Một trong nhữngnguồn vốn huy động quan trọng là tiền gửi tiết kiệm TGTK, nguồn này ngày càngchiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và vì thế ngày càng đóng vai tròquan trọng tr
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng củabản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo, các anh chị trong đơn vịthực tập, gia đình và bạn bè… Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban lãnh đạo NHTM CP Tiên Phong - Chi Nhánh Hoàn Kiếm, các anh chịphòng kế toán và ngân quỹ cũng như các phòng ban khác đã tại điều kiện thuận lợi cho
em được thực tập công tác thực tế, học hỏi kinh nghiệm và giúp đỡ em trong quá trìnhthực tập
Các thầy cô giáo trong khoa Tài chính – ngân hàng đã trang bị cho em kiến thứcchuyên môn cần thiết cho khóa luận
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót và giúp
đỡ em để em có thể hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này
Em cũng xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè và những người thân đã luônquan tâm, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp của mình
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu trong quá trình thực tập và nghiên cứu
đề tài này, nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên Khóaluận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Chính vì vậy, em rất mong nhậnđược sự đánh giá của các thầy giáo, cô giáo để Khóa luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quang Hào
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1
2 Xác lập tuyên bố vấn đề trong đề tài 2
3 Các mục tiêu nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp thu thập dữ liệu 2
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NHTM 4
1.1 NHTM và nguồn vốn của NHTM 4
1.1.1 Khái niệm NHTM 4
1.1.2 Nguồn vốn của NHTM 4
1.1.2.1 Vốn chủ sở hữu 4
1.1.2.2 Vốn huy động 5
1.1.2.3 Vốn đi vay 7
1.2 Huy động vốn TGTK của NHTM 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2 Đặc điểm và vai trò của vốn tiền gửi tiết kiệm tại NHTM 9
1.2.2.1 Đặc điểm vốn tiền gửi tiết kiệm tại NHTM 9
1.2.2.2 Vai trò vốn tiền gửi tiết kiệm tại NHTM 9
1.2.3 Các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm 10
1.2.3.1 Phân loại theo kỳ hạn của TGTK 10
1.2.3.2 Phân theo loại tiền mang gửi tiết kiệm 11
1.2.3.3 Căn cứ theo chủ thể gửi tiết kiệm 11
1.2.4 Các yêu cầu đặt ra trong huy động tiền gửi tiết kiệm 13
Trang 31.2.4.1 Tính ổn định của nguồn vốn 13
1.2.4.2 Cơ cấu vốn huy động trong mối quan hệ tương quan với sử dụng vốn 13
1.2.4.3 Thanh toán gốc và lãi TGTK 14
1.2.4.4 Quy chế bảo hiểm tiền gửi 14
1.3 Kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng 15
1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động TGTK 15
1.3.1.1 Chỉ tiêu định tính 15
1.3.1.2 Chỉ tiêu định lượng 16
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn TGTK 19
1.3.2.1 Nhân tố khách quan 19
1.3.2.2 Nhân tố chủ quan 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NHTMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 23
2.1 Tổng quan về NHTM CP Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển củaNHTM CP Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm 23
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của NHTMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm 23
2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm 23
2.1.2.2 Cấu tổ chức NHTM CP Tiên Phong – Chi Nhánh Hoàn Kiếm 25
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 27
2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm 27
2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn 29
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 31
2.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm 32
2.2.1 Các sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm 32
Trang 42.2.1.1 Tiết kiệm lĩnh lãi đầu kỳ 32
2.2.1.2 Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ 33
2.2.1.3 Tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ 34
2.2.1.4 Tiết kiệm rút gốc linh hoạt 34
2.2.1.5 Tiết kiệm kỳ hạn ngày 35
2.2.2 Các kênh huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm 36
2.2.3 Kết quả huy động TGTK của NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm 37
2.2.3.1 Về tăng trưởng quy mô vốn tiền gửi huy động 37
2.2.3.2 Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn 39
2.2.3.2 Cơ cấu và biến động của các hình thức huy động TGTK phân theo loại tiền 44
2.3 Đánh giá chung về thực trạng huy động TGKT của NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm 45
2.3.1 Kết quả đạt được 45
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 46
2.3.2.1 Hạn chế 46
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NHTM CP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 50
3.1 Định hướng huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm 50
3.2 Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM CP Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm 50
3.2.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hình thức huy động TGTK 51
3.2.2 Sử dụng linh hoạt chính sách lãi suất 51
3.2.3 Khai thác một cách hiệu quả tiềm năng của mọi đối tượng khách hàng 52
3.2.4 Phát triển bộ phận marketing trong chi nhánh 53
3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm 54
3.2.6 Tăng cường và nâng cao hiệu lực các chiến lược cạnh tranh mới 55
Trang 53.3 Một số kiến nghị với hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm 56
3.3.1 Kiến nghị với NHTM CP Tiên Phong 56
3.3.2 Kiến nghị với NHNN 57
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 6DANH M C B NG BI U ỤC BẢNG BIỂU ẢNG BIỂU ỂU
Bảng 2.1: Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Tiên Phong – Chi
nhánh Hoàn Kiếm 27
Bảng 2.2: Khối lượng huy động vốn thực tế 29
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng 31
Bảng 2.4: Quy mô vốn tiền gửi huy động tại NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm 37
Bảng 2.5 Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm 40
Bảng 2.6: Quy mô tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Tiên Phòng - Chi nhánh Hoàn Kiếm theo kỳ hạn gửi tiền 42
Bảng 2.7: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động tại NHTM CP Tiên Phong – Chi Nhánh Hoàn Kiếm 3 năm 2011-2012-2013 44
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ Đồ 1: cơ cấu tổ chức phòng ban Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm 25
Biểu đồ 2.1: Doanh thu chi phí và lợi nhuận sau thuế 27
Biểu đồ 2.2: Khối lượng huy động vốn thực tế 29
Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng 3 năm 2011, 2012, 2013 31
Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn tiền gửi huy động tại NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm 38
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Cùng với sự hội nhập và phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam bêncạnh những khó khăn, khủng hoảng mà nền kinh tế nói chung đang gặp phải, các ngânhàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng cạnh tranh quyết liệt với nhaucũng như với các ngân hàng nước ngoài trên tất cả các phương diện nhằm nắm vữngthị phần và mở rộng hoạt động của mình Một trong những phương diện đóng vai tròquyết định đối với quá trình hoạt động kinh doanh của các NHTM chính là hoạt độnghuy động vốn.Vốn là cơ sở, nền tảng để tổ chức mọi hoạt động trong nền kinh tế Phảihuy động được vốn mới có nguồn vốn để cho vay, đầu tư, mở rộng hoạt động kinhdoanh, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và quy mô, thực hiện các loại hình kinhdoanh đa năng trên thị trường, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả, khẳngđịnh và nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường Để có thể tận dụng, khai tháctriệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, ngân hàng phải thường xuyên chăm lotới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình Một trong nhữngnguồn vốn huy động quan trọng là tiền gửi tiết kiệm (TGTK), nguồn này ngày càngchiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và vì thế ngày càng đóng vai tròquan trọng trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng.Tuy nhiên việc huy động tiềngửi tiết kiệm của ngân hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như: chịu nhiều cạnh tranh từcác chủ thể khác trong nền kinh tế cũng tiến hành hoạt động huy động tiền gửi tiếtkiệm: các ngân hàng khác, các công ty bảo hiểm, bưu điện…
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm hoạt độngtrong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động huy động vốn bằng TGTK cũng đóng vai trò quantrọng trong hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh, nhất là trong giai đoạn diễnbiến thị trường lãi suất nhiều thay đổi, bất ổn
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn TGTK cũng nhưnhững khó khăn mà NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm đang gặp phải,
