mô hình kinh doanh trực tuyến, nâng cấp thông tin di động, kế toán tiền lương, nâng cao chất lượng tiệc cưới, quản trị nghiệp vụ lễ tân, kế toán tập hợp chi phí
Luận văn tốt nghiệp Khoa kinh tế CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 76” 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xuất khẩu luôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nước ta. XK không chỉ là một nguồn thu ngoại tệ về cho quốc gia, đóng góp lớn vào GDP mà còn là một trong những phương thức để mở rộng hoạt động giao lưu của nước ta với các quốc gia khác trên thế giới. Do vậy phát triển XK là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại quốc gia. Sau mặt hàng than và gạo, nhựa là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng XK nhanh nhất trong năm 2005. Trong khuôn khổ ngành nhựa, ngành sản xuất bao bì nhựa là lĩnh vực có tiềm năng và có vai trò quan trọng trong XK. Bên cạnh đó, ngành bao bì nhựa còn là ngành phụ trợ quan trọng cho các ngành khác trong quá trình XK. Công ty TNHH Một thành viên 76, là công ty trực thuộc Cục công nghiệp quốc phòng, là một trong những công ty đứng đầu về doanh thu cũng như truyền thống làm hàng XK với chủng loại sản phẩm túi bao bì nhựa. Đến nay công ty sản xuất được khoảng 40 đến 50 triệu túi/năm. Năm 2010 doanh thu từ XK của Công ty đạt trên 350 tỷ đồng (chiếm trên 80% doanh thu của công ty). Sản xuất các sản phẩm túi XK là một trong những chiến lược phát triển của công ty TNHH Một thành viên 76. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO và nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính, nguồn cung nguyên nhiên vật liệu, nhất là hạt nhựa PP, PE, cũng như đầu ra cho các sản phẩm của ngành nhựa trong đó có sản phẩm túi siêu thị của công ty 76 gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do đó cần phải có những giải pháp thích hợp để phát triển xuất khẩu, nâng cao trị giá xuất khẩu. Từ thực tế thực tâp tại công ty TNHH Một thành viên 76 em nhận thấy việc đưa ra các giải pháp thị trường để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm túi bao bì nhựa của công ty là hết sức quan trọng và cần được quan tâm. Do vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Giải Sinh viên: Vũ Thị Minh Trang – Lớp: K43F5 1 Luận văn tốt nghiệp Khoa kinh tế pháp thị trường nhằm phát triển xuất khẩu các sản phẩm của công ty TNHH Một thành viên 76” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Đề tài sẽ đi tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề sau: Về mặt lý thuyết: Căn cứ vào đề tài đã lựa chọn luận văn sẽ đi nghiên cứu một số khái niệm, lý thuyết trực tiếp có liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu phát triển xuất khẩu các sản phẩm của công ty. Về mặt thực tiễn: Qua nghiên cứu thực trạng tại công ty TNHH Một thành viên 76, trong đó tập trung vào mặt hàng chủ lực của công ty là sản phẩm túi bao bì nhựa, từ đó làm rõ một số vấn đề: - Thực trạng hoạt động sản xuất – xuất khẩu các sản phẩm tại công ty TNHH Một thành viên 76. - Phát hiện những vấn đề, mặt tồn tại, khó khăn mà công ty gặp phải. Tìm ra được nguyên nhân của những tồn tại đó. - Từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp có cơ sở khoa học để giải quyết những vấn đề mà đề tài đã nghiên cứu đưa ra. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Về mặt lý thuyết: Tập hợp các lý thuyết có liên quan như: phát triển xuất khẩu, phát triển thị trường, hệ thống chỉ tiêu phát triển xuất khẩu…để làm rõ đề tài nghiên cứu trên phương diện lý luận, phục vụ cho thực tiễn nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm của công ty. Về mặt thực tiễn: - Tổng quan hoạt động sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm của công ty 76, thị trường xuất khẩu của công ty. Từ đó phát hiện ra những mặt được, những mặt hạn chế, những vấn đề tồn tại của công ty trên bình diện phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị có cơ sở khoa học nhằm phát triển xuất khẩu các sản phẩm của công ty. Sinh viên: Vũ Thị Minh Trang – Lớp: K43F5 2 Luận văn tốt nghiệp Khoa kinh tế 1.4. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực tế tại công ty TNHH Một thành viên 76. Ngoài ra còn nghiên cứu ngành công nghiệp nhựa và một số công ty kinh doanh cùng mặt hàng để đảm bảo tính khách quan của đề tài nghiên cứu. Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất, xuất khẩu sản phẩm của công ty TNHH Một thành viên 76 trong giai đoạn 2007 – 2011. Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển xuất khẩu sản phẩm của công ty trong giai đoạn 2011- 2020. Về nội dung: - Trong các nhóm sản phẩm mà công ty sản xuất, đề tài tập trung nghiên cứu các sản phẩm túi bao bì nhựa xuất khẩu của công ty như túi siêu thị, túi dimpa… - Tập trung nghiên cứu thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty là tập đoàn IKEA - Thụy Điển. - Trong số các giải pháp thị trường, đề tài chỉ tập trung vào các giải pháp thị trường nhằm phát triển xuất khẩu bền vững các sản phẩm túi của công ty như: giải pháp tìm kiếm thị trường đầu vào tốt, có chất lượng để hạ giá thánh sản phẩm; mở rộng thị trường xuất khẩu, chuyển hướng sang xuất khẩu trực tiếp sản phẩm; nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty về thị phần, giá cả, chất lượng, mạng phân phối, thương hiệu; gỡ bỏ các rào cản về xuất khẩu; sử dụng hợp lý các nguồn lực của công ty; một số giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của công ty… 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp Ngoài các phần Lời cảm ơn, Tóm lược, Mục lục, các Danh mục bản biểu, sơ đồ , hình vẽ, từ viết tắt; luận văn tốt nghiệp gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thị trường nhằm phát triển xuất khẩu các sản phẩm của công ty TNHH Một thành viên 76” Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp thị trường nhằm phát triển xuất khẩu các sản phẩm của công ty TNHH Một thành viên 76 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng xuất khẩu các sản phẩm của công ty TNHH Một thành viên 76 Sinh viên: Vũ Thị Minh Trang – Lớp: K43F5 3 Luận văn tốt nghiệp Khoa kinh tế Chương 4: Các kết luận và đề xuất một số giải pháp thị trường nhằm phát triển xuất khẩu các sản phẩm của công ty TNHH Một thành viên 76 Sinh viên: Vũ Thị Minh Trang – Lớp: K43F5 4 Luận văn tốt nghiệp Khoa kinh tế CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 76 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái quát về sản phẩm túi xuất khẩu a) Mô tả các sản phẩm túi bao bì nhựa xuất khẩu Túi PP loại 1 Túi PP loại 2 Túi PP loại 13 Túi màng mỏng + Trong Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) theo nguồn Tổng cục thống kê, sản phẩm của công ty nằm trong mục “Các sản phẩm dùng trong vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa, bằng plastic; nút, nắp, mũ van và các loại nút đậy khác bằng plastic”, với mã hàng 3923. Mã hàng Mô tả hàng hoá Đơn vị tính 3923 Các sản phẩm dùng trong vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa, bằng plastic; nút, nắp, mũ van và các loại nút đậy khác bằng plastic 3923 10 - Hộp, hòm, thùng thưa và các loại tương tự: 3923 10 10 - - Hộp đựng phim, băng, đĩa điện ảnh chiếc 3923 10 90 - - Loại khác chiếc - Bao và túi (kể cả loại hình nón) (Nguồn: Tổng cục thống kê) Sinh viên: Vũ Thị Minh Trang – Lớp: K43F5 5 Luận văn tốt nghiệp Khoa kinh tế + Theo Danh mục Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam (Ban hành theo Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ): “Bao và túi dùng để đóng gói hàng” có mã 1322021 thuộc nhóm “Sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo”: Mã Tên sản phẩm Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 Cấp 6 Cấp 7 C Sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo 13 Sản phẩm dệt 132 Sản phẩm dệt khác 1322 13220 Sản phẩm may sẵn (trừ trang phục) 132202 Sản phẩm may sãn khác 1322021 Bao và túi dùng để đóng, gói hàng (Nguồn: Tổng cục thống kê) b) Đặc điểm sản phẩm túi bao bì nhựa Ngày nay, công nghệ chế tạo bao bì nhựa đã phát triển đa dạng, phong phú về chủng loại, đạt tính năng cao trong chứa đựng, bảo quản các loại thực phẩm. Loại bao bì này có đặc điểm thường là không mùi, không vị, độ cứng vững cao, chống va chạm cơ học hiệu quả, chống thấm khí hơi do đó đảm bảo được áp lực cao trong môi trường chứa thực phẩm, có loại bao bì trong suốt có thể nhìn thấy rõ sản phẩm bên trong, có thể chịu được nhiệt độ cao trên 100 0 C hoặc nhiệt độ lạnh thấp hơn 0 0 C. Các loại bao bì nhựa có thể phun mực trên bề mặt để ký hiệu sản phẩm dễ dàng. Ngoài ra, tính chất nổi bật hơn cả là bao bì nhựa nhẹ hơn tất cả các