Động từ giúp, hộ, cho

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 75)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3 Động từ giúp, hộ, cho

a. “Giúp” có nghĩa cầu khiến là nhờ người khác làm cho mình điều gì mình muốn và chủ ngôn cho điều đó là nằm trong khả năng hoặc trách nhiệm của tiếp ngôn. Vị thế giao tiếp của chủ ngôn có thể cao hơn, ngang bằng hoặc thấp hơn tiếp ngôn.

Từ “giúp” có cách nói khác là “giùm”, có thể hoạt động trong mô hình K2. Ví dụ: - Hay là ba có kinh nghiệm, nhờ ba xem giùm cho cháu một tý. [1,4,tr.60]

你有 年纪,见得多, 不如请你老法眼 ( 帮)看一看, 怎样--- [3,4,tr.40]

PA: nǐ yǒu niánjì,jiàn de duō,bùrú qǐng nǐlǎo fǎyǎn kàn yī kàn, zěnyàng. Nhưng vì chỉ dùng riêng từ “giúp” người ta khó hiểu được điều cần giúp

đó, do vậy “giúp” thường hay đi cùng với động từ biểu thị hành động cụ thể nào đó để nêu rõ ý nghĩa của “giúp”. Động từ đó có thể đứng trước “giúp”, làm phụ cho “giúp” để nêu rõ điều cần làm; cũng có thể đứng sau “giúp”, lúc đó “giúp” là làm động từ phụ cho động từ cụ thể đó diễn đạt ý nghĩa cầu khiến.

Ví du: - Chị hãy giúp em trông cháu nhé. D: 请你帮我看看孩子。

PA: qǐng nǐ bāng wǒ kàn kàn háizi.

Ở tiếng Hán, giúp tương đương với từ 帮(bang), Trong ví dụ trên, chị là đại từ nhân xưng ngôi hai你, em là đại từ nhân xưng ngôi một我, giúp là帮,

trông cháu là 看看孩子. Ở đây, giúp có được nêu rõ ý nghĩa cụ thể là giúp ai đấy làm việc gì đó, “giúp em trông cháu”, 帮我看看孩子.

b. “Hộ” cũng có ý nghĩa cầu khiến giống như “giúp”, cách dùng trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến cũng giống nhau.

Vi dụ: - Bác đưa lại cho anh xem hộ tôi! D: 您拿过来让他帮我看看!

PA: nín ná guòlái ràng tā bāng wǒ kàn kàn.

- Lúc nào ông chủ lại, bác xin phép hộ tôi, nói rằng nhà có người ốm, đi mời bác sĩ…[1,24,tr.411]

局长来时,请给我请假,说家里有病人,看医生---[4,10,tr.140]

PA: júzhǎng lái shí, qǐng gěi wǒ qǐngjià, shuō jiālǐ yǒu bìngrén, kàn yīshēng.

Trong ví dụ thứ nhất, Bác tương đương với 您, là D2, đưa lại là 拿过来,

cho là 让, anh là 他, xem là 看看, hộ là 帮, tôi là 我. Hộ cũng như giúp

tương đương với帮trong tiếng Hán, đôi khi chúng cũng có thể tương ứng với 给(gěi).

c. “Cho” cũng có ý nghĩa cầu khiến là muốn người khác có thể làm điều gì đó mình muốn, nó mang nghĩa hàm ẩn xin hoặc yêu cầu.

Ví dụ: - Anh chạy nhanh lên cho tôi! D: 你给我跑快点!

PA: nǐ gěi wǒ pǎo kuàidiǎn.

Trong đó, anh là D2 tương đương với 你, chạy nhanh có nghĩa là跑快点,

cho là 给, tôi là 我.

Tuy “cho” được xếp vào nhóm này, đó là vì ý nghĩa cầu khiến tương tự giữa ba từ này, nhưng cách dùng “cho” trong câu cầu khiến lại khác với hai từ cùng nhóm trên. “Cho” không như “giúp” và “hộ” có thể đứng trước hoặc đứng sau một động từ cụ thể để tường minh hóa ý nghĩa của câu, “cho” chi có thể đứng sau động từ cụ thể mà thôi, nếu có trường hợp “cho” đứng trước động từ cụ thể thì thường có phương tiện nguyên cấp như hãy, nhé đi kèm.