sau thời gian tiếp xúc thực tế tại Ngân hàng, em đã chọn đề tài “ Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình Như vậy có thể nói đây là đề tài phù hợp với thực tiễncủa doanh nghiệp và phù hợp với chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại
Trang 92 Xác lập tuyên bố vấn đề trong đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là hoạt động huy động vốn tiền gửi tiếtkiệm
Khách thể nghiên cứu: NHTM CP Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn
đề tìm hiểu hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm còn hạn chế từ đó đề xuất một sốgiải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn Quận HoànKiếm
3 Các mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa một số lí luận cơ bản về NHTM và huy động tiền gửi tiết kiệmtại NHTM
Phân tích thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHTM CP Tiên Phong Chi nhánh Hoàn Kiếm
-Đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngânhàng này trong thời gian tới
- Chi nhánh Hoàn Kiếm
5 Phương pháp thu thập dữ liệu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình viết khóa luậnlà: thống kê, tổng hợp, phân tích, điều tra
Phương pháp thu thập số liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được sửdụng từ nhiều nguồn khác nhau:
Nguồn dữ liệu bên trong ngân hàng gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kếtquả kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012 và 2013, các tài liệu về lịch sử hình thành vàphát triển của Chi nhánh, tài liệu nhân sự
Trang 10Nguồn dữ liệu bên ngoài ngân hàng: Các tạp chí, Website ngân hàng, sáchchuyên ngành, khóa luận, bài viết có liên quan
Phương pháp xử lý số liệu
Lập các bảng biểu, tính toán các chỉ số tài chính, rồi so sánh các số liệu giữacác năm về số tuyệt đối và tỷ trọng để tìm ra xu hướng biến động của hoạt động huyđộng vốn tiền gửi tại NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Phương pháp khác
Có thể sử dụng các bảng biểu, biểu đồ, hoặc mô hình phân tích thực trạng vàđánh giá tổng quát về tình hình nghiên cứu
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn,mục lục,danh mục chữ viết tắt, danh mụcbảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận gồm 4 chương:
Chương I: Một số lý luận cơ bản về huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân
hàng Thương mại
Chương II: Thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Chương III: Một số kết giải pháp nhằm tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm
tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Trang 11CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI
TIẾT KIỆM CỦA NHTM 1.1 NHTM và nguồn vốn của NHTM
1.1.1 Khái niệm NHTM
Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa:
Tổ chức tín dụng: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số
hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.”
Ngân hàng: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện
tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.”
Ngân hàng thương mại: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.”
1.1.2 Nguồn vốn của NHTM
Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huyđộng được để cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ ngân hàng Nguồn vốn củaNHTM bao gồm:
1.1.2.1 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, đó là nguồn tiền đượcđóng góp chủ yếu bởi người chủ ngân hàng Vốn chủ sở hữu của ngân hàng bao gồmnhiều loại khác nhau và được phân thành vốn cấp 1 và vốn cấp 2 Trong đó: Vốn cấp 1(vốn cơ bản) được xem là sức mạnh và tiềm lực thực sự của ngân hàng; Vốn cấp 2(vốn bổ sung) được giới hạn tối đa bằng 100% vốn cấp 1
Vốn cấp 1 bao gồm: vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tưphát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia, thặng dư vốn cổ phần được tính vào vốntheo quy định của pháp luật trừ phần dùng để mua cố phiếu quỹ
Vốn cấp 2 bao gồm: Quỹ dự phòng tài chung, giá trị tăng thêm của tài sản cốđịnh và tài sản tài chính được định giá theo quy định của pháp luật, các trái phiếuchuyển đổi và một số các công cụ nợ khác
Trang 12Do tính chất đặc thù trong kinh doanh Ngân hàng, nên số vốn chủ sở hữu chỉchiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của NHTM Song vốn chủ sởhữu của Ngân hàng lại đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn Đây là điềukiện cho sự ra đời và hoạt động của NHTM, là căn cứ để tính toán tỷ lệ an toàn trongkinh doanh của Ngân hàng.
1.1.2.2 Vốn huy động
Vốn huy động của NHTM dưới hình thức bằng tiền (nội tệ và ngoại tệ) và bằngvàng được phân loại theo công cụ huy động vốn bao gồm hai bộ phận: vốn huy động
từ tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá
Vốn huy động từ tiền gửi
Đây là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản nợ của các Ngân hàng Thương mại.Huy động tiền gửi là đặc trưng cơ bản trong kinh doanh của các ngân hàng Tiền gửibao gồm :
Tiền gửi thanh toán (thường không có kỳ hạn)
Đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụng để tiến hành
thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi khác phátsinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện Tiềngửi thanh toán thường được bảo quản tại ngân hàng trên hai loại tài khoản : tài khoảntiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai Đối với tài khoản tiền gửi thanh toán, việc rúttiền hoặc chi trả cho bên thứ ba được thực hiện bằng séc hay chuyển khoản Tài khoảnvãng lai là tài khoản có lúc dư Nợ có lúc dư Có Với tài khoản này, khách hàng còn cóthể được ngân hàng dáp ứng nhu cầu tín dụng trong một thời gian nhất định
Đứng trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn là một khoản nợ mà ngânhàng phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào Tuy nhiên, trong mỗi ngânhàng do có sự không khớp nhịp giữa xuất và nhập trên mỗi tài khoản tiền gửi thanhtoán của doanh nghiệp hay giữa các tài khoản của các doanh nghiệp làm cho nhập lớnhơn xuất, tạo nên tồn khoản mà ngân hàng được phép sử dụng một phần làm vốn kinhdoanh
Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền được uỷ thác vào ngân hàng trên cơ sở có sự thoả thuận về thời gianrút tiền giữa khách hàng và ngân hàng Như vậy, theo nguyên tắc khách hàng ký thác
Trang 13chỉ được rút ra khi đến hạn đã thoả thuận Đại bộ phận nguồn tiền gửi này có nguồngốc từ tích luỹ và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi Do đó,khác với tiền gửi không kỳ hạn yếu tố lãi suất có tác động rất lớn đến nguồn này Về
cơ bản, các khoản tiền có kỳ hạn không được sử dụng để tiến hành thanh toán như cáctài khoản chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai Thông thường, tiền gửi có kỳ hạn làcác khoản tiền gửi có thời hạn dài và có lãi suất cao
Tiền gửi có kỳ hạn giữ vai trò trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiếtkiệm.Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồnkhoản vào kinh doanh Để tăng cường khả năng huy động nguồn này, trước hết cácNHTM thường áp dụng nhiều kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu củacác loại khách hàng khác nhau Mỗi kỳ hạn ngân hàng thường áp dụng một mức lãisuất tương ứng, với nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao
Tiền gửi tiết kiệm
Ở các nước phát triển, trong các loại tiền gửi vào ngân hàng thì tiền gửi tiếtkiệm đứng ở vị trí thứ hai về mặt số lượng Tiền gửi tiết kiệm là khoản để dành của cánhân được gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi theo định kỳ
Tiền gửi tiết kiệm gồm có : tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nàosong không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khoản tiền có sự thoả thuận về thời hạn gửi vàrút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá
Các NHTM còn tăng cường nguồn vốn bằng cách phát hành các phiếu nợ như
kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu NHTM Các hình thức này ngày càng phổ biến và manglại những kết quả tốt
Phát hành các loại phiếu nợ
Trái phiếu và kỳ phiếu ngân hàng là những hình thức huy động vốn rất cơ động
và thoáng Bằng các công cụ này các ngân hàng có thể tạo ra một khối lượng vốn lớnnhư mong muốn một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách Điều nàyđặc biệt cần thiết khi nền kinh tế có lạm phát Các trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng đượcphát hành ra vừa có tác dụng duy trì khối lượng huy động vừa có tác dụng chống lạm
Trang 14phát Các NHTM phải trả lãi suất cao hơn cho các hình thức huy động này so với lãisuất tiền gửi huy động Như vậy, khi thực hiện huy động vốn dưới các hình thức này,các ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra để quyết định về khối lượng huy động, mức lãisuất và thời hạn, phương pháp huy động vốn Vốn này chỉ được huy động trong mộtthời gian nhất định, khi đã đủ khối lượng vốn theo dự kiến các ngân hàng sẽ ngừngviệc huy động (bán) kỳ phiếu, trái phiếu.
