Để tạo được niềm tin đó từkhách hàng, một trong các chiến lược kinh doanh hiệu quả đó là thực hiện các chươngtrình truyền thông Marketing cho sản phẩm của công ty mình.. Chính vì vậy, em
Trang 1TÓM LƯỢC
Những năm gần đây sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đối thủ cạnh tranh đãgây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp thương mại Để có thể đứng vững trên thịtrường, các công ty phải nỗ lực hết mình trong việc thực hiện các chiến lược kinhdoanh, các biện pháp Marketing định vị thương hiệu trong lòng khách hàng, có nhưvậy sản phẩm của công ty mới được khách hàng tin dùng Để tạo được niềm tin đó từkhách hàng, một trong các chiến lược kinh doanh hiệu quả đó là thực hiện các chươngtrình truyền thông Marketing cho sản phẩm của công ty mình Ngày nay, việc xâydựng và phát triển các chương trình truyền thông Marketing của công ty càng trở nêncần thiết và quan trọng hơn
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Thiên Minh em đã nhận ra một sốvấn đề công ty đang gặp phải liên quan đến các chương trình Marketing sản phẩm cửa
cuốn Chính vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển chương trình Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh” với mục
tiêu hệ thống hóa lý thuyết về chương trình truyền thông Marketing, phân tích thựctrạng phát triển chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn và đưa ra các
đề xuất phát triển chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công
ty trên phạm vi các tỉnh miền Bắc
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Thời gian thực tập ở công ty TNHH Thiên Minh bản thân em đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình từ thầy cô trong trường và các anh chị nhân viên nơi thực tập
Tính đến thời điểm này em đã hoàn thành khóa luận của mình trong niềm vui
và chút bỡ ngỡ của một sinh viên sắp ra trường Em xin chân thành cảm ơn nhà trường
đã cho em môi trường học tập tốt đẻ em có được bốn năm học đầy nhiệt huyết và bổích, xin cảm ơn khoa Marketing đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em có cơ hộihọc tập và tích lũy kinh nghiêm thực tế cho bản thân Đặc biệt nhất, em xin gửi lờicảm ơn sâu sắc nhất tới giáo viên hướng dẫn khóa luận của mình là PGS TS PhạmThúy Hồng đã luôn giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình để em có thể hoàn thành khóa luậncủa mình như ngày hôm nay
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị nhân viên và ban lãnh đạo công tyTNHH Thiên Minh đã tạo những điều kiện tốt nhất để một sinh viên thực tập cònnhiều sai sót như em có được số liệu, thông tin đầy đủ để hoàn thiện khóa luận
Mặc dù đã cố gắng để thực hiện nhưng hạn chế về thời gian và hiểu biết thực tếcủa bản thân nên bài làm không ránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được sựgóp ý của thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Hoa
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG MARKETING SẢN PHẨM CỬA CUỐN CỦA CUÔNG TY TNHH THIÊN MINH 1
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài: 1
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài 2
1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu đề tài của các năm trước về phát triển truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 2
1.3.1 Công trình nghiên cứu về chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 2
1.3.2 Công trình nghiên cứu về truyền thông Marketing, chương trình truyền thông Marketing về các sản phẩm hoặc thương hiệu khác 3
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4
1.6.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: 4
1.6.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 4
1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 5
1.6.2.1 Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp 5
1.6.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp 5
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp: 6
Trang 4CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN THÔNG MARKETING SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KINH DOANH 7
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 7
2.1.1 Khái niệm Marketing 7
2.1.2 Khái niệm truyền thông Marketing 7
2.1.2.1 Bản chất của quá trình truyền thông Marketing 8
2.1.2.2 Vai trò của truyền thông Marketing trong kinh doanh hiện đại 9
2.2 Một số lý thuyết về chương trình truyền thông Marketing 10
2.2.1 Quan niệm chương trình truyền thông Marketing là chương trình hoạt động của các công cụ 10
2.2.2 Quan niệm chương trình truyền thông Marketing là chương trình truyền thông tích hợp 11
2.2.2.1 Vai trò của truyền thông marketing tổng hợp (IMC) 12
2.2.2.2 Phối thức truyền thông _ Công cụ của truyền thông marketing tổng hợp (IMC) 13
2.2.3 Quan điểm tiếp cận chương trình truyền thông Marketing theo tư duy quản trị13 2.3 Nội dung cơ bản của phát triển chương trình truyền thông Marketing sản phẩm của công ty kinh doanh 14
2.3.1 Mục tiêu chương trình truyền thông 14
2.3.1.1 Tạo sự nhận biết 14
2.3.1.2 Kích thích quan tâm 14
2.3.1.3 Cung cấp thông tin 14
2.3.1.4 Gợi mở và kích thích nhu cầu mua sản phẩm 15
2.3.1.5 Củng cố và định vị thương hiệu 15
2.3.2 Xây dựng chương trình truyền thông Marketing của công ty kinh doanh 15
2.3.2.1 Xác định người nhận tin 15
2.3.2.2 Xác định ngân sách của chương trình truyền thông Markeeting 16
2.3.2.3 Lựa chọn phương tiện truyền thông Marketing sản phẩm của công ty kinh doanh .17
2.3.2.4 Lựa chọn thông điệp thực hiện trong chương trình truyền thông Marketing của công ty kinh doanh 20
Trang 52.3.3Tổ chức thực hiện chương trình truyền thông Marketing của các công ty kinh
doanh 21
2.3.4Kiểm tra, đánh giá chương trình truyền thông Marketing sản phẩm của công ty kinh doanh 21
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG MARKETING SẢN PHẨM CỬA CUỐN CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN MINH 22
3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty 22
3.1.1 Giới thiệu khái quát về công TNHH Thiên Minh 22
3.1.1.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của công ty 22
3.1.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty 22
3.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 23
3.1.1.4 Cơ cấu tổ chức công ty 24
3.1.2 Một số hoạt động kinh doanh chủ yếu và tình hình kinh doanh của công ty TNHH Thiên Minh trong giai đoạn 2011-2013 25
3.1.2.1 Năng lực tài chính 25
3.1.2.2 Một số sản phẩm chủ yếu do công ty triển khai trong 3 năm 2011-2013 26
3.1.2.3 Cơ sở vật chất 26
3.1.2.4 Năng lực cạnh tranh 27
3.1.2.5 Đặc điểm thị trường sản phẩm cửa cuốn của công ty 28
3.2 Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 29
3.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 29
3.2.1.1 Môi trường vĩ mô 29
3.2.1.2 Môi trường vi mô 32
3.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong 33
3.2.2.1 Văn hóa doanh nghiệp 33
3.2.2.2 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 33
3.2.2.3 Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp 34
3.2.2.4 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp và công nghệ 34
Trang 63.3 Thực trạng các chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 35
3.3.1 Mục tiêu chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 35 3.3.2 Xây dựng chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 36
3.3.2.1 Xác định người nhận tin 36 3.3.2.2 Xác định ngân sách của chương trình truyền thông Markeeting 37 3.3.2.3 Lựa chọn phương tiện truyền thông Marketing sản phẩm của công ty kinh doanh .38 3.3.2.4 Lựa chọn thông điệp thực hiện trong chương trình truyền thông Marketing của công ty kinh doanh 39
3.3.3 Tổ chức thực hiện chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 40 3.3.4 Kiểm tra, đánh giá chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 42
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG MARKETING SẢN PHẨM CỬA CUỐN CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN MINH 43 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu phát triển chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 43
4.1.1 Những thành công mà chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn đem lại cho công ty TNHH Thiên Minh 43 4.1.2 Những hạn chế của chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh và nguyên nhân 43
4.1.2.1 Những hạn chế của chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 43 4.1.2.2 Nguyên nhân 44
4.2 Dự báo triển vọng của môi trường và thị trường và quan điểm giải quyết vấn
đề giải pháp phát triển chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 45
Trang 74.2.1 Dự báo triển vọng của môi trường và thị trường 45
4.2.2 Quan điểm giải quyết vấn đề phát triển chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 46
4.3 Các đề xuất và kiến nghị đối với phát triển chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 47
4.3.1 Các đề xuất nhằm phát triển chương trình truyền thông Markeeting sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 47
4.3.1.1 Đề xuất về đối tượng nhận tin của chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn 47
4.3.1.2 Đề xuất xác định ngân sách dành cho các công cụ truyền thông 48
4.3.1.3 Xây dựng chiến lược tổng thế cho xây dựng và phát triển chương trình tuyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn 49
4.3.1.4 Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm làm điểm tựa vững chắc cho chương trình truyền thông Marketing 49
4.3.1.5 Sử dụng kết hợp các phương tiện truyền thông một cách khéo léo 50
4.3.1.6 Một số đề xuất khác 51
4.3.2 Một số kiến nghị nhằm phát triển chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh 52
4.3.2.1 Kiến nghị ngành 52
4.3.2.2 Kiến nghị vĩ mô 52
KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Một số kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thiên Minh từ năm 2013 25 Bảng 2: Thị trường cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh theo khách hàng và theo địa lý trong 3 năm 2011-2013 29 Bảng 3: Số lượng và khối lượng tiêu thụ sản phẩm cửa cuốn của khách hàng của công
2011-ty giai đoạn 2011-2013 36 Bảng 4: Ngân sách thực hiện các công cụ truyền thông của chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh trong 3 năm 2011-2013 37 Bảng 5: Đề xuất phân bổ ngân sách chương trình truyền thông Marketing trong thời gian 2014-2016 cho công ty: 49
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1: Hệ thống truyền thông Marketing 9
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thiên Minh 25
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG MARKETING SẢN PHẨM CỬA CUỐN CỦA CUÔNG TY
TNHH THIÊN MINH.
