Có thể nói công tác quản trị có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ngành nghề kinh doanh dược phẩm là mặt hàng mà khâu dự trữ, bảo quản hàng hóatác động rất lớn đến gi
Trang 13 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Hoàng Cao Cường
4 Thời gian thực hiện:
6 Nội dung chính của khoá luận gồm 3 chương:
- Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công táctổ chức dự trữ hàng hóatrong doanh nghiệp
- Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tổ chức dự trữ hàng hóatại công ty TNHH Dược phẩm Nam Sơn
- Chương III: Đề xuất và kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức
dự trữ tại công ty TNHH Dược phẩm Nam Sơn
7 Kết quả đạt được
- Báo cáo chính thức khoá luận tốt nghiệp
- Bảng tổng hợp kết quả điều tra
- Tổng hợp các ghi chép phỏng vấn
Các kết quả trên đảm bảo tính khoa học, tính logic, tính khách quan, trung thực
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập tại trường Đại học Thương Mại Hà Nội , chuyên ngànhQuản trị doanh nghiệp, với sự quan tâm hướng dẫn tận trình của thầy cô giáo, em đãtích lũy được cho mình những kiến thức chuyên môn , chuyên ngành , phục vụ choquá trình công tác của mình sau này
Được nhà trường tạo điều kiện và sự tiếp nhân thực tập tại Công ty TNHH Dượcphẩm Nam Sơn, một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm , có kết quả hoạtđộng kinh doanh khá tốt, đội ngũ nhân sự nhiệt tình , năng động, chuyên nghiệp, em
đã được mở rộng thêm được tầm hiểu biết, đặc biệt là mối liên hệ giữa thực tiễn và lýthuyết trong công tác quản trị, cách giao tiếp ứng xử, kỹ năng văn phòng, điều nàygiúp em nhiều trong việc hoàn thiện khả năng của mình trước khi ra trường
Đặc biết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Hoàng Cao Cường , thầy đãtrực tiếp hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên, do thời gian, diều kiện có hạn và cách tiếp cận còn nhiều hạn chế vềkiến thức và kinh nghiệm nên bài khóa luận tốt nghiệp của em vẫn còn khiếm khuyết,
em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cá thầy cô để bài khóa luận tốt nghiệpcủa em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 2.2 Tình hình thực hiện công tác tổ chức DT hàng hóa về
Hình 2.3 Tình hình thực hiện công tác quản lý hàng hóa dự trữ về
Hình 2.4: Tình hình thực hiện ứng dụng tin học trong quản lý dự trữ
Hình 2.1: Tình hình thực hiện công tác tổ chức hệ thống kho bãi dự trữ hàng hóa của công ty
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển sangnền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thếhội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng Nhất là từ khi Nhà nước cóchính sách khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tư nhân, đã có rất nhiều doanhnghiệp mới được thành lập, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do
đó mà mức độ cạnh tranh để tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp ngày càng lớn
Vì vậy, các doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phảiđối mặt với những khókhăn thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ thị trường Muốn tồn tại và pháttriển bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình những hướng đi tốt nhất, phùhợp với mình để đủ khả năng đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiệnnay Chính trong bối cảnh này, lợi nhuận đã trở thành mục đích cuối cùng của sản xuấtkinh doanh Để thực hiện tốt mục tiêu này doanh nghiệp cần thực hiện tốt các hoạtđộng quản trị tác nghiệp: mua, bán, dự trữ hàng hóa Thành lập từ năm 2007 , Công tyTNHH dược phẩm Nam Sơn với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, phân phốidược phẩm và thực phẩm chức năng đang trong quá trình phát triển đi lên Với đặc thùkinh doanh mặt hàng dược phẩm cần có sự cẩn trọng cao trong quá trình bảo quản và
dự trữ, cần đáp ứng các yêu cầu về quy trình bảo quản thuốc mà bộ Y tế quy định Mặtkhác , sự thay đổi của thị trường người tiêu dung và sự biến động bất thường về nguồnnguyên vật liệu và dược phẩm thành phẩm từ các nhà cung ứng cũng là những tháchthức đáng kể đối với công ty trong quá trình phát triển
Có thể nói công tác quản trị có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt
là ngành nghề kinh doanh dược phẩm là mặt hàng mà khâu dự trữ, bảo quản hàng hóatác động rất lớn đến giá trị và chất lượng của hàng hóa Công tác tổ chức dự trữ hànghóa giúp đảm bảo hàng hóa trong kho đủ về số lượng, đáp ứng được cơ cấu bán ra củadoanh nghiệp, không làm cho quá trình bán ra bị gián đoạn, tránh ứ đọng hàng hóa.Hơn nữa việc tổ chức dự trữ hàng hóa tốt còn giúp doanh nghiệp đảm bảo cho lượngvốn hàng hóa tồn tại dưới trạng thái hiện vật ở mức tối ưu, góp phần tránh gây tổn thấttài sản cho doanh nghiệp, giảm chi phí bảo quản hàng hóa của doanh nghiệp
Trang 7Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị dự trữ và thực trạng tại
công ty, sau quá trình thực tập , em xin đề xuất đề tài: “ Hoàn thiện công tác tổ chức
