DV trả gópLớp cốt lõ
PHẦN THƯƠNG MẠI HOÀNG NHẬT MINH.
4.1Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh
4.1.1 Thành công
Với những nỗ lực của mình sau sáu năm hoạt động công ty đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Trước tiên phải kể đến nền tảng khách hàng của công ty. Sau sáu năm đi vào hoạt động công ty đã xây dựng được cho mình một tập khách hàng có sự tin tưởng cao. Không chỉ có khách hàng trong nước, mà công ty còn hợp tác với các khách hàng quốc tế. Công ty hiện đang cung cấp cho hơn 10 khách hàng quốc tế với khoảng trên 20.000 suất ăn/ngày. Dịch vụ của công ty đã được bảo hiểm bởi Tập đoàn bảo hiểm Bảo Minh và được tổ chức Quacert đánh giá và cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 22000:2005.
Tiếp theo đó là kết quả của hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên. Tổng doanh thu của công ty năm 2013 là hơn 67 tỷ đồng, tăng hơn 15 tỷ so với năm 2012. Điều này chứng tỏ được khả năng mở rộng kinh doanh của công ty là rất lớn và hiệu quả mang lại cũng rất cao. Đồng thời với mức tăng doanh thu là lợi nhuận của công ty cũng tăng lên, do đó mức thu nhập của cán bộ, công nhân viên của toàn công ty cũng được cải thiện.
Một thành công nữa của công ty đó là giành được thị phần đáng kể trên thị trường (18%). Đây là thành công giúp công ty có được vị trí vững chắc, đưa công ty tiến xa hơn nữa và đạt được những mục tiêu lớn hơn nữa. Với thành công này có thể nói rằng sản phẩm dịch vụ của công ty đã được thị trường biết đến và chấp nhận sử dụng.
Ngoài ra, nguồn tài chính có tác động rất lớn đến mục tiêu bảo vệ thị phần. Nguồn tài chính lớn sẽ dễ dàng giúp công ty đổi mới công nghệ, xoay chuyển tình thế khi có biến động đột xuất trên thị trường, đồng thời đối phó với các chiến lược cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh, thậm chí nhử đối phương lao động vào các cuộc tiến công tốn kém. Công ty có nguồn tài chính tương đối mạnh, đây là một lợi thế của công ty.
4.1.2 Hạn chế
Ngoài những thành công mà công ty đạt được trong những năm vừa qua thì công ty vẫn còn một số hạn chế, và chính những hạn chế này đã làm giảm đi năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Thứ nhất, các hoạt động xúc tiến nhằm giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng chưa đạt hiệu quả. Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi công ty trong thời đại ngày nay, chính vì thế mà hạn chế này sẽ dẫn đến việc giảm năng lực cạnh tranh của công ty. Vì kém về các hoạt động xúc tiến sẽ kéo theo doanh thu, lợi nhuận của công ty vẫn chưa tăng cao.
Thứ hai, về thị phần mà công ty xây dựng được, tuy công ty đã tăng mức thị phần nhưng vẫn còn rất khiêm tốn. Trong xu thế cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì công ty cần phải nâng cao thị phần, chiếm lĩnh khách hàng,… có như vậy mới tạo được lợi thế trong cạnh tranh.
4.1.3 Nguyên nhân
Ở công ty, tất cả các hoạt động marketing được giao cho phòng kinh doanh thực hiện. Phòng này phối hợp với các phòng ban khác trong công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện các đợt quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng. Do đội ngũ nhân viên không được đào tạo chuyên ngành, cho nên đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng công tác không cao, điều này gây ra những khó khăn cho công trong hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Do việc lên kế hoạch kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện của công ty và việc thực hiện kế hoạch đó còn chưa hiệu quả. Chính xác hơn là công ty chưa có bộ phận chuyên trách để thực hiện công việc này, chính vì thế mà dẫn đến hoạt động của công ty vẫn chưa đem lại kết quả và hiệu quả cao trong khi đó các đối thủ của công ty thực hiện rất tốt các công tác này, vì vậy chất lượng dịch vụ của họ cũng cao hơn.
4.2Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh
2.1 Dự báo phát triển nghành cung cấp suất ăn công nghiệp
Phát triển nền kinh tế lớn mạnh để đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển là quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề này đã được thể hiện rất rõ qua các văn kiện đại hội Đảng, qua các kỳ họp Quốc Hội,… Đặc biệt là tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X diễn ra vào tháng 4 năm 2006, một lần nữa Đảng và Nhà nnước ta lại nhấn mạnh về vấn đề phát triển kinh tế đất nước. Để đẩy mạnh sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Đảng và Nhà nước đã đưa ra rất nhiều các chính sách ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế, trong đó đặc biệt chú ý đến các ngành dịch vụ. Trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước ta cũng sẽ đưa ra những chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi như: chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư (ưu đãi về lãi suất vay, hình thành các khu kinh tế,…); xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia nền kinh tế. Điều này được thể hiện rất rõ qua việc Đảng và Nhà nước ta thường xuyên điều chỉnh hệ thống
luật kinh tế, luật doanh nghiệp,… để sao cho đáp ứng một cách tốt nhất cho sự phát triển kinh tế.