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài:
Trong quá trình phát triển kinh doanh hiện nay, khi mà nền kinh tế có dấu hiệusuy giảm, mọi hành động của nhà quản trị đều có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia vào cùng lĩnh vực màcông ty kinh doanh với lượng sản phẩm, dịch vụ lớn và gần như đồng nhất Chính vìvậy để đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường, có một sản phẩm tốt không thôichưa đủ, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu của mình thành một thươnghiệu được khách hàng ưa chuộng
Và để có thể làm được điều này, doanh nghiệp cần phải truyền thông với thịtrường để khách hàng biết những tính năng ứng dụng, tính ưu việt và lợi ích của sảnphẩm mình Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải xây dựng mối quan hệ với kháchhàng và duy trì cũng cố mối quan hệ này Vì những yêu cầu trên, doanh nghiệp cần cómột chiến lược truyền thông marketing, cụ thể hơn là xây dựng chương trình truyềnthông Marketing phù hợp với mục tiêu và chiến lược đề ra của công ty mình
Điển hình cho các doanh nghiệp phát triển mạnh chương trình truyền thôngMarketing ở Việt Nam thành công như Vinamilk, Eurowindows, X-men, Viettel,Omo, Hòa Phát,….Các doanh nghiệp này têu biểu về khả năng thực hiện các chươngtrình truyền thông Marketing có hồi đáp tích cực nhất từ khách hàng
Trong lĩnh vực kinh doanh cửa cuốn và cửa nhựa của mình, Thiên Minh cũngđang cố gắng từng bước để chinh phục niềm tin của khách hàng, không chỉ về chấtlượng mà còn về các nỗ lực Marketing để nâng cao thương hiệu của mình Tuy nhiên
để thực hiện được các mục tiêu dài hạn đó, Thiên Minh cần chuẩn bị cho mình nhữngchiến lược và chiến thuật trong ngắn hạn Xuất phát từ tình hình thực tế của công tycũng như nhu cầu khách hàng với vài trò hết sức cần thiết của việc quảng bá tới kháchhàng các sản phẩm của mình, công ty TNHH Thiên Minh cần xây dựng cho mình cácchương trình truyền thông Marketing để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh cùngcác đối thủ trong ngành Đặc biệt đối với sản phẩm cửa cuốn mà công ty luôn nỗ lực
để hoàn thiện và phát triển chất lượng cũng như dịch vụ đi kèm Vì vậy, em đã quyết
Trang 11định chọn đề tài : "Phát triển chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốntại công ty TNHH Thiên Minh" làm đề tài khóa luận của mình.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt rađời Chính vì thế sức cạnh tranh của các cơ sở kinh doanh cùng ngành ngày càng đượcchú trọng Các công ty sẵn sàng đầu tư số tiền lớn để nâng cao vị thế trong lòng kháchhàng, làm cho khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của mình Thúc đẩy pháttriển các chương trình truyền thông là lựa chọn đầu tiên trong số các chiến lược mà cáccông ty đề ra Vì chỉ không phải chỉ có chất lượng tốt thì sẽ bán được hàng hóa, màtrước tiên cần quảng bá hình ảnh công ty, hình ảnh sản phẩm để công chúng biết đượccông ty đang kinh doanh sản phẩm gì Chỉ có như thế thì khách hàng mới có thể chothêm sản phẩm của công ty nằm trong chuỗi lựa chọn cho giỏ hàng của mình ; như vậy
cơ hội kinh doanh mới có và công ty mới có thể dùng chất lượng và dịch vụ đi kèm đểthuyết phục khách hàng Hiểu được tầm quan trọng đó nên trong thời gian thực tập tạicông ty TNHH Thiên Minh em đã tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan tới chươngtrình truyền thông Marketing tại công ty; và em cũng nhận thấy đây là vấn đề mà công
ty cần phát triển để nâng cao sức cạnh tranh của mình Với đề tài :"Phát triển chươngtrình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn tại công ty TNHH Thiên Minh", địabàn mà em lựa chọn đó là địa bàn các tỉnh miền Bắc
1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu đề tài của các năm trước về phát triển truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh.
1.3.1 Công trình nghiên cứu về chương trình truyền thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh
Công ty TNHH Thiên Minh đăng ký giấy phép kinh doanh năm 2007, tính đếnnăm 2013 đã hoạt động được hơn 6 năm trong lĩnh vực sản xuất cửa cuốn và cửa nhựa.Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên công ty nhận sinh viên thực tập Là sinh viên đại họcThương Mại, khoa Marketing em cũng là người đầu tiên nghiên cứu về truyền thôngMarketing các sản phẩm của công ty Chính vì vậy chưa từng có đề tài nghiên cứu nào
về chương trình truyền thông Markeing sản phẩm cửa cuốn của công ty
Trang 121.3.2 Công trình nghiên cứu về truyền thông Marketing, chương trình truyền thông Marketing về các sản phẩm hoặc thương hiệu khác.
- Luận văn tốt nghiệp " Giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty
cổ phẩn công nghiệp E Nhất" của Đỗ Thanh Tâm, sinh viên trường đại học ThươngMại thực hiện năm 2006 Đỗ Thanh Tâm đã đưa ra những giải pháp để phát triểnthương hiệu sản phẩm của công ty, phát triển sản phẩm song song với phát triểnthương hiệu, quảng cáo thương hiệu, quan hệ công chúng với phát triển thương hiệu ,duy trì và bảo vệ thương hiệu
- Khóa luận tốt nghiệp "Phát triển chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩmViORIGIN Vodka của công ty cổ phần đồ uống ORIGIN Việt Nam " của Nguyễn ThịHạnh, sinh viên đại học Thương Mại thực hiện năm 2009 Nguyễn Thị Hạnh đã đưa
ra thực trạng tồn tại trong một công ty mới với các chương trình quảng bá thương hiệunhằm xâm nhập thị trường rượu Việt Nam Bài viết đưa ra các đề xuất cụ thể chonhững hạn chế mà công ty đang gặp phải
- Khóa luận tốt nghiệp "Phát triển truyền thông Marketing thương hiệu công tycủa công ty TNHH An Bình" của Nguyễn Thị Thúy, sinh viên đại học Thương Mạithực hiên năm 2013 Nguyễn Thị Thúy đã giải quyết vấn đề phát triển truyền thôngMarketing thương hiệu thông qua thực trạng các công cụ truyền thông của công ty
- Khóa luận tốt nghiệp "Giải pháp nâng cao hiệu lực chương trình truyền thôngMarketing điện tử của cổng thông tin thị trường nước ngoài tại websitewww.ttnn.com.vn "của Nguyễn Xuân Tuấn sinh viên khoa Thương mại điện tử trườngđại học Thương Mại thực hiện năm 2011
Công trình nghiên cứu của các chuyên gia :
- Bài giảng Truyền thông Marketing của TS Nguyễn Thượng Thái – Học việncông nghệ Bưu chinh viễn thông năm 2012
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết về chương trình truyền thông marketing trong công ty
kinh doanh
- Phân tích thực trạng về truyền thông và phát triển chương trình truyền thôngMarketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh
Trang 13- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chương trình truyền thôngMarketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công ty TNHH Thiên Minh, tình hình kinh doanh sản
phẩm cửa cuốn của công ty trên địa bàn miền Bắc
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
1.6.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu có sẵn đã được thu thập từ trước, đã được ghinhận, đã qua xử lý
- Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong công ty bao gồm các bản báo cáo kết quảkinh doanh, bảng cân đối kế toán, catalog, ấn phẩm lưu hạnh nội bộ, báo cáo tổng kết
kỳ, cuối năm, các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, các hoạt động và báo cáo hoạtđộng từ các phòng ban trong công ty…
- Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài công ty bao gồm các số liệu thống kê củaNhà nước, của công cụ xúc tiến thương mại, các ấn phẩm, báo chí, các báo cáo, kếtquả kinh doanh, các tài liệu liên quan tới Marketing, truyền thông, chương trình truyềnthông Marketing của các công ty khác Khai thác dữ liệu thứ cấp còn được thực hiệnqua internet, sách báo lưu hành bên ngoài công ty
- Phương pháp thu thập chủ yếu là phương pháp thống kê, so sánh, phân tích
1.6.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu tự điều tra lấy số liệu từ gốc, chưa từng qua xử lý
Trang 14Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Mục đích của việc phỏng vấn là tìmhiểu sâu về các vấn đề liên quan tới thực trạng phát triển các chương trình truyềnthông Marketing sản phẩm cửa cuốn diễn ra tại công ty.