dự trữ của công ty cổ phần dược phẩm Nam Sơn” cho khóa luận tốt nghiệp của
mình
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu, luận văn, khóa luận tốt nghiệp nói vềQuản trị dự trữ, song đa phần các bài viết chỉ nói một cách chung chung, hay nội dungnày chỉ là một phần nhỏ trong các bài về Quản trị Logistic, Quản trị cung ứng,…
“Các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương” – Nguyễn Thế Minh Đề tài đã
được tác giả nghiên cứu khá chi tiết và cụ thể về thưc trạng cũng như các giải phápnhằm nâng cao công tác quản trị dự trữ Tuy nhiên do đề tài này phạm vi nghiên cứukhá rộng nên nhiều vấn đề về công tác tổ chức dự trữ chưa được tác giả làm rõ
“Hoàn thiện công tác tổ chức dự trữ hàng hóa tại kho Mỹ Đình – Công ty Cổ phần Pico”- Vũ Ngọc Anh Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý
hàng hóa về mặt hiện vật, mặt giá trị, sau đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác tổ chức dự trữ hàng hóa tại kho Mỹ Đình Tuy nhiên thì trong đề tài nghiêncứu của mình tác giả mới chỉ đưa ra các phân tích chung chung mang tính lý thuyếtnhiều hơn, chưa đi sâu vào thực tế, các giải pháp được đưa ra cũng mang nhiều tính lýthuyết, khó thực hiện
“Một số biện pháp quản trị dự trữ tại siêu thị điện máy Pico tại Nguyễn Trãi
-Hà Nội” - Nguyễn Đức Mạnh Đề tài tập trung nghiên cứu về việc: xây dựng kế hoạch
quản trị dự trữ tại siêu thị, tổ chức triển khai hoạt động dự trữ hàng hóa, đánh giáhoạt động dự trữ hàng hóa Trong đó, khi nghiên cứu về tổ chức triển khai hoạt động
dự trữ hàng hóa tác giả đi sâu vào việc phân tích công tác xác định mức dự trữ hànghóa của doanh nghiệp và việc đánh giá công tác quản trị dự trữ cũng dựa trên công tácnày Từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị giúp siêu thị xác định được mức dự trữ tối ưunhằm đảm bảo hàng hóa phục vụ cho bán hàng mà và đảm bảo tính kinh tế Mặc hạnchế đề tài đã không đi nghiên cứu hết các khía cạnh của hoạt động quản trị dự trữ màchỉ mới tìm hiểu về công tác xác định mức dự trữ và phương pháp xác định mức dự trữtối ưu
Trang 8“Hoàn thiện công tác tổ chức dự trữ hàng hóa tại Công ty TNHH Hà Trung” –
Lưu Đức Lâm Đề tài tập trung nghiên cứu về các vấn đề: hoàn thiện công tác quản trị
dự trữ về mặt hiện vật, kinh tế và mặt giá trị Đề tài đã tìm hiểu được thực trang côngtác quản trị dự trữ một cách khá đầy đủ để từ đó đưa ra được các giải pháp.Mặt hạnchế của đề tài là đề tài chưa phân tích tới công tác xác định kho bãi dự trữ, đây cũng làmột nội dung quan trọng trong công tác tổ chức dự trữ Ngoài ra thì đề tài chưa chochúng ta thấy được từ thực trạng của công tác tổ chức dự trữ đó nó sẽ tác động như thếnào đến với hoạt động của công ty
Dựa trên thực trang tại đơn vị thực tập, cũng như tính cấp thiết, tầm quantrọng của hoạt động này đối với một doanh nghiệp thương mại, ngoài ra vì có rất ít bàiviết nghiên cứu vấn đề này chuyên sâu Do đó, lựa chọn nghiên cứu đề tài này chokhóa luận tốt nghiệp, là phù hợp với tình hình hiện nay đối với các doanh nghiệp nóichung và với đơn vị tôi đang thực tập nói riêng
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Lý luận: hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác tổ chức dự trữ trong doanhnghiệp thương mại
- Thực trạng: tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHHdược phẩm Nam Sơn, đặc biệt chú trọng đến công tác dự trữ hàng hóa
- Giải pháp: tìm ra được những điểm đạt được để phát huy và những nguyên nhân gâynên những hạn chế trong công tác tổ chức dự trữ, từ đó đưa ra những kiến nghị, giảipháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác dự trữ tại công ty
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Tiếp cận đề tài dựa vào công tác quản trị tác nghiệp của công ty , từ đó đisâu vào công tác tổ chức dự trữ để tìm ra vấn đề con tồn tại để khắc phục và hoàn thiệncông tác dự trữ
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức dự trữ hàng hóa tại công ty TNHHdược phẩm Nam Sơn
Trang 9+ Về nội dung: nghiên cứu về công tác tổ chức dự trữ,những vấn đề còn tồn tại
và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác dự trữ tại doanh nghiệp
5. Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp thu thập dữ liệu:
Để thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu, sử dụng 2 phương phápthu thập dữ liệu:
- Phương pháp quan sát: quan sát, ghi lại thông tin thu thập được trong quá trình thực
tập tại công ty
- Phương pháp phỏng vấn: dưới sự giúp đỡ của lãnh đạo và nhân viên công ty dad trả
lời phỏng vấn, giúp thu thập một số thông tin để đánh giá công tác tổ chức dự trữ hànghóa tại công ty
• Phương pháp phân tích dữ liệu
Dựa vào các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp em thu thập được qua quá trình điều trathực tế thu thập số liệu và sử những tài liệu về công tác dự trữ của công ty sử dụng cácphương pháp phân tích để phân tích dữ liệu
+ Đối với dữ liệu thứ cấp: được thu thập, phân tích từ các dữ liệu nội bộ của đơn
vị thực tập như: phòng Kinh doanh, phòng Kế toán, phòng Nghiệp vụ Ngoài ra, một
