Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về các loại thuế, phí và lệ phí đối với xăng dầu và thực tiễn áp dụng tại Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12 (Trang 39)

đối với xăng dầu.

Các khoản thuế, phí và lệ phí nói chung và các khoản thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu nói riêng tuyệt đối quan trọng với ngân sách Nhà nước và sự phát triển kinh tế trong từng thời kì. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, phí và lệ phí nói chung và đối với xăng dầu nói riêng là việc làm cấp thiết.

- Thứ nhất: “Nên căn cứ vào giá xăng dầu ở các quý, các năm trước và dựa vào dự báo giá xăng dầu thế giới trong các quý, các năm sắp tới để đưa ra một mức thuế suất thuế nhập khẩu hợp lý, cố định theo tháng, theo quý”. Do nguồn xăng dầu tiêu thụ trong nước chủ yếu vẫn do nhập khẩu, như vậy thuế nhập khẩu là loại thuế có quyết định rất lớn tới lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước. Trong thời gian qua có rất nhiều bất cập về thuế nhập khẩu áp dụng đối với xăng dầu, cũng như những văn bản pháp luật về điều hành thuế thuế suất thuế nhập khẩu của Nhà nước và các cơ quan quản lý có liên quan. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, đối với mặt hàng xăng dầu, các quốc gia đều áp dụng thuế suất ổn định và tương đối thấp với các sản phẩm dầu khí. Việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cố định đối với xăng dầu có thể đạt được nhiều mục đích khác nhau: Áp dụng thuế suất ổn định góp phần ổn định nguồn thu của Nhà nước, và giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc quyết định giá bán xăng dầu. Duy trì thuế nhập khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu có thể được điều chỉnh cho phù hợp để tối ưu hiệu quả quản lý Nhà nước cũng như để Nhà nước thể hiện vai trò bình ổn giá cả trong như trong giai đoặn hiện nay, khi giá xăng dầu thế giới tăng, muốn giữ cho giá xăng dầu trong nước không quá biến động thì Nhà nước có thể giảm thuế nhập khẩu và ngược lại. Thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu quá nhanh sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp do họ không chủ động trong hoạch định chiến lược kinh doanh, cũng như bản thân các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thu thuế và thực hiện các thủ tục quản lý trong quá trình sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh phân phối xăng dầu. Việc kéo dài thời gian duy trì một mức thuế suất, có thể là theo quý là hoàn toàn cần thiết và hợp lý trong hiện tại. Áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cố định, trong khi giá xăng dầu trên thị trường nội địa biến động theo sự vận động của thị trường xăng dầu quốc tế, sẽ tạo ra sức ép buộc người tiêu dùng điều chỉnh mức độ tiêu dùng xăng dầu. Trong khi đó, đối với thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng với xăng dầu, nên giảm khung thuế nhập khẩu xuống còn từ 0% đến 10% thay vì 0% đến 40% như hiện này. Thực tế rằng, xăng dầu đang phải chịu rất nhiều các khoản thuế và phí, việc này làm cho giá xăng dầu trong nước tăng cao, giảm thuế nhập khẩu sẽ là biện pháp đáng kể để giảm gánh nặng cho người dân và các doanh nghiệp.

- Thứ hai: “Nên căn cứ vào lượng xăng dầu tiêu thụ trong một đơn vị thời gian của các doanh nghiệp tiêu thụ xăng dầu lớn để đưa ra khung thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu”. Ví dụ như:

Mức tiêu thụ trong tháng (Lít) Xăng (%) Dầu vận hành động cơ (%) 0-1000 5% 5% 1000-2000 10% 10% 2000-3000 15% 12% 3000-4000 18% 15%

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng gây ra hai luồng ý kiến trái chiều nhau, một luồng ý kiến đồng ý với điều này, nhưng đại đa số ý kiến cho rằng đây là hàng hóa thiết yếu đối với tiêu dùng vì vậy cần bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với xăng. Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng riêng đối với các mặt hàng xăng, nguyên nhân đây là mặt hàng đặc biệt không thể tái tạo nên áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt để người dân nhận thức và có ý thức tiết kiệm đối với mặt hàng này. Nhưng dầu cũng là loại hàng hóa không thể tái tạo nhưng không bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt. Giải pháp được nêu trên có khuyến nghị áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng dầu nhằm tạo sự công bằng cho những người sử dụng những loại hàng hóa đặc biệt này, đồng thời cũng khuyến nghị giảm mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và có mức thuế tính trên sản lượng tiêu thụ nhằm giảm giá xăng đồng thời cũng đạt được mục đích vốn có của thuế TTĐB áp dụng đối với xăng là hạn chế tiêu dùng mặt hàng này vì đây là mặt hàng khó có thể tái tạo.

- Thứ ba: “Hiện nay Nhà nước đã tiến hành thu phí đường bộ đối với các loại

phương tiện tham gia giao thông, vì thế nên bỏ phí xăng dầu, nếu vẫn áp dụng phí xăng dầu thì cần cân nhắc một mức phí mới sao cho hợp lý”. Phí xăng dầu trước đây được biết đến với cái tên lệ phí giao thông, nhằm mục đích tạo nguồn thu để sửa chữa bảo dưỡng đường xá do xe cộ đi lại gây ra xuống cấp, hư hỏng, nhưng hiện nay phí đường bộ đã được Nhà nước thực hiện cùng với mục đích là tạo nguồn thu để bảo trì đường xá, vì thế bỏ phí xăng dầu là điều hoàn toàn hợp lý, nó giúp giảm giá bán đối với xăng dầu vốn đã chịu quá nhiều các loại thuế và phí. Nếu phí xăng dầu vẫn được tiếp tục áp dụng cần tính toán lại phí xăng dầu áp dụng với xăng và dầu, vì hiện nay có mức chênh lệch tương đối cho một đơn vị xăng dầu. Trên thực tế hiện nay, các phương tiện sử dụng nhiên liệu là xăng thường nhỏ và ít gây hư hỏng cho đường xá như những phương tiện sử dụng nhiên liệu là dầu, trong khi đó phí áp dụng cho xăng lại cho hơn phí áp dụng cho dầu, do vậy cần cân nhắc và đưa ra mức phí xăng dầu mới cho từng

mặt hàng để đảm bảo tính công bằng cho đối tượng sử dụng xăng dầu và nộp phí xăng dầu nếu như phí xăng dầu vẫn được Nhà nước tiếp tục áp dụng.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về các loại thuế, phí và lệ phí đối với xăng dầu và thực tiễn áp dụng tại Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w