1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc

67 758 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 230,19 KB

Nội dung

GVHD: Th.S Đinh Thủy Bích Khoa: Marketing TÓM LƯỢC 1. Tên đề tài: “Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc.” 2. Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hương 3. Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Đinh Thủy Bích 4. Mục tiêu của khóa luận: Mục tiêu của khóa luận là đưa ra các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cơ sở lí luận và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc trong thời gian qua. 5. Kết quả đạt được: Với đề tài: “Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc”, khóa luận được trình bày như sau: Chương I: Tổng quan nghiên cứu về giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc. Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thương mại. Khóa luận đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh. Trên cơ sở đó xác định các nội dung về nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh. Chương III: Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc. Khóa luận sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong, các yếu tố tạo lập và tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh để hiểu về thực trạng sử dụng các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty. Chương IV: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền bắc. Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc để đánh giá những thành công và hạn chế trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Xác định nguyên nhân của những tồn tại và dựa vào các dự báo triển vọng, phương hướng, mục tiêu công ty để đề xuất một số giải pháp marketing và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty. 1 SVTH: Lê Thị Hương Lớp: K46C1 1 GVHD: Th.S Đinh Thủy Bích Khoa: Marketing LỜI CẢM ƠN Qua bốn năm học đại học tại giảng đường đại học, em đã được học hỏi rất nhiều, không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn học tập được nhiều điều bổ ích về cuộc sống. Hoàn thành khóa luận này đối với em là một thành công rất lớn. Em xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu Nhà trường và các thầy cô giáo trong bộ môn Quản trị Marketing - Trường Đại học thương mại, đã tạo điều kiện cho em có cơ hội tiếp nhận kiến thức thực tế để thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin được chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên - Th.S Đinh Thủy Bích đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý để em có thể hoàn thành tốt nhất chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh và các anh chị em trong công ty đã giúp em có những thông tin cần thiết trong việc thực hiện đề tài tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài: “Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc”, mặc dù em đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn và do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo có những ý kiến đóng góp để chuyên đề được hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2014 Sinh viên thực hiện Lê Thị Hương 2 SVTH: Lê Thị Hương Lớp: K46C1 2 GVHD: Th.S Đinh Thủy Bích Khoa: Marketing MỤC LỤC PHỤ LỤC 3 SVTH: Lê Thị Hương Lớp: K46C1 3 GVHD: Th.S Đinh Thủy Bích Khoa: Marketing DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG BIỂU TRANG 1 Bảng 3.1. Danh sách các cổ đông của công ty CPTM Hoàng Nhật Minh 27 2 Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPTM Hoàng Nhật Minh từ năm 2011 đến năm 2013 30 3 Bảng 3.3. Tình hình nhân sự của công ty CPTM Hoàng Nhật Minh 33 4 Bảng 3.4. Doanh số của các đối thủ cạnh tranh chính trên địa bàn khu vực miền Bắc 36 5 Bảng 3.5. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty trong ngành cung cấp suất ăn công nghiệp trên thị trường miền Bắc. 37 6 Bảng 3.6. Danh mục sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng Nhật Minh từ năm 2011 đến năm 2013 39 7 Bảng 3.7. Thực đơn mẫu dùng cho công nghiệp và lao động đơn giản 40 8 Bảng 4.1. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty CPTM Hoàng Nhật Minh 49 4 SVTH: Lê Thị Hương Lớp: K46C1 4 GVHD: Th.S Đinh Thủy Bích Khoa: Marketing SƠ ĐỒ HÌNH VẼ STT TÊN BIỂU HÌNH TRANG 1 Hình 2.1. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 10 2 Hình 2.2. Cấu trúc 3 lớp của sản phẩm 18 3 Hình 2.3. Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp trong dịch vụ 21 4 Hình 2.4. Sơ đồ kênh phân phối gián tiếp trong dịch vụ 21 5 Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CPTM Hoàng Nhật Minh 28 6 Hình 3.2. Thị phần của các công ty trong ngành cung cấp suất ăn công nghiệp trên thị trường miền Bắc 38 7 Hình 3.3. Sơ đồ kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh 41 DANH MUC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA CPTM Cổ phần thương mại SACN Suất ăn công nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn LHQ Liên hợp quốc 5 SVTH: Lê Thị Hương Lớp: K46C1 5 GVHD: Th.S Đinh Thủy Bích Khoa: Marketing CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HOÀNG NHẬT MINH TRÊN ĐỊA BÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN BẮC. 1.1Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, nền kinh tế thị trường khi vận hành cũng phải tuân theo những quy luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau, phải không ngừng tiến bộ để đạt được ưu thế tương đối so với đối thủ cạnh tranh của mình. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì đây vẫn là điểm yếu. Có thể hầu hết các doanh nghiệp đều có thể nhận biết được tầm quan trọng của cạnh tranh nhưng họ không biết làm thế nào để tạo dựng hoặc duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh cho chính mình. Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh, em nhận thấy rằng: dịch vụ cung cấp SACN đang phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng, có nhiều công ty hoạt động lâu đời trong lĩnh vực này như: công ty cổ phần dịch vụ Hà Thành, công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại An Quý, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Nhật Lâm,… Ngoài các đối thủ cạnh tranh trong nước, công ty còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong thời đại mở cửa với nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thách thức của nước ta. Công ty bước vào thương trường với sự cạnh tranh quyết liệt, tuy đã gặt hái được nhiều thành tích, nhưng muốn thành công hơn nữa và đứng vững trên thị trường này thì công ty cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm SACN của mình khi thị trường ngày càng xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ này. Vấn đề quan trọng đặc biệt cần được giải quyết đó là phải tìm kiếm được những giải pháp marketing phù hợp với công ty trong giai đoạn hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh của công ty, đặc biệt là sức cạnh tranh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc. 1.2Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong khi đó, các biện pháp mà công ty đưa ra vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ chưa cao, đây là mối đe dọa lớn đối với việc mở rộng kinh doanh tăng thị phần của công ty. Từ tính cấp thiết trên và nhận thấy vai trò quan trọng của năng lực cạnh tranh trên thị trường nói chung, của công ty nói riêng và được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của ThS. Đinh Thủy Bích, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh 6 SVTH: Lê Thị Hương Lớp: K46C1 6 GVHD: Th.S Đinh Thủy Bích Khoa: Marketing tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc.” làm đề tài khóa luận của mình. Với đề tài này em sẽ tập trung giải quyết theo hướng tìm kiếm các giải pháp marketing để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Về mặt lý luận sẽ tìm hiểu các vấn đề liên quan tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại, các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, và các giải pháp liên quan đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh dịch vụ bao gồm các giải pháp về: sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến, con người, quy trình, bằng chứng vật chất. Về thực tế, em sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình năng lực cạnh tranh marketing hiện tại của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên thị trường cung cấp SACN khu vực miền Bắc, sau đó từ tình hình thực tế của công ty sẽ có những giải pháp marketing đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 1.3Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Qua quá trình tìm hiểu các tài liệu cũng như công trình nghiên cứu của những sinh viên khóa trước của các trường thì em chưa thấy có công trình nào làm về công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh. Một số công trình nghiên cứu về đề tài giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty kinh doanh các năm trước: - Công trình nghiên cứu của sinh viên Trần Thị Nhung do giáo viên Phùng Thị Thủy hướng dẫn, với đề tài : “Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Viễn Đông trên thị trường cung cấp các thiết bị hàng hải ở miền Bắc”, năm 2009. - Công trình nghiên cứu của sinh viên Lê Thị Vân do giáo viên Phùng Thị Thủy hướng dẫn, với đề tài: “Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Thuận Phát”, năm 2009. - Công trình nghiên cứu của sinh viên Trần Thị Thu Hương do giáo viên Nguyễn Thị Thanh Nhàn hướng dẫn, với đề tài: “Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH vận tải và giao nhận nhanh Alpha Việt Nam”, năm 2006. Các công trình nghiên cứu trên đã có cách tiếp cận, mục tiêu nghiên cứu khác nhau và áp dụng cho từng công ty khác nhau. Nhưng mục tiêu cuối cùng của các nghiên cứu này là phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và đưa ra các giải pháp marketing để nâng cao năng lực cạnh tranh có hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi công ty có quy mô, cơ cấu tổ chức, cách quản lý và mặt hàng kinh doanh khác nhau nên các giải pháp marketing cũng khác nhau. Do đó, không thể áp dụng giải pháp marketing của công ty này đối với công ty khác. Hơn nữa, trong các đề tài nghiên cứu, chưa có đề tài nào nghiên cứu về giải pháp marketing nhằm nâng 7 SVTH: Lê Thị Hương Lớp: K46C1 7 GVHD: Th.S Đinh Thủy Bích Khoa: Marketing cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh. Như vây, quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu trong khóa luận của em là hoàn toàn độc lập và không có sự trùng lặp với các đề tài khác. 1.4Các mục tiêu nghiên cứu 1.4.1. Mục tiêu chung. Đề xuất các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm suất ăn công nghiệp trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh. 1.4.2. Mục tiêu cụ thể. - Mục tiêu lý thuyết: Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. - Mục tiêu thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng vận hành các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh về sản phẩm dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp trên thị trường miền Bắc. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh SACN của công ty CPTM Hoàng Nhật Minh. 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Sản phẩm: Suất ăn công nghiệp - Nội dung: Các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh - Khách hàng: Đối tượng khách hàng là khách hàng tổ chức các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm suất ăn công nghiệp. - Không gian nghiên cứu: khu vực miền Bắc. - Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng từ 2011– 2013 và đề xuất 2014 – 2017. 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.6.1. Phương pháp luận chung Phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho hoạt động nghiên cứu khóa luận là triết học. Là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như cải tạo và xây dựng thế giới mới.Trong kinh doanh thương mại, mối quan hệ nhân quả diễn ra mang tính chất tương đối.Nhiều trường hợp, kết quả của quá trình trước lại là nguyên nhân của quá trình sau. Do đó, căn cứ vào đặc điểm của quá trình tư duy, có thể áp dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, logic-lịch sử, hệ thống - cấu trúc để tiến hành nghiên cứu đề tài. Nếu căn cứ vào cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, sự khác nhau của những lao động cụ thể thì sẽ có phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu lý thuyết. 1.6.2 Phương pháp luận cụ thể a. Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp. - Phương pháp thu thập: Nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu được lấy từ phòng kinh doanh, phòng kế toán của công ty. Đó là các báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh 8 SVTH: Lê Thị Hương Lớp: K46C1 8 GVHD: Th.S Đinh Thủy Bích Khoa: Marketing hàng tháng, hàng quý, hàng năm.Ngoài ra còn từ các hợp đồng của chi nhánh với các đại lý độc quyền của công ty. Dữ liệu thứ cấp này được thu thập với mục đích tìm hiểu về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty. -Phương pháp xử lý: dựa trên các dữ liệu đã thu thập, tiến hành sắp xếp, phân loại các dữ liệu sau đó tổng hợp, phân tích trên nhiều khía cạnh khác nhau để nhìn nhận một cách tổng quát và toàn diện nhất năng lực cạnh tranh cũng như tình hình kinh doanh chung của công ty. b. Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu sơ cấp - Phương pháp thu thập: Việc thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành với hai nhóm đối tượng là khách hàng và cán bộ công nhân viên của công ty.  Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phiếu thăm dò ý kiến khách hàng: - Mục tiêu phỏng vấn: Điều tra phản ứng của khách hàng đối với hoạt động marketing của công ty. - Đối tượng phỏng vấn: các khách hàng của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn Hà Nội – đây là khách hàng chính của công ty. - Nội dung muốn thu thập: xây dựng bảng câu hỏi gồm những nội dung liên quan đến hoạt động marketing về năng lực cạnh tranh và đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của công ty Hoàng Nhật Minh– ưu, nhược điểm. - Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu thuận tiện - Cách tiến hành: sau khi lập bảng câu hỏi phỏng vấn xong sẽ tiến hành đến 20 doanh nghiệp để thực hiện điều tra phỏng vấn. Khi phát phiếu điều tra cho các doanh nghiệp, nhân viên công ty sẽ hướng dẫn cách ghi chép thông tin cho đáp viên và hẹn thời gian quay lại để nhận lại bảng câu hỏi đã phát. - Thời gian phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn trong vòng 3 ngày (từ ngày 10/3/2014 đến ngày 13/3/2014). Trong đó phát phiếu 2 ngày và 1 ngày sau đi thu lại phiếu  Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn cán bộ công nhân viên tại công ty. - Mục tiêu phỏng vấn: Thu thập thông tin về thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm suất ăn công nghiệp của công ty. - Nội dung thông tin muốn thu thập: thu thập thông tin về thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của công ty. - Đối tượng phỏng vấn:  Anh Nguyễn Văn Tuấn Anh trưởng phòng marketing.  Anh Hoàng Văn Hưng – nhân viên kinh doanh của công ty.  Chị Lê Thị Hảo – nhân viên kinh doanh của công ty. - Họ có thể là người trực tiếp thực hiện hoặc đề ra các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.  Cách tiến hành: Xây dựng bảng câu hỏi sau đó đến tận nơi phỏng vấn và ghi chép lại thông tin phỏng vấn được.  Thời gian phỏng vấn: trong vòng 3 ngày (từ ngày 15/4/2014 đến ngày 17/4/2014). - Phương pháp phân tích, xử lý thông tin sơ cấp 9 SVTH: Lê Thị Hương Lớp: K46C1 9 GVHD: Th.S Đinh Thủy Bích Khoa: Marketing Những phiếu điều tra hợp lệ được sử dụng để tiến hành thống kê phân tích dữ liệu. Dữ liệu sơ cấp được phân tích tổng hợp dựa trên những tiêu chí đã định trước, sau đó so sánh với dữ liệu thứ cấp và diễn giải ý nghĩa của các số liệu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Chương I: Tổng quan nghiên cứu về giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc. Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thương mại. Chương III: Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc. Chương IV: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh. CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI. 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm marketing và marketing – mix 10 SVTH: Lê Thị Hương Lớp: K46C1 10 [...]... CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HOÀNG NHẬT MINH TRÊN ĐỊA BÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN BẮC 3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty a Sự hình thành của công ty - Tên công ty : Công ty Cổ phần Thương Mại Hoàng Nhật Minh - Tên giao dịch: Hoang Nhat Minh Trading Joint Stock Company - Tên viết tắt: HN MINH. ,... quả cao Từ đó có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh so với đối thủ của công ty Tài chính của doanh nghiệp Đối với bất kỳ một công ty nào thì khả năng tài chính bao giờ cũng được coi như là vũ khí tiên quyết của cạnh tranh Khả năng tài chính của công ty thể hiện ở nguồn vốn của công ty, tỷ trọng vốn cố định và vốn lưu động, khả năng huy động vốn của công ty, hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty Trong... đồng so với năm 2012, tăng 20.321% → Điều đó chứng tỏ công ty hoạt động tốt trong ngành nghề kinh doanh của mình và có triển vọng phát triển trong tương lai 3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh 3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp a Các yếu tố bên ngoài  Đối thủ cạnh tranh tiềm năng Hiện nay các khu công nghiệp ngày càng xuất... Nói đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ nói đến chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp đó sản xuất ra mà nói đến các biện pháp tiếp thị, quảng cáo, dịch vụ sau bán hàng,… nhằm ngày càng mở rộng thị trường của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm cả năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó lẫn năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp trên thị... đó cung cấp trên thị trường Các quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:  Quan niệm tương đối phổ biến là: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước”  Một quan niệm khác: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của nó so với đối thủ khác... định giá cao Tùy vào đặc điểm của thị trường mà doanh nghiệp đưa ra chính sách giá phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình c Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao hơn cần phải xác định và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng so với đối thủ cạnh tranh Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều khía cạnh: - Khả năng cung... Từ các quan niệm trên, ta có thể đưa ra quan niệm tổng quát sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng (so với các đối thủ cạnh tranh) đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế” 2.1.4 Khái niệm nâng cao năng lực cạnh. .. lược cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải vận dụng marketing Marketing cạnh tranh trong dịch vụ là tổng thể các biện pháp nhằm đảm bảo cải thiện doanh nghiệp, thị trường và các đối thủ cạnh tranh: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, quy trình, con người và bằng chứng vật chất Các yếu tố này cấu thành nên giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Phương pháp xác định năng. .. năng lực cạnh tranh Nâng cao năng lực cạnh tranh là thực hiện chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trên thị trường, hay nói cách khác nó là sự kết hợp cuối cùng mà doanh nghiệp tìm kiếm và các phương tiện mà nhờ đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra Để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược cạnh tranh có hiệu quả cao Trước hết, công ty phải xây... tưởng rằng việc phát hiện các đối thủ cạnh tranh thực tế và tiềm ẩn của công ty rộng lớn hơn nhiều Các công ty phải tránh mắc bệnh “cận thị về đối thủ cạnh tranh Công ty có nhiều đe dọa bị đối thủ cạnh tranh ngấm ngầm “chôn vùi” hơn là bị đối thủ cạnh tranh hiện tại Công ty có thể phân thành bốn mức độ cạnh tranh: cạnh tranh nhãn hiệu, cạnh tranh ngành, cạnh tranh công dụng, cạnh tranh chung  Khách hàng . trạng giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc để đánh giá những thành công. Khoa: Marketing TÓM LƯỢC 1. Tên đề tài: Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền. quan nghiên cứu về giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh trên địa bàn các khu công nghiệp miền Bắc. Chương II:

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Michael Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
2. Philip Kotler, Marketing căn bản, NXB Thống kê, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Nhà XB: NXB Thống kê
3. TS. Lưu Văn Nghiêm, Marketing trong kinh doanh dịch vụ, NXB Thống kê, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing trong kinh doanh dịch vụ
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Bài giảng marketing căn bản, marketing thương mại – Trường Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: giảng marketing căn bản, marketing thương mại
6. PGS.TS. Nguyễn Bách Khoa, Marketing thương mại, NXB Giáo dục, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing thương mại
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Trần Thị Thu Hương, Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH vận tải và giao nhận nhanh Alpha Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Thương mại, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củacông ty TNHH vận tải và giao nhận nhanh Alpha Việt Nam
5. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh Khác
9. Website của công ty và các đối thủ cạnh tranh: hnm.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w