1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA NHÀ HÀNG HƯƠNG SEN-CÔNG TY TNHH TM&DV HÙNG NGUYÊN

36 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 238,04 KB

Nội dung

Các yếu tố môi trường kinh doanh hiện nay của nhà hàng như thị trường cung ứng, giá các mặt hàng, thị trường tiêu thụ, nhu cầu tiêu dùng … có nhiều diễn biến bất lợi đe dọa hiệu quả quả

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: Quản trị tài hàng tồn kho của Nhà hàng Hương

Sen-công ty TNHH TM&DV Hùng Nguyên

Sinh viên thực tập: Trịnh Mạnh Hùng- MSV:12F180033- Lớp SB16EGiáo viên hướng dẫn: GVC, Ths Phạm Tuấn Anh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên em xin gửi lời cám ơn trân thành nhất đến BGH nhà trường và toàn

thể quý thầy cô của trường Đại học Thương Mại đặc biệt là quý thầy cô của khoa Tài

chính-Ngân hàng, những người đã có công truyền đạt cho các thế hệ sinh viên những kiến thức về chuyên môn cũng như kiến thức xã hội giúp cho chúng em có được những kiến thức quý báo làm hành trang bước vào đời Với lòng biết ơn sâu sắc nhất em xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe dồi dào và thành công trong sự nghiệp trồng người Kính chúc khoa Tài chính-Ngân hàng ngày càng có nhiều thành quả trong giảng dạy Chúc trường Đại học Thương Mại ngày càng vững mạnh trong hệ thống giáo dục Và em cũng không quên gửi một lời cám ơn chân thành nhất đến thầy Phạm Tuấn Anh, người thầy đã giúp đỡ, truyền đạt cho em thật nhiều kiến thức chuyên môn Thầy cũng đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình Một lần nữa, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự chi bảo tận tình và những ý kiến đóng góp xác đáng của thầy đã giúp em hoàn thành khóa luận trong thời gian qua

Trang 3

MỞ ĐẦU

Lý do lựa chọn đề tài

Đề tài này được tôi lựa chọn vì các lý do sau:

Tại nhà hàng Hương Sen, hàng tồn kho thời gian vừa qua là tương đối cao, tăng dần và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động Tuy vậy nhưng mô hình và chính sách quản lý hàng tồn kho lại không đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của nhà hàng Do vậy mà nhà hàng đã không thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả quản trị hàng tồn kho

Các yếu tố môi trường kinh doanh hiện nay của nhà hàng như thị trường cung ứng, giá các mặt hàng, thị trường tiêu thụ, nhu cầu tiêu dùng … có nhiều diễn biến bất lợi

đe dọa hiệu quả quản trị hàng tồn kho của nhà hàng.

Đối với tôi, việc chọn đề tài này là phù hợp với chuyên ngành đào tạo, phù hợp với mức độ yêu cầu của một bài khóa luận tốt nghiệp Đề tài đề cập đến quản trị hàng tồn kho, một vấn đề mà còn khá nhiều doanh nghiệp đang gặp phải khó khắn trong khâu quản lý

Trang 4

Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về công tác quản lý hàng tồn kho tại Nhà hàng Hương Sen Vận dụng những kiến thức học được trên lý thuyết vào thực tế, để xem giữa lý thuyết và thực tiễn có sự khác nhau như thế nào

Phân tích các nhân tố môi trường tác động đến công tác quản trị hàng tồn kho của Nhà hàng Để từu đó nhận thấy tầm ảnh hưởng của các nhân tố này tới công tác quản trị hàng tồn kho

Phát hiện được các ưu điểm, nhược điểm, các mặt hạn chế, nguyên nhân của các tồn tại trong quản trị hàng tồn kho tại Nhà hàng Từ đó tìm ra mô hình quản trị hàng tồn kho tối ưu góp phần làm giảm chi phí tồn kho cho nhà hàng, cũng như nâng cao hiệu quả trong việc quản lý hàng tồn kho

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

+ Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Nhà hàng Hương Sen, Công ty TNHH TM&DV Hùng Nguyên

+ Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động tới quản trị hàng tồn kho tại Nhà hàng Hương Sen, Công ty TNHH TM&DV Hùng Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt không gian: khóa luận được nghiên cứu tại Nhà hàng Hương Sen, Công ty TNHH TM&DV Hùng Nguyên + Về mặt thời gian: trong 3 năm từ 2011 đến 2013

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu

Trang 5

- Số liệu sơ cấp: thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nhân viên trong Nhà hàng Trực tiếp đến kho của Nhà hàng quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế.