loại vật liệu bao bì khác, rất thuận tiện trong phân phối, chuyên chở. Loại nhựa dùng làm bao bì thực phẩm thuộc loại nhựa nhiệt dẻo, nhiệt độ cao thì càng trở nên mềm dẻo, khi nhiệt độ được hạ xuống thì vẫn trở lại đặc tính ban đầu. Hiện nay trên thị trường đang sử dụng các loại bao bì nhựa phổ biến như: PE, PP, PVC, PC, PET… 2.1.2. Một số lý luận về phát triển xuất khẩu Sinh viên: Vũ Thị Minh Trang – Lớp: K43F5 6 Luận văn tốt nghiệp Khoa kinh tế a) Khái niệm và bản chất của xuất khẩu Xuất khẩu (XK) trong lý luận thương mại quốc tế là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Theo điều 28, mục 1, chương 2, Luật Thương mại Việt Nam 2005, XK hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Những nhân tố tác động đến XK: Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng XK ở trong nước không thay đổi, giá trị XK phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và tỷ giá hối đoái. Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc) thì giá trị XK có cơ hội tăng lên. Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ) thì giá trị XK cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên cao hơn. Xuất khẩu túi bao bì nhựa là việc bán hàng túi bao bì nhựa trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho ngân sách Nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân. Đây là hoạt động giao dịch, buôn bán với những người, những công ty có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, hàng hóa được vận chuyển qua biên giới quốc gia. Các quốc gia tham gia vào hoạt động giao dịch buôn bán này phải tuân thủ theo những tập quán, thông lệ và luật pháp của nhau. b) Vai trò của xuất khẩu túi bao bì nhựa Hoạt động XK có vai trò quan trọng với sự phát triển của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, XK túi bao bì nhựa đang là một lĩnh vực tiềm năng, đem lại nguồn thu lớn, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời cũng góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động. Đầu tiên, XK là hình thức chủ yếu thu ngoại tệ, từ đó có nguồn vốn ngoại tệ cho nhập khẩu máy móc, thiệt bị, công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển đất nước. Sinh viên: Vũ Thị Minh Trang – Lớp: K43F5 7 Luận văn tốt nghiệp Khoa kinh tế Thứ hai, hoạt động XK túi bao bì nhựa cũng thúc đẩy hoạt động sản xuất túi bao bì nhựa, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân. Sản xuất, XK bao bì nhựa là một lĩnh vực tận dụng lợi thế của quốc gia. Thứ ba, XK túi bao bì nhựa thúc đẩy phát triển các hoạt động phụ trợ cho xuất khẩu như: hoạt động tín dụng, vận tải quốc tế, thông tin quốc tế… Thứ tư, thông qua hoạt động XK các quan hệ đối ngoại, ngoại giao, tạo uy tín, thương hiệu quốc gia… cũng được đẩy mạnh. c) Quan niệm về phát triển xuất khẩu sản phẩm túi bao bì nhựa * Phát triển xuất khẩu (PTXK): Là mở rộng quy mô, tốc độ tăng trưởng của XK; chuyển dịch cơ cấu sản phẩm XK; sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao hiệu quả PTXK theo hướng PTXK bền vững. Như vậy, PTXK là thúc đẩy các hoạt động XK cả về chất và lượng. * Phát triển xuất khẩu sản phẩm túi bao bì nhựa: Là sự gia tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng sản phẩm túi bao bì nhựa XK một cách nhanh, ổn định, gắn với việc dịch chuyển cơ cấu hợp lý, đảm bảo không ngừng nâng cao hiệu quả xuất khẩu, đáp ứng hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Về mặt số lượng: PTXK sản phẩm túi bao bì nhựa được thể hiện ở việc gia tăng quy mô, kim ngạch XK. Về mặt chất lượng: PTXK sản phẩm túi bao bì nhựa là việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch hợp lý cơ cấu thị trường và sản phẩm XK. Về mặt hiệu quả: Trên phạm vi quốc gia, PTXK sản phẩm túi bao bì nhựa là nâng cao giá trị gia tăng, sự đóng góp của việc XK nhóm hàng này vào thu nhập quốc dân, sử dụng hiệu quả các nguồn lực… Đối với doanh nghiệp XK, đó là sử dụng hiệu quả các nguồn lực: tài chính, nhân lực, máy móc thiết bị; nâng cao tỷ suất lợi nhuận… Tính bền vững của phát triển xuất khẩu: Thể hiện thông qua thị trường XK tăng trưởng và ổn định, nguồn hàng ổn định, hoạt động XK tăng trưởng hợp lý và được duy trì. Đồng thời, việc sản xuất và sử dụng sản phẩm túi bao bì nhựa không gây tổn hại đến môi trường xung quanh. Sinh viên: Vũ Thị Minh Trang – Lớp: K43F5 8 Luận văn tốt nghiệp Khoa kinh tế 2.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển xuất khẩu sản phẩm túi bao bì nhựa 2.2.1. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế a) Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith Nội dung: Các nước chỉ sản xuất và XK những hàng hóa mà mình sản xuất tốn ít chi phí hơn, có chất lượng các yếu tố đầu vào tốt hơn và các quốc gia sẽ NK những loại hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng có chi phí cao hơn, có chất lượng các yếu tố đầu vào kém hơn. Do các nước có điều kiện tự nhiên không ngang nhau đã tạo ra một sự chuyên môn hóa dựa trên lợi thế tuyệt đối của các nước. Bởi vậy, các nước cần chuyên môn hóa vào ngành trồng trọt và mua hàng công nghiệp nếu có đất đai tốt, hoặc ngược lại các nước có nhiều tài nguyên khoáng sản nên phát triển công nghiệp và mua nông sản ở các nước khác. Sản xuất chuyên môn hóa dựa vào lợi thế tuyệt đối sẽ có lợi cho các nước. b) Lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo Nội dung: các nước dù không có lợi thế tuyệt đối cũng có thể tham gia vào thương mại quốc tế nếu biết chọn mặt hàng mình có lợi thế so sánh. Do sự không đồng đều về lợi thế tuyệt đối, nếu mỗi nước biết chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng có lợi thế tuyệt đối hơn và dùng một phần để trao đổi với nước khác bằng mặt hàng lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn thì cả hai nước sẽ cùng thu được lợi ích thông qua thương mại. 2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu a) Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng của quy mô Bao gồm các chỉ tiêu: Kim ngạch XK, sản lượng XK, thị phần . * Kim ngạch xuất khẩu (KNXK): Là chỉ tiêu đánh giá XK bằng tiền đối với các mặt hàng XK. KNXK càng lớn càng chứng tỏ hoạt động XK phát triển. Thông qua chỉ tiêu KNXK có thể so sánh mức độ phát triển của từng mặt hàng với nhau, cũng như thể hiện được tổng quan hoạt động XK của doanh nghiệp thông qua tổng kim ngạch. * Sản lượng xuất khẩu (SLXK): Là chỉ tiêu đánh giá về mặt số lượng các sản phẩm XK vào thị trường. SLXK càng lớn càng cho thấy hoạt động XK đã thu được kết quả tốt. Khi SLXK tăng theo thời gian tức là các biện pháp XK đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, chỉ tiêu SLXK chỉ cho thấy sự thay đổi từng mặt hàng mà không cho thấy được tổng quan hoạt động XK của doanh nghiệp. Sinh viên: Vũ Thị Minh Trang – Lớp: K43F5 9 Luận văn tốt nghiệp Khoa kinh tế * Thị phần: Thị phần của doanh nghiệp là tỷ lệ thị trường mà DN chiếm lĩnh. Tiêu thức này phản ánh sức mạnh của các DN trên thị trường. Nếu thị phần lớn, tức tỷ lệ chiếm lĩnh trên thị trường lớn thì DN được xem là mạnh, có khả năng chi phối thị trường tiêu thụ. Thị phần lớn tạo nên lợi thế cho DN trong việc chi phối thị trường và hạ chi phí sản xuất do lợi thế quy mô. Có 2 khái niệm về thị phần: + Thị phần tuyệt đối: là tỷ trọng phần doanh thu của DN so với toàn bộ sản phẩm cùng loại được tiêu thụ trên thị trường. Thị phần tuyệt đối được tính như sau: Cách 1: Thước đo hiện vật: Thị phần của doanh nghiệp = Q Q hv Trong đó: hv Q là khối lượng hàng hóa bằng hiện vật tiêu thụ được Q là tổng khối lượng sản phẩm cùng loại tiêu thụ trên thị trường. Cách 2: Thước đo giá trị: Thị phần của doanh nghiệp = TR TR DN Trong đó: DN TR : là doanh thu của DN thực hiện được TR : là doanh thu của toàn ngành hiện có trên thị trường + Thị phần tương đối: được xác định trên cơ sở phần thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp so với phần thị trường của đối thủ cạnh tranh nhất trong ngành. Cách tính: Thị phần tương đối = ĐT DN TR TR Trong đó: DN TR là doanh thu của DN ĐT TR là doanh thu của đối thủ cạnh tranh nhất trong ngành b) Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng xuất khẩu Bao gồm các chỉ tiêu: Tăng trưởng của mặt hàng so với toàn ngành, với cả nước; cơ cấu doanh nghiệp xuất khẩu; cơ cấu mặt hàng; cơ cấu thị trường. * Tốc độ tăng trưởng hàng năm của mặt hàng xuất khẩu: Được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa KNXK năm hiện tại so với KNXK năm trước chia cho KNXK năm trước. Tốc độ tăng trưởng được tính bằng đơn vị %. * Tốc độ tăng trưởng bình quân: Chỉ tiêu này dùng để tính tốc độ tăng trưởng bình quân cho cả một giai đoạn. Sinh viên: Vũ Thị Minh Trang – Lớp: K43F5 10