- Cách tiến hành: xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn cá nhân
- Đối tượng phỏng vấn:
Phó Giám đốc: Nguyễn Duy Nam
Trưởng phòng kế hoạch: Mai Hoàng Yến
Trưởng phòng kinh doanh: Đỗ Văn Tiên
Nhân viên kinh doanh Lưu Văn Biên, Hoàng Văn Hùng, Lê Trọng Tấn vàmột số nhân viên khác
- Thời gian thực hiện phỏng vấn: từ ngày 15/03/2014 đến ngày 20/03/2014
Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi: tiến hành điều tra bằng việc phátbảng câu hỏi trắc nghiệm tới 20 khách hàng để thu thập các thông tin định lượng cầnthiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
- Thời gian điều tra: 21/03/2014 đến ngày 24/03/2014
1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
1.6.2.1 Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh chủ yếu được dung trong việcnghiên cứu lý thuyết các khái niệm, các cách tiếp cận đề tài nghiên cứu Em so sánhcác khái niệm, các nhận xét, các vấn đề từ các tài liệu khác nhau; sau đó sử dụng cáchthức tiếp cận phù hợp với đề tài mình nghiên cứu và đi đến hệ thống lý luận làm nềntảng cho hoạt động nghiên cứu của mình
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Từ những dữ liệu thứ cấp đã thu thập ở nhiềukhía cạnh em tiến hành tổng hợp lại theo một logic thích hợp nhất để có thể sử dụngkhi thực hiện đề tài của mình
1.6.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Cũng giống như việc tổng hợp dữ liệu thứcấp, em thông qua các dữ liệu sơ cấp tìm được để tiến hành tổng hợp các dữ liệu phục
vụ cho quá trình tìm hiểu thực trạng phát triển chương trình truyền thông Marketing tạicông ty
Trang 15- Phương pháp thống kê mô tả và sử dụng kỹ thuật phân tích thủ công: Bởi vìcác yêu cầu xử lý của đề tài đơn giản và quy mô của đề tài khá nhỏ cho nên em đãchọn phương pháp thống kê mô tả và sử dụng kỹ thuật phân tích thủ công.
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:
Nội dung chính của khóa luận được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu phát triển chương trình truyền thông
Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về giải pháp phát triển chương trình truyền
thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh
Chương 3: Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng chương trình truyền
thông Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh
Chương 4: Những đề xuất giải pháp phát triển chương trình truyền thông
Marketing sản phẩm cửa cuốn của công ty TNHH Thiên Minh
Trang 16CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG MARKETING SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KINH DOANH 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm Marketing
Có nhiều cách tiếp cận về khái niệm Marketing, nổi bật nhất là các khái niệmcủa Phillip Kotler, Adcoketal, I Ansoff và một số tổ chức khác:
Theo Adcoketal: “Marketing là một sản phẩm tốt được bán ở những nơi thuậntiện cho đúng người cần mua với mức giá hợp lý” (nguồn: website:http://kythuatmarketing.com/)
Theo I Ansoff : “Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinhdoanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thịtrường hay nói khác đi là lấy thị trường làm định hướng” (nguồn: website:http://kythuatmarketing.com/)
Theo Hiệp Hội Marketing Mỹ 2008: “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu
tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trịđến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau
để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông” (nguồn:website: http://kythuatmarketing.com/)
Có rất nhiều định nghĩa về Marketing, song dưới góc độ của một nhà Marketing
có thể hiểu Marketing theo định nghĩa của Phillip Kotler như sau: “ Marketing là sựphân tích, tổ chức, kế hoạch hóa và kiểm tra những khả năng thu hút khách hanggf củamột công ty cũng như chính sách và hoạt động với quan điểm thỏa mãn nhu cầu vàmong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu” (nguồn: Giáo trình Marketing thươngmại, trường đại học Thương Mại, GS.TS Nguyễn Bách Khoa, TS Cao Tuấn Khanh,Nhà xuất bản Thống kê năm 2011)
2.1.2 Khái niệm truyền thông Marketing
Xét trên góc độ thương mại có thể tồn tại rất nhiều những hoạt động Marketingđược tập trung xung quanh vấn đề truyền thông và trong nhiều tình thế hiệu lực củahoạt động này có tác dụng quyết định đến hành vi mua bán hàng hóa Có rất nhiềucách tiếp cận đối với khái niệm truyền thông trong kinh doanh Như một định nghĩa vềtruyền thông của một giáo sư người Mỹ - Tom Cannon: “Là một quá trình thiêt lập sự
Trang 17nhât trí, đồng cảm có tính công chúng hoặc cá nhân về một tư duy giữa người gửi vàngười nhận”
Các lý luận của các nước tư bản phát triển khi định nghĩa về truyền thông chủyếu tập trung vào hiệu lực thương mại của nó.Như vậy truyền thông được quan niệm
là “một hình thái quan hệ xác định giữa người bán và người mua, là một lĩnh vực hoạtđộng được định hướng vào việc chào hàng với mục đích bán hàng một cách năng động
và có hiệu quả nhất.”