Tiền gửi khác
Ngoài hai loại tiền gửi trên tại các NHTM còn có thêm các khoản tiền gửi khác như:
Tiền gửi của TCTD khác
Tiền gửi của Kho bạc nhà nước
Tiền gửi của các đoàn thể xã hội…
Huy động vốn thông qua việc vay các NHTM , các tổ chức tín dụng và Ngânhàng Trung ương (huy động thông qua các hình thức vay vốn khác trên thị trường ):
Các NHTM khi xuất hiện trên thị trường để vay vốn thường do một số nguyênnhân cấp thiết như thiếu hụt dự trữ tại Ngân hàng Trung ương, thiếu tiền mặt nênngoài việc phát hành phiếu nợ, các NHTM có thể đi vay lẫn nhau giữa các ngân hàngtại những khoản dự trữ tại ngân hàng trung ương
Trong trường hợp vốn vay trên tiếp tục không đáp ứng được đủ nhu cầu sửdụng của NHTM thì NHTM sẽ đi vay của Ngân hàng Trung ương Trong quan hệ vớingân hàng Trung ương, các NHTM đóng vai trò là khách hàng thường xuyên và ngânhàng trung ương với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng đồng thời là người “cứucánh cuối cùng” đối với các NHTM
Bên cạnh nguồn vốn nêu trên, trong quá trình hoạt động các NHTM còn có thểtạo lập vốn cho mình từ nhiều nguồn khác:
Trang 15Vốn trong thanh toán:
Vốn trong thanh toán là số vốn có được do Ngân hàng làm trung gian thanhtoán trong nền kinh tế Trong khi công nghệ thanh toán của Ngân hàng ngày càng hiệnđại, quy trình thủ tục thanh toán được cải tiến thì thời gian của mỗi cuộc thanh toángiảm đi đáng kể, do đó vốn mà Ngân hàng có được trong mỗi khoản thanh toán cũnggiảm Nhưng do ngày càng có nhiều khách hàng mở tài khoản và thanh toán được thựchiện qua Ngân hàng ngày càng tăng, làm cho số vốn này có điều kiện gia tăng
Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức trong và ngoàinước cho các chương trình dự án phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội Đây là nguồnvốn mà ngân hàng có được do làm đại lý nhận ủy thác của các tổ chức trong và ngoàinước để thực hiện đầu tư cho những chương trình dự án Trong thời gian vốn đã đượcngân hàng tiếp nhận nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch hoặc vốn cho vay đã thuhồi về nhưng chưa dến hạn chuyển lại cho chủ đầu tư, Ngân hàng có được một số vốnkinh doanh Mặt khác khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ được hưởng hoahồng phí
Ngoài ra, Ngân hàng làm đại lý còn làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho cácdoanh nghiệp, cũng như thu hộ lợi tức đầu tư chứng khoán cho khách hàng…nhữngnghiệp vụ này cũng tạo thêm được nguồn vốn cho Ngân hàng
Các nguồn vốn khác của Ngân hàng có thể không nhiều, thời gian sử dụng đôikhi rất ngắn, nhưng điều đáng quan tâm là nguồn vốn này ngân hàng không phải tốnkém chi phí huy động nhưng lại có điều kiện phát triển các nghiệp vụ và dịch vụ ngânhàng khác, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng
1.2 Huy động vốn TGTK của NHTM
1.2.1 Khái niệm
Trong công tác huy động vốn của NHTM thì huy động vốn bằng TGTK ngàycàng chiếm một vị trí quan trọng Nguồn vốn từ huy động tiền gửi tiết kiệm là mốiquan tâm hang đầu của tất cả các ngân hang trong hoạtđộng kinh doanh của mình
Theo định nghĩa tại Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm số
1160/2004/QĐ-NHNN định nghĩa: “Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy
Trang 16định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật
về bảo hiểm tiền gửi.”