số dữ liệu có được từ Internet, các trang Web thống kê: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại
Hà Nội, dân số,…
+ Đối với dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu này có được thông qua việc quan sát tạiCông ty TNHH Nam Sơn, nhà kho, các phương tiện vận chuyển, xuất nhập hàng.Ngoài ra, còn sử dụng các phiếu điều tra, phỏng vấn với những nội dung liên quan đếnvấn đề nghiên cứu, tình hình hoạt động của Công ty Những đối tượng được phỏngvấn: Giám Đốc chi nhánh, trưởng phòng kinh doanh, kế toán, Thủ kho,…
- Phương pháp thống kê: Tập hợp các số liệu, sắp xếp, phân loại các số liệu, thông tin
phù hợp Sử dụng các bảng số liệu, danh sách đánh giá
- Phương pháp so sánh: Thực hiện so sánh số liệu qua các năm, thời kỳ, cả về giá trị và
tỷ lệ phần trăm tăng giảm Qua đó thấy được xu hướng vận động của các chỉ tiêunghiên cứu, thấy được những thành công và tồn tạ trong công tác tổ chức dự trữ củacông ty
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các vấn đề và kết quả thống kê, so sánh để có
những đánh giá về vấn đề, giúp tìm các phương pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề
6. Kết cấu đề tài:
Trang 10Với kết cấu ngoài phần tóm lược, phần mở đầu và kết luận, đề tài có nội dungchính chia thành 3 chương:
- Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công táctổ chức dự trữ hàng hóatrong doanh nghiệp
- Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tổ chức dự trữ hàng hóatại công ty TNHH Dược phẩm Nam Sơn
- Chương III: Đề xuất và kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức
dự trữ tại công ty TNHH Dược phẩm Nam Sơn
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC
TỔ CHỨC DỰ TRỮ HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản:
Trang 11- Hàng hóa: Toàn bộ hàng hóa còn nằm lại trong kho của sản xuất, hàng hóa đang trên
đường, hàng hóa đang nằm trong kho của doanh nghiệp, hàng nằm ở các trạm, các cửahàng, quầy hàng, hàng hóa có thể mang bán ngay, cũng có thể hàng hóa phải chọn lọc,chỉnh lý, bao gói
- Dự trữ hàng hóa: là việc lưu giữ những hàng hoá hay nguyên liệu trong kho của
chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng như nhucầu sản phẩm của khách hàng
- Kho bãi dự trữ: Kho bãi đc hiểu đơn giản là những điều kiện cơ sở vật chất để dự trữ
hàng hóa phục vụ hàng hóa cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Kho bãi phục vụ thu mua, tiếp nhận hàng hóa là loại kho bãi thường đặt ở nơi
thu mua hoặc tiếp nhận hàng hóa
+ Kho bãi dự trữ: Là loại kho dùng để dữ trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu bán ra
hàng ngày của doanh nghiệp Loại kho này có thể bao gồm nhà kho, bãi hoặc tại cácđiểm bán hàng
+ Kho bãi trung chuyển: Là loại kho bãi phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa
của doanh nghiệp, thường nằm ở nhà ga, bến cảng để nhận hàng hóa từ phương tiệnvận chuyển này sang phương tiện vận chuyển khác
- Quản trị dự trữ: Quản trị dự trữ là tổng hợp các hoạt động xác định nhu cầu dự trữ, tổ
chức dự trữ và đánh giá công tác dự trữ nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêucủa doanh nghiệp Quản trị dự trữ hàng hóa có vai trò quan trọng đối với doanhnghiệp
- Tổ chức dự trữ hàng hóa: Bao gồm các hoạt động tổ chức hệ thống kho bãi dự trữ
hàng hóa, tổ chức quản trị hàng hóa về mặt hiện vật và giá trị
- Tổ chức quản lý dự trữ hàng hóa về mặt hiện vật: là việc giữu gìn hàng hóa về mặt
giá trị và giá trị sử dụng, tránh làm thất thoát, hư hỏng hàng hóa trong kho
- Tổ chức theo dõi và bảo quản hàng hóa: Là xây dựng, tổ chức các hoạt động của con
người nhằm baoor đảm nguyên vẹn giá trị sử dụng của hàng hóa
- Kiểm kê hàng hóa là quá trình kiểm đếm và ghi chép toàn bộ dữ liệu hàng hoa vào
danh mục kiểm kê
- Thẻ kho là công cụ dùng để ghi toàn bộ dữ liệu dự trữ gồm các phần: ghi tên mô tả
từng loại hàng hóa và nguyên liệu, đơn giá mua hàng, đơn giá từng loại mặt hàng,điểm đặt hàng bổ sung, lượng hàng dự trữ ban đầu, thời điểm cần đặt mua thêm, toàn
bộ số lượng hàng bị hỏng, toàn bộ số lượng hàng mua thêm, toàn bộ số hàng đã đượcbán
Trang 12- Mã số mã vạch: là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt mà
máy móc có thể đọc được.Có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học nhằm nângcao hiệu quả, công suất trong trong bán hàng
1.2 Các nội dung cơ bản của tổ chức dự trữ hàng hóa
1.2.1 Tổ chức hệ thống kho bãi dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại
• Xác định nhu cầu kho bãi dự trữ
Kho bãi được hiểu đơn giản là những điều kiện cơ sở vật chất để dự trữ hànghóa phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: hệ thống nhà kho,sân bãi, trang thiết bị để chứa đựng bảo quản sản phẩm
Tổ chức quản lý kho bãi bao gồm các công việc chính sau như xác định nhu cầukho bãi, quy hoạch mạng lưới kho bãi, đầu tư cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bịkho bãi
Với doanh nghiệp thương mại, hệ thống kho bãi bao gồm các loại chính sau:
- Kho bãi phục vụ thu mua, tiếp nhận hàng hóa, loại kho bãi này thường đặt ở nơithu mua hoặc tiếp nhận hàng hóa
- Kho bãi dự trữ: Loại kho này dùng để dữ trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu bán rahàng ngày của doanh nghiệp Loại kho này có thể bao gồm nhà kho, bãi hoặc tại cácđiểm bán hàng
- Kho bãi trung chuyển: Loại kho bãi này phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóacủa doanh nghiệp, thường nằm ở nhà ga, bến cảng để nhận hàng hóa từ phương tiệnvận chuyển này sang phương tiện vận chuyển khác
Kho bãi của doanh nghiệp có thể được chia theo các tiêu chí khác nhau như theo
độ bền (kho kiên cố, kho tạm thời…), theo sở hữu (kho của doanh nghiệp, kho đithuê…), theo tính chất chuyên dụng (kho hóa chất, kho đông lạnh, kho độc hại…),theo quy mô (tổng kho, kho trung bình, kho nhỏ…)
Doanh nghiệp xác định nhu cầu kho bãi cần căn cứ vào định mức dự trữ hànghóa của mình Diện tích cần có thường bao gồm:
+ Diện tích nghiệp vụ chính của kho: Dùng để tiếp nhận và xuất hàng hóa, bảoquản hàng hóa và xử lý hàng hóa (bao gói lại, đánh mã vạch…)
+ Diện tích khác: Bao gồm diện tích văn phòng kho (nếu cần), diện tích cho bộphận bảo vệ, diện tích dừng đỗ xe, diện tích cho lắp đặt và vận hành trang thiết bị
Trang 13Để xác định nhu cầu kho bãi, doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp nhiều phươngpháp khác nhau:
- Phương pháp kinh nghiệm:
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất Doanh nghiệp căn cứ trên địnhmức dự trữ của mình bao gồm định mức dự trữ tối đa, định mức dự trữ bình quân đểxác định nhu cầu kho bãi Để thuận tiện, doanh nghiệp sẽ xác định từng loại diện tích
dự trữ cho từng nhóm hàng, ngành hàng, diện tích nghiệp vụ chính, diện tích hànhchính…Trên cơ sở các loại nhu cầu diện tích cụ thể, doanh nghiệp lên phương án tổngthể và vẽ sơ đồ tổng thể
Phương pháp kinh nghiệm thường áp dụng tính toán các diện tích hành chính,diện tích vận hành kho bãi…
- Phương pháp tính theo tải trọng:
Diện tích tính theo tải trọng áp dụng trong trường hợp kho bãi có sức chứa theotải trọng Phương pháp này thường áp dụng cho các hàng hóa chất xếp trên giá, kệ,chất đống…
Thông thường doanh nghiệp có thể tính toán cân đối ba định mức diện tích:
S tối thiểu: Theo định mức dự trữ tối thiểu
S tối đa: Theo định mức dự trữ tối đa
S bình quân: Theo định mức dữ trữ bình quân
- Phương pháp tính theo thể tích:
Phương pháp này áp dụng cho những hàng hóa chứa đựng và bảo quản theo đơn
vị m3
V= D/v
Trong đó V là thể tích cần có và v là hệ số thể tích chứ đựng cần có cho một đơn
vị sản phẩm Tương tự S, V có thể tính theo V tối đa, V tối thiểu, V bình quân
Với doanh nghiệp thương mại, hàng hóa thường là thành phẩm và có bao bì bảoquản Do đó các thông số về diện tích, tải trọng, thể tích đều có tiêu chuẩn rõ ràng
Trang 14Mỗi loại hàng hóa có đặc tính riêng về hình dáng, kích thước, tính chất cơ lí hóa,hình thức bao gói, điều kiện bảo quản, thời hạn dự trữ…Do vậy các doanh nghiệp cầnphải lựa chọn các kho dự trữ cho phù hợp với những đặc tính của hàng hóa.
• Thiết lập hệ thống kho bãi dự trữ.
Căn cứ vào nhu cầu kho bãi, doanh nghiệp triển khai thiếp lập hệ thống kho bãi.Bao gồm các công việc chủ yếu như xác định địa diểm đặt kho bãi, quyết định đầu tưhay đi thuê kho bãi, lên danh mục và triển khai đầu tư và trang thiết bị dự trữ
- Quyết định địa điểm đặt kho bãi Một địa điểm tốt đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Đáp ứng được nhu cầu kho bãi của doanh nghiệp, đầy đủ về diện tích, giaothông, giá cả, bốc xếp thuận lợi
+ Chi phí kho bãi thấp nhất: gồm chi phí thuê kho và chi phí vận chuyển
+ Thời gian vận chuyển nhanh nhất, đảm bảo không ảnh hưởng đến nhịp độ bánra
+ Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường
- Quyết định đầu tư hay đi thuê kho bãi
Doanh nghiệp không nhất thiết phải đầu tư kho bãi vì có rất nhiều doanh nghiệpchuyên cung cấp dịch vụ hậu cần kinh doanh kho bãi Do đó nếu đi thuê có thể làm chiphí cố định giảm đi và bài toán chi phí tổng thể sẽ thấp hơn tự đầu tư Doanh nghiệp sẽcân nhắc phương án có lợi để triển khai đáp ứng nhu cầu kho bãi của riêng mình
- Lên danh mục và triển khai đầu tư thiết bị kho bãi:
Hệ thống trang thiết bị tài sản dự trữ bao gồm các tài sản thuộc về các nhóm chủyếu sau :
+ Các bục, kệ , giá ,tủ ….dùng để chứa, đựng hàng hóa dự trữ
+ Trang thiết bị bảo quản chuyên dụng
+ Hệ thống chiếu sáng
+ Hệ thống điều hòa hút ẩm
+ Trang thiết bị bao gói, nâng hạ
+ Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
+ Trang thiết bị, tài sản phục vụ quản lý dự trữ …
1.2.2 Theo dõi và quản lý hàng hóa về mặt hiện vật
Mục đích là để giữ hàng hóa về giá trị và giá trị sử dụng, tránh làm thất thoát, hưhỏng hàng hóa trong kho Mặt khác tổ chức quản lý hàng hóa dự trữ về mặt hiện vật
Trang 15còn giúp cho việc chất xếp , xuất – nhập hàng trong kho được dễ dàng, các nhà quảntrị luôn nắm được số lượng từng loại hàng trong kho để kịp thời đưa ra quyết địnhđúng đắn về cung ứng hàng hóa.