Riêng đối với lĩnh vực dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp thì xu hướng phát triển của nền kinh tế tạo cơ hội rất lớn cho việc mở rộng thị trường. Với các chính sách khuyến khích của Nhà nước sẽ tạo điều kiện để lĩnh vực kinh doanh này hoạt động bền vững, đồng thời với sự mở cửa của nền kinh tế thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập, công việc ngày càng bận rộn hơn, thời gian chuẩn bị những bữa ăn không có nhiều nhưng vẫn muốn đảm bảo đủ dinh dưỡng thì việc sử dụng các dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp sẽ có nhu cầu tăng lên. Tuy nhiên về mặt lâu dài trong tương lai thì các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp suất ăn công nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn, đó là sức ép cạnh tranh của các đối thủ trong nước và sức ép từ các đối thủ nước ngoài.
Do đó, ta thấy đây là một ngành có triển vọng rất lớn, công ty cần chuẩn bị cho mình những chiến lược hợp lý để nâng cao sức cạnh tranh của mình, tăng mức thị phần lên cao hơn nữa so với các đối thủ cạnh tranh.
2.2 Định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Mục đích hoạt động của công ty trong thời gian lâu dài đó là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, thời gian ngắn sắp tới công ty cần phải thực hiện được các mục tiêu sau: nâng cao hơn nữa mức doanh thu của công ty so với những năm vừa qua, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tìm kiếm những tập khách hàng mới, tăng mức thị phần của công ty trên thị trường.
Để thực hiện được các mục tiêu trong ngắn hạn cũng như lâu dài, công ty đưa ra chiến lược hoạt động tập trung vào các vẫn đề chủ yếu:
- Nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. - Tiết kiệm chi phí, ổn định giá của sản phẩm dịch vụ
- Tăng cường mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ. - Phát huy tính sáng tạo và đổi mới, cải tiến sản phẩm dịch vụ. - Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ.
Với chiến lược hoạt động như vậy, công ty cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn để hoàn thành tốt chiến lược đề ra. Sau đây là kế hoạch trong thời gian tới của công ty:
• Phát triển mạnh thị trường trọng điểm, tập trung vào những khách hàng chiến lược của công ty.
• Nâng cao vai trò của nghiên cứu marketing nhằm tìm kiếm những tập khách hàng mới, thị trường mới, giúp công ty mở rộng thị trường, tăng doanh thu.
• Đầu tư về chiều sau, ứng dụng những thàn tựu trong quản lý, đầu tư thêm cơ sở vật chất, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức,..
• Đào tạo đội ngũ nhân viên, đồng thời có những chính sách nhằm khuyến khích nhân viên.
4.3Đề xuất giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh
4.3.1 Đề xuất hoàn thiện các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh sản phẩm suất ăn công nghiệp của công ty CPTM Hoàng Nhật Minh
a. Chất lượng sản phẩm dịch vụ
- Nâng cao chất lượng các món ăn cung cấp cho khách hàng.
- Phát triển các món ăn mới, bổ sung và cải tiến những món ăn hiện có.
- Nghiên cứu cho ra đời các thực đơn mới với cách phối kết hợp các món ăn sắn có và chế biến món ăn mới.
b. Giácả
- Thực hiện chính sách giảm giá với những doanh nghiệp hợp tác lâu dài. - Chiết khấu đối với những doanh nghiệp lâu năm của công ty.
- Vào các ngày lễ, tết có các chương trình khuyến mãi phù hợp.
- Dựa vào đặc điểm của thị trường mà công ty đưa ra mức giá phù hợp. c. Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Thực đơn của doanh nghiệp phải phù hợp với từng khu vực, đáp ứng khẩu vị của người lao động.
- Các món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
Nguyên liệu phải biết rõ nguồn gốc, lựa chọn những hợp tác xã, công ty cung cấp nguyên liệu chế biến thức ăn có uy tín.
Quy trình chế biến các món ăn hợp vệ sinh.
Đồ dùng ăn uống của người lao động phải sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Đối với các doanh nghiệp có số lao động nam cao hơn thì phải bổ sung thêm nhiều món mặn hơn, ngược lại, các doanh nghiệp có số lao động nữ cao hơn thì bổ sung thêm các món rau, đồ tráng miệng để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho họ.
- Xây dựng chế độ thu thập thông tin phản hồi của khách về các món ăn để đảm bảo ngày càng đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.
d. Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và của sản phẩm
Uy tín, thương hiệu sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty cần quan tâm đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
- Đảm bảo các món ăn hoàn thành trước khi đến bữa ăn của người lao động nhưng không quá nguội.
- Chất lượng các món ăn đảm bảo tạo cho công ty uy tín tốt với khách hàng.