1.2.2 Đặc điểm và vai trò của vốn tiền gửi tiết kiệm tại NHTM
1.2.2.1 Đặc điểm vốn tiền gửi tiết kiệm tại NHTM
Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn không ổn định vì KH có thể rút bất cứ lúc nàocho nên ngân hàng cần duy trì một lượng tiền mặt nhất định để đảm bảo khả năngthanh khoản
KH gửi vì mục tiêu an toàn và sinh lợi; hoặc cá nhân muốn có thu nhập ổn định
và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý
Cũng do đặc điểm trên nên tài khoản tiền gửi tiết kiệm chỉ thực hiện được cácgiao dịch về ngân quỹ không thực hiện được các giao dịch về thanh toán
Ngân hàng trả lãi tùy theo loại tiền gửi có kỳ hạn hay không kỳ hạn: tiền gửi có
kỳ hạn thì lãi suất cao hơn không kỳ hạn và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cũng thay đổitheo từng loại kỳ hạn gửi
1.2.2.2 Vai trò vốn tiền gửi tiết kiệm tại NHTM
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, vì thế vốn không chỉ là phương tiện
mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu Trong cơ cấu vốn tiền gửi của ngân hàng thìvốn tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn, vì thế có thể nói quy mô vốntiền gửi tiết kiệm sẽ quyết định đến các khoản tín dụng, đầu tư, tới quy mô và các hoạtđộng khác của ngân hàng Việc huy động vốn TGTK có vai trò vô cùng quan trọng, cụthể như sau:
Đối với ngân hàng thương mại
Đối với NHTM, tiền gửi tiết kiệm là nền tảng của sự thịnh vượng và phát triểncủa ngân hàng, là khoản mục trên Bảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân hàng vớicác loại hình doanh nghiệp khác Tiền gửi tiết kiệm là cơ sở chính của các khoản chovay của ngân hàng, là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng.Khả năng huy động vốn tiền gửi với mức lãi suất hợp lý là chỉ số quan trọng đánh giátính hiệu quả trong quản lý của ngân hàng Ngoài ra ngân hàng còn thu được mộtkhoản lệ phí nhất định
Trang 17Đối với khách hàng
Các KH là doanh nghiệp thông qua viêc mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm để đượchưởng các dịch vụ về ngân quỹ, thanh toán…phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh Vìnhững hoạt động này nếu KH tự đứng ra đảm trách sẽ tốn nhiều công sức và thời gian
Đối với KH là dân cư, việc mở tài khoản tại ngân hàng giúp KH đảm bảo được
sự an toàn cũng như đảm bảo tính sinh lời của tài sản Khi gửi tiền vào tài khoảnTGTK của ngân hàng, KH sẽ được cấp một sổ tiết kiệm để thuận tiện cho nhu cầu của
cá nhân, đồng thời KH được ngân hàng cung cấp một loạt các dịch vụ đa dạng về tàichính có sinh lời
Đối với nền kinh tế xã hội
Đối với nền kinh tế xã hội, vai trò của huy động vốn TGTK được xem xét trêngóc độ lượng vốn này được sử dụng để bổ sung lượng vốn cho nền kinh tế Chức nănghuy động vốn TGTK của ngân hàng có vi trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởngkinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thực hiệnliên tục và mở rộng quy mô sản xuất Nhờ đó, ngân hàng đã biến nguồn vốn nhàn rỗithành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinhdoanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân
1.2.3 Các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm
Các hình thức nhận TGTK của các NHTM tùy thuộc vào các tiêu thức, mụcđích cụ thể khác nhau khi phân loại:
1.2.3.1 Phân loại theo kỳ hạn của TGTK
Huy động tiền gửi không kỳ hạn
Đây là sản phẩm tiết kiệm mà khách hàng không đăng ký kỳ hạn gửi ban đầuđược hương lãi suất không kỳ hạn Mục đích của khách hàng gửi loại tiền này là có thểrút tiền ra bất cứ lúc nào và ngân hàng luôn phải đáp ứng yêu cầu này
Huy động tiền gửi có kỳ hạn
Là khoản tiền gửi tiết kiệm khách hàng gửi vào NH mà có sự thỏa thuận về thờihạn trong đó khách hàng không được rút trước hạn
Đây nguồn vốn mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời là chủyếu và NH phải trả lãi cao hơn tiền gửi không kỳ hạn Đây là nguồn vốn có tính ổnđịnh rất cao nhưng thường có thời hạn ngắn vì đây là những khoản tiền tạm thời nhàn
Trang 18rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt với các doanhnghiệp kinh doanh theo thời vụ thì nhu cầu TGTK có kỳ hạn cao hơn Với kiến thứctài chính ngày càng mở rộng các chủ thể gửi tiền không bao giờ để đồng tiền của mìnhtrong tình trạng không sinh lời, đóng băng mà luôn tìm mọi biện pháp để tiền sinh sôi
do vậy họ đã chọn cách gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn như 1 tuần, 2 tuần… với mức lãisuất cao hơn gấp nhiều lần so với tiền gửi không kỳ hạn Tuy tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn này của các doanh nghiệp thường trong thời gian ngắn nhưng số tiền mỗi lầnkhách hàng gửi thường rất cao bổ sung một lượng vốn đáng kể cho hoạt động kinhdoanh tiền tệ của
TGTK có kỳ hạn bao gồm :
TGTK ngắn hạn : Là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn mà khách hàng gửi tiền với
thời hạn dưới 1 năm
TGTK trung hạn : là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn từ 1-5 năm.
TGTK dài hạn : Là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn trên 5 năm.
1.2.3.2 Phân theo loại tiền mang gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm bằng VND
Là loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VNĐ) gửi vào ngân hàng và hường lãisuất tiền Việt Nam được uy định tại thời điểm gửi tiền.Đây là loại tiền chiếm tỷ trọnglớn trong vốn huy động tiền gửi của các NHTM ở Việt Nam
Tiền gửi TK bằng ngoại tệ
Là loại TGTK ngoại tệ gửi mà số dư trên tiền gửi ghi bằng đồng ngoại tệ, vàngoại tệ được huy động chủ yếu là USD
Trong hai loại TGTK trên thì lãi suất huy động của VND bao giờ cũng cao hơnlãi suất huy động b ằng USD Hiện nay thì NHNN áp dụng mức trần lãi suất huy độngcủa các ngân hàng đối với tiền VND cho kỳ hạn dưới 6 tháng là 6%/năm, với USD là1%/năm
1.2.3.3 Căn cứ theo chủ thể gửi tiết kiệm
TGTK của cá nhân: Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân
hàng, thường là TGTK có kỳ hạn Với loại TGTK này, người gửi được ngân hàng giaocho một sổ tiết kiệm rồi đến hạn đi nhận lãi
Trang 19TGTK của các tổ chức: Là loại TGTK mà các tổ chức kinh tế,các đoàn thể