Các giả của các nước Đông Âu gắn liền việc truyền thông kinh doanh khi kếthợp lợi ích của công ty với lợi ích của toàn xã hội, do vậy truyền thông được hiểu là
“một hoạt động có chủ định có liên quan đến việc mở rộng tư duy về hàng hóa và dịch
vụ nhằm mục đích xúc tiến và thực hiện việc mua bán hàng hóa trên thị trường”
Xuất phát từ góc độ thương mại và bản chất của Marketing thương mại, có thểđịnh nghĩa về truyền thông Marketing như sau: “Truyền thông Marketing là một lĩnhvực hoạt động Marketing chuyên biệt và có chủ đích hướng vào việc chào hàng, chiêukhách và xác lập một mối quan hệ đồng thuận nhất giữa công ty và bạn hàng của nóvới tâp khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối thuộc triển khai năng động chiếnlược và chương trình marketing-mix đã lựa chọn của công ty
(Nguồn: Giáo trình Marketing thương mại, trường đại học Thương Mại, GS.TS.Nguyễn Bách Khoa, TS Cao Tuấn Khanh, năm 2011)
2.1.2.1Bản chất của quá trình truyền thông Marketing
Hoạt động truyền thông là công cụ quan trọng, là vấn đề cốt lõi của bất kỳ tổ chứcnào để thực hiện chiến lược và chương trình Marketing
Truyền thông Marketing làm cho bán hàng dễ dàng và năng động hơn, đưa hàngvào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phối hợp lý Do vậy, truyền thôngMarketing không phải chỉ là những chính sách hỗ trợ cho các chính sách sản phẩm, giá vàphân phối mà còn làm tăng cường kết quả thực hiện các chính sách đó
Truyền thông Marketing có thực chất là truyền thông giá trị để hợp tác cùng quátrình cung ứng gía trị, sáng tạo và làm thích ứng giá trị thành một chuỗi cung ứng giá trịcho khách hàng mục tiêu của công ty Điều đó có nghĩa truyền thông Marketing là mộtphần của chào hàng thị trường và kênh marketing
Trang 18Một công tin dung điều hành một hệ thống truyền thông marketing phức hợp.Công ty truyền thông tới các trung gian chức năng, người tiêu thụ và những công chúngkhác nhau của mình Các trung gian chức năng của công ty lại truyền với nhau và với cáccông chúng khác, đồng thời mỗi nhóm lại truyền thông phản hồi tới các nhóm khác (Xem
sơ đồ 1)
Sơ đồ 1: Hệ thống truyền thông Marketing
(Nguồn: Giáo trình Marketing thương mại, trường đại học Thương Mại, 2009) 2.1.2.2Vai trò của truyền thông Marketing trong kinh doanh hiện đại
Truyền thông marketing là một thành tố quan trọng có vai trò hỗ trợ đắc lực chocác chiến lược marketing-mix khác Các chiến thuật và chiến lược marketing khác đượcxây dựng hoàn hảo sẽ bớt cho việc giảm bớt hoạt động truyền thông Tuy nhiên có rất ítcác dịch vụ, chủ yếu là các dịch vụ được cung cấp trong môi trương cạnh tranh lại có thể
bỏ qua được vai trò của truyền thông marketing Hơn nữa ngày nay chu kỳ sống của sảnphẩm càng ngày càng ngắn, cho nên quan điểm “hữu xạ tự nhiên hương” không còn phùhợp nữa
Thông qua chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho kháchhàng tiềm năng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị , lợi ích của sản phẩm mang lạicho người tiêu dùng Do vậy, chiến lược truyền thông marketing giúp doanh nghiệp tăngdoanh số các sản phẩm hiện tại, tạo ra sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với sảnphẩm mới, và xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về doan nghiệp Tuy nhiên doanh nghiệpcần phải kết hợp chiến lược truyền thông với các thành tố khác của marketing hỗn hợp để
Các trun
g gia
n chứ
c năng
Quảng cáo xúc tiến bán, chào hàng gián tiếp,chào hàng trực tiếp
Người tiêu dùng trọng điểm
Truyề
n miệng
Côn
g chúng
Quảng cáo
xúc tiến bán, chào hàng gián tiếp,chào hàng trực tiếpCông
ty
Trang 19tạo ra hiệu quả tổng hợp Truyền thông cũng giúp cho doanh nghiệp quảng bá thươnghiệu.
Đặc biệt trong các trường hợp cầu âm, cầu bằng không hay cầu đối với những hànghóa độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy…thì vai trò của truyền thông đặc biệt quantrọng
(Nguồn: Bài giảng Truyền thông Marketing của TS Nguyễn Thượng Thái – Họcviện công nghệ Bưu chinh viễn thông)
2.2 Một số lý thuyết về chương trình truyền thông Marketing
2.2.1 Quan niệm chương trình truyền thông Marketing là chương trình hoạt động của các công cụ
Chương trình truyền thông Marketing hoạt động dựa trên việc thực hiện các công
cụ truyền thông Sự hoạt động của các công cụ truyền thông này sẽ tạo nên các chươngtrình truyền thông Marketing
a Quảng cáo
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệuthông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyềnthông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phảitrả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phụchay tác động đến người nhận thông tin
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng củangười tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theocách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán
Cơ sở chủ yếu của hoạt động PR là cung cấp thông tin cho công chúng, xâydựng thông tin hai chiều giữa công chúng và tổ chức, cá nhân, tạo nên sự hiểu biết và
Trang 20ủng hộ của công chúng Hoạt động PR gắn bó chặt chẽ với các phương tiện truyềnthông đại chúng.
Quan hệ công chúng không giống với quảng cáo qua các phương tiện truyềnthông, nhiệm vụ của các công ty PR là tạo cho khách hàng một hình ảnh tốt nhất khitruyền tới công chúng Điểm mấu chốt là làm cho mọi người nói về mình
Mục tiêu của quan hệ công chúng là khuếch trương hình ảnh sản phẩm, tạo hìnhảnh của doanh nghiệp và ngăn chặn các sự kiện, thông tin bất lợi về doanh nghiệp
d Bán hàng trực tiếp (bán hàng cá nhân)
Bán hàng trực tiếp hay còn gọi là bán hàng cá nhân là việc bán hàng hóa, dịch
vụ một cách trực tiếp nhất: từ tay người bán đến tay người mua mà không qua một địađiểm bán lẻ cố định nào Các loại hàng hóa dịch vụ được tiếp thị tới người tiêu dùngbởi đội ngũ những người bán hàng độc lập Tùy thuộc vào mỗi công ty mà người bánhàng được gọi là phân phối viên, đại diện, tư vấn viên hoặc có các tên gọi khác Cácsản phẩm được bán thông qua các buổi giới thiệu, chia sẻ, thuyết trình tại nhà hoặc cácbuổi họp mặt, và được bán trực tiếp từ những người bán hàng này
e Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp là một hệ thống tương tác của Marketing có sử dụng một haynhiều phương tiện quảng cáo để tác động đến một phản ứng đáp lại đo lường được hay đạtđược việc giao dịch tại một điểm bất kỳ nào đó
Nếu như quảng cáo nhằm tạo ra sự biết đến và quan tâm, kích thích tiêu thụ đểkhuyến khích mua hàng, bán hàng trực tiếp để hoàn tất việc bán hàng, thì marketing trựctiếp cố gắng kết hợp cả 3 yếu tố này lại để đi đến chỗ bán hàng trực tiếp không qua trunggian
2.2.2 Quan niệm chương trình truyền thông Marketing là chương trình truyền thông tích hợp
IMC (Integrated Marketing Communications) rộng hơn, nó có thể là cách
tiếp cận để hoạch định chương trình marketing, chiêu thị và phối hợp các chức năngtruyền thông khác nhau Doanh nghiệp phải phát triển chiến lược marketing tổng thể
để xác định làm rõ thế nào mà tất cả hoạt động marketing của doanh nghiệp (chứkhông chỉ riêng hoạt động chiêu thị) truyền thông đến khách hàng
Trang 21Sự nhận thức của khách hàng về một nhãn hiệu hay công ty là sự tổng hợp cácthông điệp mà họ tiếp nhận được (như qua quảng cáo, mức giá, thiết kế bao bì, nỗ lựcmarketing trực tiếp, tuyên truyền khuyến mại, thông điệp trên mạng internet, hình thức
trưng bày tại điểm bán…) IMC (Integrated Marketing Communications) cố thực
hiện để có thể đạt được sự nhận thức của người tiêu dùng về hình ảnh độc đáo, ấntượng về sản phẩm của công ty trên thị trường
2.2.2.1 Vai trò của truyền thông marketing tổng hợp (IMC)
Các công cụ cơ bản được sử dụng để đạt được mục tiêu truyền thông của tổchức được gọi là phối thức chiêu thị/truyền thông (promotional – mix), đó là quảngcáo, khuyến mãi, marketing trực tiếp, PR và chào hàng cá nhân Mỗi yếu tố có vai trò
khác nhau trong quá trình IMC (Integrated Marketing Communications) và chúng
cũng được thực hiện với hình thức khác nhau, mỗi yếu tố có mỗi ưu điểm và nhượcđiểm nhất định
Một chương trình truyền thông marketing tổng hợp (IMC) thành công đòi
hỏi doanh nghiệp biết cách kết hợp đúng đắn các kỹ thuật và công cụ truyền thông, xácđịnh rõ vai trò và sự mở rộng các yếu tố này trong việc phối hợp; sử dụng chúng Đểđạt được điều này, người chịu trách nhiệm về hoạt động truyền thông của các công typhải hiểu rõ vai trò của truyền thông marketing trong một kế hoạch chung marketing
Vai trò của truyền thông marketing tổng hợp (IMC) thể hiện như sau:
Là công cụ thực hiện chức năng truyền thông, đáp ứng nhu cầu khách hàng
Phối hợp với các công cụ khác trong marketing – mix để đạt mục tiêumarketing
Là công cụ cạnh tranh trong kinh doanh: gia tăng giá trị sản phẩm, thông tin,xây dựng nhận thức về sản phẩm, nâng cao uy tín nhãn hiệu, duy trì niềm tin, thái độtốt đẹp của công chúng về công ty…
IMC có thể:
Thông tin về lợi thế sản phẩm
Thiết lập sự nhận thức và thái độ thuận lợi đối với sản phẩm, công ty
Tạo sự ưa thích nhãn hiệu
Tăng số lượng bán hiện tại
Củng cố hoạt động phân phối tại điểm bán lẻ
Trang 22 Đạt sự hợp tác từ các trung gian và lực lượng bán hàng.
Động viên lực lượng bán hàng
Xây dựng hình ảnh tốt về công ty
IMC không thể:
Thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm không phù hợp với nhu cầu
Làm cho khách hàng mua sản phẩm với mức giá cao hơn
Thuyết phục khách hàng tìm mua sản phẩm trong khi nó đang phân phối hạnchế
2.2.2.2 Phối thức truyền thông _ Công cụ của truyền thông marketing tổng hợp (IMC)
Trong thị trường mục tiêu, ngoài việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thích hợp, giá
cả cạnh tranh, phân phối thuận lợi cho khách hàng, doanh nghiệp còn phải lập phốithức promotion thích hợp (Promotion-mix)
Chiến lược Promotion -mix bao gồm sự kết hợp chặt chẽ cùng lúc nhiều yếu tốnhư: quảng cáo, quan hệ công chúng, quảng bá, khuyến thị (khuyến mãi, khuyến mại),bán hàng cá nhân, bán hàng qua điện thoại (International trade exhibition), phái đoànthương mại (Trade mission), hội chợ thương mại quốc tế (International trade fair) vàtriển lãm thương mại quốc tế (International trade exhibition) Tùy theo điều kiện vàmôi trường kinh doanh của doanh nghiệp để chọn các yếu tố kết hợp trong Promotion -mix sao cho phù hợp và hiệu quả
Sau đây là 5 công cụ điển hình trong Truyền thông marketing tổng hợp (IMC)
Quảng cáo (Advertising)
Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Khuyến mãi (Sales promotion)
Quan hệ công chúng (Public Relation)
Bán hàng cá nhân (personal selling )
2.2.3 Quan điểm tiếp cận chương trình truyền thông Marketing theo tư duy quản trị
Chương trình truyền thông Marketing theo tư duy quản trị chính là việc thực hiệncác chương trình truyền thông Marketing theo các bước mà ở phần 2.3 sẽ được giải thíchchi tiết
Bước 1: Xây dựng chương trình truyền thông Marketing
Trang 23Bước 2: Tổ chức, triển khai chương trình truyền thông Marketing
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá chương trình truyền thông Marketing
2.3 Nội dung cơ bản của phát triển chương trình truyền thông Marketing sản phẩm của công ty kinh doanh
2.3.1 Mục tiêu chương trình truyền thông
Mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp khi thực hiện bất cứ một nỗ lựcMarketing nào đều là bán được hàng và kinh doanh có hiệu quả Tuy nhiên để đến đượcđích thành công, trước tiên các nhà marketing cần đat được từng bước của mục tiêu khithực hiện các chương trình truyền thông marketing của mình
2.3.1.1 Tạo sự nhận biết
Sản phẩm mới hay doanh nghiệp mới thường chưa được mọi người biết đến,điều này có nghĩa là mọi nổ lực tiếp thị cần tập trung vào việc tạo lập được sự nhậnbiết Trong trường hợp này người làm marketing nên tập trung vào các điểm sau:
(1) Xác định đúng được đối tượng muốn truyền thông và chọn kênh truyềnthông hiệu quả đến họ;
(2) Truyền thông cho thị trường biết doanh nghiệp là ai và có thể cung ứngnhững gì cho thị trường
2.3.1.2 Kích thích quan tâm
Việc chuyển đổi trạng thái của khách hàng từ một người biết đến sản phẩm đếnkhi quyết định mua hàng là một thử thách khá lớn Khách hàng trước tiên phải nhậnbiết được nhu cầu của mình trước khi tìm kiếm và đưa ra quyết định mua hàng Việctạo được thông điệp về sự cần thiết của sản phẩm, đưa ra được ý tưởng truyền thôngsáng tạo và phù hợp với khách hàng sẽ là mục tiêu chính trong giai đoạn này
2.3.1.3 Cung cấp thông tin
Một số hoạt động truyền thông marketing có mục tiêu là cung cấp cho kháchhàng thông tin trong giai đoạn họ tìm hiểu về sản phẩm Đối với trường hợp sản phẩmquá mới hay một chủng loại sản phẩm mới chưa có nhiều thông tin trên thị trường,việc marketing sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin để khách hàng hiểu rõ hơn về sảnphẩm hay công dụng sản phẩm Còn trong trường hợp sản phẩm đã tồn tại nhiều trênthị trường, đối thủ cạnh tranh đã marketing và cung cấp thông tin nhiều cho kháchhàng thì mục tiêu marketing của doanh nghiệp là làm sao đưa ra được định vị của sản
Trang 24phẩm Định vị rõ ràng sẽ giúp khách hàng hiểu được về ưu điểm và sự khác biệt củasản phẩm, từ đó thúc đẩy họ trong việc nghiên về việc chọn lựa sản phẩm của doanhnghiệp của bạn.
2.3.1.4 Gợi mở và kích thích nhu cầu mua sản phẩm
Hoạt khách hàng chưa từng mua hay đã không mua sau một thời gian dài, mụctiêu của truyền thông marketing là làm sao thúc đẩy khách hàng hãy sử dụng thử sảnphẩm Một số ví dụ như trong lĩnh vực phần mềm thì các công ty thường cho phépngười dùng download và sử dụng miễn phí sản phẩm trong vòng 2 tuần, sau đó nếumuốn tiếp tục sử dụng thì khách hàng phải mua sản phẩm Ở lĩnh vực hàng tiêu dùngthì thường có các sự kiện sử dụng thử sản phẩm hoặc có những sản phẩm mẫu để gửiđến khách hàng hay đính kèm vào các quảng cáo báo…động truyền thông marketinghiệu quả có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng Đối với các sản phẩm
mà
2.3.1.5 Củng cố và định vị thương hiệu
Khi khách hàng đã mua sản phẩm thì người làm marketing có thể dùng các hoạtđộng truyền thông marketing nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài nhằm chuyển đối họthành khách hàng trung thành Ví dụ như các doanh nghiệp có thể thu thập địa chỉemail của khách hàng và gửi thông tin cập nhật của sản phẩm hay phát hành thẻ ưu đãi
để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều hơn nữa trong tương lai
2.3.2 Xây dựng chương trình truyền thông Marketing của công ty kinh doanh.
2.3.2.1Xác định người nhận tin
Người nhận tin chính là khách hàng mục tiêu của công ty bao gồm khách hànghiện tại và khách hàng tiềm năng, những người quuyêt định hay những người tác động tớiviệc mua hàng của công ty Đối tượng nhận tin có thể là cá nhân, nhóm người hay tổchức, những giới cụ thể hay quảng đại quần chúng
Việc xác định đối tượng nhận tin có ý nghĩa rất lớn đối với chủ thể truyền thông,
nó chi phối tới phương thức hoạt động, soạn thảo nội dung thông điệp, lựa chọn phươngtiện truyền thông…Nghĩa là nó ảnh hưởng tới những việc nói cái gì, nói như thế nào, ởđâu?