- Trong thời gian tới công ty cần đạt nhiều dạnh hiệu hơn nữa, đặc biệt ngành cung cấp suất ăn công nghiệp, để nâng cao danh tiếng cũng như lòng trung thành của khách hàng với công ty.
4.3.2 Đề xuất các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm suất ăn công nghiệp của công ty CPTM Hoàng Nhật Minh
Để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm suất ăn công nghiệp của công ty CPTM Hoàng Nhật Minh, công ty cần xác định điểm và trọng số phù hợp năng lực của mình. Từ đó, đưa ra những chính sách thích hợp nhằm phát triển sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh trong ngành cung cấp suất ăn công nghiệp trên thị trường miền Bắc.
Bảng 4.1. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh suất ăn công nghiệp của công ty CPTM Hoàng Nhật Minh
ST
T Các tiêu chí đánh giá Điểm Trọng số
1 Uy tín thương hiệu 4.7 0.12 2 Chất lượng món ăn 4.3 0.11 3 Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng 4.0 0.10 4 Thực đơn 3.5 0.09 5 Giá cả 3.8 0.10 6 Nguồn nhân lực 3.5 0.09 7 Thị phần 4.0 0.10 8 Dòng sản phẩm, dịch vụ cung ứng 4.2 0.11 9 Mạng lưới hoạt động 3.2 0.08 10 Quản lý quan hệ khách hàng 3.7 0.10 Tổng 38.9 1
4.3.3 Đề xuất giải pháp marketing – mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm suất ăn công nghiệp của công ty CPTM Hoàng Nhật Minh
a. Giải pháp về sản phẩm
Chất lượng các món ăn phục vụ cho khách hàng cần được quan tâm hàng đầu. Không những cần đảm bảo an toàn vệ sinh mà còn phải phù hợp với khẩu vị của những người lao động. Bởi sau những giờ làm việc vất vả, có được bữa ăn ngon miệng, người lao động sẽ làm việc chăm chỉ hơn, do đó các doanh nghiệp hiện nay rất quan tâm đến bữa ăn cho nhân viên. Họ sẽ tìm những nhà cung cấp suất ăn công nghiệp đáp ứng được những yêu cầu trên. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cần phải quan tâm đầu tư về chất lượng của món ăn cung cấp cho khách hàng.
Về danh mục sản phẩm: để mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty cần bổ sung thêm sản phẩm chế biến sẵn mang nhãn hiệu của công ty. Các sản phẩm này có thể là: dưa muối, các loại mắm. Việc làm này vừa có tác dụng đa dạng hóa sản phẩm của công ty, lại có thể mang cảm giác ngon miệng đến cho khách hàng.
Công ty hiện nay phục vụ cho khách hàng 5 món chính: món canh, món rau, món mặn, món phụ và cơm. Món phụ là loại sản phẩm bổ sung nên có thể tạm ngưng cung cấp loại sản phẩm này. Tiếp tục rà soát các thực đơn đã có của các sản phẩm còn lại để có kế hoạch loại bỏ những món ăn ít được ưa chuộng, thừa nhiều, chế biến phức tạp đồng thời thiết kế những món ăn mới để khách hàng khỏi nhàm chán.
Công ty cũng cần thay nhưng khay cơm nhựa thành khay inox đảm bảo vệ sinh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì các khay cơm bằng nhựa thường bám mùi và dễ gây phản ứng hóa học với đồ ăn nóng. Với các dụng cụ đi kèm công ty cũng cần phải chú trọng như: đũa, thìa,… đảm bảo hợp vệ sinh và có giấy bọc in hình logo của công ty. Điều này giúp cho khách hàng cảm nhận được uy tín của công ty và cũng sẽ ghi nhớ lâu hơn thương hiệu của công ty.
b. Giải pháp về giá
Giá cả của sản phẩm dịch vụ là một trong những công cụ cạnh tranh rất sắc bén của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Hiện nay công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh đang sử dụng phương pháp định giá trên chi phí. Đây là phương pháp định giá được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng và nó tỏ ra rất phù hợp đối với các doanh nghiệp dịch vụ. Với tình hình hiện nay, công ty nên tiếp tục sử dụng chiến lược định giá thấp hơn đối thủ. Tuy nhiên khi tiến hành định giá doanh nghiệp cần phải chú ý đến những nguyên tắc định giá để có thể xây dựng được mức giá cạnh tranh nhất cho sản phẩm dịch vụ của mình.
Xác định giá trong dịch vụ phải căn cứ vào giá trị đích thực dịch vụ đó mang lại cho khách hàng, tránh tình trạng chỉ căn cứ vào chi phí và tăng thêm một mức lợi nhuận thích hợp. Xác định giá phải được nhìn nhận từ viễn cảnh thị trường. Quá trình hình thành giá trong dịch vụ được xem xét từ ba góc độ. Chi phí dịch vụ của người cung cấp, tình trạng cạnh tranh trên thị trường và giá dịch vụ tiêu dùng mà người tiêu dùng nhận được.
Để thực hiện định giá có hiệu quả, công ty cần phải quyết định các vấn đề có