hay các hợp tác xã khi có nguồn tiền nhàn rỗi mang tới gửi tại các NHTM để lấy lãi.Loại TGTK của các tổ chức có thể là gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn nhất định
Ngoài các cách phân loại trên, thì hiện nay các ngân hàng còn đưa ra nhiều hìnhthức TGTK khác rất đa dạng và phong phú Ví dụ như các loại TGTK sau:
TGTK trả lãi trước toàn bộ: Đây là sản phẩm tiết kiệm mà khách hàng gửitheo những kỳ hạn định trước, lãi được trả một lần ngay khi khách hàng gửi tiền
TGTK trả lãi trước định kỳ: Đây là sản phẩm tiền gửi mà khách hàng gửitheo những kỳ hạn định trước, lãi được trả nhiều lần trước mỗi định kỳ
TGTK hưởng lãi bậc thang theo lũy tiến của số dư tiền gửi: Đây là sản phẩmtiết kiệm có kỳ hạn mà lãi suất khách hàng được hưởng được xác định tương ứng với
số dư thực gửi Số dư thực gửi càng lớn, lãi suất được hưởng càng cao
TGTK hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi: Đây là sản phẩm tiết kiệm có
kỳ hạn mà lãi suất khách hàng được hưởng được xác định tương ứng với thời gian gửithực tế, thời gian gửi càng dài, lãi suất càng cao
TGTK có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh tăng theo lãi suất cơ bản của NHNN:Đây là sản phẩm tiết kiệm trả lãi sau toàn bộ Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được tự độngđiều chỉnh tăng lên tương ứng khi mức lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam do NHNNViệt Nam công bố tăng lên, nhưng không bị giảm xuống khi mức lãi suất cơ bản giảm
TGTK bằng VND bảo đảm giá trị theo giá USD: Khách hàng được bảo đảmtoàn bộ số tiền gốc bằng USD Số tiền USD được quy đổi theo tỷ giá mua chuyểnkhoản do NHNN công bố tại ngày khách hàng nộp tiền Đến hạn, khách hàng đượcthanh toán số tiền gốc bằng số tiền quy đổi USD khi gửi nhân với tỷ giá mua chuyểnkhoản tại ngày đến hạn…
Các loại TGTK hay còn gọi là các sản phẩm TGTK trên được NHTM thiết kế
để thỏa mãn tối đa nhu cầu gửi tiền của khách hàng Do nhu cầu gửi tiết kiệm củakhách hàng là rất phong phú và đa dạng nên NHTM càng ngày càng phát triển các sảnphẩm TGTK của mình Việc phát triển các sản phẩm TGTK mới có ý nghĩa quan trọngtrong công tác huy động TGTK của NHTM
Trang 201.2.4 Các yêu cầu đặt ra trong huy động tiền gửi tiết kiệm
ta Ngân hàng luôn phải đối đầu với vấn đề thanh khoản như vậy hiệu quả huy độngvốn sẽ là không cao, ngược lại nếu nguồn vốn huy động ổn định NH sẽ yên tâm sửdụng phần lớn số vốn đó vào hoạt động kinh doanh có thu nhập cao Nguồn vốn tăngđều qua các năm đạt mục tiêu đề ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tương đối
ổn định
Xu hướng biến động cơ cấu theo hướng tích cực: sự biến động về cơ cấu vốn sẽảnh hưởng đến cơ cấu cho vay, đầu tư và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi rocủa hoạt động kinh doanh Xu hướng biến đổi cơ cấu vốn phải đáp ứng được nhu cầu
sử dụng trong tương lai về cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay nội tệ và ngoạitệ
1.2.4.2 Cơ cấu vốn huy động trong mối quan hệ tương quan với sử dụng vốn
Các ngân hàng nói chung đều hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận vàtăng trưởng không ngừng của nguồn vốn kinh doanh Để đạt được những mục tiêu đó,đòi hỏi Ngân hàng phải tự vạch ra một chiến lược sử dụng vốn đúng đắn, phù hợp với
kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kỳ Một yếu tố quan trọng trong chiến lược vốn
là phải đảm bảo sử dụng kết hợp hài hòa các nguồn vốn có được với sự việc sử dụngcác nguồn vốn đó để mang lại hiệu quả cao nhất Hoạt động này chính là hoạt độngcân đối vốn, là công việc rất cần thiết đối với mọi Ngân hàng, là một biện pháp nghiệp
vụ, là công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo Ngân hàng Qua bảng cân đối được hìnhthành dưới nhiều góc độ chi tiết hay tổng hợp mà các nhà lãnh đạo điều hành Ngân
Trang 21hàng biết được tình hình, xu hướng cung cầu về vốn đối với bản than mỗi Ngân hàngtrong từng thời kỳ nhất định Từ đó có chiến lược, sách lược về vốn, về khách hàng…Nhằm khai thác hết thế mạnh sẵn có của Ngân hàng, khắc phục dần các khó khăn, yếu
tố còn bất hợp lý trong cân đối giữa nguồn vốn huy đọng và công tác sử dụng nhằmđạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao
1.2.4.3 Thanh toán gốc và lãi TGTK
Cách thức trả gốc tiền gửi tiết kiệm: Thông thường số tiền gốc gửi tiết kiệm sẽđược trả khi đến ngày đáo hạn Đến ngày đáo hạn mà bạn không đến rút gốc thì số tiềnnày sẽ tự động cộng lãi và quay vòng sang kỳ hạn mới với mức lãi suất áp dụng cho kỳhạn tại thời điểm hiện tại Khi quá cần thiết bạn vẫn có thể rút trước hạn (trong trườnghợp này nhiều ngân hàng sẽ chỉ tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cho thời gian màbạn thực gửi) Ngoài ra, một số ngân hàng còn cung cấp sản phẩm tiết kiệm rút gốclinh hoạt tạo điều kiện cho KH có thể rút số tiền gốc thành nhiều lần phù hợp với nhucầu đột biến của mình
Cách thức trả lãi: Tiền lãi của khoản tiền gửi tiết kiệm được tính như sau:
Tính theo tháng:
Tổng số tiền lãi = Số tiền gốc x lãi suất(theo năm) / 12 x số tháng gửi.
Tính theo ngày:
Tổng số tiền lãi = Số tiền gốc x lãi suất(theo năm) / 360 x số ngày gửi.
Tiền lãi thông thường được trả cuối kỳ(khi đáo hạn sổ tiết kiệm) Tuy nhiên,nhiều ngân hàng có loại hình tiết kiệm trả lãi tháng, trả theo quý hoặc trả theo năm, tức
là cứ hết mỗi tháng/quý/năm bạn có thể đến nhận tiền lãi cho tháng/quý/năm đó và tiềngốc vẫn gửi lại ngân hàng cho đến khi đáo hạn Ngoài ra, cũng có nhiều ngân hàng ápdụng hình thức trả lãi trước dành cho những KH có nhu cầu chi tiêu ngay
1.2.4.4 Quy chế bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi là một loại hình bảo hiểm đối với hoạt đọng của các tổ chứctín dụng, có vai trò, có vị trí quan trọng đối với hoạt động của các TCTD đây là mộttrong các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động
Nhờ có bảo hiểm tiền gửi mà quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiềnđược đảm bảo và từ đó các TCTD đã tạo dựng được niềm tin cho người gửi tiền nhiều người dân có tiền đã tích cực gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, qua đó các TCTD
Trang 22huy động được nhiều vốn nhàn rỗi trong xã hội để cho vay và làm dịch vụ ngân hàngkhác, hiệu quả hoạt động của các TCTD đã tăng rõ rệt.
1.3 Kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng
1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động TGTK
Để đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm chúng ta phải xem xét cảnhững chỉ tiêu về mặt định tính và mặt định lượng
1.3.1.1 Chỉ tiêu định tính
Về mặt định tính,các chỉ tiêu được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu cho khách hàng
Độ an toàn của khoản tiền gửi Mục đích chủ yếu của KH gửi tiền tiết kiệm làđảm bảo độ an toàn và sinh lời Chính vì vậy Ngân hàng phải tạo cho KH có lòng tin
về độ an toàn về khoản tiền mà họ gửi bởi vốn tự có, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viêncủa ngân hàng, hoạt động kinh doanh, sự phát triển cũng như uy tín của ngân hàng
Thái độ của đội ngũ nhân viên cũng được KH rất chú ý Khi KH tới giao dịchvới ngân hàng, họ chưa nắm bắt được quy trình làm việc như thế nào, nhân viên cầnchỉ bảo tận tình, và tạo uy tín ngay lần giao dịch đầu tiên của khách hàng Đặc biệt vớitiền gửi tiết kiệm dân cư, KH ở vùng nông thôn, trình độ văn hóa, khả năng nhận thứcchưa cao,…chính vì vậy thái độ ứng xử của nhân viên ngân hàng hết sức khéo léo, vàgây ấn tượng tốt với khách hàng
Thủ tục gửi và rút tiền đơn giản, thuận tiện, kỳ hạn phù hợp với khách hàng.Vốn là khoản tiền gửi tiết kiệm,được sử dụng ở tương lai Mà “tương lai” của mỗi KH
là khác nhau, chính vì thế cần đa dạng các kỳ hạn gửi để thu hút hết các nhu cầu củakhách hàng Thêm vào đó thủ tục gửi và rút phải đơn giản, tránh việc rườm ra khôngcần thiết Đặc biệt không để xảy ra việc gửi vào thì dễ nhưng khi rút ra thì làm khókhách hàng, như vậy sẽ làm mất uy tín của ngân hàng
Uy tín của ngân hàng
Vốn TGTK là nguồn vốn người dân gửi vào ngân hàng với mục đích an toàn vàsinh lời, chính vì vậy họ thường gửi tiền vào một ngân hàng có uy tín
Uy tín của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ tiêu như: Số năm hoạt độngtrên thị trường, vốn điều lệ của ngân hàng, cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ hiệnđại hay không, số lượng chi nhánh của ngân hàng trên thị trường, đội ngũ nhân viên…
Trang 23Những ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, cơ sở vật chất trang thiết bị hiệnđại, mạng lưới chi nhánh rộng khắp tiếp cận sát với cuộc sống của người dân, hoạtđộng kinh doanh tăng trưởng ổn định tạo nên một danh tiếng, lòng tin đối với dânchúng thì rất dễ dàng thu hút vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư
Một ngân hàng có đội ngũ nhân viên năng động, giàu kinh nghiệm, trình độnghiệp vụ cao, thái độ phục vụ chuyên nghiệp sẽ tạo uy tín của ngân hàng trong lòng
KH khi họ giao dịch với ngân hàng, điều này tạo thêm uy tín cho ngân hàng trong việcthu hút vốn TGTK
Ngược lại, với ngân hàng vừa mới thành lập, vốn hoạt động nhỏ, số lượng chinhánh thưa, đội ngũ nhân viên ít, chưa tạo đươc uy tín trong dân chúng sẽ khó khănhơn trong việc huy động vốn TGTK dân cư
1.3.1.2 Chỉ tiêu định lượng
Điểm khác nhau cơ bản trong nguốn vốn của NHTM với các doanh nghiệp phitài chính là: NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, còncác doanh nghiệp khác hoạt động dựa trên vốn tự có là chính Vì vậy đánh giá hiệu quảhuy động vốn là công tác không thể thiếu trong nghiên cứu nguồn vốn của ngân hàng
Khi đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm các nhà nghiên cứuthường tập trung vào một số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản huy động
Cơ cấu vốn TGTK = Số dư từng khoản
Tổng vốn tiền gửi tiết kiệm
Mỗi loại TGTK có yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn…Do
đó, việc xác định rõ cơ cấu huy động sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro có thể gặpphải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào
Ngân hàng có nguồn tiền có kỳ hạn càng lớn càng tạo nên sự ổn định trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng có nguồn TGTK trung và dài hạn càng lớntạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng trung và dài hạn cũng nhưhoạt động đầu tư của ngân hàng
Ngược lại ngân hàng có nguồn tiền kỳ hạn thấp chiếm tỷ trọng cao sẽ gây khókhăn cho ngân hàng trong việc đa dạng nguồn cho vay, đầu tư của ngân hàng
Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để tăng các khoản TGTK có thời hạntrung và dài hạn
Trang 24Chi phí huy động của nguồn
Lãi suất huy động bình quân
Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế.Đặc biệt với loại TGTK là khoản tiền rất nhạy cảm với lãi suất Người gửi tiền tiếtkiệm ngoài mục đích an toàn họ còn có mục tiêu sinh lời nên họ luôn muốn có mộtmức lãi suất cao Nhưng các chủ thể đi vay của ngân hàng lại luôn muốn mức lãi suấtthấp Công việc của ngân hàng là điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý đối với cácbên mà vẫn đảm bảo lợi ích của mình Chính vì vậy, các ngân hàng đều cố gắng ápdụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn có chi phí huy độngbình quân nhỏ nhất và sử dụng vốn đó để cho vay với mức lãi suất chấp nhận đượctrên thị trường
Để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí trả lãi và hoạch định các mức lãi suất cạnhtranh cho hoạt động huy động vốn, các ngân hàng thường tính lãi suất huy động bìnhquân:
Lãi suất huy động bình quân =
Chi phí trả lãi bình quân Tổng vốn huy động bình quân
Lãi suất huy động bình quân càng thấp trong điều kiện vẫn đảm bảo đủ vốn chonhu cầu sử dụng vốn thì hiệu quả huy động vốn càng cao Việc tính chi phí bình quâncho từng nguồn(nhóm nguồn) cụ thể cho phép nhà quản lý trả lời câu hỏi: Nguồn(nhóm nguồn) nào rẻ hơn, nên vận dụng lãi suất huy động như thế nào và thu nhập từlãi suất tăng thêm có bù đắp được chi phí cho nguồn(nhóm nguồn) tăng thêm haykhông? Để từ đó ngân hàng quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của mình và đề racác giải pháp huy động vốn thích hợp
Trong điều kiện ngân hàng bị khống chế về lãi suất tối đa, hoặc để thay đổi tạmthời quy mô của các khoản mục chi phí trả lãi trong kỳ thì ngân hàng có thể đưa ramức lãi suất danh nghĩa cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất của các ngân hàng khác Hoặccũng có thể tạo ra lãi suất cạnh tranh bằng các phương pháp như trả lãi làm nhiều lầntrong kỳ hoặc trả lãi trước Đánh giá hiệu quả của các phương pháp này ngân hàngthường căn cứ vào NEC (Net effective cost: lãi suất hiệu quả của mỗi nguồn tiền)
Chi phí khác
Trang 25Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong quá trình huy động vốn còn có các chiphí khác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in ấn, chi phí giao dịchquảng cáo…Tuy chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tiết kiệm được cũng góp phầngiảm bớt chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Sự tăng trưởng nguồn TGTK qua các năm
Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và tăngtrưởng dư nợ Để tăng trưởng dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng được doanh số chovay, điều này liên quan tới nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng lớn hay nhỏ Việc giatăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huy động vốn Trong nguồn vốn huy động thìvốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng không nhỏ Đây là nguồn vốn rất cótiềm năng
Đánh giá mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động qua các năm:
Chỉ tiêu đánh giá NVnăm trước – năm sau
Nếu NVnăm trước – năm sau> 0 chứng tỏ nguồn huy động tăng trưởng ổn định qua cácnăm Đạt mục tiêu nguồn vốn có độ gia tăng đều đặn
Nếu NVnăm trước – năm sau< 0 chứng tỏ nguồn huy động giảm qua các năm
Nếu NVnăm trước – năm sau = 0 chứng tỏ nguồn huy động duy trì ổn định qua các năm
Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm bình quân đầu người
Tiền gửi tiết kiệm dân cư là khoản tiền có tiềm năng Để đánh giá mức độ huy động được từ dân cư, ta nhận xét hệ số:
Tỷ lệ TGTK bq đầu người = Tổng số tiền gửi tiết kiệm của địa bàn
Tổng số dân cư trên địa bàn
Tỷ lệ này tỷ lệ thuận với ý thức tiết kiệm của dân cư trên địa bàn Nếu tỷ lệ nàycàng cao chứng tỏ lượng tiền tiết kiệm bình quân đầu người càng cao, càng thuân lợicho ngân hàng trong việc huy động vốn TGTK để phục vụ cho hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng
So sánh vốn TGTK với việc sử dụng vốn
So sánh vốn huy động tiền gửi tiết kiệm với việc sử dụng vốn nhằm đánh giánguồn vốn TGTK đáp ứng được bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn sử dụng củangân hàng Qua việc so sánh chi tiết theo kỳ hạn để xem xét nguồn vốn TGTK theo kỳ
Trang 26hạn của ngân hàng đáp ứng bao nhiêu phần trăm so với việc sử dụng vốn của ngânhàng Từ đó đánh giá hiệu quả của nguồn vốn phân tích Nếu một NHTM có nguồnvốn huy động tương xứng với nguồn sử dụng vốn theo kỳ hạn của nó, chứng tỏ nguồnvốn huy động đã đủ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của ngân hàng Ngược lại việc sửdụng nguồn vốn tốt sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động huy động của ngân hàng.
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn TGTK
Trong cả môi trường tự nhiên và xã hội, mỗi sự vật, hiện tượng đều có nhữngtác động đến sự vật, hiện tượng khác và đồng thời cũng phải chịu những tác độngngược trở lại.Việc huy động vốn của các ngân hàng cũng vậy.Vấn đề đặt ra cho chúng
ta là phải nhận thức được những yếu tố tác động đến việc huy động vốn.Những tácđộng này rất phong phú, đa dạng Dựa vào bản chất của các tác động ta chia các yếu tố
đó thành những yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan
1.3.2.1 Nhân tố khách quan
Môi trường pháp lý
Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động của ngân hang đều phải chịu sựđiều chỉnh của pháp luật Các hoạt động của các NHTM chịu sự điều chỉnh của cácluật các TCTD và hệ thống các văn bản pháp luật khác của nhà nước Mặt khác, ở ViệtNam hiện nay các NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty do vậy các chinhánh Ngân Hàng trong hoạt động của minhg ngoài việc phải tuân thủ theo pháp luật
và các văn bản dưới luật của nhà nước ban hành còn phải tuân thủ theo các quy định
mà NHNN ban hành cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho vay …trong sự rang buộc pháp luật, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm thayđổi quy mô và chất lượng hoạt động huy động vốn Mặt khác, các NHTM là các doanhnghiệp hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, là lĩnh vực chứa đựng rủi ro rất lớn do vậy màNgân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật
Môi trường kinh tế xã hội
Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một nhân tố vĩ mô có tác động trực tiếpđến hoạt động của NHTM nói chung và đến hoạt động huy động vốn TGTK nói riêng
Tỷ giá hối đoái có nhiều biến động thất thường đặc biệt là tỷ giá USD/VND trong thời
Trang 27gian qua khi đồng USD mất giá trên thị trường thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn tăngcho đến khi áp dụng các giải pháp của Chính phủ và NHNN Điều này gây khó khăncho hoạt động dự báo của NHTM.
Trong điều kiện kinh tế bất ổn, giá cả và sức mua của tiền tệ biến động phứctạp, lạm phát xảy ra, người dân có xu hướng tích trữ vàng, mua các ngoại tệ hoặc cácdạng tài sản khác như buôn bán bất động sản, các tài sản quý giá…nhằm mục đích antoàn tài sản cũng tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn của NHTM
Tâm lý, thói quen khách hàng
Trình độ dân trí của người dân ảnh hưởng đến ý thức được vai trò và lợi íchcủa việc gửi tiền tiết kiệm hay đầu tư thay vì cất trữ những khoản tiền nhàn rỗi Tuynhiên, từ tình hình kinh tế thế giới và trong nước như: giá xăng dầu, giá vàng tăngmạnh, diến biến đồng USD biến động không ngừng, bên cạnh đó là tình hình thiên taibão lũ, hạn hán, thay đổi khí hậu đã ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động sản xuất củacác doanh nghiệp, các tổ chức Điều này tác động không ít đến tâm lý, thói quen tiêudùng của dân cư và nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huy động vốn của NHTM
Môi trường cạnh tranh
Trong nền kinh té thị trường cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và khách quan.Ngành Ngân hàng là 1 trong nhưng ngành có độ cạnh tranh cao và ngày càng phức tạp.Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày càng trở nên sôi động hơn do sự tham giacủa nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng Hiện nay số lượngNgân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽcủa nhiều tổ chức phi Ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổchức kinh tế là có hạn Từ đó làm cho mất tính độc quyền của hệ thống Ngân hàng và ảnhhưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM
Diễn biến lãi suất huy động TGTK
Khi lãi suất huy động TGTK trên thị trường biến động thì ngay lập tức nó tácđộng tới chính sách lãi suất huy động của ngân hàng, qua đó tác đến chi phí và hiệu quảhuy động TGTK
Trang 281.3.2.2 Nhân tố chủ quan
Quy trình nghiệp vụ huy động TGTK của ngân hàng
Quy trình nghiệp vụ huy động TGTK ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả huyđộng TGTK Các NHTM hiện nay đang tiến tới xây dựng một quy trình nghiệp vụ huyđộng vốn nói chung và TGTK nói riêng theo hướng gọn nhẹ và nhanh chóng Nhữngngân hàng xây dựng được quy trình huy động vốn hiệu quả sẽ giảm thiểu chi phí phátsinh trong công tác huy động vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Chính sách lãi suất canh tranh
Chính sách lãi suất cạnh tranh (bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi suấtcạnh tranh cho vay) là một chính sách quan trọng của ngân hàng Viêc duy trì lãi suấtcạnh tranh huy động đặc biệt cần thiết khi lãi suất thị trường đã ở mức tương đối cao.Các NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà còn với các tổ chức tiết kiệm
và người phát hành các công cụ khác nhau của thị trường vốn Đặc biệt trong giai đoạnkhan hiếm tiền tệ, dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng thúc đẩy ngườigửi tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ một công cụ mà họ đang có sang tiết kiệmhoặc đầu tư hay từ một tổ chức tiết kiệm này sang một tổ chức hay một công ty khác
Các hình thức huy động TGTK
Đây cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huyđộng TGTK của ngân hàng Hình thức huy động TGTK của ngân hàng càng đa dạng,phong phú bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế sẽ càng lớn bấy nhiêu.Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu tâm lý của các tầng lớp dân cư Mức
độ đa dạng các hình thức càng cao thì càng dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầucủa dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình mộ hình thức gửi tiết kiệm mà lại an toàn Dovậy các NHTM thường cân nhắc rất kỹ trước khi đưa vào áp dụng một hình thức huyđộng mới
Thái độ phục vụ vủa nhân viên huy động TGTK đối với khách hàngNhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh của ngân hàng trong mắt ngườigửi tiền Khi nhân viên có thái độ phục vụ chu đáo thì sẽ làm cho khách hàng cảm thấyyêu mến ngân hàng hơn, qua đó sẵn sang gửi tiền tại ngân hàng
Trang 29Công tác cân đối vốn của ngân hàng
Một chiến lược huy động vốn đúng đắn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốntrong từng thời kỳ sẽ tạo điều kiện cho các NHTM đạt được mục tiêu lợi nhuận tối