Tổ chức quản lý hàng hóa dự trữ về mặt hiện vật được bao gồm 4 nhóm côngviệc chính:
- Tổ chức giao nhận hàng hóa vào kho
- Tổ chức theo dõi bảo quản hàng hóa
- Tổ chức giao xuất hàng hóa
- Tổ chức kiểm kê hàng hóa
• Tổ chức giao nhận hàng hóa vào kho
Tổ chức giao nhận hàng hóa vào kho phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nhận đúng số lượng, chất lượng theo hợp đồng, phiếu giao hàng, hóa đơn vàvận đơn…
- Chuyển nhanh hàng hóa từ nơi nhận về nơi bảo quản hoặc chế biến
- Cần có kế hoạch phối hợp hoạt động giữa các khâu nhận hàng, bốc xếp, vậnchuyển, bảo quản và chế biến của kho
Mỗi loại hàng hóa có những đặc điểm, tính chất riêng, mỗi nguồn hàng khi giaonhận có những yêu cầu và quy định khác nhau, cụ thể:
- Tất cả hàng hóa phải có chứng từ hợp lệ: nghĩa là phải tùy theo từng nguồnnhập hàng khác nhau, ngoài phiếu nhập kho phải có các chứng từ cần thiết khác nhưhợp đồng kinh tế, phiếu xuất hàng, hóa đơn … theo những quy định hiện hành
- Tất cả hàng hóa phải được kiểm tra nhận hoặc được kiểm nghiệm
- Khi kiểm tra, kiểm nghiệm nếu hàng hóa có vấn đề bất thường phải làm đúngthủ tục giải quyết theo đúng quy định của việc giao nhận dưới sự chứng kiến các bênhữu quan để quy trách nhiệm cụ thể
- Khi nhận hàng xong, phải ghi rõ số hàng thực nhập về số lượng, chất lượng củachúng và cùng người giao hàng xác nhận vào chứng từ
Trước khi nhận hàng cần cân, đo, đong, đếm và đối chiếu vói số lượnghàng trong hóa đơn Quá trình này có sự tham gia của các bên giao hàng Đối vớihàng nhập từ các đơn vị vận tải mà không có chủ hàng áp tải thì người nhận hàng cùngvới đại diện của chủ phương tiện tiến hành kiểm tra ngay khi hàng còn trên phươngtiện
Một số trường hợp phát sinh cần lưu ý:
Trang 16- Chứng từ không hợp lệ: hàng hóa không khớp với hóa đơn, vận đơn, chất lượng hànghóa theo yêu cầu Cần phải lập biên bản có đại diện đôi bên để giải quyết
- Thiếu hóa đơn: căn cứ vào hợp đồng, kế hoạch nhập hàng, hoặc vận đơn để lập phiếuhàng phải ghi rõ “ hàng nhập kho chưa có hóa đơn” , đồng thời theo dõi vào sổ hóađơn chưa đến
- Trường hợp nhận được hóa đơn mà hàng chưa đến Nếu đã nộp tiền thì bộ phận nghiệp
vụ phải đối chiếu hợp đồng rồi chuyển qua bộ phận kế toán kiểm lại nội dung hóa đơn
đề nghị vào sổ “ hàng đang trên đường đi” nếu chưa nộp tiền thì bộ phận nghiệp vụ ghi
sổ theo dõi và giữ hóa đơn đến khi hàng đến
• Tổ chức theo dõi và bảo quản hàng hóa
Tổ chức theo dõi và bảo quản hàng hóa thực chất là xây dựng , tổ chức các hoạtđộng của con người ngằm đảm bảo nguyên vẹn giá trị sử dụng của hàng hóa Các hoạtđộng này bao gồm :
- Lựa chọn bố trí sơ đồ sắp xếp hàng hóa Đối với mỗi đơn vị hàng hóa chủng loại cụthể , được sắp xếp một vị trí cụ thể theo : gian kho , ngăn , ô hoặc thiết bị chứa đựngtrong kho Cần thiết có dự phòng diệ tích khoảng 10-15% để đề phòng sự gia tăngtrong khi nhập hàng
- Kê lót hàng hóa trong kho Đây là việc làm cần thiết để giữ chất lượng hàng hóa,chống lại tác hại của môi trường Mặt khác nếu chất xếp hàng hóa ko có kê lót , hànghóa sẽ bị đè nén và cọ xát lẫn nhau , không đảm bảo độ thông thoáng Yêu cầu đặt rađối với các vật kê lót là không có phản ứng lý hóa gây tác động có hại về cơ học vớihàng hóa , đảm bảo vệ sinh kho và không gây ô nhiễm môi trường
- Chất xếp hàng hóa theo quy định từng loại để đảm bảo tính kỹ thuật và kinh tế củahoạt động kho , được phản ánh trên những đặc trưng sau:
+ Tính kỹ thuật biểu hiện ở việc chất xếp đã được quy định từng loại hàng hóa+ Tính kinh tế biểu hiện ở cách sắp xếp có khoa học và tiết kiệm thời gian cũngnhư sức người, máy móc…
- Điều hòa nhiệt độ và độ ẩm trong kho Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến côngtác bảo quản ,được quy đinh dựa vào tính chất hàng hóa
- Kiểm tra, giữ vệ sinh cho hàng hóa, mục đích của công việc này là phát hiện kịp thờisai xót và tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa bảo quản Để từ đó cónhững biện pháp xử lý thích hợp hiệu quả Muốn vậy cần phải quy định thàn nhữngchế độ nội dung kiểm tra chăm sóc và xử lý hàng hóa và thực hiện một cách thườngxuyên nghiêm túc