- Số liệu thứ cấp:

+ Tham khảo sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

+ Thu thập số liệu thực tế tại phòng kế toán của Nhà hàng Phương pháp xử lý số liệuTổng hợp, so sánh và phân tích các số liệu thu thập được

Phương pháp suy luận: sử dụng phương pháp suy diễn Dựa vào các lý thuyết có liên quan đến quản trị hàng tồn kho, các yếu tố tác động đến quản trị hàng tồn kho nhằm lý giải các vấn đề đặt ra trong thực tiễn quản trị hàng tồn kho tại Nhà hàng Hương Sen

- Các phương pháp sử dụng trong phân tích: sử dụng phương pháp phân tích nhân tố,

sử dụng mô hình SWOT

- Các phương pháp xử lý thông tin: đối với bài khóa luận này, tôi sử dụng các phương pháp thống kê như: tổng hợp, phân tích, sử dụng các chỉ tiêu, chỉ số, số liệu… đối chiếu giữa các năm để nhận thấy sự thay đổi.

Kết cấu khóa luận

Kết cấu khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết về quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp

Chương 2 Thực trạng quản trị hàng tồn kho của nhà hàng Hương Sen-Công ty TNHH TM&DV Hùng Nguyên

Chương 3 Các phát hiện và hướng giải quyết

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA

DOANH NGHIỆP

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho

Theo giáo trình “Quản trị dự trữ” của tác giả Võ Thị Tuyết thì

Hàng tồn kho là nguồn vật lực nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở hiện tại và trong tương lai

1.1.2 Các loại hàng tồn kho

• Tồn kho nguyên vật liệu

Tồn kho nguyên vật liệu là những tài sản lưu động của doanh nghiệp phục

vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai

(Quản trị dự trữ-Võ Thị Mai)

• Tồn kho sản phẩm dở dang

Tồn kho các sản phẩm dở dang là các mặt hàng mà hiện đang còn nằm tại một công đoạn, có thể đang nằm trung chuyển giữa các công đoạn, hoặc có thể đang được cất giữ tại một nơi nào đó, chờ bước tiếp theo trong quá trình sản xuất

Trang 7

1.2 Các mô hình quản trị hàng tồn kho

1.2.1 Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế

Giả thiết:

Mức sử dụng xác định và đều Giá đơn vị hàng hóa không thay đổi theo quy mô đặt hàng Toàn bộ khối lượng hàng hóa giao cùng thời điểm Thời gian tính vừa đủ do đó khi hàng đến mức tồn kho = 0 không gây thiếu hụt Chi phí đặt hàng và 1 đơn hàng không phụ thuộc vào quy mô đặt hàng Chi phí tồn kho là tuyến tính theo số lượng mặt hàng tồn kho.

0 T T T Thời gian

Hình 1.1: Tình hình tồn kho theo thời gian

Trang 9

1.2.2 Mô hình số lượng đặt hàng theo sản xuất

Mô hình POQ sẽ được áp dụng khi:

Lượng hàng được đưa đến một cách liên tục Hàng được tích lũy dần trong một thời kỳ sau khi đơn đặt hàng được ký kết Những sản phẩm vừa được sản xuất vừa bán ra một cách đồng thời, như thế chúng ta phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất và cung ứng Vì mô hình POQ đặc biệt thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người đặt hàng nên được gọi là: Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất Mô hình tồn kho được xây dựng dựa trên các giả thiết:

- Nhu cầu phải biết trước và không thay đổi

- Phải biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng và thời gian

đó không thay đổi

- Sản lượng của một đơn hàng thực hiện trong nhiều chuyến hàng và hoàn tất sau khoảng thời gian t

- Không tiến hành khấu trừ theo sản lượng

- Chỉ có duy nhất hai loại chi phí biến đổi là chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ (holding costs)

- Sự thiếu hụt trong kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn hàng được thực hiện đúng thời gian Mô hình này các giả thiết khác đều giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến làm nhiều chuyến Ta gọi:

Q – Là sản lượng của đơn hàng

H – Chi phí tồn trữ cho một đơn vị tồn kho mỗi năm

S – Chi phí đặt hàng của một lần đặt hàng

D – Nhu cầu hàng năm của hàng tồn kho

P – Mức độ cung ứng hàng ngày

d – Nhu cầu sử dụng hàng ngày

t – Thời gian cung cấp

Trang 10

Mức tồn kho bình quân

Chi phí tồn trữ mỗi đơn vị tồn kho trong năm

= x

Trang 11

Mức tồn kho tối đa

2

Mức tồn kho bình quân =

Chi phí tồn trữ hàng năm

Chi phí tồn trữ mỗi đơn vị tồn kho trong năm

Mức tồn kho tối đa

2

=> = ×

Mức tồn kho tối đa = P.t − d.t

Mặt khác sản lượng một đơn hàng bằng tích số của số ngày cung ứng với lượng cung ứng trong mỗi ngày

Q = P.t

Q

Khi thế vào công thức ta có:

Mức tồn kho tối đa = P x P

Q

– d x P Q

1

Trang 12

Để tìm được sản lượng tối ưu ta sẽ cho:

Chi phí tồn trữ hàng năm = Chi phí đặt hàng hàng năm

DS

1 2

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho

Nhân tố bên ngoài

- Đặc điểm thị trường cung ứng

Tại Hà Nội có các chợ đầu mối lớn cung cấp các loại nguyên liệu tươi sống phục

vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu của Nhà hàng như chợ đầu mối Long Biên, chợ đầu mối Cầu Diễn, chợ Nghĩa Tân… Đa phần nguồn nguyên liệu nhà hàng nhập tại chợ Càu Diễn và chợ Nghĩa Tân Đối với một số loại nguyên liệu đặc biệt ở hai chợ đó không có thì nhà hàng lấy tại chợ Long Biên Tất cả nguồn nguyên liệu khi mua đều được kiểm tra kỹ càng và đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

- Đặc điểm thị trường tiêu thụ

Trang 13

Nhà hàng được đặt tại thành phố Hà Nội, trên trục đường chính, gần kề với Trung tâm hội nghị Quốc gia, khu tổ hợp thể thao Mỹ Đình Hàng năm khu vực này tiếp nhận hàng triệu lượt khách từ trong nước và ngoài nước Ngoài tập khách hàng quen thuộc, khách vãng lai, khách dự hội tiệc, hội thảo thì nhà hàng cũng đón tiếp cả các đoàn khách nước ngoài dự các sự kiện, hội thảo, các khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam.

Nhân tố bên trong

- Đặc điểm sản xuất, kinh doanh của Nhà hàng

Nhà hàng hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: Kinh doanh ăn uống, phục vụ các món ăn Á theo yêu cầu của khách hàng, phục vụ cơm văn phòng, nhận đặt tiệc cưới, tiệc liên hoan, tiệc hội nghị, tiệc buffet Các dịch vụ bổ sung khác: Cho thuê trang thiết bị phục vụ tiệc, tổ chức tiệc lưu động, cho thuê mặt bằng không gian nhà hàng để tổ chức tiệc

- Trình độ nguồn nhân lực

Đội ngũ nhân viên của nhà hàng đều tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng Đa số đều đang trẻ, năng động, nhiệt tình và yêu nghề, mang trong mình sức bật của thế hệ trẻ 8X, đang lao động miệt mài góp sức xây dựng nhà hàng ngày càng phát triển lớn

mạnh, dành được nhiều sự quan tâm và ưu ái của người tiêu dùng Bên cạnh đó là các cán bộ chủ chốt lâu năm, đã có nhiều kinh nghiệm

Trang 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA

NHÀ HÀNG HƯƠNG SEN-CÔNG TY TNHH TM&DV HÙNG NGUYÊN 2.1 Khái quát về Nhà hàng Hương Sen

2.1.1 Khái quát chung về nhà hàng Hương Sen

Nhà hàng Hương Sen thuộc sự quản lý của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ Hùng Nguyên, địa chỉ: Số 269 Đỗ Đức Dục – Mễ Trì – Mỹ Đình – Hà Nội Nhà hàng kinh doanh các lĩnh vực sau:

+ Kinh doanh ăn uống: Nhà hàng phục vụ các món ăn Á theo yêu cầu của khách hàng, phục vụ cơm văn phòng, nhận đặt tiệc cưới, tiệc liên hoan, tiệc hội nghị, tiệc buffet + Các dịch vụ bổ sung khác: Cho thuê trang thiết bị phục vụ tiệc, tổ chức tiệc lưu động, cho thuê mặt bằng không gian nhà hàng để tổ chức tiệc

Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý nhà hàng Hương Sen

Quản lý nhà hàng

Trang 15

Bộ phận Lễ tân Bộ phận Tiếp phẩm

(Nguồn: Trích theo số liệu bộ phận nhân sự Nhà hàng Hương Sen)

2.1.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Nhà hàng Hương Sen

Bảng cân đối kế toán của nhà hàng Hương Sen năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Trang 16

2011 2012 2013

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

Các khoản đầu tư tài

Trang 17

TÀI SẢN DÀI HẠN 11538 10971 15899 -567 -4,91 4928 44,92Tài sản cố định hữu

Trang 18

Vốn đầu tư của chủ

Lợi nhuận sau thuế

Trang 19

với 2012 và 2011 Tỷ trọng TSNH và TSDH trong cơ cấu tài sản là chỉ tiêu quan trọng phản ánh ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của nhà hàng Nhà hàng Hương Sen cũng phản ánh rõ điều đó thông qua cơ cấu tài sản của nhà hàng qua các năm

Cụ thể:

Biểu đồ 1: Diễn biến TSNH và TSDH của nhà hàng qua các năm

(Nguồn: trích số liệu báo cáo kết quả kinh doanh nhà hàng Hương Sen năm 2011-2013)

Qua biểu đồ ta thấy: TSNH chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản Năm 2011, TSNH chiếm tỷ trọng 95,59% so với tổng tài sản Năm 2013, TSNH chiếm 95,19% so với tổng tài sản Cơ cấu tài sản phản ánh loại hình kinh doanh của nhà hàng, do đó với mỗi loại hình kinh doanh đều có một kết cấu tài sản đặc trưng Nhà hàng Hương Sen có TSNH chiếm tỷ trọng lớn, TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, do đó kết cấu tài sản mang đặc trưng của công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ là chủ yếu Nợ phải trả năm 2012 tăng 19,38% so với năm

2011 và đến năm 2013 tăng 2,35% so với năm 2012 Đáng chú ý, nhà hàng chỉ có

nợ ngắn hạn mà không có nợ dài hạn, khoản nợ ngắn hạn này có thể bị dồn ép nhiều dẫn đến nhà hàng không thanh toán kịp Nguyên nhân chủ yếu do đặc thù kinh doanh của nhà hàng là đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho khách hàng về đồ ăn, đồ uống, các dịch vụ tiệc cưới hội thảo, chính vì vậy nguồn vay ngắn hạn sẽ đáp ứng

Trang 20

nhanh nhu cầu về vốn cho nhà hàng phục vụ cho khách hàng sản phẩm nhanh nhất

và tốt nhất, nhà hàng sẽ thu hồi khoản phải thu này từ khách hàng để trả cho nơi cung cấp vốn ngắn hạn một cách kịp thời

Biều đồ 2: Tỷ trọng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn

vốn năm 2011-2013.

( Nguồn: trích số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của nhà hàng Hương Sen 3 năm)

Qua biểu đồ ta thấy, nợ phải trả năm 2011 chiếm 85,58% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2013 nợ phải trả có giảm chút ít so với năm 2011, nhưng lại tăng so với năm 2012 và chiếm tới 82,94% trong tổng nguồn vốn Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, số nợ phải trả tăng dần lên qua từng năm Nhà hàng cần quản lý và có chiến lược, phương hướng sử dụng số nợ đạt hiệu quả trong đầu tư vốn, tránh tình trạng ứ đọng vốn, xem xét trả các khoản nợ đúng hạn Để đánh giá tính hợp lý trong kết cấu nguồn vốn ta xem xét đến các chỉ tiêu tài chính Hệ số tự tài trợ năm 2011 là 0,14; năm 2012 hệ số tự tài trợ tăng lên 0,18; năm 2013 là 0,17 đó là biểu hiện cho mức độc lập về tài chính của nhà hàng đã được nâng cao, tuy nhiên ở mức 14%, 17% là vốn chủ sở hữu thì tính tự chủ về mặt tài chính là chưa cao, do đó trong các hoạt động kinh doanh, nhà hàng còn bị động và phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài, do đó trong tương lai nhà hàng cần nâng cao hệ số này hơn Phân tích khả năng sinh lời:

Bảng 4: Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời của nhà hàng Hương Sen (2011-2013)

Trang 21

(Nguồn: Số liệu tính toán dựa trên bảng cân đối kế toán của nhà hàng Hương

Sen)

Tỷ suất sinh lời của tải sản năm 2012 giảm còn 0,27 so với năm 2011 là 1,3 Sang đến năm 2013 đã tăng lên 0,5 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2011 điều này chứng tỏ nhà hàng chưa sử dụng hiệu quả tài sản hiện có của mình vào sản xuất kinh doanh Trong năm 2011, danh lợi vốn chủ sở hữu của nhà hàng là 9 tức là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 9 đồng lợi nhuận sau thuế Nhưng sang đến năm 2012 danh lợi vốn chủ sở hữu lại giảm đáng kể xuống còn 1,53 và tăng lên 2,95 vào năm 2013 nhưng vẫn nhỏ hơn so với năm 2011 Nhìn chung danh lợi vốn chủ sở hữu đã giảm đi sau 2 năm thể hiện nhà hàng chưa thực sự sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả

Qua phân tích tình hình tài chính của nhà hàng trên phương diện cơ cấu tài sản và

nguồn vốn thì cả tổng tài sản và tổng nguồn vốn đều tăng cho thấy kết cấu tài sản và nguồn vốn của nhà hàng là tương đối hợp lý Tuy nhiên hàng tồn kho tăng, các khoản phải trả, phải thu khách hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng

cao trong tổng tài sản và tổng nguồn vốn là điểm mà nhà hàng cần khắc

phục

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng 3 năm 2011-2013

Năm2013

2012-2011 2013-2012

Số tương Số tuyệt Số Số

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w