Ví dụ: - Cho chúng tôi khuân đi thôi, chúng tôi nhà nghèo dùng được tất. [1,8,tr.98]

让(给)我拿去罢,我们小户人家,用得着。[3,8,tr.70]

Trong ví dụ này, Cho chúng tôi khuân đi thôi (给我拿去罢) cũng có thể nói là để chúng tôi khuân đi thôi (让我拿去罢), cho tương đương với 给, để

tương đương với 让, trong trường hợp này chúng có thể thay thế cho nhau. Dựa trên phân tích trên, chúng tôi có thể nhận thấy rằng nhóm động từ cầu khiến này có một đặc điểm rất nổi bật, đó là chúng có thể làm động từ phụ cho một động từ cụ thể nào đó, tức là tạo thành kết cấu V + giúp/hộ/cho

để diễn đạt ý nghĩa cầu khiến. Kết cấu này được hoạt động trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến K2 để tạo nên lực ngôn trung cầu khiến.

Ví dụ: - Chị hãy làm giúp em việc này nhé. - Chị hãy làm hộ emviệc này nhé.

- Chị hãy làm cho em việc này nhé. D: 请你帮我做这件事!

PA: qǐng nǐ bāng wǒ zuò zhè jiàn shì.

Trong mấy ví dụ trên, chị tương đương với你, em là 我, việc này là这件 事, làm là做, làm giúp/làm hộ/làm cho có ý nghĩa giống nhau là帮做. Xếp theo cấu trúc câu tiếng Hán chúng tôi sẽ có câu请你帮我做这件事, ý nghĩa của câu tiếng Hán này tương đương với ba câu ví dụ tiếng Việt trên.

Tóm lại, các câu ví dụ tiếng Việt được nêu ở phần 3.2.3 này đều thể hiện ý nghĩa cầu khiến qua kết cấu đặc biệt V + giúp/hộ/cho, đây là một kết cấu đặc biệt trong những phương thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến trong tiếng Việt, nhưng ở tiếng Hán thì không có kết cấu tương đương này, đó là một điều khác ở hai ngôn ngữ.

Trong tiếng Hán khi sử dụng “帮”(bang) và “给”(gěi) diễn đạt ý nghĩa cầu khiến thì chúng sẽ được hoạt động trong cấu trúc K’=D2+帮/给

+D1+V(p), trong đó, tiếp ngôn D2 là đại từ ngôi hai, chủ ngôn D1 là đại từ ngôi một, 帮/给là vị từ tình thái cầu khiến, sau D1 cũng có thể có vị từ và phần phụ cho nó. Mô hình này cũng giống như mô hình cấu trúc câu cầu khiến K2 ở tiếng Việt.

3.3 Tiểu kết

Tóm lại, phương tiện nguyên cấp trực tiếp biểu hiện ý nghĩa cầu khiến tiếng Việt có nhóm vị từ tình thái “hãy, đừng, chớ” và nhóm tiểu từ tình thái “đi, với, xem, đã, thôi, nào, nhé”; phương tiện bán nguyên cấp trực tiếp biểu hiện ý nghĩa cầu khiến có nhóm động từ tình thái cầu khiến “nên, cần, phải” và động từ “để”, “giúp, hộ, cho”. Nói chung, ý nghĩa cầu khiến của phương tiện nguyên cấp đều phải liên hệ với từng ngữ cảnh cụ thể để xác định. Các phương tiện nguyên cấp trong nhiều trường hợp có khả năng kết hợp với nhau, bổ sung

cho nhau, làm tăng thêm sắc thái nghĩa cầu khiến cho từng trường hợp.

Trong tiếng Hán từ “请”(qǐng)(xin/mời) là vị từ ngôn hành cầu khiến được sử dụng rất phổ biến. “别”(bié) và “甭”(béng) là phó từ phủ định diễn đạt ý nghĩa cầu khiến phủ định. “吧/罢”(ba), “啊”(a), “了”(le),”啦”(la) là trợ từ ngữ khí diễn đạt ý nghĩa cầu khiến. “应该”(yīng gai), “该”(gai), “要”(yào) là trợ động từ diễn đạt ý nghĩa cầu khiến. “让”(ràng), “给”(gěi) là giới từ diễn đạt ý nghĩa cầu khiến. Các phương tiện nguyên cấp trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến tiếng Hán cũng có nhiều đặc điểm đáng nói, nhưng ở luận văn này chúng tôi lấy tiếng Việt làm chính, do vậy chỉ nhắc đến những đặc điểm có liên quan với tiếng Việt và những sự tương đương về phương tiện trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong hai ngôn ngữ.

