2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.3. Tình hình thực hiện pháp luật về điệu kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Tình hình hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng và phong phú với sự tham gia từ nhiều thành phần chủ thể kinh doanh khác nhau. Hiện nay trên địa bàn Thành phố có hơn 200 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, trong đó phải kể đến các doanh nghiệp lớn, chiếm phần lớn thị phần kinh doanh như : PV Oil, Petrolomex KV II, Mipec, Công ty cổ phần Vật tư xăng dầu (Comeco)…., hơn 10 thương nhân phân phối hiện đang có trụ sở tại địa bàn thành phố và với hơn 500 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Biểu đồ 2.3: Thị phần của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại TP.HCM năm 2018
8% 13% Petrolimex KV II
PV Oil
12% 67% Comeco
Khác
Nguồn: Petrolimex
Thành phố Hồ Chí Minh là một trường kinh doanh xăng dầu tiềm năng.
Là một thành phố trực thuộc trung ương có vị trí quan trọng trong giao thương thương mại, dân số đông và là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, nên nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại thành phố rất cao. Thị trường xăng dầu tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chủ yếu là các đối tượng khách hàng : các đại lý bán lẻ, các khách hàng sản xuất công nghiệp, các nhà xe vận tải hàng hóa- du lịch, khách hàng cá nhân, các cơ quan đơn vị nhà nước… Trong đó khách hàng bán lẻ, chiếm một vị trí tương đối quan trọng, đây là yếu tố phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân. Do đó hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu luôn được các doanh nghiệp đầu tư phát triển, dựa trên những quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với của hàng bán lẻ.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiêp muốn hoạt động kinh doanh xăng dầu. Doanh nghiệp cần làm các thủ tục hồ sơ như sau:
- Đầu tiên, đó chính là địa điểm hoạt động kinh doanh ( đất sở hữu hoặc thuê. ) Đất này phải được UBND thành phố phê duyệt chủ trương xây dựng cửa hàng xăng dầu và được Sở Công Thương cấp giấy chấp nhận đồng ý cho xây dựng cửa hàng xăng dầu .Vì đây là ngành kinh doanh có điều kiện nên muốn xây dựng cửa hàng xăng dầu phải được Sở Công Thương đồng ý mới làm được.
- Sau đó là tíến hành các bước
1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp (Giấy đăng ký kinh doanh) 2. Xin cấp mã số thuế doanh nghiệp
3. Thiết kế sơ bộ CHXD ( Vd: kích thước, bồn chứa, trụ bơm, nhà điều hành, cột thu lôi…)
4. Thẩm duyệt PCCC
5. Giấy phép xây dựng (Giấy chứng nhận đầu tư). Tiến hành nộp bản vẽ kỹ thuật mặt bằng cửa hàng xăng dầu cho Sở xây dựng và Sở PCCC để có được giấy phép xây dựng (Khi nộp bản vẽ kỹ thuật cho Sở PCCC cần nộp kèm theo phương án PCCC).
6. Thiết kế thi công 7. Cam kết môi trường
8. Tổng hợp các giấy tờ được phê duyệt gửi Sở Công thương xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Cửa hàng xăng dầu đã xây dựng xong, trước khi đi vào hoạt động phải có được giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (đây loại giấy phép quan trọng thứ 2). Đây là các bước cơ bản để hoàn thành cửa hàng xăng dầu.
Thời gian để hoàn thành các công tác này mất một khoảng thời gian tương đối dài, đây là một trong những hạn chế của những quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu hiện nay. Các thủ tục còn phức tạp, gây rất nhiều khó khăn khi các doanh nghiệp mới muốn tham gia vào thị trường.
Mặc dù, Bộ công thương đã ban hành Thông tư số 28/2017/TT-BCT trong đó có phần sửa đổi, bổ sung thông tư trong kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Thông tư số 38/2014/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu được sửa đổi, bổ sung về việc cấp các loại Giấy phép, giấy xác nhận, chứng nhận. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Thông tư quy định Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu;
Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên) cho thương nhân. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung [7].
Tùy từng trường hợp cụ thể, Bộ Công Thương phối hợp hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương nơi thương nhân đặt trụ sở chính, Sở Công Thương nơi thương nhân có cơ sở kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế của thương nhân để xem xét cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc từ chối cấp Giấy phép, Giấy xác nhận cho thương nhân;
Bên cạnh đó, theo quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu thì vị trí xây dựng phải phù hợp với quy hoạch, đảm bảo yêu cầu an toàn giao thông, an toàn PCCC và vệ sinh môi trường; Kiến trúc cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với yêu cầu kiến trúc đô thị. Ngoài ra, đường và bãi đỗ xe dành cho xe ra vào mua và nhập xăng dầu phải đảm bảo chiều rộng 1 làn xe đi trong bãi đỗ xe không nhỏ hơn 3,5 m; đường 2 làn xe đi không nhỏ hơn 6,5 m; bãi đỗ xe
để xuất, nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu có nhựa đường. Tuy nhiên hiện nay đối với khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh để đáp ứng hết các điều kiện trên thì rất khó có được mặt bằng như vây, để đáp ứng đủ các yêu cầu trên, các doanh nghiệp chỉ có thể mở cửa hàng xăng dầu tại các khu vực ven thành phố từ đó xảy ra tình trạng các CHXD trong nội thành đều quá tải do có tới 70% nhu cầu tập trung ở khu vực này, trong khi đó, tại khu vực các nơi cách trung tâm thành phố thì lại vắng vẻ khách.
Hiện này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh còn đang tồn tại rất nhiều cửa hàng xăng dầu đã được xây dựng từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước, qua quá trình vận hành, kinh doanh đến nay, không ít cây xăng đang nằm ở những khu vực có mật độ dân cư đông đúc, gây ùn tắc giao thông, không đảm bảo những quy định về khoảng cách an toàn theo quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Thế nhưng, để di dời những cửa hàng xăng dầu này lại là điều không dễ dàng.
Bảng 2.2: Bảng thống kê cửa hàng bán lẻ xăng dầu của một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
SỐ
STT DOANH NGHIỆP CỬA HÀNG
XĂNG DẦU 1 Công Ty Xăng Dầu- Khu vực II (Petrolimex Kv II) 70
2 Công Ty Xăng Dầu Vật Tư (Comeco) 38
3 Công Ty CP Thương Mại Và Dịch Vụ Cần Giờ 12
4 Công Ty Cổ Phần Nhiêu Liệu Sài Gòn 22
5 Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội (MIPEC) 15 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Hiện nay việc quản lý mặt hàng xăng dầu rất đa dạng, các doanh nghiệp nhập khẩu đều có những thuận lợi hơn. Cùng với đó, các nhà máy
thay đổi. Mặc dù rất được Nhà nước quan tâm trong công tác quản lý nhưng vẫn còn tình trạng kinh doang xăng dầu tại những điểm kinh doanh không có giấy phép, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố. Kinh doanh xăng dầu là hoạt động kinh doanh có điều kiện, được quy định rất chặt. Thế nhưng, thực tế xăng dầu nhập lậu, xăng giả vẫn vô tư được bán trong hệ thống này. Trên thị trường xăng dầu Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay tình trạng xăng dầu nhập không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có chứng từ rất nhiều, gây tổn thất đến nguồn thu ngân sách của Thành phố cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.
Hệ nhận diện thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng của hoạt động kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên hiện nay, nhiều hệ nhận diện của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang được sử dụng một cách trái phép. Tuy hành vi này không vi phạm điều kiện kinh doanh xăng dầu về điều kiện đáp ứng yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật nhưng đối với hình thức kinh doanh hiện hành thì đã vi phạm quyền sỡ hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Nó còn làm tổn thất đến uy tín, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khách hàng.
Công tác phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu luôn được bảo đảm theo các quy định về phòng cháy, chữa cháy của pháp luât. Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu đều được thiết kế, xây dựng, thẩm duyệt và cấp giấy xác nhận đủ tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy theo đúng quy chuẩn được Nhà nước ban hành. Tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đủ điều kiện được hoạt động kinh doanh phải luôn được trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, phương án phòng cháy, chữa cháy và đặc biệt các nhân viên đều phải được đào tào nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cơ bản.
[10]. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, quản lý về phòng cháy, chữa cháy lun được các cơ quan ban nghành đặc biệt quan tâm, theo dõi, thường xuyên tổ
chức các đợt diễn tập phòng cháy, chữa cháy tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành phố.
Bảo vệ môi trường cũng là một trong những quy định của điều kiện kinh doanh xăng dầu. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Thành phố hiện nay đều phải đảm bảo yêu cầu này, các doanh nghiệp phải có đề án bảo vệ môi trường theo đúng quy định.
Kết luận chương 2
Pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu đã có nhiều thay đổi theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên cho dù có những thay đổi cơ bản về cơ chế trị trường nhưng hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Chương này phân tích thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu từ thực tiến Thành phố Hồ Chí Minh. Tập trung phân tích tình hình thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu trong thời gian qua tại Thành phố Hồ Chính Minh, qua đó nêu lên được ưu điểm và những hạn chế của pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu hiện nay.
Chương 3