Trang 252.3.2.2 Xác định ngân sách của chương trình truyền thông Markeeting
Việc xác định ngân sách dành cho chương trình truyền thông Marketing có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp Đó cũng là công việc khó khăn nhất đặt ra chodoanh nghiệp Phải chi tiêu như thế nào để kích thích được nhu cầu nhu cầu người tiêudùng theo các chiến lược đã đề ra những vẫn tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp Có
4 phương pháp thông dụng được các doanh nghiệp quyết định cho mức ngân sách thựchiện chương trình truyền thông Marketing của mình
- Phương pháp căn cứ khả năng (affordable)
Công ty xác định ngân sách cho hoạt động truyền thông marketing dựa theo khảnăng, công ty có thể chi bao nhiêu thì bộ phận có trách nhiệm sẽ thực hiện trong phạm vi
đó Phương pháp này hoàn toàn không tính đến hiệu lực tác động của truyền thông trênlượng tiêu thụ, dẫn đến ngân quỹ truyền thông marketing hàng năm không ổn định, gâytrở ngại cho việc hoạch định marketing dài hạn
- Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm trên doanh số bán (percentage of sales)
Nhiều công ty xác định ngân quỹ truyền thông marketing theo một tỷ lệ phần trămxác định nào đó trên doanh số hiện tại hay mức doanh số ước định hoặc trên giá bán
Ưu điểm của phương pháp này là ngân quỹ có thay đổi theo chừng mực mà công
ty có thể chi được, điều này làm các nhà quản trị tài chính dễ hài long vì cảm thấy chi phítruyền thông Marketing gắn liền với biến động doanh số của công ty trong chu kỳ kinhdoanh Phương pháp này còn khuyến khích cấp quản trị suy nghĩ trong khuôn khổ tươngquan giữa chi phí truyền thông với giá bán và lợi nhuận trên mỗi đơn vị mặt hàng Hơnnữa, tính về hệ thống phương pháp này khuyến khích ổn định cạnh tranh, trong chừngmực các công ty đều cùng chi một tỷ lệ trên doanh số dành cho truyền thông marketingxấp xỉ như nhau
Tuy nhiên, phương pháp cũng có nhiều phản bác do quan điểm luận trong việcnhìn doanh số như thể nguyên nhân, hơn là kết quả của việc truyền thông marketing dẫnđến việc dành chi phí cho các chương trình truyền thông tùy vào khả năng ngân quỹ hơn
la theo cơ hội bán hàng, nó không khuyến khích chuyện thử nghiệm hiệu ứng ngược chiềucủa truyền thông marketing Nó cũng không khuyến khích xây dựng ngân quỹ truyềnthông marketing theo định vị mặt hàng, thương hiệu hay khu vực thị trường nào đángđược dành là bao nhiêu
Trang 26- Phương pháp cân bằng cạnh tranh (competitive – parity)
Ngân sách chi cho truyền thông ngang bằng với đối thủ cạnh tranh của mình.Phương pháp này thường áp dụng đối với doanh nghiệp khó vì mỗi doanh nghiệp khácnhau sẽ có các điều kiện khác nhau: về thương hiệu, giá bán, tiềm lực tài chính, mục tiêu,ban lãnh đạo
- Phương pháp căn cứ mục tiêu và nhiệm vụ (objective/tasks)
Phương pháp đòi hỏi các nhà làm marketing lập ngân quỹ truyền thông marketingcủa công ty bằng cách xác định các mục tiêu riêng của công ty; xác định những việc phảilàm để đạt được các mục tiêu trên và ước định chi phí để hoàn thành những công việc đó.Tổng số các chi phí này chính là ngân quỹ truyền thông marketing đề nghị
Ưu điểm của phương pháp là buộc nhà quản trị phải giải trình rõ các giả định củamình về mối liên quan giữa số tiền chi ra, mức độ xuất hiện của truyền thông marketing,
tỷ lệ thử và số sử dụng chính thức
(Nguồn: Giáo trình Marketing thương mại, đại học Thương Mại, 2009)
2.3.2.3 Lựa chọn phương tiện truyền thông Marketing sản phẩm của công ty kinh doanh.
a Lựa chọn các kênh truyền thông
Có hai loại kênh truyền thông: Đó là kênh truyền thông trực tiếp và kênh truyềnthông gián tiếp Người phát tin phải căn cứ vào đối tượng nhận tin cũng như ngônngữ của đối tượng truyền thông mà chọn kênh truyền thông cho phù hợp
Kênh truyền thông trực tiếp: Trong kênh truyền tin trực tiếp thì đòi hỏi có hai
hay nhiều người giao tiếp với nhau Một bên là người gửi tin và một bên là ngườinhận tin Các kênh truyền thông trực tiếp tạo ra hiệu quả thông qua những cơ hội cánhân hoá việc giới thiệu hoặc những thông tin ngược
Các kênh truyền thông trực tiếp có thể được chia nhỏ thành các kênh giới thiệu,kênh chuyên viên và kênh xã hội Kênh giới thiệu trực tiếp bao gồm những chuyênviên bán hàng của doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với người mua trên thị trường mụctiêu Kênh chuyên viên bao gồm những chuyên viên độc lập phát biểu ý kiến của mìnhvới người mua mục tiêu, kênh chuyên viên xã hội bao gồm hàng xóm láng giềng, bạn
bà, các thành viên trong gia đình và những cộng sự nói chuyện với những người mua
Trang 27Kênh truyền thông gián tiếp: Những kênh truyền thông gián tiếp tải thông điệp
mà không cần có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp Chúng bao gồm những phươngtiện truyền thông đại chúng, bầu không khí và các sự kiện
b Lựa chọn các công cụ truyền thông
Quảng cáo
Hiện nay với tình hình kinh tế phát triển mạnh,các doanh nghiệp ra đời ngàycàng nhiều và kéo theo đó là mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốcliệt.Chính vì thế việc quảng bá thương hiệu doanh nghiệp đến với người tiêu dùngđóng vai trò rất quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp
Quảng cáo truyền hình
Đây là hình thức quảng cáo dành cho các doanh nghiệp "đại gia" ưu chuộng và
sử dụng.Quảng cáo trên truyền hình được chia thành nhiều loại: TVC, tự giới thiệu, tàitrợ chương trình, bán hàng qua truyền hình…Ưu điểm của loại hình này chính là sảnphẩm và thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được truyền tải rộng rãi đến với người tiêudùng một cách chân thật nhất.Tuy nhiên để gây ấn tượng với người xem,các mẫuquảng cáo phải được phát liên tục trong nhiều tuần điều này dẫn đến chi phí phát sinhrất cao do đó loại hình này không phù hợp với các doanh nghiệp vừa thành lập và cácdoanh nghiệp nhỏ
Quảng cáo báo chí,website,tờ rơi
Quảng cáo báo chí có thể nói là loại hình lâu đời nhất so với các loại hình quảngcáo hiện nay và nó vẫn được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp.Ưu điểm của loại hìnhnày chính là các mẫu quảng cáo của bạn sẽ được chính người tiêu dùng lưu trữ,truyềntay nhau mở rộng phạm vi quảng bá.Tuy nhiên,đối tượng loại hình này nhắm đến cóphần hạn chế ở mức tuổi trung niên.Vì hiện nay,giới trẻ rất ít đọc báo truyền thống vàthay vào đó là các trang báo mạng điện tử