đa và tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh Sự hài hòa giữa huy động vốn và sử dụngvốn chính là công tác cân đối vốn của ngân hàng Công tác cân đối vốn là hết sứcquan trọng và cần thiết đối với hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào Đó là một biệnpháp nghiệp vụ, là một công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo ngân hàng, thông quabảng cân đối vốn đã lập, các cán bộ ngân hàng xem xét, phân tích cơ cấu, tỷ trọngcác nguồn vốn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến động trongtương lai, từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp
Các dịch vụ phụ trợ do ngân hàng cung ứng
Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có nhiều lợi thế hơn cácngân hàng có các dịch vụ hạn chế Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe,ngân hàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế, hoặc ngân hàng có quầy giaodịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngàyđêm…có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm tạo được niềm tin đối vớikhách hàng cũng là những lợi thế đáng quan tâm của các NHTM Khác với cạnhtranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không có giới hạn, do vậy đây
là điểm mạnh để các ngân hàng thắng thế trong cạnh tranh
Chính sách Marketing
Không một ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động Marketing trong thờiđại ngày nay Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, Marketing luôn được đề cao và cầnphải có một chi phí nhất định cho công tác này Đồng thời ngân hàng cũng phải cóchiến lược Marketing đặc biệt và phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặcbiệt là thu hút nguồn TGTK
Trang 30CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI
NHTMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 2.1 Tổng quan về NHTM CP Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển củaNHTM CP Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (tên tiếng anh là TienPhongBank)hay gọi tắt là ngân hàng Tiên Phong Viết tắt là TPBank, là một ngân hàng thương mại
cổ phần của Việt Nam
Ngân hàng được thành lập vào ngày 05/2011 và đi vào hoạt động ngày06/06/2011 với mong muốn mang đến cho KH cuộc sống tài chính đơn gian và hiệuquả hơn NHTM CP Tiên Phong ra đời muốn trở thành ngân hàng thanh toán hàngđầu Việt Nam
Địa chỉ: 17 Lý Thường Kiệt, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của NHTMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm
2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của NHTM CP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Mặc dù là đơn vị mới còn trẻ tuổi đời, thêm vào đó là sức cạnh tranh ngày cànglớn của hệ thống ngân hàng hiện nay trong tình hình tài chính còn nhiều bất ổn và nềnkinh tế đang trong thời gian phục hồi, chi nhánh Hoàn Kiếm luôn tìm kiếm những biện
Trang 31pháp tốt nhất để có thể hòa nhập và nâng cao vị thế của mình vào hệ thống Ngân hàngtrên địa bàn cũng như trong việc thực hiện sứ mệnh đi đầu trong việc ứng dụng côngnghệ thông tin viễn thông và các giải pháp công nghệ trong hoạt động ngân hàng.
Các hoạt động nghiệp vụ chính
Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại
tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phongphú và hấp dẫn: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ, tiết kiệm
dự thưởng, tiết kiệm tích lũy…Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ.
Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất Đồng tài trợ và cho vayhợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài Cho vay tài trợ, ủy thác theochương trình: Đài Loan, Việt Đức và các hiệp định tín dụng khung Thấu chi, cho vaytiêu dùng Hùn vốn kinh doanh, liên kết với các TCTD và các định chế tài chính trongnước và quốc tế
Bảo lãnh.
Thanh toán và tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập
khẩu Nhờ thu xuất, nhập khẩu; Nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp nhận hốiphiếu, Chuyển tiền trong nước và quốc tế, Chuyển tiền nhanh Western Union, Thanhtoán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản,qua ATM
Ngân quỹ: Mua, bán ngoại tệ, các chứng từ có giá Thu, chi hộ tiền mặt VND
và ngoại tệ Cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý…
Thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ
tín dụng quốc tế Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt, Internet Banking, Phone Banking,SMS Banking
Hoạt động khác: Tư vấn đầu tư và tài chính, Cho thuê tài chính, …
Trang 322.1.2.2 Cấu tổ chức NHTM CP Tiên Phong – Chi Nhánh Hoàn Kiếm
(Nguồn: Phòng nhân sự Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm)
Chức năng của các phòng ban
Giám đốc:
Là người trực tiếp chỉ đạo điều hành các phòng ban và hoạt động của chi nhánhtheo đúng quy định của Nhà nước, NHTM Tiên Phong đồng thời phải chịu trách
PGD Khâm Thiên
PGD Ba Đình
PGD Lê Ngọc Hân
Phòng Dịch Vụ Khách Hàng
Phòng
Hỗ Trợ Tín Dụng
Phòng
Kinh
Doanh
Phó Giám Đốc
Giám Đốc
KH
CN
KH DN
Sơ Đồ 1: cơ cấu tổ chức phòng ban Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Trang 33nhiêm trước pháp luật về các quyết định của mình Quyền hạn và trách nhiệm củagiám đốc được quy định tại quy chế hoạt động của chi nhánh.
Phó giám đốc:
Tổ chức hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh, giải quyết các vấn đề
cụ thể phát sinh hàng ngày thuộc lĩnh vực phân cồn và chịu trách nhiệm trước giámđốc và pháp luật những quyết định của mình
Phân tích tình hình kinh tế, nghiệp vụ kinh doanh, đề xuất ý kiến cho giámđốc, thực hiện các chương trình đã được duyệt
Phòng kinh doanh:
Tham mưu cho Giám đốc về chiến lực kinh doanh, chính sách kinh doanh, cácbiện pháp thực hiện cụ thể trong từng thời kỳ phù hợp với chiến lược phát triển chungcủa chi nhánh
Tổ chức quản lý và điều hành tài sản nợ, tài sản có bằng tiền của chi nhánh đểđảm bảo kinh doanh có hiệu quả, an toàn đúng quy định của pháp luật Tổ chức thựchiện công tác thẩm định kỹ thuật và tư vấn theo yêu cầu
Phòng dịch vụ khách hàng: gồm có bộ phận giao dịch và kho quỹ:
Bộ phận giao dịch: chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm,dịch vụ ngân hàng Giải đáp và hướng dẫn KH sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch
vụ của ngân hàng Thu thập các thông tin về khách hàng, cập nhật thay đổi, bổ sungthông tin về khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, thu và hạch toán lãi
Bộ phận kho quỹ: xây dựng kế hoạch tài chính quyết toán kế hoạch tài chính,quỹ tiền lương Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, tổng hợp hồ sơ tàiliệu về hạch toán, kế toán và báo cáo theo quy định Xây dựng kế hoạch tài chính,quyết toán thu chi tài chính