Trang 17- Chống côn trùng và các loại gặm nhấm Trong thực tế cho thấy mottj só loại hàng hóanhư nông sản , bông , vải sợi , hàng điện tử dân dụng ….dễ bị hư hỏng biến chất docác loại côn trùng gặm nhấm phá hoại Để hạn chế những thiệt hại này cần chú ý thựchiện tốt các vấn đề sau:
+ Vệ sinh sạch sẽ kho, các thiết bị bảo quản
+ Phải có phương tiện để ngăn ngừa côn trùng
+ Phải cách ly những sản phẩm đã bị hỏng
+ Dùng nhiệt độ cao , hóa chất để tiêu diệt côn trùng , nhưng phải tùy vào từngloại kho để áp dụng cho phù hợp
• Tổ chức giao xuất hàng hóa
Giao hàng là rất quan trọng quyết định đến việc kế hoạch kinh doanh có thànhcông hay không vì thế phải đảm bảo kịp thời yêu cầu của khách hàng Công ty cần làmtốt các yêu cầu sau đây:
- Tất cả hàng hóa xuất phải có phiếu xuất kho hợp lệ và chỉ được theo đúng số lượng,phẩm chất và quy cách ghi trong phiếu xuất kho Người nhận phải có đầy đủ giấy tờhợp lệ và có đủ thẩm quyền khi giao nhận hàng hóa
- Trước khi giao hàng, cán bộ giao nhân, thủ kho phải làm tốt công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị hàng hóa theo đúng số lượng, chất lượng, chủng loại ghi trong phiếu xuấtkho Nếu phiếu xuất kho không sát với tình hình hàng hóa trong kho, thủ kho phải làm
đề nghị người nhận hàng làm lại phiếu xuất kho khác, không được tự ý sửa chữa
- Căn cứ vào phiếu xuất kho cán bộ giao nhận, thủ kho cùng với người nhận hàng kiểmtra số lượng, chấn lượng hàng hóa nhận và giải quyết các trường hợp phát sinh phảiphù hợp với các quy định chung
- Hàng nhập trước xuất trược, nhập sau xuất sau
- Hàng xuất trong nội bộ phải có chữ ký của thủ trưởng trong phiếu lệnh xuất kho Hàngxuất bán ra bên ngoài phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị và chữ ký của kế toántrưởng
- Tất cả mọi hình thức giao dịch đều phải quy định một thời gian nhất định Nếu bên nàokhông chấp hành đúng thời hạn để lãng phí nhân lực, phương tiện, hư hỏng hàng hóathì bên đó phải chịu trách nhiệm
- Tất cả những trường hợp hư hoảng, thiếu, kém chất lượng, không đồng bộ thuộc lôhàng gioa nếu vẫn tiến hàng giao hàng hai bên phải lập biên bản kiểm nghiệm làm cơ
sở pháp lý giải quyết sau này
Trang 18- Trường hợp giao thiếu hàng nếu khách hàng phát hiện kiểm tra thấy đúng thì thủ khophải giao đủ, giao đúng cho họ không được dây dưa kéo dài thời gian.
• Tổ chức kiểm kê hàng hóa
Kiểm kê hàng hóa là quá trình kiểm đếm và ghi chép toàn bộ dữ liệu hàng hoavào danh mục kiểm kê Kiểm kê hàng hóa giúp nhận thấy:
- Hàng hóa, nguyên liệu dự trữ có đúng loại hay không?
- Đủ số lượng hay không?
- Đảm bảo chất lượng hay không?
- Giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong quản lý dự trữ
Có một số loại kiểm kê chính sau:
- Kiểm kê thường xuyên: là hình thức kiểm kê hàng ngày nhằm xác định số lượng, chấtlượng hàng hóa vào cuối ngày
- Kiểm tra đột xuât: hình thức kiểm tra đột xuất không có quy định trước nhằm kiểm tra
về thông tin về dự trữ hàng hóa để đảm bảo quyết định của nhà quản trị dự trữ đượcchính xác hơn
- Kiểm kê định kỳ: là hình thức kiểm kê được ấn định thời gian tuần, tháng, quý, năm
Việc quyết định tần suất kiểm kê phụ thuộc vào chính sách của doanh nghiệp vìhoạt động kiểm kê tốn kém thời gian và chi phí của doanh nghiệp.Trong một số trườnghợp có thể gây ra gián đoạn quá trình kinh doanh
1.2.3 Theo dõi và quản lý hàng hóa dự trữ về mặt giá trị
• Phương pháp tính theo giá mua
Hàng hóa dự trữ sẽ được hạch toán theo giá mua vào thực tế phương phápnày cho phép tính đúng số vốn còn tồn đọng trong kho, nhưng rất khó thựcv hiện trênthực tế, bởi vì không phải lúc nào cũng có thể phân định chính xác hàng hóa dự trữnào được mua với giá nào
• Phương pháp tính theo giá mua bình quân gia quyền
Phương pháp này được áp dụng trên thực tế bời vì dựa vào sổ sách người ta dễdàng tính được giá mua bình quân gia quyền
Trang 19Giá mua bình quân gia quyền bằng giá trị hàng hiện có cộng với giá trị hàngnhập kho chia cho tổng lượng hàng tồn kho hiện có và lượng hàng nhập vào.
