Xăng dầu là một loại hàng hóa thiết yếu và rất quan trọng không chỉ đối với đời sống sinh hoạt của nhân dân mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, quốc phòng của một quốc gia. Trong những năm vừa qua, Nhà nước đang cố xây dựng thị trường xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng các công cụ thuế, phí nhằm ổn định giá cả và chống lại sự độc quyền trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, giường như mục đích sử dụng các công cụ thuế để điều tiết thị trường xăng dầu còn chưa hợp lý và chưa đạt được những kết quả mong đợi. Nhà nước can thiệp sâu rộng vào thị trường xăng dầu bằng các chính sách thuế điều này giúp Nhà nước có thể chủ động điều tiết thị trường, bảo vệ được lợi ích người tiêu dùng, nhưng cũng có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thuế nhập khẩu là công cụ được Nhà nước sử dụng tương đối linh hoạt theo barem thuế đã định, có lúc thuế nhập khẩu đối với xăng dầu đã xuống tới mức 0% khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, nhưng đối với trường hợp giá bán trên thị trường thế giới có nhiều biến động thì công tác điều chỉnh mức thuế này luôn gặp rắc rối, nhất là trong lúc giá xăng dầu thế giới tăng giảm thất thường trong khoảng thời gian ngắn với biên độ tăng giảm lớn. Cũng theo cách tính thuế nhập khẩu theo tỷ lệ % trên giá CIF, do yếu tố “động” của giá dầu thế giới nên gây tác động kép tới giá bán xăng dầu trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu xăng dầu, khó kế hoạch hóa nguồn thu. Độ trễ của thuế nhập khẩu từ khi ban hành đến khi có hiệu lực còn khá lớn, trong khi xăng dầu biến động hằng ngày, hàng giờ.
Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên giá trị tăng thêm, về nguyên tắc phải được thu ở giai đoạn bán hàng hóa sản phẩm, nhưng hiện tại nay lại thu ngay ở giai đoặn nhập khẩu do đó không phù hợp với nguyên tắc của thuế này, vì thu ở giai đoặn nhập khẩu thì chưa xuất hiện giá trị gia tăng, nhất là khi trong trường hợp nhập khẩu xăng dầu về bán lỗ (do giá tối đa bị khống chế bởi chính sách thuế). Do vậy cho dù giá trị gia tăng không tồn tại (bị âm) nhưng doanh nghiệp nhập khẩu trên thực tế vẫn phải nộp thuế giá trị gia tăng, việc hoàn thuế phức tạp.
Thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm mục đích hạn chế những hàng hóa không khuyến khích người dân tiêu dùng, nhưng xăng là một hàng hóa thiết yếu, nên cân nhắc lại thuế suất áp dụng đối với hàng hóa này. Mặt khác, dẫu biết xăng là hàng hóa đặc biệt, không thể tái tạo đánh thuế cao nhằm mục đích hạn chế sử dụng nhưng đây là hàng hóa thiết yếu, là khâu đầu vào để sản xuất ra nhiều hàng hóa khác, cho dù giá có cao đi
chăng nữa thì thiết yếu vẫn phải sử dụng. Một điều nữa là, thuế này chỉ áp dụng đối với xăng mà không áp dụng cho các loại dầu, trong khi đó xăng và đầu đều có nguồn gốc từ dầu thô và không thể tái tạo.
Phí xăng dầu hay còn gọi là phí giao thông trước đây, nhằm mục đích thu để duy tu, bảo dưỡng đường sá do xe đi làm hư hỏng, nhưng đối với một số phương tiện như máy cày, máy bơm…hầu như không lưu thông trên đường, không gây ra hỏng hóc nhưng vẫn phải chịu phí này. Thêm vào đó hiện nay nhà nước đã thu phí đường bộ đối với các phương tiện tham gia giao thông, vì vậy cần cân nhắc khi tiếp tục triển khai phí xăng dầu.
Với các khoản thu bao gồm: Thuế nhập khẩu; Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt và phí xăng dầu, trên thực tế với các các khoản thu nói trên, doanh nghiệp phải thu để nộp lại cho Nhà nước theo hai giai đoạn:
• Thu ở giai đoạn nhập khẩu, theo tờ khai hải quan bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu.
• Thu ở giai đoặn bán hàng, theo hóa đơn xuất bán có phí xăng dầu.
Do vậy, việc doanh nghiệp phải kê khai hai lần cho một lít xăng dầu bán ra là việc làm rất thiếu khoa học.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật Việt Nam về