KẾT LUẬN

Trên đây là kết quả khảo sát về ý nghĩa và hoạt động của các phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học, qua quá trình khảo sát và xử lý, chúng tôi có thể đi đến những kết luận sau:

1. Với đề tài là “Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học”, luận văn này đã khảo sát các phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt và sự tương đương trong tiếng Hán như sau:

PT biểu hiện Tiếng Việt Tiếng Hán

PT tường minh Động từ ngôn hành CK Động từ ngôn hành CK PT bán tường minh Động từ đặc biệt mong,

muốn 希望(xī wàng), 想(xiǎng) PT nguyên cấp Nhóm vị từ tình thái CK “hãy, đừng/chớ” 别(bié)/甭(béng) Nhóm tiểu từ tình thái CK cuối câu: Nhóm 1: đi, với; Nhóm 2: xem, đã; Nhóm 3: thôi, nào, nhé

吧/罢(ba), 啊(a), 了(le), 啦(la) PT bán nguyên cấp Nhóm động từ tình thái CK “nên, cần, phải” 应该(yīng gāi),该 (gāi),需(xū),须(xū), 要(yào) Động từ để 让(ràng) Động từ giúp/hộ/cho 帮(bāng),给(gěi)

(*Trong đó, PT là viết tắt từ “phương tiện”, CK là viết tắt từ “cầu khiến”) 2. Đặc điểm của luận văn này là khảo sát các phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt, liên hệ với tiếng Hán. Chúng tôi

chủ yếu khảo sát các phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt và dựa trên đó khảo sát thêm các sự tương đương ấy ở tiếng Hán. Trước đây chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về đề tài này, đây là điều mới mẻ trong lĩnh vực này.

3. Vì luận văn này được làm trong thời gian ngắn và trình độ chuyên ngành của tác giả hạn chế, do vậy trong luận văn này vẫn có những điều còn thiếu như: trong luận văn chỉ nói đến các phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến có liên quan đến các phương thức tiếng Việt đã nói đến trong luận văn, chứ chưa hệ thống hóa những phương thức đó; tư liệu của luận văn chưa được nhiều, và chưa có sự thống kê về những tư liệu đã tìm được v.v…

4. Về hướng nghiên cứu tiếp theo, thì có thể mở rộng ra đề tài này như: so sánh phương thức gián tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán; so sánh mô hình cấu trúc câu cầu khiến trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán v.v…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1] Cao Xuân Hạo(1991), Tiếng Việt-Sơ thảo ngữ pháp chức năng, T1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

[2] Chu Thị Thủy An(2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội

[3] Diệp Quang Ban(1998), Ngữ pháp tiếng Việt– tập 1, Nxb GD, Hà Nội [4] Đào Thanh Lan(1998), Hoạt động của các tiểu từ cầu khiến trong câu

tiếng Việt, Kỷ yếu hội nghị Khoa học nữ, ĐHQGHN, tr. 33-37

[5] Đào Thanh Lan(2000), Ứng dụng quan điểm ngữ pháp chức năng vào khảo sát lại nhóm từ: Hãy, Đừng, Chớ, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, số 3/2000, tr. 14-21

[6] Đào Thanh Lan(2000), Những nghiên cứu bước đầu về câu cầu khiến tiếng Việt dưới góc độ ngữ pháp chức năng, Ngữ học trẻ 2000, Hà Nội, tr. 65-68

[7] Đào Thanh Lan(2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội

[8] Đào Thanh Lan(2004), Phân tích sắc thái nghĩa cầu khiến của các động từ: ra lệnh, cấm, cho phép, yêu cầu, đề nghị, khuyên, mời chúc, xin trong câu tiếng Việt, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, số 1/2004, tr. 13-18

[9] Đào Thanh Lan(2004), Ý nghĩa cầu khiến của các động từ nên, cần, phải trong câu tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11/2004, tr. 23-29

[10] Đào Thanh Lan(2005), Vai trò của hai động từ mong, muốn trong việc biểu thị ý nghĩa cầu khiến ở tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7/2005, tr. 12-17

[11] Đào Thanh Lan(2005), Cách biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp bằng câu hỏi – cầu khiến, Tc Ngôn ngữ, số 11/2005

[12] Đào Thanh Lan(2007), Nhận diện hành động ngôn từ gián tiếp trên tư liệu lời hỏi-cầu khiến tiếng Việt, Tc Ngôn ngữ, số 11/2007

[13] Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb ĐN

[14] Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt-câu, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội

[15] Hà Cẩm Tâm (2004), Chiến lược ngôn ngữ trong hành động cầu khiến và xin lỗi, Đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHQGHN, Hà Nội

[16] Lê Đình Tường (2007), Cú- Đơn vị nghiên cứu hành động cầu khiến trong thơ Tiếng Việt, Tc Ngôn ngữ, Số 4/2007, tr. 13-24

[17] Phạm Thuỳ Chi (2003), Đặc trưng dụng học của câu trần thuật có vị ngữ là động từ cầu khiến, Tạp chí Khoa học, Xã hội nhân văn, ĐHQGHN, Số 4

[18] Phạm Thùy Chi (2006), Sự hoạt động của những yếu tố thể hiện lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, ĐHKHXH & NV, Hà Nội

[19] Nguyễn Đức Hoạt (1995), Dấu chỉ phép lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ

[20] Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

[21] Nguyễn Minh Chính (2001), So sánh câu cầu khiến rút gọn tiếng Việt và tiếng Pháp, tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài

[22] Nguyễn Tài Cẩn(1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng – từ ghép – đoản ngữ, Nxb ĐHQG, Hà Nội

[23] Nguyễn Thị Hoàng Chi (1998), Khảo sát hoạt động của các hư từ biểu thị tình thái cầu khiến trong câu tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Lý luận

ngôn ngữ, ĐHKHXH & NV , Hà Nội

[24] Nguyễn Thị Hồng (2008) Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, ĐHKHXH & NV, Hà Nội

[25] Nguyễn Thị Thanh Hương (2005), Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Lý luận ngôn ngữ , ĐHKHXH & NV, Hà Nội

[26] Nguyễn Thị Thu Huyền(2000), Khảo sát ngữ nghĩa và hoạt động của tiểu từ tình thái cuối câu có ý nghĩa cầu khiến trong tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ ĐHKHXH&NV, Hà Nội

[27] Nguyễn Thị Vũ Loan (2008), Khảo sát phương thức ngôn ngữ biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại (liên hệ với tiếng Việt), Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, ĐHKHXH & NV, Hà Nội

[28] F.de Sausure(1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

[29] Trần Chi Mai (2005), Cách biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến bằng các phát ngôn lảng tránh, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 1/2005, tr. 41-50

[30] Trần Chi Mai (2005), Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh: Liên hệ với tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, ĐHKHXH & NV, Hà Nội

[31] Trần Kim Phượng (2000), Khảo sát phương tiện từ vựng (động từ) biểu thị ý nghĩa cầu khiến trong câu tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Lý luận ngôn ngữ ĐHQG , Hà Nội

Tài liệu tiếng Trung [32] J. L. Austin(2002),如何以言行事,外语教学与研究出版社 [33] 李芳杰(2003),汉语语义结构研究,武汉大学出版社 [34]刘月华(2003),实用现代汉语语法 (增订本),商务印书馆 [35]卢福波(1996),对外汉语教学实用语法,北京语言文化大学出版社 [36]吕叔湘(2002),中国文法要略,辽宁教育出版社 [37] 马清华(2006),语义的多维研究,语文出版社 [38] 冉红(2000),现代句典丛书--现代汉语句典,北京大学 [39] 王力(1985),中国现代语法,商务印书馆 [40] 袁毓林(1993),现代汉语祈使句研究,北京大学出版社 [41] 张小峰(2003), 现代汉语语气词的话语功能研 究, 上海师范大学 [42] 赵微(2005), 指令行为与汉语祈使句研究,博士论文,上海复旦 大学 [43] 朱德熙(2006),语法讲义,商务印书馆

DANH MỤC SÁCH BÁO LÀM TƯ LIỆU

1. Trương Chính(dịch,1994,Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn- dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc Nhân dân Văn hóa xuất bản 1957 vầ 1958,

Nhà xuất bản Văn học: GÀO THÉT - Nhật ký người điên [1, 1] - Khổng Ất Kỷ [1,2] - Thuốc [1,3] - Ngày mai [1,4] - Mẩu chuyện nhỏ [1,5] - Chuyện cái đầu tóc [1,6] - Sóng gió [1,7] - Cố hương [1,8] - A.Q chính truyện [1,9] - Tết Đoan Ngọ [1,10] - Luồng ánh sáng [1,11] - Thỏ và Mèo [1,12] - Kịch vui về đàn vịt [1,13]

- Hát tuồng ngày rước thần [1,14] BÀNG HOÀNG

- Lễ cầu phúc [1,15] - Trong quán rượu [1,16]

- Một gia đình hạnh phúc [1,17] - Miếng xà phòng [1,18]

- Cây trường minh đăng [1,19] - Thị chúng [1,20]

- Cao phu tử [1,21]

- Con người cô độc [1,22]

- Tiếc thương những ngày đã mất [1,23] - Anh em [1,24]

- Ly hôn [1,25]

- Phản đối chiến tranh [1,26] - Trị thủy [1,27]

2. Võ Thị Hảo,2006,Kịch bản phim truyện, Nhà xuất bản Hội nhà văn:

- Con dại của đá [2,1] - Mùa thu kiếp sau [2,2] - Biển cứu rỗi [2,3]

3. 鲁迅(Lỗ Tấn),1973,呐喊(nà hǎn-Gào thét). 人民文学出版社(Nhà xuất bản Văn học Nhân dân)

- 狂人日记(káng rén rìjì) [3,1] - 孔乙己(kǒng yǐjǐ) [3,2] - 药(yào) [3,3] - 明天(míng tiān) [3,4] - 一件小事(yī jiàn xiǎo shì) [3,5] - 头发的故事(tóu fà de gù shì) [3,6] - 风波(fēng bō) [3,7] - 故乡(gù xiāng) [3,8] - 阿Q正传(ā Q zhèng zhuàn) [3,9] - 端午节(duān wǔ jié) [3,10] - 白光(bái guāng) [3,11] - 兔和猫(tù hé māo) [3,12]

- 鸭的喜剧(yā de xǐ jù) [3,13] - 社戏(shè xì) [3,14]

4. 鲁迅(Lỗ Tấn),1973,彷徨(páng huáng-Bàng hoàng), 人民文学出版 社Nhà xuất bản Văn học Nhân dân:

- 祝福(zhù fú)[4,1] - 在酒楼上(zài jǐu lóu shàng) [4,2] - 幸福的家庭(xìng fú de jiā tíng) [4,3] - 肥皂(féi zào) [4,4] - 长明灯(cháng míng dēng) [4,5] - 示众(shì zhòng) [4,6] - 高老夫子(gāo lǎo fū zǐ) [4,7] - 孤独者(gū dú zhě) [4,8] - 伤逝(shāng shì) [4,9] - 弟兄(dì xiōng) [4,10] - 离婚(lí hūn) [4,11]

PHỤ LỤC

(tư liệu về lời cầu khiến trong một số tác phẩm văn học)

GÀO THÉT

呐喊

NHẬT KÝ NGƯỜI ĐIÊN

狂人日记

1. Mình không nhịn được, nói to: “Cái gì nào? Nói đi”, thì chúng nó bỏ chạy. [1,1,tr.8]

忍不住大声说,“你告诉我!”他们可就跑了。[3,1,tr.8]

2. Lão ta ngồi xuống nhắm mắt, sờ sờ mó mó một lúc, lại ngồi thừ ra một lúc, rồi giương tròn đôi mắt quỷ sứ, nói:

- Không nên nghĩ vơ vẩn. Tĩnh dưỡng mấy ngày là khỏi. [1,1,tr.22]

老头子坐着,闭了眼睛,摸了好一会,呆了好一会;便张开他鬼眼睛 说,“不要乱想。静静的养几天,就好了。”[3,1,tr.11]

3. Lão già ra khỏi cửa, bước được mấy bước, đã ghé tai nói thầm với ông anh: - Cho ăn ngay.

Ông anh gật đầu. [1,1,tr.22]

老头子跨出门,走不多远,便低声对大哥说道,“赶紧吃罢!”大哥点点 头。[3,1,tr.11]

4. Ông ta vội vã quay lại, gật đầu: - “Nói gì cứ nói đi.” [1,1,tr.28]

5. Lúc đó, ông anh mình bỗng trở nên hung dữ quát to: - Đi đi! Người điên chứ có gì mà xem! [1,1,tr.29]

“都出去!疯子有什么好看!”[3,1,tr.17]

6. - Các người có thể thay đổi được. Hãy thực tâm mà thay đổi đi! Nên biết rằng sau này không ai dung thứ cho kẻ ăn thịt người sống trên thế gian này nữa đâu! [1,1,tr.30]

“你们可以改了,从真心改起!要晓得将来容不得吃人的人,活在世 上。”[3,1,tr.17]

7. - Các người thay đổi ngay đi, thành tâm mà thay đổi đi. Các người nên biết rằng tương lai, người ta không dung thứ những kẻ ăn thịt người

Một phần của tài liệu Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)