• Phương pháp tính theo lô
- Phương pháp nhập trước xuất trước
Người ta giả định hàng hóa xuất kho theo thứ tự nhập vào Như vậy hàng hóa dựtrữ sẽ được tính vào những lô nhập sau cùng và được tính theo giá mua vào của lô đó
- Phương pháp nhập sau xuất trước
Theo phương pháp này thì hàng hóa dự trữ thuộc những lô đầu tiên và phải hạchtoán theo giá của những lô đó
Các phương pháp hạch toán hàng hóa dự trữ chỉ lien quan đến vấn đề định giáchứ không lien quan đến mặt hiện vật.Các chính sách của doanh nghiệp sẽ chi phốiđến mặt hàng nào sẽ được đưa vào tiêu thụ ngay khi có yêu cầu Lợi nhuận của doanhnghiệp được tạo ra do giá bán cao hơn tổng chi phí để có được hàng hóa Hạch toánhàng hóa dự trữ là nhằm tính toán chính xác hơn chi phí đó
Các phương pháp hạch toán “ Nhập trước – Xuất trước” và “ Nhập sau – Xuấttrước” được áp dụng nhiều hơn ở các doanh nghiệp có dự trữ hàng hóa lớn và thờigian lưu kho lâu
1.2.4 Ứng dụng tin học trong quản lý dự trữ hàng hóa
• Thẻ kho
Thẻ kho là công cụ dùng để ghi toàn bộ dữ liệu dự trữ gồm các phần:
- Ghi tên mô tả từng loại hàng hóa và nguyên liệu
- Đơn giá mua hàng
- Đơn giá từng loại mặt hàng
- Điểm đặt hàng bổ sung
- Lượng hàng dự trữ ban đầu
- Thời điểm cần đặt mua thêm
- Toàn bộ số lượng hàng bị hỏng
- Toàn bộ số lượng hàng mua thêm
- Toàn bộ số hàng đã được bán
Trang 20• Mã số và mã vạch
Là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt mà máymóc có thể đọc được.Có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học nhằm nâng caohiệu quả, công suất trong trong bán hàng Mã số hàng hóa có những tính chất sau:
- Là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa, mỗi một loại hàng hóa được nhận diện bởimột dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hóa
- Bản thân mã số chỉ là số đại diện cho hàng hóa không liên quan đến đặc điểm hànghóa Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hóa, trên mã số cũngkhông có giá cả của hàng hóa
- Hiện nay, thương mại trên toàn thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hóasau:
+Hệ thống UPC( UNIVERSAL PRODUCT CODE) là hệ thống thuộc quyềnquản lý của hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC, được sử dụng ở Mỹ và Canada từ năm
1970 đến nay
+Hệ thống EAN ( European Aticle Number) được thiết lập bởi các nhà sang lập
12 nước châu Âu , được sử dụng từ năm 1974 đến nay và đã lan ra khắc các nước trênthế giới
• Phần mềm quản trị dự trữ hàng hóa
Nhằm giảm bớt công tác hành chính nó cho phép nhanh chóng lập và tổnghợp các loại báo cáo sau:
- Báo cáo chi tiết và tổng hợp hàng nhập
- Báo cáo chi tiết và tổng hợp hợp hàng xuất
- Báo cáo chi tiết và tổng hợp hàng tồn kho
- Báo cáo giá trị hàng tồn kho
- Kế hoạch bán hàng và mua hàng của doanh nghiệp Kế hoạch bán hàng và
mua hàng là căn cứ quan trọng nhất để xác định nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp Nhucầu dự trữ phải đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ hoạt động bán hàng Tương thích với
Trang 21từng loại kế hoạc bán hàng và mua hàng, doanh nghiệp sẽ xác định kế hoạch dự trữtương ứng.
- Chính sách mua hàng của doanh nghiệp Chính sách mua hàng của doanh
nghiệp quan hệ chặt chẽ với nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp ápdụng chính sách mua hàng đúng thời điểm, lượng dự trữ sẽ ở mức thấp nhất ( đi liềnvới mô hình dự trữ đúng thời điểm ) Ngược lại, nếu doanh nghiệp mua hàng theo lôlớn nhằm đầu cơ, tích trữ khai th ác các cơ hội thị trường vì giá cả mua hàng có thểgia thăng , khi đó lượng hàng dự trữ sẽ gia tăng tương ứng
- Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp Nguồn lực tài chính ảnh hưởng tới quy
mô, trình độ dực trữ và điều kiện cơ sở vật chất kho bãi Nếu doanh nghiệp lượng vốnlưu động lớn thì có thể tăng mức dự trữ của mình nhămg bình ổn giá cả đầu vào.Ngoài ra, với nguồn lực tài chính lớn, doanh nghiệp sẽ gia tăng khả năng dự trữ thôngqua đầu tư cơ sở hạ tầng kho bãi
Một số doanh nghiệp có nguồn lực tài chính tốt có thể tiến hành đầu tư vào khâusản xuất Khi đó nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp bao gồm cả dự trữ nguyên vật liệuđầu vào sản xuất và thành phẩm
-Điều kiện cơ sở hạ tầng kho bãi Với rất nhiều loại hàng hóa đòi hỏi phải có cơ
sở vật chất dự trữ chuyên biệt thì yếu tố cơ sở hạ tần kho bãi đóng vai trò then chốttrong xác định nhu cầu dự trữ Điều kiện cơ sở hạ tầng kho bãi được hiểu là khả năngđáp ứng nhu cầu dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp Bao gồm hệ thống cơ sở vật chấtcủa doanh nghiệp và khả năng đi thuê ngoài
-Trình độ quản lý cung ứng của doanh nghiệp Trình độ quản lý của doanh
nghiệp bao gồm trình độ của đội ngũ nhân sự tham gia vào quá trình quản trị cung ứnghàng hóa và mức độ tin học hóa của hệ thống quản trị dự trữ của doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp có trình độ quản lý cung ứng của doanh nghiệp tốt, lượng hàng dự trữ cóthể giảm thiểu
1.3.2 Các yếu tố khách quan
-Khả năng cung ứng của thị trường: Khả năng cung ứng của thị trường là khả
năng doanh nghiệp được đáp ứng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ đảm bảo thực hiện kếhoạc bán ra của mình Trong nhiều trường hợp, hàng hóa trên thị trường khan hiếm,hoặc cung ứng trên thị trường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp về thời
Trang 22gian, chất lượng, giá cả, dịch vụ đi kèm… thì doanh nghiệp phải có phương án giatăng dực trữ dự phòng nhằm tránh rủi ro và gián đoạn hoạt động kinh doanh.