Chính vì thế nếu đối tượng công ty bạn muốn nhắm đến thuộc đối tượng trẻ thì
có thể quảng bá trên website rất hiệu quả.Các doanh nghiệp có thể đặt banner,sảnphẩm lên các trang báo điện tử uy tin.Bạn phải thật thận trọng khi gửi gắm mẫu quảngcáo của mình lên mạng,tránh những tờ báo lá cải sẽ là giảm uy tín của thương hiệucông ty bạn
Trang 28Quảng cáo bằng tờ rơi có thể là hình thức phù hợp với các doanh nghiệp vừathành lập có nền tảng tài chính chưa vững mạnh.Ưu điểm của loại hình này nằm ở mứcphí.Mức phí để sử dụng loại hình này tương đối thấp so với các loại hình còn lại.Tuynhiên,tính hiệu quả của loại hình này tương đối thấp vì đa số các tờ rơi không tạo được
sự tin tưởng cho người đọc.Thông thường cầm tờ rơi trên tay,người đọc sẽ xem sơ nộidung sau đó thẳng tay ném vào sọt rác.Có một số ít người quan tâm sẽ lưu lại nhưng aibảo đảm rằng về nhà họ còn nhớ đến nó
Quảng cáo ngoài trời
Đây là hình thức quảng cáo mang tính sáng tạo rất cao Loại hình này được chialàm 3 loại:
-Pana-Billboard là các mẫu quảng cáo ở tầm cao thường được gắn trên nóc cáctòa nhà cao tầng hoặc trên tường các cao ốc
-Street furniture: chỉ những loại hình quảng cáo ở tầm thấp, dọc trên đường nhưquảng cáo ở nhà chờ xe buýt, buồng điện thoại…
-Transit: loại hình quảng cáo di động như trên xe buýt, taxi…
Truyền thông là công cụ quan trọng nhất trong hoạt động PR Nó bao gồm họp
báo, thông cáo báo chí, viết bài đăng trên các báo, tạp chí, phỏng vấn với giới báo chí trêntruyền hình, đài phát thanh
Ấn phẩm : bản tin doanh nghiệp, brochue, áp phích, tờ rơi, catalogue, phim tự giới
thiệu, tài trợ, tổ chức sự kiện, tổ chức hội thảo và hội nghị khách hàng, hợp tác với cácnhân vật nổi tiếng
Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân (personal selling ) tạo sự chú ý của mỗi khách hàng vàchuyển tải nhiều thông tin.Giữa người bán và người mua có một sự tương tác linh hoạt,thích ứng cho những yêu cầu riêng biệt của khách hàng và có thể dẫn đến hành vi muahàng.Đây là những việc mà quảng cáo không thể làm được.Nhân viên bán hàng cũng
Trang 29có thể thuyết phục và giải quyết thắc mắc của khách hàng Ngoài ra, bán hàng cá nhân
có thể thiết lập và phát triển những mối quan hệ bán hàng
Tuy nhiên ,trong thực tế,đối với người tiêu dùng cuối cùng, bán hàng cá nhân
có một hình ảnh xấu.Hoạt động này bị cho là thiếu trung thực và dùng nhiều kỹ thuậtthúc ép khánh hàng Chính vì vậy để thành công khi bán hàng cá nhân, nhân viên bánhàng cần chuyên nghiệp, nhã nhặn để khách hàng hài long và tin tưởng
Xúc tiến bán
Những hoạt động bán hàng mẫu, trưng bày sản phẩm tại các hội chợ đồ xây dựng,trợ cấp, chiết khấu thương mại, khuyến mại cũng sẽ đem lại hiệu quả cao Bên cạnh đónhững cam kết về bảo hành, lắp đặt và bảo dưỡng cũng sẽ thu hút sự quan tâm và kíchthích khách hàng lựa chịn sản phẩm của công ty
Marketing trực tiếp
Các hình thức gửi thư trực tiếp, thư qua email, catalog, gọi điện thoại…với kháchhàng khi được quan tâm đúng cách sẽ đem lại hiệu quả nhất định cho việc bán hàng củacác công ty kinh doanh
2.3.2.4 Lựa chọn thông điệp thực hiện trong chương trình truyền thông Marketing của công ty kinh doanh
Để lựa chọn được thông điệp phù hợp với các chương trình truyền thôngmarketing mà công ty đưa ra, người làm marketing cần làm rõ được các vấn đề bêntrong thông điệp mà mình chuẩn bị tiến hành
- Nội dung thông điệp : Công ty phải hình dung được điều gì muốn nói với tập
khách hàng mục tiêu để tạo ra phản ứng đáp lại như mong muốn Một số người chorằng thông điệp có sức mạnh thuyết phục tối đa kh chúng thống nhất trong một chừngmực nào đó với niềm tin của khách hàng
- Kết cấu thông điệp : Hiệu quả của thông điệp phụ thuộc vào bố cục cũng như
nội dung của nó Cấu trúc thông điệp cũng sẽ được khách hàng đánh giá để lựa chọn.Nếu cấu trúc thông điệp logic và hợp lý sẽ tăng thêm tính hấp dẫn cho thông điệp.Người nhận tin cũng dễ dàng nhận thức được điều mà doanh nghiệp muốn nhắn gửi
- Hình thức thông điệp : Hình thức thông điệp là là biểu hiện bên ngoài của một
thông điệp Nét mới lạ, tương phản, sôi động, hay những hình ảnh đặc trưng, màu sắc
Trang 30lôi cuốn, tiêu đề mạch lạc, kích cỡ hợp lý, vị trí đặc biệt sẽ là những sức hút giúpdoanh nghiệp ghi điểm với tập khách hàng của mình
2.3.3Tổ chức thực hiện chương trình truyền thông Marketing của các công ty kinh doanh
Khi kế hoạch cho một chương trình truyền thông marketing đã hoàn tất, côngviệc tiếp theo và cũng quan trọng nhất là tổ chức thực hiện chương trình truyền thôngmarketing để đạt được mục tiêu đã đề ra
Quá trình thực hiện chương trình, người làm marketing phải thường xuyên theodõi để xử lý kịp thời các tình huống có thể sẽ xảy ra Lúc này đòi hỏi người làmmareting phải nhanh nhạy, tư duy và phán đoán kịp thời các giả định để xử lý Trongkhi thực hiện chương trình cũng cần lắng nghe và nhìn nhận công chúng để biết đượcphản ứng trong khi thực hiện của người nhận tin.Từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp
để kích thích nhu cầu và tạo niềm tin nơi khách hàng doanh nghiệp hướng tới
2.3.4Kiểm tra, đánh giá chương trình truyền thông Marketing sản phẩm của công
ty kinh doanh.
Thông thường công ty lập ra danh mục các công việc cần kiểm tra trong quá trìnhthực hiện rồi sử dụng các công cụ để kiểm tra, đánh giá khả năng tác động của các chươngtrình truyền thông marketing và thu nhận các phản hồi từ người nhận tin
Có thể nhanh chóng đánh giá các tác động của chương trình truyền thôngmarketing trong ngắn hạn nhưng một chương trình diễn ra cách đó nhiều năm có thểtác động đến các thế hệ sau do hình ảnh thương hiệu đã in sâu trong nhận thức ngườitiêu dùng
Sau khi thông điệp được truyền đi, người phát tin phải tiến hành nghiên cứuhiệu quả của nó đối với khách hàng mục tiêu, tìm hiểu xem tập khách hàng mục tiêu
có nhận được thông tin đó hay không, trạng thái biểu hiện của họ như thế nào, thái độ
ra sao…từ đó đưa ra các đánh giá thật cụ thể, logic và khoa học Các thông tin phảiđày đủ, chính xác, kịp thời mới có thể đánh giá đúng hiệu quả của chương trình truyềnthông marketing Sau đó đưa ra các hướng giải quyết vấn đề đúng mục đích và theomục tiêu đề ra từ trước
Trang 31CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG MARKETING SẢN PHẨM CỬA CUỐN
CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN MINH.
3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty
3.1.1 Giới thiệu khái quát về công TNHH Thiên Minh
3.1.1.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Thiên Minh có tên giao dịch quốc tế là Thien Minh CompanyLimited
Tên công ty viết tắt: TMI Co.Ltd
Mã số thuế: 2300307645
Địa chỉ: Số 14 - Đường Đại Phúc 11 - TP Bắc Ninh,
Điện Thoại: 02413.855.,336
Số fax: 02413.855.336 VPGD: Số 14 - Đường Đại Phúc 11- TP Bắc Ninh
Từ khi khởi nghiệp năm 2003 công ty TNHH Thiên Minh là một xưởng giacông cơ khi với tổ hợp sản xuất nhỏ, tham gia đấu thầu chủ yếu là tư nhân
Đến năm 2005 – 2006 nẵm bắt được thị trường có nhu cầu cao về ngành cửamới như là cửa cuốn, cửa nhựa, cửa kính, cửa tự động và vách kính khổ lớn
Đầu 2007 để mở rộng sản xuất và do nhu cầu phát triển đơn vị chính thức thànhlập Công Ty TNHH Thiên Minh với 2 thành viên sáng lập, tổng nhân sự khoảng 15người và lĩnh vực kinh doanh chính là lắp đặt cửa cuốn, cửa nhựa, cửa kính thủy lực,kính tự động, vách kính khổ lớn và phân phối
Trụ sở chính của công ty đặt tại: Hai Vân Phường Vân Dương TP Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh
-3.1.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
Đến nay công ty đang là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩmchính như:
- Cửa cuốn cao cấp thương hiệu Đức Santadoor và cửa nhựa lõi thép gia cườnguPVC Santawindows bao gồm các sản phẩm cửa kính tự động, cửa kính thủy lực, váchkính khổ lớn:cửa sổ 2 cánh mở trượt, cửa sổ 2 cánh bên mở trượt, cánh giữa cố định có
ô thoáng…
Trang 32- Các sản phẩm mô tơ cửa cuốn khe thoáng với đầy đủ các kích cỡ và khốilượng: Mô tơ STANUAN loại 500kg, 400kg, 300kg
- Sản phẩm nhôm thế hệ mới ( Nhôm Hệ cao cấp )
3.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Giám đốc: Thực hiện công việc chỉ đạo hoạt động, điều hành công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty; xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm hoàn thiệnvăn hoá kinh doanh của công ty Đưa ra mục tiêu dài hạn để nhân viên công ty thực
hiện, chịu các trách nhiệm về pháp lý cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Phòng sản xuất: Sản xuất các mặt hàng, sản phẩm của công ty theo đơn đặt
hàng và theo sự phân công của ban lãnh đạo và những người có quyền hạn
- Phòng kinh doanh: phòng kinh doanh của công ty thực hiện chức năng
Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công
nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong
Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Trang 33- Phòng kế hoạch: Thực hiện tham mưu cho ban giám đốc về các kế hoạch,
chiến lược đã được đề ra, Kết hợp cùng phòng kinh doanh để đưa ra các biện phápmarketing thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty
- Phòng kế toán: Nhận nhiệm vụ về tài chính của công ty, phòng kế toán của
công ty là nơi chấp hành các quyết định của giám đốc về vốn cho từng phòng ban vàchịu trách nhiệm hạch toán thu chi nội bộ, báo cáo liên tục các chi phí cho các bộ phậnphòng ban khác cho giám đốc
3.1.1.4 Cơ cấu tổ chức công ty
- Công ty gồm có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc
- Các phòng ban gồm có:
+ Phòng sản xuất: 12 người(trong đó có 2 trưởng phòng ở 2 bộ phận quản lý).+ Phòng kế hoạch: 5 người(1 trưởng phòng)
+ Phòng kinh doanh: 10người(1 trưởng phòng và 1phó phòng)
+ Phòng kế toán: 3 người (1 kế toán trưởng)
Tổng số nhân viên và lãnh đạo trong cơ quan là 32 người
Trang 34Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thiên Minh
(Nguồn: phòng kế hoạch công ty TNHH Thiên Minh)
3.1.2 Một số hoạt động kinh doanh chủ yếu và tình hình kinh doanh của công ty TNHH Thiên Minh trong giai đoạn 2011-2013
Trưởng phòng kế hoạch
Phòng sản xuất Phòng kế hoạch Phòng kinh
Phó giám đốc
Trang 352 Chi Phí 11,893 13,838 15,734 16,354 1,945 13,701 1,896
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thiên Minh)
Từ bảng báo cáo trên có thể thấy:
Mức tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu doanh thu và lợinhuận của công ty đều tăng lên đáng kể trong 3 năm 2011-2013
Doanh thu năm 2012 đã tăng lên 19,121% so với năm 2011, tương ứng làtăng 2,802 tỷ VND Với doanh thu tăng mạnh như thế kéo theo lợi nhuận năm 2012cũng tăng lên 31,039% so với năm 2011 (tăng lên 857 triệu VND) Đến năm 2013,mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn giữ được mức tăng trưởngđáng kể Doanh thu năm 2013 tăng 11,618% so với năm 2012, tương đương với 2.098
tỷ đồng Lợi nhuận năm 2013 cũng tăng 3,684% so với năm trước (0,132 tỷ đồng)
Như vậy mặc dù trong những năm qua tình tình hình kinh tế Việt Nam gặpnhiều khó khăn, đã có nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa nhưng Thiên Minh vẫn đứngvững trên thị trường và ngày càng khẳng định vị thế của mình
3.1.2.2 Một số sản phẩm chủ yếu do công ty triển khai trong 3 năm 2011-2013
Hệ thống các công trình tiêu biểu mà công ty chúng thầu và tham gia xây dựng bao gồm
- Khách Sạn Nam Hồng - Trung Tâm TM Nam Hồng - TX Từ Sơn
- Gara nhà xe Công An Tỉnh Bắc Ninh
- Hệ thống ký túc xá Dragorret Đài Loan – KCN Quế võ
- Khách sạn 10 tầng Quang Trung – TT Thắng Hiệp Hòa
3.1.2.3 Cơ sở vật chất
Trang 36Thiên Minh có 2 nhà máy hoạt động với công suất lớn:
Nhà máy 1: Chuyên Sản xuất cửa nhựa lõi thép gia cường uPVC thương hiệuSANTAWINDOWS
Nhà máy 2: Chuyên sản xuất cửa cuốn cao cấp công nghệ Đức thương hiệuSANTADOOR
Các nhà máy đều được trang bị dây chuyền sản xuất đồng bộ và hiện đại giúpnâng cao năng suất lao động có tính tự động hóa cao Các dây chuyền đều được nhậpkhẩu từ các nước hàng đầu Châu Âu như Urban, Friz, Marval…
Các dây chuyền sản xuất bao gồm:
-Dây chuyền sản xuất hợp kim nhôm, cửa nhôm và vách nhôm lớn
-Dây chuyền sản xuất lõi thép gia cường uPVC
-Dây chuyền sản xuất cửa cuốn hợp kim thép
-Dây chuyền cắt kính và sản xuất kính an toàn
Hệ thống phòng ban của công ty được trang bị các trang thiết bị cần thiết choquá trình kinh doanh như máy vi tính, điện thoại, máy fax tiện lợi cho quá trình traođổi, liên lạc thông tin và ký kết hợp đồng
So với các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường, cơ sở vật chất của công ty cònnhiều mặt hạn chế Tuy nhiên, công ty cũng luôn cố gắng đầu tư cơ sở vật chất trongkhả năng cho phép để có thể phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh
Với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và thi công lắp đặt cửa cuốn, cửa nhựa lõithép Với nhà xưởng rộng, máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ công nhân tay nghề cao,sản phẩm cửa cuốn SANTADOOR và SANTA WINDOWS đã có mặt tại rất nhiềucông trình lớn trên toàn quốc Thiên Minh luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu,
Trang 37bao gồm cả chất lượng sản phẩm, kỹ thuật thi công lắp đặt và chất lượng dịch vụ saubán hàng như bảo hành bảo dưỡng Chính vì vậy cửa cuốn SANTADOOR và cửanhựa SANTA WINDOWS ngày càng được nhiều nhà thầu tin tưởng và lựa chọn.Doanh số toàn công ty năm 2011 đạt trên 11 tỷ đồng và trong 3 năm liền công ty đạttốc độ tăng trưởng liên tục.
3.1.2.5 Đặc điểm thị trường sản phẩm cửa cuốn của công ty.
Công ty TNHH Thiên Minh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cácsản phẩm cửa cuốn cao cấp và cửa nhựa uPVC
Ngành hàng này có nhu cầu thường xuyên, ổn định chứ không có tính thời vụ
Vì khách hàng mùa nào trong năm cũng có thể mua các loại cửa này
Ngành hàng này yêu cầu tính thẩm mỹ trong từng sản phẩm Vì ngôi nhà nhìn
từ ngoài vào thì cái nhìn đầu tiên của mọi người đó là dành cho cái cửa chính sau đó
là cửa sổ Vậy nên cửa phải có tính thẩm mỹ thì mới thu hút được khách hàng
Mức độ cạnh tranh của ngành hàng này cũng rất lớn khi có rất nhiều công tycùng kinh doanh ngành hàng này như Eurowindow, Ausdoor, Qdoor…
Hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, sự du nhập của các phong cáchchâu Âu thì nhu cầu về mặt hàng này ngày càng cao Đặc biệt các văn phòng làm việccủa các tổ chức, các công ty lại càng ưa chuộng những sản phẩm này vì tính hiện đại,sang trọng, oan toàn, tính cách âm cách nhiệt của chúng
Khi các doanh nghiệp thấy được sự tiềm năng của ngành hàng này và sự thànhcông của nhiều doanh nghiệp đi trước thì họ cũng gia nhập ngành hàng Trên thịtrường hiện nay cũng có rất nhiều nhà cung ứng sản phẩm này Các hãng nổi tiếngnhư Eurowindow, Ausdoor, Qdoor Vì thế sự cạnh tranh của ngành hàng này là rấtcao
Giá mà các nhà cung cấp đưa ra cũng gần tương đương nhau và giá cũng phùhợp chứ không quá cao Giá mỗi mét vuông cửa cuốn khoảng trên dưới 2 triệu đồngcòn giá của mỗi mét vuông cửa nhựa thì khoảng hơn 1 triệu đồng