTO năm 2006, Việt Nam đã giữ lại quyền kinh doanh xăng dầu, không mở cửa thị trường. Theo đó, doanh nghiệp nước ngoài không được quyền kinh doanh, phân phối, xuất, nhập khẩu xăng dầu trừ khi tham gia đầu tư vào nhà máy lọc dầu.
Với cơ chế điều hành giá xăng dầu phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước như hiện nay tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn luôn phải đảm bảo cung ứng đầy đủ
nhu cầu xăng dầu nội địa trong khi hoàn toàn không thể biết trước được sự thay đổi giá sắp tới như thế nào. Sự chênh lệch giữa giá nhập khẩu cà giá bán hoàn toàn có thể xảy ra, tác động rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, hiện nay trong thị trường kinh doanh xăng dầu của nước ta đang phải đối mặt với tình hình xuất hiện xăng dầu lậu không rõ nguồi gốc.
Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cũng như gây tổn thất lớn đến nền kinh tế đất nước và người tiêu dùng. Một trong những quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu đối với các đại lý là phải có nêu rõ ràng được nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng xăng dầu. Nguồn hàng này được nhập từ đâu phải chứng từ xác nhận qua đó là cơ sở để quản lý thị trường, cơ quan quản lý thuế kiểm tra, tránh gian lận và truy xuất được nguồn gốc xăng dầu. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xăng dầu cũng như tình trạng xăng dầu lậu, một số đại lý vẫn cố tình vi phạm quy định trên, nhập xăng dầu từ những nguồn không rõ ràng, pha trộn tạo sự kém chất lượng của xăng dầu, nhăm tăng cao lợi nhuận.
Nguồn cung xăng dầu
Nguồn cung xăng dầu là số lượng xăng dầu mà các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có khả năng bán và sẵn sàng bán ra ở các mức giá khác nhau.
Cung xăng dầu ở Việt Nam có từ hai nguồn chính là nguồn tự sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu.
Khi thị trường xăng dầu thế giới có những biến động về cung cầu và giá thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung thị trường xăng dầu nước ta. Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ thị trường Malaysia, với 3,28 triệu tấn, tương đương 2,05 tỷ USD. Như vậy, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này đã tăng mạnh 25,8% về lượng và 64,5% về kim ngạch. hị trường mà Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều thứ hai trong năm 2018 là Hàn Quốc,
với 2,42 triệu tấn, tương đương 1,79 tỷ USD, giảm 20% về lượng và giảm 6%
về kim ngạch so với năm 2017.Thứ ba là thị trường Singapore. Tiếp đó là thị trường Trung Quốc và Thái Lan, với lượng nhập khẩu đều đạt 1,4 triệu tấn với kim ngạch lần lượt là 1 tỷ USD và 991.000 USD. Nhập khẩu xăng dầu tại thị trường Trung Quốc đã tăng mạnh 49% về lượng và 93% về trị giá trong năm 2018. Trong khi đó, nhập khẩu từ Thái Lan lại giảm 15% về lượng và tăng 5%
về trị giá so với năm 2017.[19]
Từng là một nước phụ thuộc hoàn toàn vào xăng dầu nhập khẩu, Việt Nam đã dần dần đáp ứng như cầu xăng dầu nội địa nhờ các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn. Với nhu cầu tiêu thụ của cả nước, hiện tại Việt Nam có nhà máy lọc dầu Dung Quất đang hoạt động với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Sản lượng Dung Quất đưa ra thị trường một năm khoảng 2,746 triệu tấn xăng và 3,068 triệu tấn dầu DO. Nguồn cung xăng dầu nội địa lớn thứ 2 là nhà máy lọc dầu Nghi Sơn vận hành thương mại vào 2018. Với công suất thiết kế 10 triệu tấn dầu thô/năm, dự kiến NMLD Nghi Sơn cung cấp khoảng 2,3 triệu tấn xăng và gần 3,7 triệu tấn dầu DO. Ngoài ra, các nhà máy Condensate như PV Oil Phú Mỹ, Sài Gòn Petro, Nam Việt Oil, Đông Phương có công suất thiết kế khoảng 690.000 tấn xăng/năm [20].
Nguồn cầu về xăng dầu:
Nguồn cầu xăng dầu là số lượng xăng dầu mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau. Tổng nhu cầu xăng dầu bao gồm: Nhu cầu cho giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy đường hàng không), nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, nhu cầu cho an ninh – quốc phòng, nhu cầu cho tái xuất và dự trữ.
Là một trong những thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số