-Tình hình biến động giá cả trên thị trường: Nếu giá cả hàng hóa ít có biến
động, doanh nghiệp không cần thiết phải gia tăng mức dự trữ Ngược lại, nếu giá cả có
xu hướng gia tăng, doanh nghiệp có lợi hơn khi gia tăng dự trữ nhằm bình ổn giá đầuvào của mình
-Quan hệ với nhà cung cấp: Mối quan hệ ràng buộ với nhà cung cấp quyết định
mức dự trữ Doanh nghiệp có quan hệ tốt với nhà cung ứng thì có thể hạ thấp mức dựtrữ Ngược lại, một định mức dự trữ thấp đi với mối quan hệ không tốt và chắc chắnvới nhà cung cấp thì rủi ro gán đoạn hàng dự trữ sẽ rất cao
Nhà cung cấp có thể bán chịu cho doanh nghiệp hoặc đưa ra một số ưu đãi khimua lô lớn thì doanh nghiệp cũng có khả năng tăng khả năng dự trữ
-Tính thời vụ trong kinh doanh: Với hàng hóa có tính thời vụ, doanh nghiệp
phải áp dụng định mức dự trữ thời vụ Cụ thể một số tình huống thời vụ thường xảy rabao gồm:
+ Nguồn hàng có tính thời vụ, tiêu dùng mang tính ổn định Doanh nghiệp muahàng dự trữ phục vụ bán hàng cho cả thời kỳ sau đó Mức dự trữ do đó là cao nhất.+ Nguồn hàng thời vụ, tiêu dùng thời vụ Mức dự trữ là cao nhất nhưng trongthời gian ngắn
+ Nguồn hàng ổn định, tiêu dùng thời vụ Mức dự trữ gia tăng dần và đạt caonhất vào thời điểm bắt đầu vào thời vụ riêng
-Các nhân tố khác: Các nhân tố có thể bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường
vĩ mô như biến động công nghệ, luật pháp, thuế quan,…
Nếu công nghệ biến đổi nhanh, doanh nghiệp giảm thiểu dữ trữ hàng hóa tránhlạc hậu Ngược lại, nếu công nghệ ổn định, doanh nghiệp có thể nhập khối lượng hànglớn để khai thác các ưu đãi về giá thành mua vào
Trong một số trường hợp, các biến động về pháp luật như cấm hoặc khuyếnkhích kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến mức dự trữ Cácthay đổi về thuế và các rào cản kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung ứng vàgiá thành hàng mua Do vậy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp
Trang 23CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC
DỰ TRỮ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NAM SƠN2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH dược phẩm Nam Sơn được thành lập từ năm 2007 Khởi nguồn
từ nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu dược học cổ truyền Việt Nam, Nam Sơn đãtrở thành nhà sản xuất, phân phối lớn các sản phẩm đông dược có gốc thiên nhiên
Trang 24Trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm nângcao vị thế cũng như mang hình ảnh của mình đến với công chúng như: Nhãn hàng ĐàoHồng Đơn tài trợ chương trình quỹ trái tim vàng, tài trợ cuộc thi Hoa hậu 2012, songhành cùng giai điệu Phương Nam lần thứ 14,
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng của công ty đó là nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ hiện đại,xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp, quản trị tiên tiến nhằm đem lại cho ngườidùng những dược phẩm chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý
Nhiệm vụ của công ty đó là mọi hoạt động kinh doanh đều hướng tới lợi ích cộngđồng, hỗ trợ các hoạt động xã hội thiết thực, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệsạch, giữ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trong sản xuất dược
2.1.3 Sơ đổ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm 5 phòng ban như Hình 1.1 dưới đây:
Trang 26Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Trang 27Công ty có một cơ cấu tổ chức theo mô hình chức năng với 5 phòng ban có 5trưởng phòng chịu trách nhiệm chính và chịu quản lý trực tiếp từ giám đốc Với đặcđiểm kinh doanh mặt hàng chủ yếu là dược phẩm, sơ đồ cơ cấu tổ chức này có ưu,nhược điểm
• Ưu điểm: chuyên môn hóa trong các hoạt động của công ty, tập trung được năng lựctrong các hoạt động quản lý chuyên sâu đơn giản hóa việc đào tạo khi cần thiết
• Nhược điểm: có nhiều nhà quản trị trung gian, thiếu sự phối hợp giữa các phòng banchức năng, phân tán trách nhiệm
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh
Công ty TNHH dược phẩm Nam Sơn hoạt động kinh doanh chủ yếu trong cáclĩnh vực:
• Sản xuất và mua bán thiết bị y tế, vật tư y tế tiêu hao
• Kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng và thực phẩm khác
• Sử dụng và mua bán nguyên liệu làm thuốc
• Mua bán mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp
• Kinh doanh dược phẩm thành phẩm
Trong đó lĩnh vực kinh doanh dược phẩm và thực phẩm chức năng đóng vai tròchủ đạo
2.1.5 Tình hình sử dụng lao động
• Số lượng, chất lượng lao động của Công ty
Số lượng, chất lượng lao động của Công ty qua các năm (2011-2013) nhìn chungkhông có thay đổi nhiều, thể hiện ở Bảng 1.1: